1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường thcs Nguyễn Trực, Thị trấn Kim bài _tiểu luận lớp trung cấp chính trị

32 13,3K 112

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 327 KB

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng va phạm vị nghiên cứu của đề tài này là đội ngũ cán bộ giáoviên trường THCS Nguyễn Trực TT Kim Bài Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN K5 B 09

-TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG

THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI

Họ và tên học viên: Nguyễn Công Hoan

Đơn vị công tác: Trường THCS nguyễn Trực – TT Kim Bài

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Lê Triều

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2011

:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1 Quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội

ngũ giáo viên

2 Vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy và

học trong giai đoạn hiện nay

3 Những quy định về chuẩn giáo viên trung học cơ sở

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC –TT KIM BÀI

I Đặc điểm, tình hình của nhà trường

II Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn

Trực TT Kim Bài

1 Kết quả đạt được

2 Hạn chế

3 Nguyên nhân của kết quả và hạn chế

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG

VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC –TT KIM BÀI

I Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS

NGUYỄN TRỰC –TT KIM BÀI :

II Kiến nghị

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Xác định thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS NguyễnTrực TT Kim Bài

- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênphù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bậc trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục Việt nam hiệnnay, nó sau bậc Tiểu học và trước Trung học phổ thông Đây là bậc học quantrọng, trang bị cho học sinh một lượng kiến thức phổ thông không nhỏ, bên cạnh

đó học sinh còn được giáo dục phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc trunghọc phổ thông

Với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,

hình thành đội ngũ lao động có trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo" Giáo dục Trung học cơ sở phải đi dần vào "Thế ổn định, đổi mới, phát triển với chất lượng cao" Muốn có chất lượng cao cần phải

giải quyết một cách đồng bộ như đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, trong đóviệc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là quan trọng, đó là công việc trướchết của người quản lý và mang một ý nghĩa quyết định

Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, nhưng quan trọngvào bậc nhất đó là vai trò của người thày Nó yêu cầu ở người thày không chỉ làkiến thức chuyên môn mà còn cả kiến thức về sư phạm nữa Sản phẩm giáo dục

là con người, muốn đào tạo con người phát triển toàn diện phải có đội ngũ giáoviên giỏi Vì vậy, tôi nhận thức rằng việc học tập bồi dưỡng mang tính nghềnghiệp, tính quy chế và là điều lệ của của mỗi nhà trường Nếu không học tậpbồi dưỡng thì không thể nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực sưphạm, năng lực quản lý để vững vàng trên bục giảng

Nghiên cứu về hoạt động dạy và học, tôi thấy rằng muốn quản lý tốt quátrình này cần chú ý đến các yếu tố như: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chươngtrình, phương pháp, tổ chức dạy học, cũng như những điều kiện của môitrường bên ngoài đảm bảo cho hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinhvận hành một cách tối ưu

Trang 4

Đội ngũ giáo viên mạnh bao gồm nhiều người tốt thì chính tập thể đó sẽ

là môi trường thuận lợi cho mọi thành viên làm việc có chất lượng

Một tập thể giáo viên vững mạnh được thể hiện ở sự cộng tác, phối hợpnhịp nhàng giữa các thành viên trong tập thể giáo viên đó đều có trình độchuyên môn vững vàng và phương pháp giảng dạy, giáo dục hợp lí tạo nên chấtlượng giáo dục cao Mỗi giáo viên đều có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến mộttập thể học sinh Mỗi học sinh cũng tiếp nhận sự giáo dục của mỗi giáo viên vàtập thể giáo viên Vì vậy chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục được quy địnhbởi năng lực phẩm chất của mỗi giáo viên cùng với sự phối hợp về khả năngchuyên môn và khả năng sư phạm của giáo viên Những giáo viên có uy tín caothường thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ này

Thực tế trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên ở các nhà trường nóichung và ở trường THCS Nguyễn Trực TT Kim Bài nói riêng đã có nhiềuchuyển biến và tiến bộ Nhìn chung giáo viên vẫn giữ vững và phát huy đượctruyền thống tốt đẹp của nhà giáo, xứng đáng với niềm tin yêu của học sinh vàlòng mong mỏi của phụ huynh Số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy ngàycàng nhiều Song cũng còn một số giáo viên về chất lượng chuyên môn cònchưa vững chắc dẫn tới chất lượng giáo dục của nhà trường chưa được nhưmong muốn

Để khắc phục tình trạng trên và đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của sự nghiệp giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 củaBan chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, trường THCS Nguyễn Trực TTKim Bài chúng tôi đã coi việc bồi dưỡng chất lượng chuyên môn đội ngũ giáoviên là nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong nhàtrường

Đã có nhiều giáo viên đề cập đến vấn đề này dưới các góc độ nhìn nhậnkhác nhau, nhưng với tôi là phó hiệu trưởng, tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Với khả

năng và cố gắng của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: " Thực trạng và giải

Trang 5

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Trực TT Kim Bài

2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Xác định thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS NguyễnTrực TT Kim Bài

- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênphù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng va phạm vị nghiên cứu của đề tài này là đội ngũ cán bộ giáoviên trường THCS Nguyễn Trực TT Kim Bài

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc làm lâu dài, thườngxuyên, song trong phạm vi đề tài này tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức vànăng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Trực TT KimBài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy tại trường

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết các nhiệm vụ vừa nêu ở trên tôi đã sử dụng các phương phápsau:

- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu.

- Phương pháp quan sát: Dự giờ dạy của giáo viên; Kiểm tra chất lượng học

tập của học sinh qua các bài kiểm tra

- Phương pháp thống kê: Nhằm xử lý các số liệu và kết quả thu được dẫn đến

quá trình nghiên cứu

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài được chiathành 3 chương:

- Chương 1 : Lý luận chung về việc xây dựng đội ngũ giáo viên và vai trò của độingũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

- Chương II: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Trực TT KimBài

- Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị trong việc nâng cao chất lượng độingũ giáo viên của trường THCS Nguyễn Trực TT Kim Bài

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bướctiến nhảy vọt trong thế kỷ 21 Đưa thế giới chuyển từ thời đại công nghiệp sangthời đại thông tin và phát triển trí thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực.Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theocấp số nhân

Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại Tại Hội nghị lần thứ hai

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định "Giáo dục là

quốc sách hàng đầu" và nghị quyết của Hội nghị lần này cũng đã đề ra "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động trí thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức Cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nến kinh tế hàng hoá nhiều thành phần".

Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 40 về việc chỉ

đạo "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý" Chỉ thị nêu rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại háo

Trang 7

đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng".

Đánh giá về thành tựu của giáo dục, Đảng ta khẳng định: "Những năm

qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước".

Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/4/2004 của Ban Bí thư Trungương Đảng, Chỉ thị 35/CT-TU ngày 4/8/2005 của thành uỷ Hà Nội, ngày27/12/2005 UBND Thành phố Hà Nội đã có kế hoạch số 79/KH-UB về việc

"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Thủ đô 2006-2010 với mục tiêu : "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

giáo dục Hà Nội theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nhắm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí , đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước".

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, để thực hiện được nhiệm vụ và mụctiêu trên và cũng là để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đất nước phát triển giáo dụcthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước ta trở thành một nướccông nghiệp ngang tầm với khu vực và thế giới thì sự nghiệp đào tạo phải là mũi

nhọn, hàng đầu Mỗi nhà trường đều phải lấy việc "Nâng cao chất lượng giáo

dục nói chung và đặc biệt là đội ngũ học sinh giỏi làm nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của mình".

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, đàotạo Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và nhữngngười làm công tác giáo dục Trong tư tưởng của Người, chúng ta luôn tìm thấy

Trang 8

những trăn trở, những yêu cầu, những lời dặn dò và những kỳ vọng to lớn đốivới việc xây dựng đội ngũ những người thày trong xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vaitrò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng

và đổi mới nền giáo dục "Không có thày giáo thì không có giáo dục", câu nói đó

của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứmệnh đào tạo thế hệ trẻ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nền giáo dục cách mạng, người giáoviên có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là nhữngchiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa có trách nhiệm truyền bá chothế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa củadân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lựcsáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội Muốn thực hiện đượcnhiệm vụ ấy, bản thân các thày cô giáo phải trở thành một lực lượng mạnh mẽ,phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công dân, cán

bộ có tài cho xã hội Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu những người hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với kiến thức đã có, mà phảithường xuyên tích lũy kiến thức Người cho rằng người nào tự cho mình là biết

đủ rồi thì người đó là dốt nhất, Người nói: "giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp

thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại

mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước".

Trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thìchưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức Người nhắc

nhở: "các thày, cô giáo phải trở thành tấm gương sáng, thành kiểu mẫu cho các

em noi theo", "phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc" Chủ

tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: "Người có tài mà không có đức thì là người

vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Đối với đội ngũ nhà

giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thày,đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm của người thày đối với nghề, với

Trang 9

các em học sinh Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo: "Dạy cũng như họcđều

phải biết chú trọng cả tài và đức".

Như vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta phải chú trọng đến việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, cụ thể là về năng lực, phẩm chất của nhà giáo, về xâydựng tập thể những người làm công tác giáo dục, về xây dựng lòng yêu nghề,yêu người, về động lực phát triển của nền giáo dục Chúng ta cần xây dựng đượcđội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa

"hồng", vừa "chuyên" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra Điều này không những

để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc mà còn góp phầnquan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triểnđất nước hôm nay Kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của

Người, Đảng ta xác định: "giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ

là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

2 VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:

Giáo viên chính là người hướng dẫn, là cầu nối dắt học sinh đi đến lĩnhhội trí thức của loài người Bất cứ người giáo viên nào cũng ảnh hưởng trực tiếp,rộng rãi đến một tập thể học sinh và ngược lại Bất cứ một học sinh nào cũngnhận được một sự giáo dục của một tập thể giáo viên Vì thế trong nhà trường,đội ngũ giáo viên là lực lượng chính, quan trọng quyết định chất lượng giáo dụccủa nhà trường

Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ giáo

dục của Đảng Họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch củađơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường Bàn về vịtrí vai trò của người thầy giáo, trong sự nghiệp giáo dục, cố Thủ tướng Phạm

Văn Đồng viết "Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người

quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa" Thủ tướng còn

Trang 10

chỉ rõ thêm " Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiệnthuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực,

đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình Chất lượng giáo dục trước mắt và tươnglai tuỳ thuộc vào đội ngũ này Cho nên lo cho chất lượng, lo cho cải cách giáodục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên Phải thực sự lo và

có một biện pháp đồng bộ từ Bộ giáo dục đến các trường học Bộ giáo dục phảicoi đây là công tác trọng yếu nhất, phải kiên trì làm trong nhiều năm, phải làmcho giáo viên có đạo đức tốt hơn, có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ Không

có giáo viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt thì không cóchất lượng cao Muốn đạt được như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồidưỡng đội ngũ giáo viên của ta làm sao để có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụvăn hoá để ngày mai dạy tốt hơn bây giờ

Như vậy trong sự nghiệp giáo dục, bất kỳ giai đoạn nào, ở bất kỳ trườnghọc nào thì việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng học sinhcũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng

3 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo quyđịnh về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, người giáo viên phải đạtcác tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất đạo đức chính trị, đạo đức, lối sống

- Về phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạtđộng chính trị – xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân

- Về đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành LuậtGiáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinhthần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trungthực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

Trang 11

- Về ứng xử với học sinh:Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với hócinh,giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

- Về ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ýthức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

- Về lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắcdân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:

- Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tinthường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

- Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin vềđiều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục

3 Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

- Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướngtích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạyhọc phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm hoc sinh và môi trường giáo dục;phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh

- Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dungdạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theoyêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn

- Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiếnthức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học

- Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh

- Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học

- Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thânthiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh

Trang 12

- Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác,toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giácủa học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giâo dục: Kế hoạch các hoạt động giáo dụcđược xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo dảmtính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiệnthực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường

- Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái

độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục kháctrong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch theo kế hoạch đãxây dựng

- Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua cáchoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng

- Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáo dụcqua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng

- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinhvào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đápứng mục tiêu giáo dục đề ra

- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, kháchquan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

- Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rènluyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trongcộng đồng phát triển nhà trường

Trang 13

- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm pháttriển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

- Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyênmôn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục

- Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghềnghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục

Căn cứ vào các nội dung trên, dựa vào thực trạng của nhà trường, tôi sẽđưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trườngTHCS Nguyễn Trực TT Kim Bài

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI

I ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG.

- Tên đơn vị: Trung học cơ sở Nguyễn Trực TT Kim Bài

- Thuộc: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai

- Địa điểm trụ sở chính: TT Kim Bài huyện Thanh Oai TP Hà Nội

- Tóm tắt cơ cấu tổ chức (số liệu năm học 2010-2011):

+ Học sinh: Tổng số: 643 học sinh, trong đó:

Trang 14

+ Đặc điểm đội ngũ giáo viên:

 Chi bộ Đảng: 41 đảng viên, chi bộ trong sạch vững mạnh năm 2009

 Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc cấp huyện năm học 2008-2009,2009-2010

 Đoàn thanh niên: Chi đoàn giáo viên: 15

 Đội Thiếu niên: Liên đội mạnh cấp TP năm học 2009-2010

- Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ:

 Trường có nhiều giáo viên giỏi cấp Thành phố, cấp huyện ở đều cácmôn, đã và đang là lực lượng nòng cốt trong phong trào Dạy tốt của nhà trường

và của huyện Phong trào cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phương pháp dạy học

và phong trào tự học đã thực sự trở thành nề nếp Bên cạnh đó, lực lượng giáo

Trang 15

viên trẻ năng động, cầu thị và ngày một khẳng định vai trò của mình trong tậpthể nhà trường.

 Đa số học sinh có nề nếp, có ý thức chấp hành kỷ cương, nhiều họcsinh hiếu học, không ngừng vươn lên Trường có nhiều học sinh giỏi ở tất cảcác môn, có thành tích cao về TDTT và văn nghệ Số lượng học sinh yếu kémngày một ít, không có học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật

 Cán bộ quản lý của nhà trường không ngừng học tập, nâng cao trình độchuyên môn trong công tác quản lý Đã hình thành, tiếp tục củng cố, hoàn thiện

phong cách làm việc khoa học, dân chủ, công bằng và hiệu quả, với tinh thần "kỷ

cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá".

+ Khó khăn:

 Trường mới được sáp nhập nên ảnh hưởng nhiều tới giáo viên, tâm tưcủa phụ huynh và học sinh

 Chất lượng giáo viên không đồng đều

 Số học sinh phần đông ở xa trường nhiều học sinh phải đạp xe 8-9 kmgia đình thuần nông nên đời sống rất nhiều khó khăn Học sinh của trườngkhông mua được vé tháng xe buýt nên càng khó khăn hơn

 Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn

II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC – TT KIM BÀI:

1 Kết quả đạt được: Chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Trực

TT Kim Bài được thể hiện qua kết quả đạt được trong các hoạt động giáo dụccủa nhà trường:

1 1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học:

- Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch năm học và trong Hội nghị cán bộviên chức mọi thành viên trong nhà trường cùng đóng góp xây dựng kế hoạchhoàn chỉnh

Trang 16

- Triển khai kế hoạch năm học nghiêm túc, đầy đủ: Ngay từ đầu năm học,nhà trường đã có kế hoạch năm học Từng tháng, từng tuần đều có kế hoạch cụthể để triển khai đến từng giáo viên, đề ra những phương hướng và chỉ tiêu phấnđấu.

- Đảm bảo truyền đạt đầy đủ, chính xác, kịp thời các hướng dẫn công táccủa cấp trên, chỉ đạo mọi hoạt động theo đúng văn bản pháp quy và hướng dẫncủa Bộ, kế hoạch của Phòng Giáo dục đặc biệt là trong các kỳ thi

- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thành mộtđội ngũ đoàn kết, có nề nếp, kỷ cương, đầu tư bồi dưỡng mũi nhọn, xây dựngđiển hình trong chuyên môn và một số hoạt động khác

- Nâng cao vai trò của cán bộ tổ, nhóm chuyên môn, thực hiện công khaidân chủ, phát huy tính năng động, sáng tạo của giáo viên Xây dựng phong cáchlàm việc khoa học Các tổ nhóm sinh hoạt đi vào chiều sâu, tổ chức tốt thi giáoviên dạy giỏi Đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến côngtác đánh giá giáo viên và học sinh

- Quan tâm chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên, chú ý tới chế

độ chính sách, kiểm tra đánh giá khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và họcsinh có những thành tích xuất sắc

1 2 Thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng kỷ cương nề nếp giảng dạy trong nhà trường:

- Ban giám hiệu kết hợp với đội ngũ cán bộ tổ, nhóm tổ chức kiểm traviệc

thực hiện quy chế chuyên môn của mỗi giáo viên thông qua Sổ ghi đầu bài, Sổbáo giảng, Sổ điểm, kiểm tra hồ sơ sổ sách theo quy định mỗi tháng 1 lần Lập

kế hoạch kiểm tra, thanh tra giáo viên trong từng học kỳ Sau mỗi tiết dạy đều

có nhận xét, đánh giá và cho ý kiến chỉ đạo

- Ban giám hiệu phối hợp với tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn kiểmtra giáo viên có báo trước và không báo trước, thanh tra giáo viên để đánh giá

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w