1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của đỗ phủ (mảng thơ cận thể)

123 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 135,71 KB

Nội dung

Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng chỉ là nghiên cứu một khía cạnh trong cả một thế giới nghệ thuật đa chiều và phức tạp nhưng cũng không kém phần thú

Trang 1

PHÇN MỞ ĐÇU

1 lÝ DO CHỌN ĐÒ TÀI

Thành tựu rực rỡ của v¨n học Trung Hoa cho đến ngày nay vẫn được

gắn liền với giá trị thơ ca đời Đường Trong cuốn “Những nền văn minh

thế giới” ALMANACH có viết “Thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn ngào

ngạt hương sắc trong đó có những cây đại thụ như Đỗ Phủ”.

Trên con đường tìm về với thơ Đường, chúng tôi không thể không

dừng lại ở núi thơ Đỗ Phủ Bởi “Từ khi có thi nhân đến giờ không có ai vĩ

đại bằng Đỗ Phủ” (Nguyên Chẩn), thậm chí “Tương lai văn hoá Hoa Hạ lệ thuộc vào chỗ nó có hiểu nổi Tử Mĩ không” (Vương Duy) Đỗ Phủ như một

cực nam châm thu hút về phía mình tất cả những lời vàng ngọc ở đời, từ

“Thi thánh”, “Thi sử”, đến “Tình thánh”, “Nhà thơ nhân dân”, “Nhà thơ hiện thực”, “Nhà thơ yêu nước”, “Tập đại thành của thơ ca Trung Quốc”.

Sức sống của thơ ca Đỗ Phủ có gốc rễ bền vững từ một trái tim yêu ghétnồng cháy, từ cái nhìn sự đau khổ của mình trong đau khổ chung của quầnchúng lao động Vì thế mà ông được nhiều người biết đến

Tên tuổi của Đỗ Phủ đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong thơ ca đờiĐường nói riêng và trong văn học Trung Hoa nói chung Ông được đánh giá

là “Đại thi hào văn học Trung Hoa, cây đại thụ sừng sững toả bóng đến

ngàn năm” Dịch Quân Tả trong “Lịch sử v¨n häc Trung Quốc”, tập 1 có

viết: “Đỗ Phủ là một nhà thơ, một ngôi sao sáng chói trên thi đàn thế giới.

Riêng với thi đàn Trung Quốc, ông là sao Bắc Đẩu mà muôn vì sao khác đều phải vây quanh” Thơ Đỗ Phủ đạt đến trình độ cao về mặt nội dung và nghệ

thuật Đặc biệt, thơ trữ tình chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông Vìvậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơcận thể) là một giới hạn có tính chất gợi mở đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo củađộc giả Đi sâu tìm hiểu vấn đề này không chỉ dừng lại ở mức độ khám phámột tài năng nghệ thuật bậc thầy mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp

Trang 2

cận và giảng dạy các bài thơ của Đỗ Phủ được đưa vào chương trình phổthông và chuyên nghiệp.

Mác từng nói: “Nghiên cứu thì phải nắm lấy tài liệu với tất cả các chi

tiết của nó” Thiết nghĩ, việc nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ

Phủ cũng chỉ là nghiên cứu một khía cạnh trong cả một thế giới nghệ thuật

đa chiều và phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị trong thơ Đỗ Phủ.Mặt khác, cái đặc sắc trong thiên tài của Đỗ Phủ khiến ông có một cátính, bản lĩnh riêng, cho đến ngày nay còn ảnh hưởng đến nền văn học tiến

bộ thế giới là đã tận dụng cái tinh hoa của nghệ thuật đời Đường vào mụcđích phục vụ những người nghèo khổ quần chúng lao động và bị áp bức.Chính sự vận dụng vào mục đích chính nghĩa đó đã làm cho tính trữ tình củathơ Đường càng sắc sảo và làm tăng thêm giá trị nghệ thuật Thơ của Đỗ Phủkhông chỉ để lại dấu ấn của một thời đại thơ ca mà còn mang đến cho ngườiđọc thế hệ sau vẻ đẹp cổ điển của thể loại, thể tài, ngôn ngữ và một số đặcđiểm nghệ thuật khác Nó có vai trò quan trọng không chỉ với nền văn học,văn hoá Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng tới văn học các nước khác như ViệtNam, Triều Tiên, Nhật Bản

Vì có nhiệm vụ nghiên cứu để giảng dạy môn văn học Trung Quốc màthơ Đường là một trọng tâm của chương trình nên chúng tôi đã dành thờigian và tâm trí để tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trong thế giới thơ Đường Đặc biệt làviệc chọn mảng thơ cận thể nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân làm nên sựhấp dẫn của nó Người viết chọn đề tài này ngoài lòng say mê yêu thích đốivới thơ Đỗ Phủ, còn xuất phát từ yêu cầu cần được học hỏi, tìm hiểu thấuđáo về thơ Đỗ Phủ

Chính nhu cầu nhận thức và thực tiễn ấy đã từng bước đưa chúng tôiđến với vấn đề tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể).Xem xét vấn đề thể tài, đặc trưng và bằng những phương tiện hình thức nào

mà Đỗ Phủ đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mĩ lệ, sâu sắc và hấp dẫnnhư vậy? Câu hỏi này đã được các học giả tiền bối, các nhà nghiên cứu lí

Trang 3

giải ở một số phương diện khác nhau Nhưng vì thơ trữ tình của Đỗ Phủ hết

sức sâu lắng và phong phú nên có lẽ vẫn còn “dư địa” mà người đi sau phải

tiếp tục tìm hiểu

2 LỊCH SỬ VÊN ĐÒ

Từ khi có thơ Đỗ Phủ đến nay đã có rất nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu,nhà lí luận phê bình ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài dày côngnghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện của thơ Đỗ Phủ, tạo nên mộttruyền thống phong phú trong nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị lớn

về thơ Đỗ Phủ

Trên cơ sở những tài liệu đã khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp, chúng tôi

có thể lược thuật các công trình chuyên khảo về thơ Đỗ Phủ cũng như cáckhía cạnh nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ và phân chia theo ba khu vùcnghiên cứu:

a Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ ở Trung Quốc

Từ trước tới nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, biên soạn,chuyên khảo và hàng ngh×n bài báo viết về thời đại, cuộc đời và thi phẩm ĐỗPhủ của các tác giả Kim Thánh Thán (đời Thanh), Hồ Thích, Lương KhảiSiêu, Quách Mạt Nhược, Hồ Thiếu Thạch, Văn Nhất Đa, La Dung, Bằng ChíBính, Tiễn Bá Hán, Tiêu Điều Phi, Trần Bang Đàm, Khâu Chấn Thanh Một trong những vấn đề các nhà nghiên cứu Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trướcđến nay đề cập là hình thức nghệ thuật thơ ca của ông Những khái niệm,

thuật ngữ có tính chất lí thuyết, hình tượng của các nhà nghiên cứu như “ý

tượng”, “ý cảnh”, “thần tứ” thực sự là những gợi ý, những kiểu “mã hiệu”, những chìa khoá để cho người đọc khám phá thế giới nghệ thuật thơ

trữ tình của Đỗ Phủ

Các công trình của các học giả Trung Quốc từ trước đến nay chủ yếu có

các hướng: sưu tập, chú giải, hiệu đính như công trình “Toàn Đường thi”

do Tào Dần cùng mười học giả khác biên soạn vào năm 1705 gồm 900quyển Tổng tập này tập hợp được hơn 48.900 bài thơ của hơn 2.300 nhà thơ

Trang 4

thời Đường, Ngũ Đại trong đú cú Đỗ Phủ Ngoài ra cũn rất nhiều hướngnghiờn cứu khỏc nữa.

Khi nghiờn cứu từng tỏc giả cụ thể hoặc “bỡnh điểm”, “phõn giải” cỏc

tỏc phẩm ở Trung Quốc đó cú một truyền thống lõu đời với nhiều cụng trỡnh

cú giỏ trị cao Thực tế, chỳng tụi chưa cú điều kiện đọc hết cỏc cụng trỡnhnghiờn cứu theo hướng này Qua cỏc cụng trỡnh đó tỡm hiểu được như hai

cuốn “Thỏnh Thỏn phờ tuyển Đỗ thi” và “Thỏnh Thỏn phờ tuyển Đường thi” của Kim Thỏnh Thỏn; hay “Đỗ Phủ Thu hứng bỏt thủ tập thuyết” của Diệp Gia Doanh; “Lớ Bạch dữ Đỗ Phủ” của Quỏch Mạt Nhược

vv Chỳng tụi nhận thấy người Trung Quốc rất trõn trọng di sản văn họchơn nữa cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu của họ rất cụng phu, nghiờm tỳc và cúnhiều cỏch kiến giải rất chớnh xỏc, tinh tế Chỳng tụi học tập được rất nhiều ởcỏc cụng trỡnh ấy Đú là sự đa dạng của cỏc cỏ tớnh sỏng tạo, sự độc đỏo củacỏc tỏc phẩm cụ thể Qua cỏc cụng trỡnh này, chỳng tụi nhận thấy được sựtrầm uất nghẹn ngào của Đỗ Phủ

Nhà thơ thời Trung Đường Bạch Cư Dị chịu ảnh hưởng nhiều của

phong cỏch thơ Đỗ Phủ Trong “Thư gửi Nguyờn Chẩn” Bạch Cư Dị núi:

“Thơ Đỗ Phủ đó hấp thu đợc cỏi ưu điểm của thơ Kim cổ, sử dụng được mọi thể tài, lời thơ trau chuốt, điờu luyện”.

Đến thời Tống, trong mục “Đỗ Phủ truyện” sỏch “Tõn Đường thư”

cú đoạn núi thơ Đỗ Phủ “Am luật chặt chẽ, lời thơ sõu xa, đến nghỡn lời

khụng suy giảm” Mai Thỏnh Du, người đời Tống đánh giá đặc điểm nghệ

thuật của thơ Đỗ Phủ là “thấy ở ngoài lời” Hoàng Đỡnh Kiờn lại núi thơ Đỗ Phủ “khụng cú chữ nào là khụng cú xuất sứ” Ngay ở đời Tống đó cú những

ý kiến cú thể núi là xuất sắc về luật thi trong thơ Đỗ Phủ Khi bàn về thơ Đỗ

Phủ, Phạm ễn nhận xột: “Thơ luật của người xưa cú khi lời lẽ như khụng cú

thứ tự gỡ cả nhưng ý lại như chuỗi ngọc” Tụ Triệt lại nhận thấy ở nhiều bài

thơ Đỗ Phủ “Sự việc và lời văn như thiếu liờn tục và thống nhất” nhưng

Trang 5

“như núi liền mà đỉnh đứt, tuy cách nhau rất xa mà tinh thần vẫn gắn với nhau, người xem vấn biết chúng là cùng chung một mạch” [50; 56].

Nhà phê bình văn học nổi tiếng cuối đời Minh là Kim Thánh Thán đã

đánh giá cao thơ Đỗ Phủ và xếp “luật thi” của Đỗ Phủ vào hàng “lục tài tử”

(sáu bộ sách hay) trong văn học cổ điển Trung Quốc Trong sách “Tuyển phê Đường thi nhất thiên thủ” ông đã phê bình tám bài “Thu hứng” của

Đỗ Phủ dưới góc độ thi pháp học Có thể coi đây là những bài phê bình thơ

Đỗ Phủ sâu sắc và chính xác nhất

Phố Khởi Long, nhà nghiên cứu Đỗ Phủ đời Thanh nói thơ Đỗ Phủ là

“Không một lời châm biếm mà chỗ nào cũng châm biếm” Cửu Triệu Ngao

cho rằng thơ Đỗ Phủ “trong cái vẻ hoa lệ có hơi sắt thép”.

Một công trình rất đáng chú ý có liên quan đến việc nghiên cứu nghệ

thuật thơ ca Đỗ Phủ là “Lịch sử văn học Trung Quốc” ở chương “Đỗ

Phủ”, phần III: “Thành tựu nghệ thuật thơ ca Đỗ Phủ”, nhiều vấn đề có liên

quan đến nghệ thuật trữ tình trong thơ Đỗ Phủ được tác giả trình bày sáng rõ

Tác giả cho rằng phong cách thơ Đỗ Phủ là phong cách “trầm uất”, “trong

cách sáng tạo ý cảnh, khí phách rộng lớn, bút pháp lưu loát, phóng khoáng nhà thơ có những thành công độc đáo” [43; 531] Ở các giáo trình

“Lịch sử văn học Trung Quốc”, thơ trữ tình của Đỗ Phủ được nghiên cứu

trong phạm trù nghệ thuật thơ ca chứ chưa có sự tách bạch riêng lẻ

Nhà thơ Văn Nhất Đa nói: “Đỗ Phủ là nhà thơ viết cho nhân dân,

nhưng nhân dân không hiểu” Câu nói đó một phần đề cËp đến sự thâm thuý,

nhiều ý nghĩa về nội dung, đồng thời cũng nói lên giá trị nghệ thuật cao siêu,sâu sắc của thơ Đỗ Phủ

Năm 1988, ở Trung Quốc xuất bản một số công trình bàn về sự pháttriển thể thơ luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ như công trình của Diệp GiaDoanh, Trần Bang Đạm

Trên đây là tóm lược việc nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật thơtrữ tình của Đỗ Phủ ở Trung Quốc từ trước đến nay Mặc dù đề cập đến

Trang 6

những khớa cạnh nhỏ nhưng chỳng tụi tin rằng đú là những định hướng đưachỳng tụi tỡm về với những gỡ đẹp nhất trong hồn thơ thi nhõn họ Đỗ!

b Nghiờn cứu nghệ thuật thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ ở Việt Nam

Thơ Đỗ Phủ, một trong những đỉnh cao nhất của thơ ca đời Đường đó,đang và sẽ cũn là một đề tài nghiờn cứu của con người trong nhiều thế hệ.Nhỡn lại cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu, giới thiệu thơ Đỗ Phủ ở nước ta, chỳng tagặp rất nhiều tờn tuổi cỏc học giả cú nhiều uy tớn như Trần Xuõn Đề, PhanNgọc, Nguyễn Khắc Phi, Hoàng Trung Thụng, Lờ Đức Niệm và nhữngcụng trỡnh khoa học cú nhiều giỏ trị của Hồ Sĩ Hiệp, Nguyễn Thị Bớch Hải Trong số hơn 1.400 bài thơ cũn lại của ụng thỡ phần lớn là thơ trữ tỡnh, số ớttrong đú là thơ tự sự

Nguyễn Du, đại thi hào của dõn tộc Việt Nam đó từng tụn vinh Đỗ Phủ

là bậc thầy của mụn văn chương:

Thiờn cổ văn chương thiờn cổ si Bỡnh sinh bội phục vị thường li

(Văn chương ụng lưu truyền muụn đời, ụng cũng là bậc thầy của muụn đời,Tụi bỡnh sinh khõm phục ụng, khụng lỳc nào xa rời)

(Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ)

Đỗ Phủ đợc mọi ngời khâm phục một phần cũng vì sinh thời ông luụn

tõm niệm: “Ngữ bất kinh nhõn tử bất ưu” (Lời nói khụng làm kinh ngạc mọi

người thỡ dù chết cũng chưa chịu thụi) Giờ đõy, khi mà thời đại ụng sống đótrải qua hàng ngàn năm, khi mà bản thõn ụng đó trở thành người thiờn cổ thỡnhững vần thơ của ụng đó và sẽ mói làm người đọc muụn đời, muụn nơi kinhngạc

Nguyễn Khuyến rất tõm huyết với những vần thơ yờu nước, thương đời

và nỗi đau khổ của Đỗ Phủ Khi đọc thơ Đỗ Phủ làm sau loạn An Sử trong

bài thơ "Thu tứ" Nguyễn Khuyến cú cõu thơ nhận xột lời thơ khổ đau, uất

hận cất lờn từ trỏi tim của thi hào: “Thiếu Lăng hậu loạn thi thanh khổ” (Sau

khi loạn lời thơ của Đỗ Phủ đau khổ) “Thi thanh” (lời thơ) mà Nguyễn

Trang 7

Khuyến nói đến là một biểu hiện chuyển biến trong nghệ thuật thơ của ĐỗPhủ sau khi xảy ra loạn An Sử Lời thơ “đau khổ”, “trầm uất” của Đỗ Phủsau loạn An Sử có tác động đến việc biểu hiện nghệ thuật của các nhà thơViệt Nam những năm đầu thế kỉ Khoảng năm 1907- 1908, ở Hà Nội tổ chức

cuộc thi dịch bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ.

Mặc dù các nhà thơ lớn của Việt Nam đã tiếp thu được những tinh hoacủa thơ ca Đỗ Phủ và đánh giá rất cao vị trí thơ của ông Nhưng các ý kiến củacác tri thức phong kiến phần nhiều mang tính chất cảm nhận riêng lẻ, chưa đạtđến trình độ khái quát cao Phải đợi đến sau cách mạng tháng Tám và đếnnhững năm gần đây thơ Đỗ Phủ mới được chiếu rọi, đánh giá, xem xét từnhiều mặt và có nhiều ý kiến sâu sắc, tổng quát, toàn diện về thơ Đỗ Phủ

Trần Trọng Kim trong “Đường thi” (Nxb Tân Việt - Hà Nội - 1951) ở

phần “Lời nói đầu” đã gọi thơ Đỗ Phủ là loại thơ “Một lời ngụ trăm tình”.

Lần đầu tiên giáo sư Trần Trọng San cho ra mắt “Thơ Đường” quyển 1,

trong “Phần dẫn nhập” tác giả đề cập đến nghệ thuật thơ Đỗ Phủ Ông cho

rằng “Nghệ thuật tác thi của Đỗ Phủ rất tinh vi, xảo diệu Ông dùng hết mọi

thể thơ mà không thể nào không giỏi” và “nhất là lối thơ thất ngôn luật thi thì thi tài họ Đỗ thật là không tiền không hậu”.

(Trần Trọng San - Thơ Đường, 3 tập- Nxb Bắc Đẩu, Sài Gòn 1972).

Các tác giả Việt Nam đều đề cập đến một vài khía cạnh về nghệ thuật

thơ trữ tình của Đỗ Phủ T¸c gi¶ Trương Chính cho rằng Đỗ Phủ “sở trường

về cổ thể mà cũng sở trường về luật thi” T¸c gi¶ Nguyễn Khắc Phi thừa

nhận Đỗ Phủ rất có ý thức trong việc “tôi luyện ngôn ngữ nghệ thuật" và

"tôn trọng niêm luật đối ngẫu trau chuốt dùng chữ sắp đặt âm điệu”.

Tác giả Trần Xuân Đề có nhận định: “Tuyệt đại bộ phận thơ của Đỗ Phủ

là thơ trữ tình, có một số bài thơ tự sự, nhưng kết hợp cả yếu tố trữ tình” [12;

59] Cũng như thế, Lê Nguyễn Lưu nhận xét: “Thơ Đỗ Phủ phần lớn là thơ

trữ tình, còn lại là thơ tự sự nhưng ngay thơ tự sự cũng có tính chất trữ tình”.

Trang 8

Ở một khía cạnh khác, Trần Xuân Đề cho rằng Đỗ Phủ “là người có nhiều

sáng tạo trong việc vận dụng những thể tài nghệ thuật thơ ca”.

Cũng viết về những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ, trong cuốn “Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống” Hoàng Trung Thông đã dành nhiều trang viết

về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Trong đó, chú trọng những đặc sắc

về nội dung tư tưởng của thơ Đỗ Phủ và đã có rất nhiều phát hiện độc đáo

Hoàng Trung Thông đã nhận ra sự riêng biệt của Đỗ Phủ “Trong thơ Đỗ

Phủ, những chữ thương tâm, thở dài, ôm hận, bi sầu, ấm ức cùng với tình cảm và hình ảnh thơ mà nhà thơ lựa chọn, đã làm cho bài thơ có một phong cách trầm tư ưu uất riêng biệt ít thấy ở những nhà thơ khác” Tác giả đi đến

khẳng định: “Trầm tư ưu uất là giọng điệu chính của thơ Đỗ Phủ” [61; 190].

Tác giả Nguyễn Hà trong cuốn “Đường thi tứ tuyệt” viết: “Có nhiều ý

kiến cho rằng thơ tứ tuyệt Đỗ Phủ đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của thơ tứ tuyệt đời Đường” [17; 16] Và “Xét về bản thân sự phát triển của thể tài tuyệt cú thì đến Đỗ Phủ có thể nói đã kết thúc một giai đoạn quan trọng” Tác giả còn khẳng định nét mới trong thơ Đỗ

Phủ là đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận vào thơ tứ tuyệt

Xuất phát từ quan điểm “Một nhà thơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư

tưởng phải tiến bộ nhưng lại phải có hình thức biểu hiện tài tình” (Diện mạo

thơ Đường) T¸c gi¶ Lê Đức Niệm trong phần “Nghệ thuật tuyệt vời” có

nhận định: “Thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn giữa nội dung và hình

thức” [45; 150] và đưa ra những nhận xét cụ thể về nghệ thuật thơ Đỗ Phủ

trên ba phương diện: đề tài, hình tượng và ngôn ngữ Về mặt đề tài, theo ông:

Đỗ Phủ viết về ba loại đề tài lớn: đề tài thiên nhiên, xã hội và cá nhân, nhưng

dù có khai thác đề tài nào ông cũng lấy đề tài xã hội làm trung tâm “Tất cả

những đề tài ấy đã bao quát được những vấn đề của thời đại” [45; 151] Về

mặt hình tượng theo T¸c gi¶ Lê Đức Niệm: “Hình tượng trong thơ Đỗ Phủ

hết sức chân thực, nó được tạo nên bằng sự kết hợp giữa khái quát và cụ thể,

Trang 9

kết hợp tự sự và trữ tình” Về mặt ngôn ngữ thơ Đỗ Phủ, tác giả nhận xét:

“Ngôn ngữ trong thơ Đỗ Phủ thật hàm súc và tinh luyện”[45; 156].

Trong chương “Không gian nghệ thuật” Nguyễn Thị Bích Hải cho

rằng: “Để trữ phát nội tâm của con người vũ trụ, người ta thường dùng thơ

kim thể, còn phản ánh đời thường người ta dùng thơ cổ thể” [20; 208] Tác

giả đi đến kết luận: Khảo sát thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị thấy “Các nhà

thơ này vừa làm những bài thơ hiện thực kiệt xuất vừa sáng tác những bài thơ trữ tình tiêu biểu”.

Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến Đỗ Phủ trong tương quan với hainhà thơ nổi tiếng không kém là Lí Bạch và Vương Duy Nhưng nhiều nhấtvẫn là sự so sánh Đỗ Phủ - Lí Bạch Lí Bạch yêu đời và rực sáng, Đỗ Phủđau buồn và trầm uất Lí Bạch nổi lên bởi sự chói sáng và sức mạnh của tài

năng, còn Đỗ Phủ bằng sự chân thành và chiều sâu của tình cảm “Như là

một người làm phù phép, Lí Bạch trút cả tâm hồn vào những cơn lốc sáng tạo, còn Đỗ Phủ thì viết như một nhà hiền triết, thơ ông nảy sinh từ sự suy nghĩ sâu lắng”.

Ngoài ra có rất nhiều các bài báo, tạp chí, khoá luận, luận án nghiên

cứu về nhiều phương diện trong thơ ca Đỗ Phủ Tiªu biểu như luận án “Sự phát triển thi pháp của Đỗ Phủ qua các thời kì sáng tác” của Hồ Sĩ Hiệp

đã nêu được những đặc trưng riêng biệt của thơ ca Đỗ Phủ trong mỗi giaiđoạn phát triển Từ đó ta thấy được những bước chuyển biến về nội dung,nghệ thuật của nhà thơ xuất sắc đời Đường này Bên cạnh đó, nghiên cứu vềthơ ca Đỗ Phủ các nhà nghiên cứu đều chú ý dừng lại ở những kiệt tác của

Đỗ Phủ như chùm tám bài thơ "Thu hứng".

Tóm lại, thơ Đỗ Phủ là một đối tượng lớn thu hút nhiều cây bút nghiêncứu sắc sảo, khám phá và chiếm lĩnh Nhiều giá trị nội dung cũng như nghệthuật của thơ Đỗ Phủ đã được hé mở C¸c khía cạnh về nghệ thuật thơ trữtình của Đỗ Phủ đã được nhắc đến nhưng sự bỏ ngỏ đó chính là những chỗtrống mà người thực hiện công trình này mong muốn được tìm hiểu

Trang 10

c Nghiờn cứu nghệ thuật thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ ở nước ngoài

Với những thành tựu đạt đợc, thơ Đỗ Phủ trở thành một di sản chungcủa thế giới Từ lõu đó cú nhiều nhà nghiờn cứu nước ngoài quan tõm vànghiờn cứu thơ Đỗ Phủ với nhiều cụng trỡnh cú giỏ trị

Ở Liờn Xụ cú cụng trỡnh: “Ba nhà thơ lớn đời Đường” do

(G.O.Monzeler chủ biờn, N.I.Konrat giới thiệu - Nxb Văn học phươngĐụng M.1960 Tiếng Nga) Sỏch này giới thiệu và biờn dịch 300 bài thơcủa Lớ Bạch, Vương Duy, Đỗ Phủ

Nhà nghiờn cứu Konrat viết: “Đỗ Phủ xưa nay được coi trọng và bõy

giờ vẫn được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc”.

Tỏc giả nhận thấy: “Đỗ Phủ đó thu nhận vào tõm hồn mỡnh toàn bộ cuộc

sống, sự buồn thương, đau khổ của con người” [33; 41].

Timụphiep và Turaep cho rằng: “Trong thơ ca trữ tỡnh của cỏc nhà thơ

đời Đường, tỡnh cảm con người đó được diễn tả một cỏch chõn thực, thiờn nhiờn đó được tiếp nhận như sở trường hoạt động của con người, đồng thời con người đó được khắc hoạ khụng phải một cỏch trừu tượng mà trong bộ mặt xó hội đương thời của nú” [67; 312] Điều đú đặc biệt đỳng với trường

hợp Đỗ Phủ Bờn cạnh những cụng trỡnh trờn cũn rất nhiều những cụng trỡnhkhỏc nghiờn cứu về Đỗ Phủ

Như vậy, để tỡm hiểu nghệ thuật thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ (mảng thơ cận thể)chỳng tụi đó kế thừa thành tựu nghiờn cứu về thơ Đỗ Phủ, cỏc cụng trỡnhchuyờn khảo đỏnh giỏ về một số khớa cạnh nghệ thuật thơ Đỗ Phủ của cỏcnhà nghiờn cứu ở Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài qua cỏc tư liệu màchỳng tụi cú điều kiện tham khảo Trong đú, cỏc ý kiến của cỏc nhà nghiờncứu là những gợi ý quan trọng giỳp cho chỳng tụi trong quỏ trỡnh tỡm hiểu đềtài này Chỳng tụi mong muốn cú một hướng tiếp cận tương đối hệ thống vềnghệ thuật thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ để gúp phần một lần nữa khẳng định giỏ trị

bất tử trong trang thơ của “Thi thỏnh”.

Trang 11

3 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐÒ TÀI

a Mục đích:

Mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của ĐỗPhủ (mảng thơ cận thể) dưới ba phương diện: thể tài, đặc trưng và phươngthức thể hiện Các phương diện này có mối quan hệ thống nhất làm nên sựtồn tại chỉnh thể của hình thức nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ

Bằng tất cả khả năng của mình chúng tôi cũng hi vọng sẽ được đi sâunghiên cứu cái hay, cái đẹp trong những vần thơ trữ tình của Đỗ Phủ Tìmhiểu nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của đề tài

Hơn nữa, nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ cũng là cáchtiếp cận nghiên cứu nghệ thuật của các nhà thơ lớn đời Đường, Tống và cácnhà thơ cổ điển tiêu biểu của Việt Nam Bên cạnh đó có thể nhận thấy nhữngđiểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật thơ trữ tình và nghệ thuật thơ

tự sự của Đỗ Phủ Nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ cũng là conđường đi tới nghiên cứu nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ông- mộttrong những nhà thơ lớn nhất của nhân loại

Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ vấn đề đượcđặt ra là phải phân tích biểu hiện nghệ thuật của thơ trữ tình Đỗ Phủ trongmối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh lịch sử, với thiên nhiên, với chính ngaycuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và ở những thời điểm cụ thể Tất

cả những sự phân tích đó đều không ngoài mục đích tìm hiểu tâm hồn của

một bậc “Thánh thơ”, tài năng của một người đã được mệnh danh là “Tập

đại thành của thơ ca cổ điển Trung Quốc”.

b ý nghĩa:

+ Ý nghĩa về mặt lí luận:

Bước đầu nghiên cứu nghệ thuật thơ trữ tình của một tác giả tiêu biểutrong thơ ca cổ điển đời Đường, chúng tôi nhận thấy Đỗ Phủ không những làmột nhà thơ lớn mà còn là nhà văn hoá, nhà nghệ thuật xuất sắc của đời

Trang 12

Đường Tỡm hiểu về nghệ thuật thơ trữ tỡnh của Đỗ Phủ khụng những cú ýnghĩa về nội dung, nghệ thuật mà cũn cú ý nghĩa về mặt lớ luận thơ ca Vỡ thế

mà từ trước đến nay mọi người đều quan niệm “lấy Đỗ Phủ làm đại biểu cho

lớ luận về thơ” (Quỏch Thiếu Ngu) Và “Người ta cú thể lấy Đỗ Phủ làm một

vớ dụ để chứng minh cho cỏch giải quyết đỳng đắn nhiều vấn đề về thơ ca”

(Hoàng Trung Thụng)

Luận văn làm sỏng tỏ những vấn đề cú liờn quan đến lớ luận nghệ thuậtthơ trữ tỡnh núi chung như: khỏi niệm thơ trữ tỡnh, cỏc thể tài thơ trữ tỡnh(mảng thơ cận thể), đặc trưng, cỏc phương thức phương tiện trữ tỡnh tiờubiểu Luận văn chứng minh rằng thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ luụn gắn với hoàn cảnh

xó hội, điều kiện sống, tõm tư và tỡnh cảm của chớnh nhà thơ

Luận văn giỳp cho người dạy và người học thơ Đỗ Phủ ở cỏc trườngchuyờn nghiệp và phổ thụng hướng phõn tớch giỏ trị nghệ thuật trong thơ ĐỗPhủ, thấy được sự phỏt triển rất phong phỳ của thơ ụng ở hai bỡnh diện nghệthuật và nội dung Cỏch khai thỏc từ nghệ thuật để khỏi quỏt lờn nội dungđõy là một hướng khi nghiờn cứu thơ Đường

Cũng qua luận văn này, người nghiờn cứu giảng dạy và học tập thơ ĐỗPhủ nhận thức được bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thơ trữ tỡnh của ĐỗPhủ (mảng thơ cận thể) Từ đú cú cỏi nhỡn bao quỏt và hệ thống về nghệthuật thơ trữ tỡnh Đỗ Phủ

Trang 13

4 ĐèI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a Đối tượng nghiên cứu

Do chưa tìm được một tuyển tập đầy đủ về thơ Đỗ Phủ nên chúng tôichọn đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là tìm hiểu thơ Đỗ Phủ trongcác bộ thi tuyển:

+ Trần Xuân Đề - Th¬ §ç Phñ - Nxb Gi¸o dôc 1975

+ Phan Ngäc - Đỗ Phủ nhà thơ thánh với hơn một nghìn bài

thơ-Nxb V¨n ho¸ th«ng tin H 2001

+ Lê Đức Niệm (Giới thiệu), Nhượng Tống (dịch)- Th¬ §ç Phñ- NxbV¨n ho¸ th«ng tin H 1996

+ Hoàng Trung Thông (Giới thiệu)- Th¬ §ç Phñ- Nxb V¨n häc 1962

+ Nam Tr©n (TuyÓn chän) Thơ Đường (2 tập) (phần Thơ Đỗ Phủ)

-Nxb V¨n häc 1987

Sở dĩ chúng tôi chọn các bộ thi tuyển trên làm đối tượng nghiên cứu vì

ở đó tập hợp những bài thơ tiêu biểu của Đỗ Phủ Hơn nữa, các tuyển tập nàyrất quen thuộc với người Việt Nam Những bài được chọn giảng trongchương trình cũng hầu hết được rút ra từ đây

Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu cũng rất quan trọng của luận văn làtham khảo các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp thơ ca của ĐỗPhủ bao gồm các chuyên luận, giáo trình, các sách nghiên cứu về Đỗ Phủcũng như nh÷ng tµi liÖu có liên quan đến Đỗ Phủ

b Phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật thơ trữtình của Đỗ Phủ và giới hạn trong phạm vi thơ cận thể, bao gồm luật thi (támcâu) và tuyệt cú (bốn câu) chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu về tất cả thơtrữ tình của Đỗ Phủ Tất nhiên nghiên cứu về nghệ thuật cũng chính là cách

để tìm hiểu về nội dung, nói nghệ thuật để nêu bật nội dung

Để thấy được đặc trưng nghệ thuật cũng như những nét độc đáo, riêngbiệt trong thơ trữ tình của Đỗ Phủ, chúng tôi mở rộng phạm vi so sánh, đối

Trang 14

chiếu với mảng thơ tự sự của ông, bởi trong thơ tự sự cũng có tính chất trữtình và so sánh với một số nhà thơ khác như Lí Bạch, Bạch Cư Dị Tuynhiên, do dung lượng của luận văn nªn sự mở rộng phạm vi chỉ được thựchiện trong những trường hợp cần thiết.

Với phạm vi đó, người viết mong muốn góp thêm một cái nhìn, mộttiếng nói của mình khi nhìn nhận, đánh giá về nghệ thuật thơ trữ tình của ĐỗPhủ và đó cũng là cơ sở để khảo sát các kiệt tác của ông

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do đối tượng nghiên cứu thơ Đỗ Phủ rất phong phú nên trong quá trìnhthực hiện luận văn chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

+ Phương pháp thống kê, phân loại

+ Phương pháp phân tích văn bản

+ Phương pháp giảng bình

+ Phương pháp tổng hợp

+ Phương pháp so sánh

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phÇn kết luận, nội dung chính của luận văn đượctriển khai theo ba chương như sau:

Chương 1: ThÓ tµi th¬ trữ tình cËn thÓ của Đỗ Phủ

Chương 2: Đặc trưng thơ trữ tình của Đỗ Phủ

Chương 3: Một số phương tiện nghệ thuật trữ tình tiêu biểu

Vµ c¸c phÇn danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 15

PHÇN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THÓ TÀI Th¥ TR÷ T×NH CËN THÓ CñA §ç PHñ

Đỗ Phủ là nhà thơ vĩ đại trong văn học cổ điển Trung Quốc Một nhàthơ vĩ đại tất nhiên về nội dung tư tưởng phải tiến bộ, nhưng lại phải cóhình thức biểu hiện tài tình Để tìm được con đường sáng tác cho riêng mình,

Đỗ Phủ đã trải qua biết bao thăng trầm, từ đó «ng quyết đi theo con đườngsáng tác hiện thực Điều đó không chỉ thể hiện ở nội dung thơ ông mà cònbiểu hiện ở hình thức thơ ca nữa Ông rất tài tình trong việc xây dựng và vậndụng những hình thức thơ ca phù hợp với việc diễn tả nội dung cũng nhưtâm tư và cảm xúc của mình Vì vậy mà thơ Đỗ Phủ có sự nhất trí hoàn toàn

giữa nội dung và hình thức Tác giả Trần Xuân Đề trong cuốn “Thơ Đỗ

Phủ” có nhận xét: “Đỗ Phủ rất xem trọng hình thức nghệ thuật mà không bị

hình thức nghệ thuật hạn chế Trái lại, ông bắt hình thức nghệ thuật phải phục tùng nội dung, kết hợp chặt chẽ đề tài, tư tưởng tình cảm với hình tượng và ngôn ngữ” [12; 63].

Tìm hiểu thơ trữ tình của Đỗ Phủ dưới góc độ thể tài, trước hết chúngtôi muốn làm rõ khái niệm “Thể tài”.,

Tác giả Lại Nguyên Ân trong “Từ điển văn học bộ mới” có viết:

“Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học vốn đa dạng đồng thời có sự

giống nhau, từng nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định Các nhóm lớn nhất là những “loại”, mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những “thể” (hoặc “thể loại”, “thể tài”)

Ở cấp độ phân chia những loại, có uy tín nhất là cách phân chia của Arixtôt, theo đó toàn bộ các tác phẩm văn học gồm ba loại lớn:1-Tự sự; 2- Trữ tình ; 3- Kịch" [29; 863].

“Trong phạm vi mỗi loại văn học là các thể(“thể loại” hoặc “thể tài”),

chúng được phân chia căn cứ vào tố chất thẩm mĩ chủ đạo, vào giọng điệu, vào dung lượng và cấu trúc chung của tác phẩm" [29; 864].

Trang 16

Tuy cú khỏc biệt nhất định về thể tài ở những tỏc phẩm thuộc những

thời điểm khỏc nhau, nhưng “mỗi thể tài là một cấu trỳc bền vững, ổn định,

một hệ thống những thành tố hỡnh thức đó thấm nhuần những hàm nghĩa nhất định”.

“Thể tài hay thể loại là một giới hạn về phạm vi đời sống được đề cập

với những nguyờn tắc thẩm mĩ riờng, trong quan hệ với cỏi tụi trữ tỡnh, thể loại là thể hiện một gúc nhỡn, một trường quan sỏt, một quan niệm đối với đời sống” [47; 142].

Cú thể thấy, thể loại hay thể tài là một phạm trự thuộc hỡnh thức của tỏcphẩm văn học, là phương tiện hỡnh thức phự hợp với nội dung nhất định.Chúng cú mối quan hệ sõu xa với hoàn cảnh xó hội- lịch sử của thời đại, vớiđặc tớnh tõm lớ dõn tộc và với truyền thống của từng nền văn học

Xột về thơ trữ tỡnh, đặc điểm nổi bật nhất của thơ trữ tỡnh là bộc lộ cảmxỳc một cỏch trực tiếp Nếu ở thơ tự sự tỏc giả chỳ ý hướng về miờu tả sựkiện thỡ thơ trữ tỡnh hướng về bộc lộ cảm xỳc, tỡnh cảm Đú cú thể là nhữngcảm xỳc, những suy tư về nhõn tỡnh thế thỏi, về số phận và cuộc sống củacon người, về những thăng trầm của xó hội, về đất nước, về dõn tộc Và thơtrữ tỡnh của Đỗ Phủ cũng khụng nằm ngoài những biểu hiện đú

Với số lượng thơ trữ tỡnh phong phỳ, Đỗ Phủ đó sử dụng những thể tài

khỏc nhau căn cứ vào nội dung mà chọn lựa thể tài cho phự hợp “Ứng với

một loại nội dung nhất định cú một loại hỡnh thức nhất định”.

Thể tài trong thơ Đỗ Phủ cũng rất phong phỳ, cú thể thơ bốn chữ, nămchữ và bảy chữ Cú những bài thơ cổ phong tự sự trường thiờn, cũng cú nhữngbài tứ tuyệt ngắn gọn Trữ tỡnh và tự sự kết hợp chặt chẽ Mỗi bài thơ mangnhững cảnh vật và cuộc sống con người đều in dấu cảm nghĩ của nhà thơ

So với Lớ Bạch và Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ là người sử dụng đầy đủ vàsỏng tạo mọi thể thơ phổ biến ở đời Đường và thể thơ nào ụng cũng thành

cụng xuất sắc Đỳng như lời nhận xột của Nguyờn Chẩn : “Đỗ Phủ là người

Trang 17

có được mọi thể của cổ kim” Đặc biệt, ở thể thơ cận thể ông là người rất

thành công và có nhiều đóng góp đối với thơ ca đời Đường

Tìm hiểu về nghệ thuật thơ trữ tình Đỗ Phủ, trước hết chúng tôi muốnxem xét dưới góc độ thể tài Cụ thể: lí giải thế nào là thơ trữ tình? Thể tài th¬tr÷ t×nh cận thể của Đỗ Phủ gồm những loại nào? Chúng có chức năng gìtrong việc biểu đạt cũng như trong quá trình sử dụng?

Với cách khai thác này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho việc phân biệt

và hiểu biết về các thể tµi trong thơ trữ tình cËn thÓ của Đỗ Phủ, cũng như ýnghĩa của các thể tµi khi Đỗ Phủ sử dụng vào những mục đích riêng biệt.Đây là cơ sở để tìm hiểu một cách thấu đáo những giá trị to lớn trong thơ trữtình của Đỗ Phủ

1 Kh¸i niÖm th¬ tr÷ t×nh

1.1 Trữ tình

Các nhà lí luận văn học thường nói đến ba phương thức cơ bản: trữ

tình, kịch và tự sự “Nguyên nghĩa từ Hán Việt “Trữ tình” có nghĩa là:

“Trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm xúc Trữ tình là phương thức thiên

về diễn tả, bộc lộ cảm xúc” [11; 157].

“Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự

sự và kịch) được dùng làm cơ sở phân loại tác phẩm văn học Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [24; 316].

Bản thân từ “Trữ tình” có nghĩa là bộc lộ, giãi bày tình cảm, tâm tư của

cá nhân mình với mọi người Từ xưa, nhu cầu thổ lộ tâm tư đã được các nhà

lí luận phương Đông đề cập tới Kim Thánh Thán đã từng chỉ ra rằng tình

cảm của con người là nội dung chủ yếu của thơ ca: “Thơ chẳng phải là cái gì

đặc biệt Nó chỉ là những lời thốt ra từ con tim và dựa trên đầu lưỡi mà

Trang 18

người ta không thể không thốt ra lời” Viên Mai cũng đã từng chỉ rõ: “Thơ là

để nói lên mối tình của ta ”.

Rõ ràng, các nhà lí luận đã khẳng định rằng: tình cảm con người, “tiếng

kêu bất thình lình của con tim đến mọi người”…là nội dung chủ yếu của thơ,

một hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt Và nhu cầu giãi bày tình cảm, bộc

lộ tâm tư đã trở thành nội dung chủ yếu của một loại tác phẩm văn học “Trữtình” đã trở thành tên gọi một loại thể văn học mà bộc lộ tâm tư, giãi bày

tình cảm là nội dung chủ yếu “Trữ tình là một loại thể văn học có một kiÓu xây dựng hình tượng nghệ thuật riêng là hình tượng cảm xúc” [67; 208].

Như vậy, trữ tình là một loại hình văn học khác hẳn lo¹i tự sự và kịch

về mặt bản chất và hình tượng Nếu nói ®ến tự sự là nói đến chi tiết, kết cấu,cốt truyện; nói đến kịch là nói đến mâu thuẫn, xung đột, hành động kịch thìnói đến trữ tình là nói đến cảm xúc, tâm trạng, đến tâm tư, tình cảm, đến thếgiới tinh thần của con người Với đặc trưng cơ bản là bộc lộ tình cảm, trữ

tình hướng đến “khả năng biểu cảm ở ngay tổ chức bên trong của ngôn ngữ

con người, truyền cho nó sự xúc động và tính chủ quan” [66; 174] Trữ tình

thường hướng đến hình thức thơ và “thơ là hình thức tổ chức ngôn từ phù

hợp nhất với nó” [24; 318].

Trữ tình là bộc lộ cảm xúc nhưng đó là cảm xúc được bộc lộ qua những

sự việc, những biến cố nhất định Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp làphương thức phản ánh của loại tác phẩm trữ tình Nếu như tác phẩm tự sự táihiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó thì tác phẩm trữ tình lạiphản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó Tác phẩm trữ tình

như Selinh nhận xét “chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản”, do vậy

buộc phải ngắn gọn Vì ngắn gọn nên tác phẩm trữ tình đòi hỏi sự cô đọng,

sự dồn nén ý nghĩa trong những câu chữ ít ỏi Vì thế mà yêu cầu “ý tại ngônngoại” là một yêu cầu tất yếu của loại tác phẩm này

Trang 19

Cũng như vậy, thế giới trữ tình là thế giới tập trung những điều sâu kínnhất, tinh vi nhất, tế nhị nhất nên không thể trình bày thẳng thắn, rõ ràng màphải tìm đường đến sự xa xôi, bóng gió, ngụ ý, nói vòng, hàm ẩn, đa nghĩa

Từ những nhận định mang tính khái quát về trữ tình cũng như tác phẩmtrữ tình chúng tôi muốn làm sáng tỏ khái niệm về thơ trữ tình

1.2 Thơ trữ tình

Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữtình chiếm một vị trí quan trọng và là một bộ phận lớn nhất trong lo¹i trữtình Trữ tình mang đặc điểm của thơ nói chung Nghiên cứu thơ trữ tìnhkhông thể không đề cập đến các phương diện đó Thực ra, để xác lập kháiniệm thơ, chủ yếu người ta vẫn dựa trên đặc điểm của thơ trữ tình là chính

Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về thơ Trong “Từ

điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn

học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là

có nhịp điệu rõ ràng”.

(Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội 1984, tập 2,trang 375)

Nhà thơ Anh Wordsworth (1770- 1850) nói: “Thơ là sự biểu lộ của

tình cảm mãnh liệt” Nhà thơ Chilê Pablo Neruda cũng nói: “Làm thơ phải

có tình cảm mãnh liệt" Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm

kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bêntrong, sự dày vò, chấn động trong tâm hồn Tình cảm mãnh liệt ở đây cónghĩa là nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao độngtrong tâm hồn mình, đau đớn, sướng vui với những gì trong ấy T×nh c¶mm·nh liÖt lµ ®iÒu kiÖn hµng ®Çu cña th¬ còng nh cña th¬ tr÷ t×nh

Thuật ngữ “Thơ trữ tình” được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự

thuộc loại tự sự §ó là: “Thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình

trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình

Trang 20

trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp” [24; 246].

Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiệnphức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc của tình cảm cho tới nhữngchính kiến, những tư tưởng triết học

Như vậy có thể nói rằng: Thơ trữ tình là loại thơ thông qua bộc lộ cảmxúc riêng tư cá thể về đời sống mà thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời

và thời đại nói chung

Tác giả cuốn sách “Về thi pháp thơ §ường” nói rằng: “Ngắn gọn là

đặc trưng hình thức của thơ trữ tình Lí luận cơ sở đầu tiên của nó là thuyết

“Lời không nói hết ý” “ý” có thể được giải thích là “ý hướng”, “tư tưởng”,

“ý niệm”, đúng hơn là nói “tâm trạng” [50; 452] Tác giả Hà Minh Đức thì

cho rằng: “Thơ trữ tình chú trọng đến cái đẹp của tâm trạng con người và

của cuộc sống khách quan” [14; 179].

Theo L.Ghindơbua, thơ trữ tình "luôn thể hiện ý thức tác giả và những

đặc điểm của ý thức thời đại" A Pôtepnhia nói: “Nhà thơ trữ tình viết lịch

sử tâm hồn mình và gián tiếp viết lịch sử của thời đại mình”.

Điều cơ bản của thơ trữ tình là khái niệm nhân vật trữ tình, tức chủ thểbộc lộ tình cảm Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ vàcảm xúc trong bài thơ Nhân vật trữ tình không có diện mạo, tiểu sử, hànhđộng, lời nói, quan hệ cụ thể nhưng được thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc,cách cảm, cách nghĩ Ta như gặp tâm hồn người qua những dòng thơ Nhânvật trữ tình thường là hiện thân của tác giả khác với nhân vật trong thơ trữtình Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, lànguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm trong tác giả Vì vậy, thơ trữ

tình “luôn cho thấy một con người cụ thể, sống động, có cá tính, có quan

niệm và những nỗi niềm riêng Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống đời sống và xung đột xã hội cụ thể” [56; 2; 173].

Trang 21

Hêgel nói: “Trong thơ có sự biểu hiện của chủ thể” Nhà thơ Quách Mạt Nhược cũng nói: Nội dung chủ yếu của thơ là “tự biểu hiện” Bao giờ

thơ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả, cho dù nhà thơ có ý thức điều đó haykhông Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm nhận được, thậm chíđược tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn

Trong thơ trữ tình, chất thơ thường nằm ở ngoài lời “ý tại ngôn ngoại”,hay lời ít ý nhiều, lời ít ý khôn cùng Quả thật thơ không nói những điều nóviết ra mà nói những chỗ trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời.Thơ trữ tình có kể, có tả cũng là đi đến mục đích khác, mục đích bên ngoàilời nói

Theo tác giả Lê Lưu Oanh, nội dung thơ trữ tình “trước hết phải bộc lộ

những vấn đề và nhu cầu bức thiết của thời đại”.

Mặt khác, sự hàm súc và ngắn gọn của bài thơ trữ tình bắt nguồn từ chỗthế giới trữ tình là thế giới bão hòa cảm xúc Gặp một bài thơ ta gặp tâm hồn

con người trong một khoảnh khắc, một phút giây bởi “Bài thơ không ôm trọn

cuộc đời vì chủ thể không thể bộc lộ trong chốc lát” (Biêlinxki).

Như vậy, nói đến thơ trữ tình là nói đến tiếng nói của cảm xúc, của tâm

tư, nói đến sự rung động của nỗi lòng, nói đến những điều sâu kín nhất trongtâm hồn của con người Thông qua những tiếng nói để gửi gắm bộc bạchnhững quan niệm, tư tưởng về cuộc sống con người, về xã hội, về cuộc đời

và cao hơn nữa là về thời đại

Nói về thơ Trung Quốc, nhìn chung yếu về tự sự, mạnh về trữ tình Thơtrữ tình đời §ường hầu hết không miêu tả mà chỉ thể hiện bằng quan hệ đểgợi ý Các thể thơ được sử dụng trước thời Đường và ngay trong thời Đườnghầu hết là những phương tiện để các nhà thơ bộc lộ tâm sự riêng của mình.Sáng tác của Đç Phủ cũng không thể thoát li truyền thống đó Thơ ôngkhông thể không có yếu tố trữ tình hơn nữa lại hết sức sâu sắc, cảm động

Tác giả Nguyễn Hà khẳng định: “Thơ Đỗ Phủ, dẫu sáng tác theo thể

tài nào, ở thời kì quá độ từ Thịnh Đường sang Trung Đường ấy, không thể

Trang 22

không mang dấu ấn của thời đại” H¬n n÷a, Đỗ Phủ là một thi nhân giàu tính

sáng tạo Thơ trữ tình của ông được tôi luyện và nắn nót kĩ càng, có thể làmmẫu mực cho người khác Vì vậy mà thơ trữ tình của ông có ảnh hưởng rấtlớn đối với hậu thế

Đến với thơ trữ tình của Đỗ Phủ chúng ta đến với một tấm lòng đônhậu, một trái tim thiết tha yêu ghét nồng cháy Chúng ta sẽ biết đến sự vĩ đại

của một thiên tài, một bậc “Thi thánh” của Trung Hoa và nhân loại.

2 C¸c thÓ tµi th¬ tr÷ t×nh cËn thÓ

Đỗ Phủ là nhà thơ có nhiều sáng tạo trong việc vận dụng những thể tàinghệ thuật thơ ca Căn cứ vào nội dung của bài thơ, ông sử dụng những thểthơ khác nhau một cách thích ứng

Thể thơ Đỗ Phủ sử dụng có thể chia làm hai loại lớn là: cổ thể thi vàcận thể thi Thơ cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ), thơ cận thể (gồm luật

thi và tuyệt cú) Theo thống kê thì “Đỗ Phủ có bốn trăm mười sáu bài thuộc

loại cổ thể thi và một nghìn không trăm ba mươi bảy bài thuộc loại cận thể thi” [12; 63] Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.

Trong luận văn này chúng tôi không tìm hiểu tất cả các thể thơ Đỗ Phủ đã sửdụng mà chỉ tìm hiểu về thơ cận thể

Thơ cận thể còn gọi là kim thể hay cách luật Cách gọi tên cận thể thi là

để phân biệt với loại thơ cổ thể thi đời trước CËn thÓ thi là một thể thơ rấtthịnh hành trong thời nhà Đường, nó được đưa vào các khoa thi để tuyểnchọn nhân tài Thể thơ này khác với thơ cổ thể (thơ cổ phong) ở chỗ: muốnlàm một bài thơ theo thể này, người làm thơ phải tuân thủ những luật lệnghiêm ngặt về câu, về thanh, về vần, về bố cục …

Thật ra không phải đến triều đại nhà Đường người ta mới bắt đầu sángtác thơ theo lối này, trước đó trong thời Lục triều, các nhà thơ đã sử dụng rồi.Như vậy có thể nói rằng thơ cận thể xuất hiện ở thời Lục triều, chủ yếu làthời Tề Lương

Trang 23

Trong một bài thơ cận thể số thanh bằng và thanh trắc bao giờ cũngbằng nhau (mô hình ở phần phụ lục) Đặc điểm này làm cho thơ cËn thÓ vềmặt âm điệu tuy không phong phú nhưng rất hài hòa, trong tư thế cân bằngbền, thể hiện trạng thái tĩnh

Mặt khác, thơ cận thể do nhu cầu hàm súc, ít lời, tiết kiệm nên những gìkhông cần thiết phải được lược bỏ Đây là loại thơ ít miêu tả, nó cũng loại bỏnhững hư từ mà thiết lập những quan hệ bằng luật, bằng niêm, bằng đối, bằngcấu trúc chặt chẽ làm cho bài thơ ngắn gọn mà gợi ý rất nhiều, đầy âm hưởng

dư ba, gây nên ở người đọc sự liên tưởng, tạo ra cảm hứng “đồng sáng tạo”.Xét theo hình thức, thơ cận thể của Đỗ Phủ có thể chia thành hai loạichính là luật thi (tám câu) và tuyệt cú (bốn câu) Cả luật thi và tuyệt cú đều làthơ cách luật, trong đó luật thi là dạng cơ bản Ngoài ra còn có bài luật làdạng kéo dài của luật thi nhưng vì dung lượng của luận văn nên chúng tôi chỉtập trung vào hai loại chính là luật thi và tuyệt cú

2.1 Luật thi

Về số lượng, Đỗ Phủ có bảy trăm bảy mươi hai bài viết theo thể luậtthi Đánh giá về thể thơ này, Kim Thánh Thán đã xếp “luật thi” của Đỗ Phủ

vào hàng “lục tài tử”.

Tiềm Mộc Yêm trong “Đường âm thẩm thể” nói rằng: “Luật đây là

sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh Luật thơ cũng giống như kỉ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt, chặt chẽ, không được vi phạm” Về thể

cách của luật thi trong một bài thơ phải bảo đảm sáu yêu cầu về niêm, luật,vận, đối, tiết tấu, bố cục Luật thi buộc phải theo những quy tắc nhất địnhcủa thanh âm và bố cục tình ý

Luật thi là thuật ngữ dùng để chỉ thơ bát cú đời Đường Luật thi gồm có hailoại là ngũ ngôn bát cú luật thi (ngũ luật) và thất ngôn bát cú luật thi (thất luật)

Tìm hiểu luật thi của Đỗ Phủ theo tác giả Trần Xuân Đề “Thực chất

luật thi là loại âm luật thi, cách luật thi” Luật thi có những qui định rất ngặt

nghèo về âm vận bằng trắc và phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:

Trang 24

Ở loại thơ ngũ luật về số lượng mỗi cõu cú năm chữ, ở loại thất luậtmỗi cõu cú bảy chữ, khụng thể thờm hoặc bớt, mỗi bài quy định cú tỏm cõu,khụng thể nhiều hơn hoặc ớt hơn.

Về đối, bốn cõu giữa đối nhau, chỉ được dựng thanh bằng bắt vần, haicõu một vần (cõu thứ nhất cú thể bắt vần hoặc khụng), khụng được thay vần,trong một bài thơ khụng cú chữ trựng nhau Những cõu: một, ba, năm, bảy lànhững cõu đơn khụng bắt vần, chữ cuối cựng là thanh trắc Trong tỏm bài

“Thu hứng”, “Đăng cao”, “Đăng lõu” và nhiều tỏc phẩm khỏc, khi dựng

phộp đối “chẳng những đối chữ mà Đỗ Phủ cũn đối cả ý và đối nghĩa í và

nghĩa trong phộp đối của Đỗ Phủ rất sõu sắc, cõn nhắc, thận trọng và hàm chứa cảm xỳc trữ tỡnh” [27; 144] Một bài luật thi gồm hai khổ thơ bốn cõu

và mỗi khổ thơ bốn cõu gồm hai liờn thơ Vỡ vậy, liờn thơ là đơn vị cơ bản

trong bài “Trong bốn liờn thơ của một bài luật thi, liờn ba và liờn bốn buộc

phải tạo thành bằng những cõu thơ cú đối và liờn đầu, liờn cuối bằng những cõu thơ khụng đối Sự đối chọi giữa những cõu đối và khụng đối này là đặc trưng của luật thi, hệ thống được tạo thành bằng những yếu tố đối lập ở mọi cấp độ (thanh õm, từ phỏp, cỳ phỏp, tượng trưng vv…) Giữa cỏc cấp độ ấy

cú cả một mạng lưới cỏc tương quan, trong đú chỳng nõng đỡ nhau, bao hàm lẫn nhau” [50; 144].

Đặc trưng mĩ học của luật thi biểu hiện ở tớnh hàm sỳc, lời ớt, ý nhiều, ý

ở ngoài lời Kết cấu hết sức chặt chẽ “Mỗi bài thơ giống như một bài toỏn

giải đỏp một vấn đề xó hội bằng hỡnh tượng nghệ thuật”.

Nh vậy, thơ luật là kết quả của một cỏi nhỡn cõn đối, chặt chẽ, nghiờmtrang, mực thước Đặc biệt trong bài luật thi yờu cầu cõu tỏm phải niờm vớicõu một thể hiện rừ nhất tớnh chất chỉnh thể khộp kớn của một bài luật thi,khiến cho khụng thể thờm vào và cũng khụng thể bớt đi

Đến Đỗ Phủ, ụng đó xõy dựng cho luật thi một cơ sở kiờn cố Trần ĐứcTiềm người đời Thanh khen luật thi của Đỗ Phủ cú bốn điểm khụng ai bỡ kịp,

đú là: “học thức rộng, tài năng lớn, khớ lực mạnh và phong cỏch biến húa vụ

Trang 25

thường” Nói đến luật thi của Đỗ Phủ thì sự thành công nhất về sáng tác thể

tài này phải kể đến giai đoạn cuối cùng Ở đó, thể tài luật thi trở thành mộtthể tài sáng tác mẫu mực nhất trong thơ Đỗ Phủ

Kim Thánh Thán nói: “Ôi! luật thi đời Đường chẳng phải là sự cấu tạo

tốt đẹp của một thời vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh” Trong cái

“tuyệt xướng của ngàn bậc thánh” đó có sự đóng góp rất lớn của “Thi thánh”

Đỗ Phủ Như vậy, với thể tài luật thi Đỗ Phủ đã đạt được rất nhiều thành tựutrong nghệ thuật thơ ca của mình Đặc biệt, mỗi thÓ tµi luật thi lại đem đếnnhững giá trị to lớn cho thi tài họ Đỗ

* Tìm hiểu thơ ngũ ngôn luật thi (th¬ ngò luËt)

Mỗi bài có tám câu, mỗi câu năm chữ, toàn bài có bốn mươi chữ gắnvới bốn mươi âm, hai mươi âm bằng và hai mươi âm trắc

Theo tác giả Trần Xuân Đề: “Ngũ ngôn luật thi có hai loại biểu bằng,

trắc : “Chính cách” còn gọi là “Trắc khởi cách” (chữ thứ hai của câu thứ nhất là thanh trắc) và “Thiên cách”, còn gọi là “Bằng khởi cách” (chữ thứ hai của câu thứ nhất là thanh bằng)”.

Ngũ ngôn luật thi là thể thơ Đỗ Phủ thường dùng để vịnh vật, mượnviệc vịnh vật để tự vịnh mình, tả cảnh ngụ tình Thể tài này đã góp phần làmphong phú và đem lại những giá trị cho thơ trữ tình của Đỗ Phủ

Cũng như ngũ ngôn luật thi của các nhà thơ khác, ngũ ngôn luật thitrong thơ Đỗ Phủ rất nghiêm ngặt Ông kết hợp khéo léo, đúng quy tắc Vìvậy mà người đời sau coi là mẫu mực của luật thi đời Đường

* T×m hiÓu th¬ thất ngôn luật thi (thơ thất luật)

Mỗi bài có tám câu, mỗi câu bảy chữ, tổng cộng năm mươi sáu chữ gắnvới năm mươi sáu âm Hai mươi tám âm bằng và hai mươi tám âm trắc Tronglịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc thơ thất luật chính thức có từ thời Đông Hán

Đỗ Phủ có một trăm năm mươi lẻ một bài thất luật, vượt hẳn số lượngthơ thất luật của các nhà thơ thời Sơ và Thịnh Đường Những tác phẩm này

có thể coi là những tác phẩm đứng hàng đầu trong đời Đường

Trang 26

Đây là loại thơ mà Đỗ Phủ có cống hiến rất lớn đối với nghệ thuật thơ

ca của Trung Quốc Trước Đỗ Phủ, thơ thất luật hầu hết được dùng vào việcứng chế, xướng họa trong cung đình Cho nên xét về mặt nội dung cũng rấtnghèo nàn, ngôn ngữ dường như cũng thiếu sức mạnh và không có nhiều tácphẩm hay Nhưng đến Đỗ Phủ, chẳng những về mặt thanh luật, ông đã đưathể thơ thất ngôn luật thi tiến lên trình độ hoàn chỉnh, mà điều quan trọnghơn là mở rộng khả năng dung nạp nội dung phong phú đối với thể thơ này.Không còn là thơ ứng chế, xướng họa, thất ngôn luật thi về tay Đỗ Phủ trở

thành thể thơ “cảm thán thời sự” và “phê bình hiện thực” Thơ thất luật của

Đỗ Phủ là loại hình thơ ca trau chuốt, đẹp đẽ, nghiêm chỉnh, giàu tính cogiãn, thể hiện năng lực một cách độc đáo Đáng chú ý là thơ thất ngôn luậtthi của Đỗ Phủ từ nội dung đến hình thức đều có những sáng tạo mới

VÒ thÓ tµi thất ngôn luật thi của Đỗ Phủ cũng có hai loại biểu bằng,trắc: chính cách và thiên cách (mô hình ở phần phụ lục) Trong những sángtác về thơ thất luật của Đỗ Phủ, tác phẩm được coi là kiệt tác trong thơ

Đường đó là chùm thơ “Thu hứng”với tám bài thơ luật thi đặc sắc Đây là:

“một tổ thất ngôn luật thi”, “xúc cảnh thương tình” Trọng tâm tư tưởng của

tám bài “Thu hứng” là niềm “ưu tư cố quốc” (Cố quốc chi tư).

Trong một số trường hợp, vì muốn tìm hiệu quả đặc thù nên Đỗ Phủ đãđưa vào thơ luật những câu cổ thi, mọi người gọi đó là “ép luật” như bài

“Bạch Đế Thành Tối Cao Lâu” là một ví dụ điển hình:

Thành tiêm kính trắc tinh bái sầu, Độc lập phiêu diễu chi phi lâu.

Hiệp sách vân mai long hổ ngọa, Giang thanh nhật bảo ngoan đà du.

Phù tang tây chi đối đoạn thạch, Nhược thủy đông ảnh tùy trường lưu.

Trượng lê thán thế giả thùy tử ? Khấp huyết bính không hồi bạch thủy.

Trang 27

Câu thứ hai và thứ bảy đều mang hình thức văn xuôi trong cổ thi.Trong bài này đứng về mặt thanh luật, mỗi câu ở chữ thứ năm đều trái ngượcvới luật bình trắc mà thơ luật đã qui định Sự đối nhau giữa các câu ba vàbốn cũng như năm và sáu, cuối câu đều là ba tiếng trắc đối với ba tiếng bình,tạo cảm giác nhấp nhô rất mạnh mang đặc trưng của cổ thi Tác giả phá vỡ

sự cân bằng, hài hòa cố hữu trong thơ luật, đưa đến một ý vị độc đáo về vầntrong thi ca Sự thay đổi trên là do tác giả muốn miêu tả tâm trạng khôngbình ổn của mình Thủ pháp dựa vào sự thay đổi thanh điệu và cú pháp đểnói lên tâm trạng mà Đỗ Phủ đã sử dụng sau này được các thi nhân đời Tốngnhư Huỳnh Đình Kiên vận dụng một cách rộng rãi trong thi ca của mình Nói về thơ thất ngôn luật thi của Đỗ Phủ trong các nhà thơ đời Đường

và ngay cả đời Tống sau này có thể thấy Đỗ Phủ là bậc thầy của thơ thất luật

Đúng như đánh giá của Trần Trọng San: “Về lối thất ngôn luật thi thì thi tài

họ Đỗ thực là vô tiền khoáng hậu”.

Ngoài hai thể tài của luật thi còn có thể bài luật Đây là loại thơ có từmười câu trở lên, là thể mở rộng của luật thi Bài luật có ngũ ngôn bài luật vàthất ngôn bài luật Đỗ Phủ có đến hơn một trăm hai mươi bài thơ loại này,phần nhiều là những bài phúng tặng, cũng có những bài phản ánh hiện thực,phê phán bọn tham quan ô lại, phản ánh nguyện vọng của nhân dân và sự ápbức của giai cấp thống trị Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu chứ không nghiêncứu về thể tài này

2.2 Tuyệt cú

Đỗ Phủ có một trăm ba mươi tám bài thơ tuyệt cú Tuyệt cú còn gọi là

tứ tuyệt, một thể thơ thịnh hành thời Đường và là thành tựu đặc sắc của thơĐường §©y là thể “tiết kiệm” nhất về ngôn ngữ và phong phú nhất về khảnăng thích nghi với các loại đề tài ở nhiều thời đại của thơ Trung Quốc.Tuyệt cú bắt nguồn từ dân ca, nếu như cổ thể thi bắt nguồn từ dân ca đờiHán, thì tuyệt cú chủ yếu bắt nguồn từ dân ca Nam Bắc Triều Tác giả

Trang 28

Nguyễn Hă cho r»ng: “Về thực chất, tuyệt cú ra đời trước luật thi, có thể nó

“một nửa” được “cắt ra” của băi luật thi

Thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ có những điểm khâc so với câc nhă thơ lẵng đê đưa yếu tố tự sự, đưa thời sự, đưa nghị luận văo thơ tứ tuyệt, mở ramột con đường mới không chỉ cho thơ tứ tuyệt Trung Vên Đường mă cho

cả thơ tứ tuyệt đời Tống nữa Chúng tôi sẽ lăm rõ luận điểm năy ở nhữngchương sau

Nếu nói một trong những vẻ đẹp của thơ lă vẻ đẹp cô đọng thì nhữngbăi tuyệt cú nổi tiếng của Đỗ Phủ đê thể hiện một câch “tinh chất nhất” vẻđẹp cô đọng ấy Thơ trữ tình căng phải cô đọng Theo Văn Nhất Đa, nhă thơ

vă nhă lí luận nổi tiếng thời cận đại của Trung Quốc thì tuyệt cú lă “hình

thức tốt nhất của thơ trữ tình” Băi thơ tuyệt cú do số cđu ít nín số chữ cũng

rất ít, vì vậy mă từ ngữ được sử dụng rất đắt vă phải cđn nhắc kĩ lưỡng

Theo tâc giả Nguyễn Hă thì “Riíng với tuyệt cú, trong đa số trường

hợp, cđu thứ ba lă cđu có tâc dụng quyết định nhất đối với chất lượng băi thơ” Với Đỗ Phủ, ông rất quan tđm đến cđu mở đầu “cđu khởi” còn gọi lă

cđu phâ Ông có nhiều câch phâ khâc nhau Tâc giả Nguyễn Hă còn đânh giâ

băi thơ tuyệt cú “lă một hạt ngọc tuyệt đẹp, không tì vết, tuy nhỏ nhưng sâng

long lanh” [17; 23].

Cê thÓ thÍy, tuyệt cú lă những băi thơ ngắn, đm luật đơn giản, câch gieovần đúng quy tắc, từ ngữ sử dụng hợp lí, đúng chỗ Tiết tấu, nhịp điệu của

Trang 29

thơ nhẹ nhàng, nhịp ngắt của thơ đột ngột và tự nhiên Đối với Đỗ Phủ, vềhình thức ngôn ngữ và cú pháp thì ông vẫn tuân thủ, nhưng về mặt ngữ nghĩathì ông thay đổi linh hoạt.

Đỗ Phủ sáng tác rất nhiều tuyệt cú Về nội dung và nghệ thuật thơ tuyệt

cú của Đỗ Phủ có thể nói là “mở ra bộ mặt sống” (Biệt khai sinh diện), “cáicây đứng một mình” (Độc thụ nhất chức) Ngoài nội dung miêu tả trữ tìnhcảm xúc, thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ còn đề cập đến nhiều vấn đề lớn lao, hệtrọng của đất nước và thời đại.Về ngôn ngữ thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ là thứngôn ngữ giàu nhạc tính, chính xác và có lượng thông tin cao

Mặc dù không phải là người đi đầu và sở trường về tuyệt cú, nhưng quahơn một trăm bài tuyệt cú để lại, ông đã mang đến những nét mới, sáng tạo

cho thơ tuyệt cú Tuyệt cú của Đỗ Phủ được cụ Bùi Kỉ định nghĩa là: “Tuyệt

là tuyệt diệu, mỗi câu chiếm một địa vị đặc biệt Chỉ trong bốn câu mà thiên thâm, ẩn hiện, chính kì, khởi phục đủ cả” Thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ đạt đến

trình độ “xảo diệu” Bất luận là “thi tình, thi ý hoặc thi cảnh Đỗ Phủ đều có

thể dùng tuyệt cú” Sách “Thi pháp dịch giản lục” của Lí Anh, người đời

Thanh nói: “Tuyệt cú quý là có hàm súc, có thể gọi là âm ở ngoài đàn, vị ở

ngoài vị” Vì lẽ đó, nói đến thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ là nói đến sự hàm súc,

cân đối và biến hóa

Thể tài tuyệt cú mà Đỗ Phủ sử dụng cũng như luật thi, tuyệt cú có hailoại: ngũ ngôn tuyệt cú và thất ngôn tuyệt cú Ngũ ngôn tuyệt cú và thất ngôntuyệt cú của Đỗ Phủ cũng có hai loại: “Trắc khởi cách” và “Bằng khởi cách”(m« h×nh ë phÇn phô lôc)

Ở loại ngũ ngôn tuyệt cú Đỗ Phủ có ba mươi mốt bài, phần nhiều đượcsáng tác trong những năm lưu lạc ở Tây Nam (Thành Đô và Quỳ Châu) Bài

thơ “Tuyệt cú nhị thư” của Đỗ Phủ dưới đây là bài tiêu biểu cho loại ngũ

ngôn “Trắc khởi cách”:

Hổ lỗ hà tằng thịnh ? Can qua bất khẳng hưu!

Trang 30

Lã diêm thính tiểu tử Đàm tiếu mịch phong hầu.

Bài thơ mang giọng thơ cảm thán, có cái gì rất đỗi chua chát, xót xa,phù hợp với tâm trạng của Đỗ Phủ lúc này

Bài “Quy yến” của Đỗ Phủ thuộc loại ngũ ngôn “Bằng khởi cách”.

Đông lai vạn lí khách, Loạn định kỉ niên quy ? Trường đoạn giang thành yến, Cao cao hướng bắc phi!

Cũng như bài trên bài thơ này vừa có dấu hỏi vừa có dấu chấm than.Nghĩa là từ chỗ nghi vấn (dấu hỏi), tác giả chuyển sang thái độ biểu cảm làcảm thán

Ở thể tài thất ngôn tuyệt cú Đỗ Phủ đã sáng tác được một trăm linh bảybài, gấp ba lần thơ ngũ ngôn tuyệt cú Ngoài những bài tả cảnh còn có nh÷ngbài đề cập đến nhiÒu vấn đề khác, từ việc lớn của quốc gia đến việc nhỏ củagia đình, cá nhân và đời sống hàng ngày

Bài thơ tiêu biểu cho loại “Bằng khởi cách” thơ thất ngôn tuyệt cú của

Đỗ Phủ là bài “Tặng Hoa Khanh”:

Cẩm thành tơ quân nhật phân phân, (vận) Bán nhập giang phong bán nhập vân (vận) Thử khúc kỳ ưng thiên thượng hữu,

Nhân gian năng đắc kỷ hồi văn ? (vận).

Đây là bài thơ thuộc đề tài “tống”, “tặng” Tình cảm dạt dào, cảm phụcđược diễn đạt chỉ có hai mươi tám chữ mà chữ nào cũng giản dị, hàm súc,gọt giũa cẩn thận

ThÓ tµi thất ngôn tuyệt cú “Trắc khởi cách” chiếm một tỉ lệ khá lớn

ThÓ tµi này Đỗ Phủ thường sử dụng trong tổ hợp nhiều bài Chùm thơ “Hí vi lục tuyệt cú” (sáu bài) là tiêu biểu nhất.

Trang 31

Như vậy, th¬ cận thể với hai thÓ tµi tiêu biểu là luật thi và tuyệt cú đãmang lại những giá trị to lớn cho nghệ thuật thơ trữ tình của Đỗ Phủ Nếunhư ở thể tài luật thi Đỗ Phủ được đánh giá là mẫu mực thì sáng tác tuyệt cúcủa ông đạt đến trình độ “xảo diệu” Với hình thức cô đọng, hàm súc của thơcận thể, Đỗ Phủ đã để lại cho hậu thế những tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao

cả về hình thức cũng như nội dung

3 Chøc n¨ng cña th¬ cËn thÓ

Trong quá trình sáng tác, Đỗ Phủ là người rất chú trọng hình thức thơ

ca Để phát huy sức truyền cảm của thơ, Đỗ Phủ căn cứ vào hiện thực kháchquan, đối tượng miêu tả mà vận dụng một cách thích hợp các thể tài thơ cậnthể Vì vậy mà mỗi thể thơ ông sử dụng đều có những chức năng riêng

Thông thường, những cảm xúc mạnh mẽ, phong phú được thể hiệntrong thơ cổ thể (nhất là cổ phong) còn những xúc cảm tâm tình sâu lắng,trầm tư thường tìm đến với thơ cận thể Nhưng khi xuất hiện khuynh hướng

thơ hiện thực thì có sự phân hóa “Để thể hiện tâm tình của con người vũ

trụ, nhà thơ thường sử dụng thơ cận thể, còn khi phản ánh đời sống hiện thực phong phú và phức tạp nhà thơ thường sử dụng thơ cổ thể” [21; 115].

Điều đó rất phù hợp với thơ của Đỗ Phủ Tuy nhiên trên thực tế cũng có khi

nhà thơ phản ánh hiện thực bằng thơ cận thể (luật thi) như bài “Hựu trình Ngô lang”.

Thơ cận thể được Đỗ Phủ sử dụng thành công ở nhiÒu bài thể hiện tâm

tình của con người như: “Vọng nhạc”, “Đăng cao”, “Thu hứng”, “Tuyệt cú”, “Lữ dạ thư hoài” Nhưng khi viết về hoàn cảnh bắt phu bắt lính tàn nhẫn Đỗ Phủ phải dùng thể cổ phong như bài “Thạch Hào lại”, “Binh xa hành”…Và khi viết về đời sống khốn khổ của nhân dân, tác giả phải dùng

thơ cổ phong mới tái hiện được toàn cảnh bức tranh hiện thực này Có thểthấy, khi miêu tả cuộc sống của nhân dân và những hiện trạng của xã hội ôngthường dùng cổ thể thi Nếu làm theo thể luật thi những quy định chặt chẽ vềdung lượng sẽ khó có thể phản ánh và miêu tả tường tận được

Trang 32

Như vậy, thơ cận thể là “một loại hình thức” thích hợp “ứng với loạinội dung” thể hiện tâm tình sâu lắng trầm tư của con người Tuy nhiên, nếuxét theo từng thÓ tµi luật thi và tuyệt cú thì trong chức năng chung đó chúngvẫn có những nét riêng của mỗi thể tài.

3.1 Chức năng của luật thi

Đối với các nhà thơ đời Đường, thơ luật là phương tiện nghệ thuậtthường dùng để bộc lộ tình cảm một cách cô đọng nhất Tác giả Nguyễn Thị

Bích Hải cho rằng: “Luật thi là sản phẩm của tư duy nghệ thuật Trung Quốc

trung đại Do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội lịch sử, sự chi phối của tư tưởng thẩm mĩ, do đặc trưng của tâm lí và ngôn ngữ dân tộc…Luật thi là thể thơ phù hợp với việc thể hiện tâm tình của con người vũ trụ, con người có nhu cầu thấy mình thống nhất với ngoại giới, trong tâm hồn có sự hòa điệu của thế giới”[20; 191].

Bài luật thi là một chỉnh thể khép kín, có cấu trúc nội tại cân đối hàihòa, thường thể hiện một trạng thái tĩnh Nhưng khép kín không có nghĩa làkhép tất cả mọi mối quan hệ Một bài luật thi bao giờ cũng dựng nên nhữngmối quan hệ nội tại để tương liên với những mối quan hệ bên ngoài Khépkín là phương tiện hình thức chỉnh thể còn ý nghĩa nội dung của nó lại đểngỏ Vì lí do đó mà thơ luật giàu sức gợi, nói ít gợi nhiều, khép kín mà lại

mở Có thể thấy thơ luật là một hệ thống hoàn chỉnh có sự thống nhất giữakhép kín và mở ngỏ Cấu trúc một bài luật thi là khép kín “ngôn hữu tận”,nhưng nó luôn luôn quan hệ, hô ứng với bên ngoài mà tạo nên “ý vô cùng”.Thơ luật thường xây dựng những bức tranh tĩnh Với Đỗ Phủ, thể thơ nhiềukhi rất khó khăn cho việc miêu tả những hình ảnh động nhưng nhà thơ vẫn

có biệt tài thể hiện sinh động những hình ảnh đó Ông đã sử dụng bài thơ luật

để “kể chuyện” “Hựu trình Ngô lang” là một dẫn chứng tiêu biểu cho chøc

n¨ng này trong thơ luật của Đỗ Phủ Tính chất “động” như một thuộc tính tấtyếu của thời đại đầy ắp những biến động dữ dội mà nhà thơ từng “nhậpcuộc” và chứng kiến

Trang 33

Như vậy, ở luật thi Đỗ Phủ thể hiện những xúc cảm thật sâu sắc, lắng

đọng “của con người vũ trụ” trong sự tương thông cùng thế giới Thể tài luật

thi giúp cho việc bộc lộ những tâm tư, tình cảm một cách sâu lắng cũng nhưgiãi bày thế giới nội tâm thầm kín của nhà thơ

3.2 Chức năng của tuyệt cú

Người Trung Hoa đặc biệt coi trọng nhu cầu hàm súc của nghệ thuật.Thơ tuyệt cú là thể thơ thể hiện rõ nhất tính chất hàm súc của tư duy nghệthuật thơ Trung Quốc Trong một bài thơ tuyệt cú, mạch thơ đi rất nhanh:mới “khai” đã “hợp”, mới mở đã đóng, đóng bài thơ lại về mặt ngôn từ để

mở ý nghĩa của nó vào người đọc

Cấu tứ của bài thơ tuyệt cú theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hải là “tập

trung thể hiện cho được khoảnh khắc bừng sáng của tâm hồn Khi thể hiện được cái “diệu ngộ” của tâm hồn rồi thì bài thơ lập tức kết thúc Chỗ mà lòng đã đến rồi, bút bất tất phải đến nữa” [21; 131].

Mặt khác, tuyệt cú có độ ngưng kết với sự hàm súc đặc biệt, đồng thờiniêm luật lại không quá chặt chẽ như luật thi Có thể nói, nếu luật thi tồn tạitrong trạng thái “cân bằng bền” thì tuyệt cú lại trong trạng thái “cân bằngđộng” Thơ tuyệt cú khá linh hoạt, có khả năng khái quát những vấn đề xãhội, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử, nêu những triết lí nhân sinh Vì vậy

mà tuyệt cú thích ứng được với nhiều loại đề tài Cho nên, nếu nói đặc điểmcủa thơ Đường là hàm súc, giàu “ý tại ngôn ngoại” thì thể tuyệt cú chính lànơi thể hiện tập trung nhất đặc điểm này Với Đỗ Phủ, khi cần bộc lộ tìnhcảm trong những câu thơ ngắn gọn, trữ tình thì ông dùng tuyệt cú

Cũng do tuyệt cú là thể ngắn nhất, dễ nhớ, dễ thuộc và ở mức độ bìnhthường cũng dễ “làm” nhất nên tuyệt cú là thể ngắn nhất lại có “thọ mệnh”dài nhất trong các thể thơ đã có ở đời Đường Và như vậy, nói đến thơ tuyệt

cú là nói đến bài thơ ngắn gọn (bốn câu) nhưng mức độ hàm súc rất cao.Cũng là thơ bộc lộ tâm tình nhưng mức độ khái quát, cô đọng và tính hàmsúc là điểm nổi bật nhất của thơ tuyệt cú

Trang 34

Với Đỗ Phủ, việc dùng thơ luật hay thơ tuyệt cú là tùy thuộc vào từnghoàn cảnh, từng nội dung mà ông có sự lựa chọn thể tài cho phù hợp Chứcnăng của các thể tài đó được ông vận dụng một cách xuất sắc trong các giaiđoạn sáng tác thơ ca của mình

3.3 Chøc n¨ng c¸c thể tài trong quá trình sáng tác của Đỗ Phủ

So sánh các giai đoạn sáng tác thơ của Đỗ Phủ, thể tài luật thi và tuyệt

cú được ông vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và hợp lí Ở mỗi giaiđoạn, việc lựa chọn thể tài bộc lộ những chức năng và ý nghĩa riêng Đó làmột biệt tài trong sáng tác của ông

+ Giai đoạn sáng tác đầu tiên (712- 746)

Mặc dù số lượng thơ để lại chưa nhiều nhưng Đỗ Phủ đã sử dụng cácthể thơ như: ngũ ngôn luật thi (bốn bài), ngũ ngôn bài luật (một bài) và thấtngôn tuyệt cú (một bài) Trong các thể thơ đó thì thể thơ ngũ ngôn luật thi làthể thơ mà Đỗ Phủ sử dụng thành thục và sáng tác được nhiều nhất Có

những bài tiêu biểu như: “Phòng binh tào Hồ mã” và “Họa ưng” Các thể

thơ khác như thất ngôn tuyệt cú Đỗ Phủ rất ít sử dụng Bài tuyệt cú đầu tiên

của Đỗ Phủ thời kỳ “đọc sách và du lịch” là bài “Tặng Lí Bạch” sáng tác

năm 745 Đó là bµi thất ngôn tuyệt cú lời lẽ giản dị, ý tứ rõ ràng, nói lên tìnhcảm của tác giả đối với Lí Bạch

Như vậy, khi Đỗ Phủ bắt đầu sáng tác ông viết theo khuynh hướng trữtình lãng mạn và thể tài ngũ ngôn luật thi là tiêu biểu hơn cả Những bài thơcủa ông viết ở giai đoạn này mang tính chất hào phóng, lạc quan, tình điệuvui tươi, ý thơ mạnh mẽ, hồn thơ bay bổng, hình ảnh thơ tráng lệ, có nhiềunét giống phong cách thơ Lí Bạch Điều đó càng thấy rõ trong những bài như

“Vọng nhạc”, “Họa ưng” Ở đây ta thấy tư thế và tâm trạng con người ngắm

núi Đông Nhạc thật hào hùng Phong cảnh thiên nhiên tráng lệ như bày ratrước mắt nhà thơ :

Lßng ïn víi líp m©yMất hút theo chim hót

Trang 35

dũng của con ngựa Hồ trong bài: “Phòng binh tào Hồ mã” hay hình ảnh con chim ưng trong bài “Họa ưng” Nh vËy, ë giai ®o¹n nµy th¬ cËn thÓ cha

nhiÒu chñ yÕu lµ nh÷ng bµi th¬ béc b¹ch t©m t×nh vµ göi g¾m íc m¬, hoµib·o cña §ç Phñ

+ Giai đoạn sáng tác thứ hai (746-755)

Do hoàn cảnh sống, do thái độ trách nhiệm của Đỗ Phủ trước cuộc đời

và xã hội, đặc biệt bao nhiêu nỗi dày vò, bao nhiêu xung đột giữa hoài bãotích cực của ông với thực tế phũ phàng, thái độ của ông tỉnh táo hơn làmcho tình điệu và hình ảnh thơ ông biến đổi Thể tài cũng có sự thay đổi chophù hợp

Hiện thực đời sống nóng bỏng, vấn đề thời sự xảy ra hàng ngày, mâuthuẫn xã hội ngày càng gay gắt nên thể tµi luật thi nghiêm ngặt, quy tắc,dung lượng giới hạn, niêm luật trói buộc không thể đáp ứng được sự miêu tảphong phú đó Mặc dù sở trường về luật thi nhưng Đỗ Phủ phải thay đổi thểtài Ông quyết định sáng tác theo thể thơ cổ phong để trình bày và tái hiệnnhững vấn đề có dung lượng lớn, phản ánh hiện thực khách quan một cáchtoµn c¶nh vµ sâu sắc Trong những bài thơ tự sự ấy, yếu tố trữ tình đan xen

có tính chất “làm đà” để nhà thơ “kể tiếp” diễn biến các sự kiện

Thời kỳ này mặc dù có sáng tác luật thi (ngũ ngôn luật thi) nhưng sốlượng không đáng kể chỉ năm, bảy bài Chủ yếu vẫn là th¬ cổ thể (cổ phong)bởi vì “tâm tình của ông bị kích động, phẫn uất” Ông đã đạt được hiÖu quảcao ở thơ cổ thể với nhiều tác phẩm xuất sắc

+ Giai đoạn sáng tác thứ ba (756-759)

Trang 36

Mặc dù thời gian ngắn nhưng Đỗ Phủ đê để lại nhiều băi “thi sử” vă

“thời sự” nổi tiếng Thời kì năy ông tiếp tục duy trì vă phât triển thể luật

thi Một số tâc phẩm tiíu biểu như “Nguyệt dạ”, “Đối tuyệt”, “Xuđn vọng”, lă những băi ngũ ngôn luật thi chẳng những hay về lời mă còn hay

về ý, luật thơ nghiím chỉnh, ngôn ngữ hết sức tinh luyện Thế nhưng, thểthơ nổi bật của Đỗ Phủ ở thời kì năy lại vẫn lă cổ thể thi được phât triển línđến đỉnh cao

Ở giai đoạn sâng tâc thứ hai vă thứ ba nhă thơ sống ở trung tđm xảy racâc sự kiện trọng đại, tận mắt chứng kiến những diễn biến của nó Tronghoăn cảnh ấy, thể tµi luật thi gò bó, dung lượng ít rất khó tâi hiện hiện thực

xê hội đầy biến động Vì vậy mă Đỗ Phủ vận dụng thơ cổ thể để phản ânh vămiíu tả cho sđu sắc vă toăn vẹn bức tranh hiện thực ấy

Câc thể tµi luật thi vă tuyệt cú Đỗ Phủ có sử dụng nhưng không nhiều.Đặc biệt, vì sự bức xúc của tình hình thời sự, chính trị xê hội nín ông hạnchế hầu như không sâng tâc tuyệt cú

+ Giai đoạn sâng tâc thứ tư (760- 770)

Đặc điểm chính của thời kì năy lă bản thđn Đỗ Phủ cùng khốn, cơmkhông đủ ăn, âo không đủ mặc, sống lính đính phiíu dạt nhiều nơi Baonhiíu thứ đói rĩt, ốm đau, bệnh tật luôn luôn âm ảnh, dăy vò ông Cảnh đổnât toăn xê hội sau cơn lốc biến loạn ấy còn ngổn ngang Nhă thơ tuổi cao,sức yếu, mệt mỏi vẫn không được yín chỗ, đang sống trong hoăn cảnh hếtsức khó khăn

Thơ ông giai đoạn năy mang đậm yếu tố trữ tình, thể tµi chủ yếu mẵng sử dụng lă luật thi Điều đó thật dễ hiểu Vì chỗ năo yín thì nhă thơ tìmđến, đđu loạn lạc chiến tranh thì ông trânh “Tư liệu” đến với nhă thơ bằngcon đường giân tiếp Hiện thực xê hội loạn li, khốc liệt chỉ còn lă những hồiquang trong tâc phẩm của ông Những băi thơ trực tiếp viết về đề tăi xê hội,

về thời sự, về chính trị ít hẳn so với giai đoạn trước

Trang 37

Giai đoạn này nhà thơ sống trong tâm trạng tuyệt vọng, niềm tinvào cuộc đời bị bào mòn dần, cùng với tuổi tác, sức khỏe và điều kiện sống,tất cả những yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác của ông Tínhchất thơ Đỗ Phủ ở thời kì sáng tác cuối cùng là trữ tình đằm thắm và sâu sắc.Kinh nghiệm cuộc sống phong phú, chất liệu hiện thực đầy đủ là nhữngnguyên nhân làm thay đổi thÓ tµi trong sáng tác của ông.

Nếu thời kì trước hiện thực trong thơ ông gắn liền với hiện thực lịch sửđời sống nhân dân thì lúc này ông chủ yếu đi vào phản ánh hiện thực đời sống

và tâm trạng của chính cá nhân mình Với tâm trạng bất an và tâm sự ưu tư,ông tìm đến thơ chủ yếu như là phương tiện để “tự truyện”, để ghi lại nhữngdiễn biến sâu sắc của tâm hồn mình Thơ ông đi sâu vào việc thể hiện tâm sự,thổ lộ, giãi bày những tâm tư, cảm xúc của chính mình Do đó, nếu như trước

kia Đỗ Phủ là “người thư kí trung thành của thời đại” quan sát, ghi chép, bình

luận hiện thực khách quan thì bây giờ Đỗ Phủ trở thành người trong cuộc, là

"người thư kí trung thành của tâm hồn mình" ghi lại đầy đủ và sâu sắc diễn

biến nội tâm, khối tâm sự chưa được giải tỏa trong lòng mình Viết về bảnthân nhµ th¬ nhưng cũng là viết về xã hội, phản ánh xã hội đời Đường

Hình thức thơ có bước phát triển mới Thơ cận thể được sử dụng chủyếu trong giai đoạn sáng tác này là thÓ tµi luật thi và tuyệt cú ThÓ tµi bài luậtcũng xuất hiện ở giai đoạn này Nếu nói rằng Đỗ Phủ sở trường về luật thi thìgiai đoạn này Đỗ Phủ đã làm cho luật thi phát triển lên đến đỉnh cao về cảhình thức và nội dung Luật thi của Đỗ Phủ trở nên hoàn chỉnh, mẫu mực vềniêm, luật, đối, vần, không ai sánh kịp

Về thơ tuyệt cú, ở loại thất ngôn tuyệt cú tất cả sáng tác của ông có méttr¨m lÎ b¶y bài thì có đến mét tr¨m lÎ n¨m bài Đỗ Phủ sáng tác ở giai đoạnnày Đồng thời ông viết được bèn tr¨m t¸m m¬i mèt bài ngũ ngôn luật thi vàmét tr¨m hai m¬i n¨m bài thất ngôn luật thi Như vậy, nhìn vào số lượng tácphẩm mà Đỗ Phủ đã sáng tác được có thể nhận thấy những bước tiến độtbiến về thơ cận thể ở giai đoạn này

Trang 38

Trong sự phỏt triển luật thi, Đỗ Phủ rất chỳ ý thể tài thất ngụn luật thi,bởi vỡ nội dung và hỡnh thức của thể tài đó cú sự phỏt triển sỏng tạo Một số

tỏc phẩm thành cụng tiờu biểu như: tỏm bài “Thu hứng”, năm bài “Vịnh hoài cổ tớch” và bài “Hựu trỡnh Ngụ lang” là những bài thơ đạt được giỏ trị

nghệ thuật cao Thể tài thất ngụn luật thi trước kia cỏc nhà thơ coi là thể thơlàm để ca ngợi cụng đức thỡ nay Đỗ Phủ sỏng tỏc dựng để biểu dương lũngnhiệt tỡnh yờu nước thương dõn của mỡnh và núi lờn tõm sự thầm kín củachớnh tỏc giả

Sở dĩ Đỗ Phủ dựng nhiều luật thi trong giai đoạn sỏng tỏc cuối này vỡụng nhận thức do hạn chế của thể loại nờn nú khụng thớch hợp với tự sự màchỉ thớch hợp với trữ tỡnh Vỡ vậy, phần lớn ụng sử dụng luật thi ở giai đoạnnày điều đú phự hợp với việc thể hiện những tõm tỡnh một cỏch sõu lắng củaụng Hơn nữa, bản thõn luật thi mang tớnh õm nhạc và tớnh tinh luyện cao nờn

luật thi cú tớnh khỏi quỏt lớn Đỳng như nhận định về luật thi “như một mũi

kim mới chớch đó thấy mỏu, lấy ớt mà thắng nhiều” (Tiờu Điều Phi - Đỗ Phủ

nghiờn cứu) Nếu núi thơ Đường hay vỡ tớnh hàm sỳc và chất nhạc gợi cảm

một cỏch man mỏc, thõm thỳy thỡ luật thi của Đỗ Phủ vừa hàm sỳc vừa cúchất nhạc gợi cảm một cỏch man mỏc đú Như vậy cú thể khẳng định luật thi

của Đỗ Phủ “vừa cú mở rộng, vừa cỏch tõn”.

Ở giai đoạn này Đỗ Phủ sử dụng thể tài luật thi để phự hợp với tõmtrạng của ụng Đú là tõm trạng u uất, đau buồn nờn phong cỏch thơ ụng giaiđoạn này rất “trầm uất” Vỡ vậy thơ của ụng trở nờn chớn chắn, đằm thắm, đi

sõu vào lũng người “Thu hứng” và “Đăng cao” là những bài thơ tiờu biểu

cho phong cỏch Đỗ Phủ ở giai đoạn cuối này Vỡ hoàn cảnh và tõm trạng nờngiai đoạn này ụng làm nhiều thơ “tống”, “tặng”, “tiễn”, “biệt” Lời thơ củaụng trầm lắng sõu xa, khụng cũn mạnh mẽ, rắn rỏi như trước nữa Những bàithơ cận thể “tức cảnh ngụ tỡnh” chiếm khối lượng lớn Đặc biệt là nhữngnăm cuối đời, Đỗ Phủ cú tõm trạng bất an và tõm sự ưu tư Vỡ lẽ đú, ụngchuyển sang hướng sỏng tỏc “hồi ký”, “tự truyện” ễng lấy thơ thay cho thư

Trang 39

gửi bạn bè, giãi bày nỗi niềm tâm sự của tuổi già “Gian nan khổ hận” và

“Bách niên đa bệnh” là tiêu biểu

Như vậy, giai đoạn này ông sử dụng thơ cận thể để đi sâu tâm sự, giãibày, thổ lộ tâm tư và cảm xúc của mình Đó là các bài thơ nói về những vấn

đề lớn lao và cấp thiết nhất của thời đại như hòa bình, chấm dứt chiến tranh,cơm áo, nhà ở, chống bóc lột, tham nhũng, bài trừ tệ nạn cờ bạc …Còn thiênnhiên trong thơ ông giai đoạn này cũng mang đượm màu sắc u buồn, ảmđạm, phù hợp với tâm trạng và hoàn cảnh của ông Cảm xúc trữ tình của ĐỗPhủ giai đoạn này rất mãnh liệt, ông sáng tác khá nhiều các bài thơ về mình Trong giai đoạn này, khi Đỗ Phủ phiêu dạt ở Tây Nam, đặc biệt là khitrú ngụ ở Thành Đô và Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã sáng tác rất nhiều thơ tuyệt cú

Ba nội dung chủ yếu trong thơ tuyệt cú của Đỗ Phủ thời kì này là tả cảnh vật,cảm hoài thân thế và chỉ trích thời sự Riêng thể tài ngũ ngôn tuyệt cú mà ĐỗPhủ sáng tác thì chủ yếu là tả cảnh và tả tình

Cũng như luật thi, Đỗ Phủ dùng thể tài tuyệt cú để đề cập đến nhữngvấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc bên cạnh cảm xúc trữ tình đằmthắm Tác giả bộc lộ tội ác hoang dâm, xa xỉ của bọn quan quân nhà Đường,

tiêu biểu như “Tam tuyệt cú” (ba bài) Trong thể tuyệt cú, phần lớn Đỗ Phủ

sử dụng thể thất ngôn tuyệt cú với dụng ý lời ít mà ý khôn cùng

Theo tác giả Hồ Sĩ Hiệp: “Tuyệt cú là thể thơ được Đỗ Phủ sáng tác

trong cả bốn thời kì” Sở dĩ trong các thời kì sáng tác nhất là ở thời kì cuối

cùng này, Đỗ Phủ sử dụng nhiều tuyệt cú vì ông coi trọng sự hàm súc tinhluyện của thơ tuyệt cú Mặt khác, đây là giai đoạn Đỗ Phủ trở về với sự tĩnhtại của bản thân nên ông sử dụng nhiều tuyệt cú và giai đoạn này đạt đến sự

“xảo diệu mà ít nhà thơ nào vượt nổi”.

Như vậy có thể thấy các thể tµi luật thi và tuyệt cú của Đỗ Phủ đến giaiđoạn cuối cùng đã phát triển lên đến đỉnh cao Đây là những thành tựu nghệthuật xuất sắc về thể tài thơ ca của Đỗ Phủ Gắn với những mục đích cụ thể,chức năng của các thể tµi càng được bộc lộ rõ hơn, linh hoạt hơn

Trang 40

Qua khảo cứu, chỳng tụi nhận thấy dự sử dụng thể tài gỡ Đỗ Phủ cũngphỏt huy tối đa sức mạnh trong khả năng biểu hiện hiện thực của chỳng.

Đỳng như sự khẳng định chớnh xỏc của tỏc giả “Đỗ Phủ nghiờn cứu”:

“Chỳng ta chỉ ra được khụng những ở chỗ ụng đó cú thể sử dụng rộng rói

những thể thơ vốn cú, mà là ở chỗ ụng đó cú thể sử dụng những thể thơ này một cỏch hết sức thớch đỏng Đõy mới là bản lĩnh nghệ thuật chõn chớnh của ụng Bởi vỡ ụng căn cứ vào hiện thực khỏch quan, căn cứ vào việc miờu tả đối tượng một cỏch hết sức khoa học mà sắp xếp một cỏch hết sức hợp lớ cỏc thể thơ đú, khiến cho cỏc loại thể thơ khỏc nhau ấy đều cú thể (Cỏc tận sở năng, cỏc đắc kỳ sở)” [51; 80].

Tiểu kết

Nh vậy, trong quá trình sáng tác Đỗ Phủ viết nhiều thơ cận thể ở giai

đoạn cuối cùng (760-770) với hai thể tài nổi bật là luật thi và tuyệt cú Đây làgiai đoạn ông sống trong tâm trạng bất an và có nhiều tâm sự u t bởi những

đắng cay mà thực tế cuộc sống ông từng nếm trải Thơ ông đi sâu vào việc thổ

lộ, giãi bày tâm t và bộc lộ thế giới nội tâm sâu kín của mình Ông sử dụng haithể tài luật thi và tuyệt cú phù hợp với việc thể hiện tâm tình sâu lắng và cô

đọng Qua đây ta thấy, nghiờn cứu nghệ thuật thơ trữ tỡnh của Đỗ Phủ dướigúc độ thể tài đem đến một cỏch nhỡn tương đối hệ thống giỳp cho việc khỏm

phỏ tài năng nghệ thuật bậc thầy của “Thi thỏnh” Chỳng tụi cú thể khẳng định

đây là những thành tựu nghệ thuật cú giỏ trị cao Đỗ Phủ đỳng là người

“Dựng hết mọi thể thơ mà khụng thể nào khụng giỏi” (Nguyờn Chẩn) Hay:

“Hết được mọi thể chế xưa nay, gồm được những cỏi độc chuyờn của mỗi

người Từ khi cú thi nhõn đến giờ khụng cú ai bằng Tử Mĩ” Thể tài là yếu tố

gúp phần khẳng định tài năng nghệ thuật thơ trữ tỡnh của Đỗ Phủ Với sựthành cụng ấy, thơ ụng xứng đỏng được xem là mẫu mực cho hậu thế noi theo

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Theo Almanach - Những nền văn minh thế giới - Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nền văn minh thế giới
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tinHà Nội 1997
2. Đào Duy Anh - Hán Việt từ điển - Nxb Trường Thi 1957 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Nhà XB: Nxb Trường Thi 1957
3.Trần Tiến Anh - Nghệ thuật hiện thực trong thơ Đỗ Phủ (qua một số tác phẩm tiêu biểu) - Luận văn thạc sĩ - ĐHSP Hà Nội 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
4. Bùi Thanh Ba - Đỗ Phủ nhà thơ châm biếm và đả kích - Nghiên cứu văn học số 11-1962 (trang 74-86) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Phủ nhà thơ châm biếm và đả kích
5. Bùi Văn Ba, Trương Chính - Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc - Tập 2 -Nxb Giáo dục 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1963
6. Trần Lê Bảo - Chu dịch và hình thức thơ cận thể - Thông báo khoa học số 5-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu dịch và hình thức thơ cận thể
7. Trần Lê Bảo- ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc- Nghiên cứu Trung Quèc sè 2- 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc
8. Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân - Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường - Nxb Văn học Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường
Nhà XB: Nxb Vănhọc Hà Nội 2000
9. Francoise Cheng - Bút pháp thơ ca Trung Quốc - Nguyễn Khắc Phi dịch- Trường ĐHSP Hà Nội 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút pháp thơ ca Trung Quốc
10. Nguyễn Duy Chính - Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hóa Trung Quốc - Nxb trẻ Tp Hồ Chí Minh 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hóa Trung Quốc
Nhà XB: Nxbtrẻ Tp Hồ Chí Minh 2002
11. Lê Tiến Dũng - Giáo trình Lí luận văn học (phần tác phẩm văn học)- Nxb ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh 2003
12.Trần Xuân Đề - Thơ Đỗ Phủ - Nxb Giáo dục 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Đỗ Phủ
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1975
13. Trần Xuân Đề - Tác giả, tác phẩm văn học phương §ông Trung Quốc - Nxb Giáo dục 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả, tác phẩm văn học phương §ông Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Giáo dục 2000
14. Hà Minh Đức(Chủ biên) - Lí luận văn học - Nxb Giáo dục 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1999
15. Gulaiép - Lí luận văn học - Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp1982
16. A. Ja. Gurêvich - Các phạm trù văn hóa trung cổ - Hoàng Ngọc Hiến dịch - Nxb Gáo dục 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phạm trù văn hóa trung cổ
Nhà XB: Nxb Gáo dục 1998
17. Nguyễn Hà (tuyển dịch) - Đường thi tứ tuyệt (200 bài) - Nxb Văn hóa Thông tin 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường thi tứ tuyệt (200 bài)
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin 1996
18. Nguyễn Thị Bích Hải - Bình giảng thơ Đường - Nxb Giáo dục 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng thơ Đường
Nhà XB: Nxb Giáo dục 2005
19. Nguyễn Thị Bích Hải - Cảm hứng vũ trụ của con người trong thơ Đường - Tạp chí văn học số 3-1996 (tr 12-15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng vũ trụ của con người trong thơ Đường
20. Nguyễn Thị Bích Hải - Thi pháp thơ Đường - Nxb Thuận Hóa Huế 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp thơ Đường
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa Huế 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w