Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới"; “…Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiệ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tập trung mọinguồn lực để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếpcận nền kinh tế tri thức và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, giáo dục
và đào tạo, khoa học công nghệ được xác định là " quốc sách hàng đầu" của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: " Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới"; “…Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam…”
Để phấn đấu đạt được các mục tiêu mà Đại hội X của Đảng đề ra, thì việcnâng cao chất lượng giảng dạy, học tập để xây dựng nguồn lực lao động, nguồnlực con người có tính quyết định Để xây dựng nguồn lực con người phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì Giáo dục và Đào tạo vừa là điểm xuấtphát, vừa có vai trò quyết định Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Nghị
quyết TW 2 khoá VIII : “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững ".
Điều 2 - Luật Giáo dục cũng khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
Trang 2hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ».
Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọngquyết định chất lượng giáo dục Điều này đã được khẳng định tại văn kiện Hội
nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.
Điều 15 Luật Giáo dục ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai Để
đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội,
đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiềubiện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mụctiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Cụ thể là đội ngũ giáo viên phảichuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, cóphẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năngđộng, sáng tạo
Trong thời kỳ đổi mới, dưới ánh sáng của Nghị Quyết TW 2 khoá VIII,Nghị quyết TW 6 khoá IX, Nghị quyết Đại hội X của Đảng, sự nghiệp Giáo dục
và Đào tạo đã đạt được những thành tựu to lớn như phát triển về quy mô, đadạng hoá các loại hình trường lớp và phương thức đào tạo, công tác xã hội hoáGiáo dục trên đà phát triển tốt
Tuy vậy, Giáo dục và Đào tạo của chúng ta vẫn còn bộc lộ một số yếukém bất cập, cụ thể: Chất lượng giáo dục - Đào tạo đại trà còn thấp, đội ngũ giáoviên còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, chất lượng chưa tươngxứng với yêu cầu
Trang 3Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hoá, điều quan tâm trước tiên là phải xây dựng vànâng cao đội ngũ nhà giáo.
Trường trung học phổ thông N - huyện K - tỉnh Q được thành lập từ năm
1996, là một ngôi trường có tuổi đời rất non trẻ Trong 14 năm qua, nhà trường
đã đạt được một số thành tích nhất định trên các mặt hoạt động Tuy nhiên, đểđáp ứng với những yêu cầu mới hiện nay, nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chếcần khắc phục như: cơ sở vật chất còn thiếu, chất lượng mũi nhọn cũng như đạitrà của học sinh còn thấp, đội ngũ cán bộ giáo viên còn nhiều mặt hạn chế…đòihỏi nhà trường cần có nhiều sự nỗ lực cố gắng trên nhiều mặt, trong đó việcnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường là một nội dung quan trọng vàhết sức cấp thiết Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới,đội ngũ giáo viên của nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế đó là: cơ cấu chưahợp lý, chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên cònyếu, kinh nghiệm giảng dạy của phần lớn giáo viên còn hạn chế, tỷ lệ giáo viêntrên chuẩn còn quá thấp
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên,cùng với quá trình lĩnh hội những kiến thức của các thầy cô giáo truyền đạt tạiHọc viện Quản lý Giáo dục và kinh nghiệm của bản thân được công tác tạitrường THPT N trong những năm qua cũng như việc mới tiếp cận công tác tại
Sở GD&ĐT Q, bản thân nhận thấy việc tìm kiếm một số biện pháp quản lýnhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung học phổthông là vấn đề rất bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường
trong giai đoạn hiện nay, vì thế bản thân đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT N - huyện K - tỉnh Q trong giai đoạn hiện nay”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 4Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng
và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT N - huyện K - tỉnh Q
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và nângcao chất lượng độ ngũ giáo viên trung học phổ thông
3.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên tại trường THPT N - huyện K - tỉnh Q
3.3 Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT N - huyện K - tỉnh Q
4 Đối tượng nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên trường THPT N - huyện K - tỉnh Q
5 phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên tại trường THPT N - huyện K - tỉnh Q trong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bản thân sử dụng cácnhóm phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các Văn kiện của Đảng, luật Giáo dục; Điều lệ trườngTHCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 02/4/2007; chỉ thị3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ GD&ĐT; Chỉ thị của UBND tỉnh Q
về thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ nămhọc 2010- 2011 của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Q
- Giáo trình, các tạp chí, các bài giảng của các giảng viên Học viện Quản
lý Giáo dục và các tài liệu khác
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 5- Thực tiễn việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tại trườngTHPT N - huyện K - tỉnh Q.
- Thông qua trao đổi, thảo luận với các học viên lớp CBQLGD trườngTHPT khóa 59 tại Học viện Quản lý Giáo dục
- Qua tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở trường THPT Nguyễn Trãi - HảiPhòng, trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Ninh
- Xin ý kiến của các giảng viên tại Học viện Quản lý Giáo dục
6.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
- Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, thống kê…
Trang 61.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục
* Quản lý: Là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Sự tácđộng của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi,phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổchức và cho cả xã hội
* Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học) là
những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thểquản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hànhtheo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chấtcủa nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạyhọc - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng tháimới về chất
1.2 Chức năng của quản lý giáo dục
Chức năng của quản lý giáo dục là hình thái biểu hiện sự tác động có mụcđích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý Trong quản lý, chức năngquản lý là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lậptương đối Chức năng quản lý nảy sinh là kết quả của quá trình phân công laođộng, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, được tách riêng, có tínhchất chuyên môn hoá
Chức năng quản lý giáo dục gồm có 4 chức năng:
- Chức năng lập kế hoạch: Trong đó bao gồm dự báo, vạch mục tiêu
- Chức năng tổ chức: Tổ chức công việc, sắp xếp con người
- Chức năng chỉ đạo: Tác động đến con người bằng các quyết định để conngười hoạt động, đưa bộ máy đạt tới mục tiêu trong đó bao gồm cả việc khuyếnkhích, động viên
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịpthời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy đạt tới mục tiêu xác định
1.3 Vai trò của quản lý đội ngũ trường THPT
Trang 7Đất nước ta đang trên con đường CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2020 cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để thực hiện được mụctiêu đó thì nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển đất nước làyếu tố vô cùng quan trọng, đòi hỏi con người phải có ý thức làm chủ bản thân,
có đủ trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại Muốn điều đó trở thành hiệnthực thì con người có thể tiếp thu kiến thức bằng nhiều con đường Nhưng họctập ở nhà trường là con đường cơ bản nhất Ở trường, người làm nhiệm vụtruyền thụ kiến thức chính là đội ngũ giáo viên
Đội ngũ trong trường trung học phổ thông là nguồn nhân lực của nhàtrường bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường.Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng để biến các mụctiêu giáo dục thành hiện thực Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 2 của BCH TW
Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.
Trong nhà trường trung học phổ thông, người thầy có sự tác động mạnhđến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh Khác vớicác loại hình lao động khác, lao động sư phạm của người giáo viên là loại hìnhlao động mang tính đặc thù Đối tượng lao động sư phạm ở đây là học sinh vớilứa tuổi có sự phát triển cao về tâm lí, sinh lý, có nhu cầu cao về trí tuệ và tìnhcảm Phương tiện lao động là nhân cách người thầy cùng các thiết bị dạy học,trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất Thời gian lao độngcủa người giáo viên không chỉ là thời gian quy định trong chương trình mà cầnmang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp và tinh thầntrách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội Hiệu quả và sản phẩm lao động sưphạm là nhân cách phát triển toàn diện đạt mục tiêu phát triển của nhà trường.Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những nhu cầu phát triểncủa bản thân, gia đình và xã hội
Trong thời kì CNH, HĐH hiện nay, để hoàn thành được sứ mệnh cao cảcủa mình, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao, đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi
Trang 8dưỡng, rèn luyện, từ đó mới có đủ khả năng thực hiện sứ mệnh của mình, mớixứng đáng là nguyên khí của một trường trung học phổ thông.
Với tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của người giáo viên đượcnêu ở trên, người cán bộ quản lý trường học cần phải hiểu đúng tầm quan trọngcủa công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đó là vấn đềsống còn quyết định chất lượng dạy học của nhà trường Chiến lược phát triểngiáo dục 2001- 2010 của Đảng và Nhà nước ta khi nói về phát triển đội ngũ nhà
giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đã nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý cả về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
Xây dựng và phát triển đội ngũ trong trường THPT là một biện pháp củangười quản lý nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng,đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu phát triển củagiáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường THPT nói riêng Mụctiêu đó biểu hiện cụ thể:
- Số lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viêntrong nhà trường đủ và đồng bộ
- Năng lực của đội ngũ nói chung và của từng thành viên nói riêng đảmbảo được chất lượng và hiệu quả các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ
- Mọi thành viên trong nhà trường đoàn kết, thống nhất để thực hiện mụctiêu chung của nhà trường
2 Cơ sở thực tiễn
Giáo dục đào tạo nước ta trong những năm qua đã có những bước tiếnđáng kể, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểncủa đất nước, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc
Thực trạng giáo dục đào tạo nước ta trong thời gian qua tuy đã thu đượcnhiều thành tựu đáng kể, đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề
Trang 9cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dụctrong thế kỷ XXI, vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay làchất lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đại trà nhìn chung còn thấp sovới mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vàvới trình độ của các nước trong khu vực Nội dung và phương pháp dạy họcchưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá rút ngắn vàtrình độ chưa theo kịp sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại Đội ngũ giáoviên thiếu về số lượng, chất lượng còn gặp nhiều bất cập, lại không đồng bộ,một bộ phận giáo viên tuy đã đạt chuẩn trình độ đào tạo song năng lực sư phạmvẫn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Hiệu quả giáo dục đào tạocòn thấp , cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ ngành, nghề, vùng miền chưa hợplý.
Trong bối cảnh chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, trường THPT N huyện K - tỉnh Q đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định Tuynhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương
-Tỷ lệ học sinh giỏi khá còn thấp, học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là học sinh giỏicấp Tỉnh, cấp Quốc gia còn ít
3 Cơ sở pháp lý
* Quan điểm của Đảng về giáo dục:
- Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và thực hiện nghị quyết TW IV, khoá 8: “Khâu then chốt
để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu:
“ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Nghị quyết của Đại hội Đảng khoá
IX và khoá X cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáodục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước
Trang 10nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhàgiáo.
- Ngày 15/6/2004, Ban Bí thư TW Đảng đã ban hành chỉ thị 40 về việcxây dựng, nâng cao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chỉ thị nêu rõxây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêucầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành côngchiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 và chấn hưng đất nước, chỉthị đã nêu rõ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứngyêu cầu của thời kỳ mới
Đây là Chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đặc biệt chỉ
thị đã nhấn mạnh: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số40-CT TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTGngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng cả 3 mặt: đánh giá và sắpxếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ
* Luật Giáo dục năm 2005:
- Điều 15 chương I: “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo duc Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần
để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
Trang 11- Điều 70: Quy định nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
+ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
+ Đủ điều kiện theo nghề nghiệp
+ Lí lịch bản thân rõ ràng
- Điều 72: Quy định nhiệm vụ của nhà giáo:
+ Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêugương tốt
- Điều 77: Quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
Có bằng tốt nghiệp ĐHSP hoặc bằng TNĐH và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT
- Điều 80: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ
để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo
+ Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo qui định của chính phủ
Như vậy Luật Giáo dục đã chỉ rõ tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm củanhà giáo về việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đây là yêu cầu bắtbuộc mọi giáo viên phải tuân thủ và quản lý phải làm sao cho luật thực hiện nghiêm
* Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 02/4/2007:
- Điều 32 Quy định Quyền của giáo viên
1 Giáo viên có những quyền sau đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
Trang 12c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhàtrường;
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạonâng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
đ) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và
cơ sở giáo dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủnhững nhiệm vụ quy định tại;
e) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
g) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật
- Điều 33 Quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1 Trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên trường trung học phổ thông đượcquy định như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệpđại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngànhtại các khoa, trường đại học sư phạm
2 Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đượcnhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đạt trình độ chuẩn
3 Giáo viên cú trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáodục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục
- Điều 34 Quy định hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1 Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụnggiáo dục đối với học sinh
2 Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sưphạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước
- Điều 35 Quy định các hành vi giáo viên không được làm
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
Trang 131 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồngnghiệp, người khác.
2 Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kếtquả học tập, rèn luyện của học sinh
3 Xuyên tạc nội dung giáo dục
4 Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
5 Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khiđang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường
- Điều 36 Quy định khen thưởng và xử lý vi phạm
1 Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệuthi đua và các danh hiệu cao quý khác
2 Giáo viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theoquy định của pháp luật
* Trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Bộ Giáo dục ghi rỏ:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến việc thựchiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Triển khai thực hiện đại trà chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểuhọc, trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông), chuẩn hiệu trưởngtrường trung học
- Tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chútrọng bồi dưỡng kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp Hoàn thành bồidưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo đề án liên kết Việt Nam - Singapore,tiến hành các hoạt động tư vấn, giám sát để phát huy kết quả của việc bồi dưỡng
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên phổ thông giai đoạn 2010-2015
và tầm nhìn đến năm 2020 Có chính sách và kế hoạch để phát triển giảng viên
sư phạm, giáo viên các môn học còn thiếu và các môn đặc thù
Trang 14* Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học
2010-2011 ngày 28/8/2010 của sở GD&ĐT Q nêu rỏ:
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/BGDĐT ngày
16/4/2008 của Bộ GDĐT về Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩnhiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học theo các thông tư và công vănhướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo ở các đơn vị Thực hiện áp dụng chuẩn đánhgiá cán bộ quản lý, giáo viên ở mỗi trường học để cán bộ quản lý, giáo viên trunghọc phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV về biên chế củatrường phổ thông công lập, các trường được chủ động bố trí sắp xếp đội ngũ đểđảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho cácmôn học, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âmnhạc, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục quốc phòng - an ninh, viên chức phụ trách thưviện, thiết bị dạy học Kiểm tra đụn đốc, chấn chỉnh các yếu kém để có đủ đội ngũgiáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng theo yêu cầu dạy học các môn trong cáctrường ngoài công lập
- Triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viêntrung học giai đoạn 2010-2015; chương trình đổi mới phương pháp dạy, đổi mớikiểm tra, đánh giá cho tất cả giáo viên trung học; chương trình bồi dưỡng hiệutrưởng trường trung học
Như vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường khôngchỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là lâu dài, không phải là nhiệm vụ của mộtđơn vị giáo dục mà là nhiệm vụ trọng tâm then chốt của toàn ngành, của tất cảcác cơ sở giáo dục Hơn ai hết, người cán bộ quản lí phải thấu suốt và quán triệtsâu sắc các quan điểm chỉ đạo này để làm cho việc xây dựng bồi dưỡng đội ngũtrở thành sống còn với đơn vị mình
Trang 15Xuất phát từ những cơ sở trên, để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục vàđào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng vànâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trường THPT N - huyện K - tỉnh Q là mộtđòi hỏi hết sức cấp bách và tất yếu.
02 dân tộc là người Kinh và Vân Kiều cùng sinh sống
Nếu xét về địa lý và tình hình kinh tế thì không mấy thuận lợi cho pháttriển giáo dục Huyện có diện tích hẹp nhưng địa hình phức tạp, có những vùngnúi cao, đồi cát, có đường biên giới, bờ biển dài 25 km, nhiều vùng bị chia cắt vìgiao thông không mấy phát triển, dân cư thưa thớt; tỷ lệ tăng dân số còn cao,dân trí thấp, một bộ phận dân cư vùng Trường Sơn, Trường Xuân còn có tậpquán du canh, du cư; tỷ lệ đói nghèo ở những vùng này còn cao Điều kiện thiênnhiên khắc nghiệt: Hạn hán lũ lụt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sựphát triển kinh tế và xã hội của huyện nhà Trong khi đó nhu cầu học tập của con
em ngày càng tăng Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất ngày càng lớn, để nângcao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trung tâmchất lượng cao, nhằm giáo dục trong toàn diện, đội ngũ giáo viên luôn luôn ởtrong tình trạng vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đạt yêu cầu về chất lượng
Những khó khăn thử thách trên có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sựnghiệp giáo dục của huyện nhà Tuy nhiên, từ khi có NQ TW 2 (khoá VIII) của
Trang 16BCH TW Đảng do có những chủ trương định hướng đúng đắn và những giảipháp tích cực, giáo dục huyện K đã có những chuyển biến và đạt những kết quảkhả quan, những thành quả đáng kể, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xãhội và tạo điều kiện để giáo dục phát triển Cơ sở vật chất tăng khá, có 18 trườngđạt chuẩn quốc gia, 15/15 xã, thị trấn đạt phổ cập GDTHCS và phổ cập GDTHđúng độ tuổi, hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, giáo dục thường xuyên đã đivào nề nếp và có hiệu quả Trên địa bàn huyện có tất cả 03 trường Trung họcphổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên
1.2 Đặc điểm tình hình trường THPT N
Trường THPT N là đơn vị được thành lập theo quyết định số 500/QĐUBcủa UBND tỉnh Q ngày 28 tháng 05 năm 1996 Trường đóng ở địa phận giápranh giữa hai xã Võ Ninh và Duy Ninh Đây là hai xã thuần nông, tình hình kinh
tế đang khó khăn, trình độ dân trí đặc biệt là khu vực dân cư xung quanh trườngđang còn rất thấp gây không ít khó khăn cho công tác xã hội hoá giáo dục Nămhọc đầu tiên, năm học 1996-1997 trường chỉ có 297 học sinh với 6 lớp trong đó
có 2 lớp bán công và 4 lớp công lập, đội ngũ giáo viên lúc đó là 16 thầy cô giáo
Cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn chỉ có 2 dãy nhà cấp 4 với 6 phòng học, chưa
có văn phòng, nhà trường phải mượn và thuê nhà dân, khuôn viên nhà trường làmột bãi cát trắng không có cây cối, không có hàng rào Với đặc điểm và tìnhhình như vậy song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện K, Sở Giáo dục và Đàotạo Q qua 14 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành trường THPT N đã cónhiều bước tiến đáng kể
- Thuận lợi:
+ Nhà trường được sự quan tâm, giúp đỡ mọi mặt của Sở Giáo dục vàĐào tạo Q, sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Thường vụ huyện uỷ và Uỷ bannhân dân huyện K, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành trênđịa bàn huyện
+ Trường được đóng trên địa bàn mà lãnh đạo và nhân dân luôn quan tâmđến phong trào dạy và học của giáo viên và học sinh
Trang 17+ Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ổn định sớm, cơ bản đảm bảo chocác hoạt động giáo dục; cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, sẵn sàngđảm nhận phần hành và hoàn thành nhiệm vụ khi được phân công.
+ Học sinh đa số chăm ngoan, hiếu học
+ Cơ sở vật chất tuy chưa khang trang nhưng cũng đảm bảo để dạy và họchai ca Sách giáo khoa, tài liệu và thiết bị dạy học tuy còn nghèo nàn nhưngcũng đủ ở mức tối thiểu phục vụ giảng dạy cho giáo viên và học tập của họcsinh
+ Chất lượng đầu vào khối Trung học phổ thông thấp
+ Các tổ chức đoàn thể trong trường thiếu kinh nghiệm trong hoạt động.+ Thiếu các văn bản pháp quy đã ban hành từ những năm trước, thiếu tàiliệu tham khảo cho các đoàn thể, tổ chuyên môn
2 Một số kết quả đạt được trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT N - huyện K - tỉnh Q.
2.1 Về công tác quản lý
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, đồng chí hiệutrưởng đã chủ động hơn trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên; phân công cho một đồng chí hiệu phó cùng các tổ trưởngchuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện pháp kiểm
Trang 18tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo dục Có kếhoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức như tậptrung tại Sở Giáo dục, tại cụm, tại trường, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng.Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy độngđược nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng
2.2 Về số lượng học sinh tuyển sinh qua từng năm học
Đơn vị trường THPT N theo quyết định của Sở GD-ĐT Q được phéptuyển các học sinh THCS của 7 xã vùng Bắc huyện K bao gồm Lương Ninh, VõNinh, Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh, Gia Ninh, Hải Ninh và sau này có Thịtrấn Quán Hàu Đây là vùng đất nổi tiếng hiếu học, dưới sự lãnh đạo của chi bộđội ngũ nhà trường đã từng bước khẳng định uy tín của mình thông qua kết quảgiáo dục, chính vì vậy số lượng học sinh không ngừng tăng lên: