PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai
Chúng ta đang bước vào thé kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỷ thuật và văn minh công nghệ thông tin Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có ký năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trị quan trọng quyết định chất lượng giáo dục Điều này đã được khẳng định tại văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa 8: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục.”
Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai Để đào tạo nên con người mới “yừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, địi hỏi người làm cơng tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo
Trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An mới thành lập gần 3 năm
Trang 2điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, cơ bản đội ngũ giáo viên của trường còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục
Với những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, cùng với quá trình lĩnh hội những kiến thức của các thầy cô giáo truyền đạt tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo và kinh nghiệm của bản thân trong công tác tại trường cấp 2-3 Dương Văn An, tôi nhận thấy việc tìm kiếm một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cấp 2-3 Dương Văn An là vấn đề rất bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay, vì thế tơi đã chọn đề tài này
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này là cơ hội để người viết trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong công tác quản lý nhà trường, nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng độ ngũ giáo viên trung học phổ thông
3.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường cáp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
Trang 34 Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Trình bày một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, luật, các giáo trình, tạp chí của trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực tiễn việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tại trường cấp 2-3 Dương Văn An, tỉnh Quảng Bình và qua kinh nghiệm quản lý của bản thân; Thông qua trao đổi, thảo
luận với các học viên khóa 50 và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các giảng viên Trường cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo
Trang 4PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Cơ sở lý luận
Đội ngũ trong trường trung học phổ thông là nguồn nhân lực của nhà trường bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực Trong văn kiện hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành TW khóa VII đã khẳng định: “ Giáo viên là nhán tố quyết định chất lượng của giáo duc”
Trong nhà trường trung học phổ thông, người thầy có sự tác động mạnh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh Khác với các loại hình lao động khác, lao động sư phạm của người giáo viên là loại hình lao động mang tính đặc thù Đối tượng lao động sư phạm ở đây là học sinh với lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm lí, sinh lý, có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm Phương tiện lao động là nhân cách người thầy cùng các thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trị quan trọng nhất Thời gian lao động của người giáo viên không chỉ là thời gian quy định trong chương trình mà cần mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn điện đạt mục tiêu phát triển của nhà trường Nhà trường không được phép “ sển xudt ra phế phẩm” Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phải đáp ứng những nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã hội
Trang 5năng thực hiện sứ mệnh của mình, mới xứng đáng là nguyên khí của một trường trung học phổ thơng
Với tính chất đặc thù trong lao động sư phạm của người giáo viên được nêu ở trên, người cán bộ quản lý trường học cần phải hiểu đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đó là vấn đề sống còn quyết định chất lượng dạy học của nhà trường Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Đảng và Nhà nước ta khi nói về phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đã nêu: “ Phat triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý cả về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tống quy tô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 6Trong bối cảnh chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, trường cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương Tỷ lệ học sinh giỏi khá còn quá thấp, học sinh giỏi các cấp, đặc biệt là học sinh giỏi cấp Tỉnh cịn ít, chưa có học sinh giỏi cấp Quốc gia
1.3 Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết và chỉ thị của Đảng về giáo dục
+ Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo đục là quốc sách?” và thực hiện nghị quyết TW IV, khố 8§: “Kháu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên
mon”
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu:
“ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xế hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Nghị quyết của Hội nghị TW khoá VI cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo
Trang 7lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
Đây là Chỉ thị vô cùng quan trọng và hết sức cụ thể về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngõ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đặc biệt chỉ thị đã nhấn mạnh: “ Phat triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đáy là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai tro quan trọng”
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư và Quyết định số 09/2005/QĐ- TTG ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng cả 3 mặt: đánh giá và sắp xếp, đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ
- Luật Giáo dục
+ Điều 14 chương I nói rõ: “ Nhà giáo giữ vai írị quyết định trong việc dám bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vát chất và tỉnh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình”
+ Điều 53- chương III: Quy định nhiệm vụ quyền hạn nhà trường là “ quản lý giáo dục, cán bộ, nhân viên”
Trang 8+ Điều 70- Chương IV nói về chính sách đối với nhà gido “ Nha nuéc có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao
` A ` wn 4 ` ®
trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.”
+ Điều 29- Chương IV nêu nhiệm vụ giáo viên: “ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”
- _ Điều lệ trường THPT
+ Điều lệ trường THPT- Điều 29, chương IV, mục 1, điểm c có ghi: “Giáo viên có nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, học tập văn hố, bồi dưỡng chun mơn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy và giáo dục ”
+ Điều 31 nói về quyền của người giáo viên: Trình độ chuẩn của giáo
viên THPT là tốt nghiệp ĐHSP Giáo viên chưa đạt chuẩn được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn
+ Điều 31, chương IV quy định về trình độ chuẩn
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học (2003-2004) của Bộ Giáo dục nêu: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp, kỷ cương ”
Trang 9CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUAN LÝ NHẰM XÂY
DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP 2-3 DƯƠNG VĂN AN- QUẢNG BÌNH
2.1 Đặc điểm tình hình trường Phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An 2.1.1 Thực trạng tình hình chung
Lệ Thuỷ là huyện nếu xét về địa lý và tình hình kinh tế thì khơng mấy thuận lợi cho phát triển giáo dục Huyện rộng nhưng địa hình phức tạp, 72% diện tích là đồi núi, có những vùng núi cao, đồi cát, có đường biên giới, bờ biển dài 30 km, nhiều vùng bị chia cắt vì giao thông không mấy phát triển, dân cư thưa thớt; tý lệ tăng dân số cồn cao, dân trí thấp, một bộ phận dân cư vùng Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ còn có tập quán du canh, du cư; tý lệ đói nghèo ở những vùng này còn trên 25% Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt: Hạn hán lõ lụt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội của huyện nhà Trong khi đó nhu cầu học tập của con em ngày càng tăng Yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất ngày càng lớn, để nâng
cao chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trung tâm chất lượng cao, nhằm giáo dục trong toàn diện, đội ngõ giáo viên ln ln ở trong tình trạng vừa thiếu về số lượng, vừa chưa đạt yêu cầu về chất lượng
Những khó khăn thử thách trên có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà Tuy nhiên, từ khi có NQ TW 2 (khoá VIII) của BCH TW Đảng do có những chủ trương định hướng đúng đắn và những giải pháp tích cực, GD-ĐT Lệ Thuỷ đã có những chuyển biến và đạt những kết quả khả quan, những thành quả đáng kể, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội và tạo điều kiện để giáo dục phát triển Trên địa bàn huyện
Trang 102.1.2 Đặc điểm tình hình trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An Trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An đóng trên địa bàn xã Thanh Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ Trường mới được thành lập năm 2003, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho cả hai cấp học: Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đối tượng tuyển sinh Trung học phổ thông của trường được phân vùng là con em của 4 xã cụm đường quốc lộ (Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, Cam Thuỷ, Ngư Hồ) Trường đóng xa trung tâm huyện, cách thị trấn Kiến Giang 10 km Sau gần 3 năm hoạt động đến nay trường có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Thuận lợi:
+ Nhà trường được sự quan tâm, giúp đỡ mọi mặt của Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình, sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Thường vụ huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thuỷ, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành trên địa bàn huyện
+ Trường được đóng trên địa bàn mà lãnh đạo và nhân dân luôn quan tâm đến phong trào dạy và học của giáo viên và học sinh
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ổn định sớm, cơ bản đảm bảo cho các hoạt động giáo dục; cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm cao, sẵn sàng đảm nhận phần hành và hoàn thành nhiệm vụ khi được phân công
+ Học sinh đa số chăm ngoan, hiếu học
+ Cơ sở vật chất tuy chưa khang trang nhưng cũng đảm bảo để dạy và học hai ca Sách giáo khoa, tài liệu và thiết bị dạy học tuy còn nghèo nàn nhưng cũng đủ ở mức tối thiểu phục vụ giảng dạy cho giáo viên và học tập của học
sinh
Trang 11- Khó khăn:
+ Là đơn vị mới thành lập được hơn hai năm, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo, hệ thống phịng bộ mơn chưa có
+ Giáo viên chưa đồng bộ, có mơn cịn thiếu, chủ yếu sinh viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong giảng day và công tác
+ Nhân dân, phụ huynh có đời sống kinh tế còn khó khăn, thu nhập chủ thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp Hơn nữa, phu huynh học sinh nằm sinh nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu của thiên tai, phần nào hạn chế đến việc đầu tư cho con em đến trường học tập
+ Chất lượng đầu vào khối Trung học phổ thông thấp
+ Các tổ chức đoàn thể trong trường thiếu kinh nghiệm trong hoạt động + Thiếu các văn bản pháp quy đã ban hành từ những năm trước, thiếu tài liệu tham khảo cho các đoàn thể, tổ chuyên môn
2.2 Một số kết quả đạt được trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
2.2.1 Về quy mô phát triển trường lớp
- Năm học 2003-2004 là thời điểm thành lập trường Tổng số lớp là 16 trong đó gồm 12 lớp Trung học cơ sở và 4 lớp Trung học phổ thông với số lượng học sinh là 737 Huyện Lệ Thuỷ kiểm tra và công nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở vào ngày 2/10/2004 Ban giám hiệu gồm có 2 đồng chí, 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó Có 2 tổ chun mơn (tự nhiên và xã hội) Cơ sở vật chất có 13 phòng học và các phòng chức năng Bước đầu đã hình thành sân chơi, bãi tập
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí của tồn thể Hội đồng sư phạm, bộ mặt nhà trường từng bước thay đổi, gặt hái nhiều thành tích
- Năm 2005-2006, trường có 30 lớp (khối Trung học cơ sở có 13 lớp, khối Trung học phổ thông 17 lớp), với số lượng học sinh là 1307
Trang 12Tình hình đội ngũ:
+Tổng số giáo viên của trường là 50 (trong đó có 35 giáo viên trình độ
đại học)
+Ban giám hiệu gồm có 3 đồng chí (1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó)
+Tổ chun mơn gồm 4 tổ
Cơ sở vật chất: 17 phòng học, 1 phòng thực hành, 1 phòng thư viện, Í phịng máy và các phòng chức năng khác
2.2.2 Về công tác quản lý
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, đồng chí hiệu trưởng đã chủ động hơn trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; phân cơng cho một đồng chí hiệu phó cùng các tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo dục Có kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức như tập trung tại Sở Giáo dục, tại cụm, tại trường, đặc biệt là công tác tự bồi đưỡng Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy động được nhiều nhất số giáo viên tham gia bồi dưỡng
2.2.3 Về đội ngũ giáo viên
Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng đạy Đội ngũ giáo viên của trường cơ bản đủ về số lượng Về chất lượng thì đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, thân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có tỉnh thần cầu tiến Hằng năm, chất lượng chuyên môn được nâng cao dần từng bước Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi đưỡng ngoài những thời điểm bồi dưỡng tập trung
Trang 132.2.4 Về các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Chi bộ Đảng gồm 12 đồng chí, thực sự là những hạt nhân tiêu biểu trong chuyên môn Chỉ bộ Đảng nhà trường luôn vạch ra được các chủ trương ngày càng phù hợp với tình hình hoạt động của trường và mang tính kha thi
Tổ chức cơng đồn nhà trường luôn làm trồn trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên giáo viên, cán bộ nhân viên, phát động và duy trì tốt các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm học
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh luôn giữ vững được kỷ cương, trật tự nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh, làm tốt phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt Từ đó, tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi và
những sân chơi bổ ích trong nhà trường
Các tổ chuyên môn được thành lập bao hàm nhiều môn học trong đó có
phân ra từng nhóm chun mơn Các tổ trưởng và nhóm trưởng thực sự có vai trị quan trọng, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường 2.3 Những tôn tại trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An-
Quảng Bình
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình cịn có một số tồn tại cần khắc phục nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện được mục tiêu cũng như chiến lược giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2001-2010, đó là:
- - Về phía quan ly:
Cán bộ quản lý của trường mới đề bạt, chưa kinh qua nhiều trong hoạt động quản lý, thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo 1 đồng chí theo học lớp
hoàn thiện cao đẳng, 1 đồng chí theo học thạc sĩ Sự thiếu hụt về số lượng dẫn đến sự chưa sâu sát trong quản lý nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
Trang 14Công tác kiểm tra chất lượng của nhà trường mới chỉ nêu ra kế hoạch, phó mặc cho các tổ chuyên môn, chưa có sự phối hợp giữa ban giám hiệu cùng các tổ trưởng trong kiểm tra toàn điện đối với giáo viên
Công tác thi đua dạy tốt cịn mang tính chủ điểm, chủ yếu tập trung theo các đợt thi đua trong năm như: Chủ điểm chào mừng quốc tế phụ nữ 8-3, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-1 1, chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3
- - Về phía giáo viên:
Số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều Tỷ lệ phân công giữa các môn chưa đồng đều Số lượng giáo viên còn thiếu Số giáo viên đạt chuẩn (tốt nghiệp đại học sư phạm) đa số mới ra trường, năng lực giảng dạy còn hạn chế Số giáo viên có tuổi đời cũng như tuổi nghề cao thì yếu về năng lực chuyên mơn, trình độ chưa đạt chuẩn, chủ yếu lấy từ nguồn giáo viên trung học cơ sở, có sức ì trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, số giáo viên này chưa thực sự là hạt nhân trong chuyên môn
Các tổ trưởng chuyên môn còn non yếu về kinh nghiệm quản lý cũng như hạn chế về năng lực chuyên mơn nên trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình cịn lúng túng, điều hành tổ nặng về hình thức quản lý hành chính, chưa phát huy được nội lực của các thành viên trong tổ, còn thụ động theo kế hoạch định san của nhà trường Vai trò của đồng chí tổ trưởng chưa năng động, thiếu tính sáng tạo trong hình thức sinh hoạt tổ, chưa tìm ra được đặc thù của từng môn Nhìn chung, các tổ chuyên mơn mới dừng lại ở tính hình thức, nặng về đối phó
Do sự nới lỏng trong công tác quản lý nên việc bồi dưỡng đội ngũ của cán bộ giáo viên chưa được nâng cao Một số giáo viên chưa xác định rõ tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp, thiếu sự nhạy bén, sự mẫn cảm, thiếu khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay
Trang 15Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân vẫn cịn có một số đồng chí giáo viên thờ ơ, tỏ ra có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu sự học hỏi, thiếu ý thức cầu tiến
Một số giáo viên còn ngần ngại khi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Mac dù có cố gắng song do cơ sở mới thành lập, điều kiện tài chính cịn hạn hẹp nên nhà trường chưa chú tâm nhiều đến việc động viên, khuyến khích vật chất và tỉnh thần cho đội ngũ giáo viên Nguồn kinh phí đầu tư cho chun mơn chưa thoả đáng, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu cho việc giảng day
2.4 Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhằm xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và sự phân tích cụ thể thực trạng của việc quản lý trong xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình, chúng tơi nhận thấy có một s6 van dé dat ra mang tính cấp bách là:
Một là, vấn đề lập kế hoạch nhân sự đội ngũ Hai là, vấn đề phân công, bố trí giáo viên
Ba là, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trên các phương diện: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; bồi dưỡng kiến thức; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
Bốn là, thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích vật chất, tỉnh thần cho đội ngũ giáo viên
Những vấn đề nêu trên được thể hiện bằng hệ thống các biện pháp ở chương 3
Trang 16CHUONG III: MOT SO BIEN PHAP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI
TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP 2-3 DƯƠNG VĂN AN- QUẢNG BÌNH 3.1 Lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ
Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường
Khi lập quy hoạch nhân sự, hiệu trưởng cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo định biên cho các cơ sở giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, căn cứ vào nội dung, kế hoạch giáo dục và thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Các biện pháp cụ thể trong lập quy hoạch nhân sự đối với trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay là:
- Rà sốt tình hình nhân sự
- Phân loại số lượng, chất lượng đội ngũ
- Lập kế hoạch nhân sự trên cơ sở yêu cầu của năm học mới
- Chú trọng công tác lựa chọn tổ trưởng chuyên môn, là người có phẩm chất, có tỉnh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, có năng lực chuyên môn vững vàng
- Xây dựng tổ chuyên mơn mang tính lồng ghép: chọn các môn tương đồng vào một tổ, tìm hạt nhân nổi trội làm tổ trưởng và nhóm trưởng Khi năng lực chuyên môn và số lượng giáo viên của một số bộ môn tăng, đủ điều kiện thì tách tổ
Tuyền chọn, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên như bản quy hoạch đề ra Biện pháp cụ thể là đề xuất với ngành chủ
quản phân bổ các giáo viên bộ môn thiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn giỏi, giáo viên đạt chuẩn
Trang 173.2 Phân cơng, bố trí giáo viên
Phân cơng, bố trí giáo viên, nhân viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng Đó là việc phân công giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng giáo viên, ngược lại phân cơng bố trí khơng hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường
Đối với trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình, do đặc thù riêng của trường là giảng dạy cả hai cấp học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) nên việc phân cơng bố trí giáo viên đồi hỏi người hiệu trưởng phải hết sức cẩn trọng Biện pháp thực hiện:
- Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng
- Tổ chuyên môn trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước
- Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định
- Đối với giáo viên không đạt chuẩn (cao đẳng) bố trí dạy ở bậc trung học cơ sở Đối với giáo viên đạt chuẩn ( đại học) thì hiệu trưởng căn cứ vào năng lực chuyên môn và sự đề đạt của học sinh (thơng qua phiếu thăm đị) để bố trí
- Do đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, đối với những giáo viên dạy không đủ tiết bộ mơn của mình, hiệu trưởng dựa vào khả năng, năng lực của giáo viên, khéo léo thuyết phục giáo viên chấp nhận dạy thêm một số tiết môn phụ khác
Khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ vào phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời thăm dò nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh Giảm thiểu tối đa những giáo viên đạy ít tiết
(1 đến 2 tiết trong một lớp ) chủ nhiệm lớp đó Nên bố trí chủ nhiệm liên thông (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) để giáo viên chủ động và có biện pháp linh hoạt nhuần nhuyễn trong giáo dục học sinh Hiệu
Trang 18trưởng giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc nhận hoặc từ chối học sinh cá biệt của lớp
3.3 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách của giáo viên Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông, người làm công tác quản lý cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
3.3.1 Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên
- Vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao đội ngũ nhà giáo đối với mỗi giáo viên là một công việc hết sức cần thiết Hiểu và nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay, mỗi một người thầy sẽ nhận thức
đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ Nhận thức đúng
điều đó, họ sẽ sắn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục Ban giám hiệu nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của chi bộ tổ chức nói chuyện thời sự hoặc tổ chức các lớp học về tư tưởng Hồ Chí Minh, về độc lập dân tộc, về xu thế tồn cầu hố, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục Sau các đợt học tập, giáo viên viết thu hoạch, nhà trường và chỉ bộ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
Tổ chức học tập nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản pháp quy, chỉ thị của Bộ Giáo dục- Đào tạo, luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục- Đào tạo, kế hoạch năm học của trường Yêu cầu 100% giáo viên tham gia Đề xuất với chỉ bộ Đảng cử giáo viên ưu tú tham gia lớp cảm tình Đảng và phấn đấu kết nạp 4 đồng chí ưu tú vào hàng ngũ Đảng Cộng sản trong một năm
- Trong quá trình bồi đưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo đức của người thầy phải được coi trọng Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người
Trang 19thầy phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo Phải xây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm Thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cơ giáo có niềm tự hào
gắn bó với nghề, với trường để tạo động lực phát triển nhà trường Hàng năm, nhà trường kết hợp với tổ chức công đoàn cho giáo viên nghiên cứu luật giáo đục, luật công chức Hiệu trưởng xây dựng hịm thư góp ý để kịp thời điều chỉnh các hành vi thiếu chuẩn mực của giáo viên
- Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngõ giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng chất lượng giáo viên Tình yêu thương học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục, đó cũng là điểm xuất phát của tình yêu nghề nghiệp Để tăng thêm lòng yêu nghề của người thầy, tập thể học sinh
có sự tác động mạnh Nhà trường kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ học sinh trong trường giáo dục con em, xây dựng kỷ cương nề nếp dạy học để tăng thêm long yêu trường, mến lớp trong mỗi người thầy 3.3.2 Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm
Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỷ năng lập kế hoạch đạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo duc giảng dạy Đặc biệt trong khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình nội dung sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị day học theo đặc trưng bộ môn Giáo viên cũng cần có kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh
Các biện pháp thực hiện:
- Tổ chức hội thảo cấp trường chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm cung cấp cho giáo viên kinh nghiệm trong soạn bài, lên lớp
Trang 20- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh trong giáo dục con em: một tháng giáo viên chủ nhiệm mời ban chấp hành chi hội phụ huynh tham gia sinh hoạt với lớp ít nhất một lần
- Họp tổ chủ nhiệm một tháng một lần để trao đổi tình hình học sinh, rút kinh nghiệm trong quản lý và bàn bạc nhằm tìm biện pháp hữu ích trong cơng tác chủ nhiệm
- Kết hợp với tổ chức cơng đồn dạy thêm cho giáo viên mơn ngoại ngữ và vi tính
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp Đối với giáo viên trẻ quy định dự 2
tiết/tuần
3.3.3 Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm Muốn có năng lực sư phạm tốt, phải có năng lực chun mơn vững vàng Các biện pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên cụ thể như sau:
- Xây dựng tổ chuyên môn thực sự là nơi diễn ra hoạt động chuyên môn sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phấn đấu vươn lên của mỗi thành viên trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy Người quản lý cần xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của tổ và nhóm chuyên môn trong nhà trường Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên Nề nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn là 2 lần/ tháng Nội dung và hình thức sinh hoạt góp phần đảm bảo kỷ cương nề nếp và nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể:
+ Phản ánh những tiết khó trong phân phối chương trình
Trang 21+ Dự giờ, đánh giá, góp ý giờ dạy
+ Hội thảo các chuyên đề như: chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tổ trưởng cử giáo viên có năng lực chun mơn vững vàng dạy thử nghiệm, tổ góp ý cùng tìm ra hướng đi phù hợp
+ Góp ý xây dựng soạn giáo án chung với những tiết khó
+ Khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dụng dạy học, tự trích một phần quỹ lương để mua tài liệu có nội đung phù hợp với bộ môn
+ Quy định viết sáng kiến kinh nghiệm là một tiêu chí trong đánh giá thi đua của giáo viên Đề tài có thể là một tiết dạy mà giáo viên cho là thành
cơng
- Về phía nhà trường, ban giám hiệu phân công hợp lý các thành viên phụ
trách các tổ chuyên môn và quản lý các khối lớp để cùng sinh hoạt chuyên môn với tổ để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong giảng day, trong quản lý số sách, trong chế độ cho điểm, cộng điểm
Từng bước đầu tư xây dựng thư viện và thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn
Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, bồi dưỡng định kỳ do sở hoặc bộ tổ chức theo chuyên đề Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng
Bố trí tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn tham gia học thêm tại các lớp tại chức, đào tạo từ xa (2 đồng chí/năm)
Vận động và cử giáo viên có năng lực, có điều kiện tham dự các lớp đào tạo các lớp đào tạo thạc sỹ (2 đồng chí/năn))
Đây là hình thức mang tính chiến lược của nhà trường, phù hợp với chiến lược về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2010, giúp nhà trường tạo dựng mũi nhọn trong đào tạo học sinh giỏi
Trang 223.4 Động viên, khuyến khích vật chất và tỉnh thần cho đội ngũ giáo viên
3.4.1 Kích thích về vật chất
Sử dụng biện pháp kích thích về vật chất trong quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là cách thức gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể Các biện pháp thực hiện là:
- Giải quyết tốt các chế độ chính sách của nhà nước một cách đúng đắn, kịp thời, thoả đáng: nhận lương đúng hạn, nhận thừa giờ đúng kỳ
- Công bằng trong đánh øiá thi đua, trong khen thưởng, kỷ luật - Chỉ đạo thực hiện phương pháp khoán thưởng trong dạy học Phần khoán thưởng chất lượng chủ yếu giải quyết phần tăng năng suất trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học gồm có các bươc thực hiện như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị
Nghiên cứu thực trạng học sinh khi tiếp nhận hợp đồng khoán thưởng Phân tích nguyên nhân và điều kiện tạo ra chất lượng đó
Lựa chọn, phân loại đối tượng tiếp nhận khốn thưởng Lập chương trình kế hoạch chỉ đạo
+ Bước 2: Triển khai, tổng kết, đánh giá khen thưởng
Tổng kết, đánh giá mức độ nâng cao chất lượng theo từng cá nhân, mức độ khen thưởng: giáo viên giỏi cấp tỉnh được 300 000 đồng, giáo viên giỏi cấp cơ sở được 120 000 đồng, giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải cấp tỉnh được 300 000 đồng, lao động giỏi được 70 000 đồng, tổ chuyên môn tiên tiến được 250 000 đồng
Tổ chức trao thưởng cho giáo viên
Tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương pháp tiếp tục triển khai
- Kết hợp với tổ chức cơng đồn, hội cha mẹ học sinh tổ chức chu đáo thăm hỏi kịp thời cán bộ giáo viên vào các ngày lễ lớn trong năm: ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ Quốc khánh, ngày Tết
Trang 23- Tạo nguồn kinh phí: Trích một phần kinh phí hoạt động của nhà trường, huy động nguồn kinh phí của cá nhân, sự hỗ trợ của các nhà doanh nghiệp trên địa bàn huyện
3.4.2 Kích thích về tỉnh thần
- Xây dựng môi trường sư phạm đoàn kết, đồng thuận, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành cơng đồn có quan điểm nhất quán trong chỉ đạo hoạt động xây dựng nhà trường
- Kích thích khả năng sáng tạo của từng thành viên trong hội đồng - Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan, nghỉ mát, giao lưu học hỏi đơn vi ban
- Tổ chức các câu lạc bộ trong trường: câu lạc bộ người yêu thơ, câu lạc bộ người yêu ca hát, câu lạc bộ thể dục thể thao
- Tổ chức tháng sinh nhật cho cán bộ giáo viên
- Thưởng con em cán bộ giáo viên có thành tích cao trong học tập
Tóm lại, để quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng có rất nhiều biện pháp Trên cơ sở nền tảng lý luận, người quản lý cần phải biết phân tích tình hình cơ sở, để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp trong quản lý Trên đây là một số biện pháp quản lý mà chúng tôi cho là hữu hiệu để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên trong quá trình quản lý, chúng tôi không ngừng điều chỉnh để ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và xu thế chung của thời đại
Trang 24PHAN KET LUAN
1 Một số kết luận
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là công việc cần thiết cấp bách trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay Người quản lý cũng phải không ngừng học hỏi, tự bồi đưỡng để nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Xuất phát từ cơ sở lý luân, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và thực trạng của don vi, trong tiểu luận, chúng tôi đã đề xuất bốn biện pháp quan ly nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình:
Một là, lập quy hoach, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ
Hai là, phân cơng bố trí giáo viên Ba là, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bốn là, động viên, khuyến khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên
Những kết luận nêu trên cho thấy các nhiệm vụ của đề tài đã được thực hiện phù hợp với mục tiêu đề tài đã xác định Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng tìm kiếm các biện pháp phù hợp song do giới hạn của một tiểu luận nên trong q trình nghiên cứu cịn có một số biện pháp chưa có điều kiện đi sâu Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp của đề tài
2 Một số kiến nghị
2.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đào tạo có chất lượng ở tất cả các hệ đào tạo
- Ban hành nội dung chương trình bồi đưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở nhằm tạo cơ sở hành lang pháp lý để các trường có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy
Trang 252.2 Với Sở Giáodục và Đào tạo Quảng Bình
- Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn và giáo viên trên chuẩn
- Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút giáo viên giỏi, giáo viên của các mơn cịn thiếu ở tỉnh bạn đến cơng tác tại Quảng Bình
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các
trường trung học phổ thông tiên tiến trong tỉnh
- Tăng tính tự chủ của hiệu trưởng đặc biệt là quyền lựa chọn, tiếp nhận giáo viên
- Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường theo hướng hiện đại
- Đề xuất với Tỉnh về cơ chế, chính sách đối với những giáo viên có bằng thạc sĩ trở lên
2.3 Với trường phổ thông cấp 2-3 Dương Văn An- Quảng Bình
- Tổ chức cho giáo viên đi học tập trao đổi kinh nghiệm với trường bạn trên địa bàn huyện
- Có biện pháp hỗ trợ thoả đáng đối với giáo viên đào tạo trên chuẩn - Có chiến lược lâu dài về xây dựng đội ngõ giáo viên có tay nghề vững
Trang 26PHAN TAI LIEU THAM KHAO 1 Luật giáo dục- NXB CTQG- 2005
Điều lệ trường trung học- Bộ Giáo dục và Đào tạo- 2000
3 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
©
m
Ð
VIILIX
Nghị quyết BCHTW khoá VII, nghị quyết TW 3 và nghị quyết TW 7 khoá VII, nghị quyết TW 2 khoá VII
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X
Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004
Giáo trình dùng cho cán bộ quản lý trờng trung học phổ thông Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 và kế hoạch năm học 2005- 2006 của trờng phổ thông cấp 2-3 Dơng Văn An- Quảng Bình