1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum

52 782 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 364,44 KB

Nội dung

Khái niệm nghèo đói được nêu ra tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo XĐGN do Uỷ ban Kinh tế – Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương viết tắt là ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan và

Trang 1

ĐỀ TÀI : XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thắm.

Lớp: Kinh tế phát triển 10A.

Trường: Đại học Kinh tế Đà Nẵng-Đại học Đà Nẵng

Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Viết Thiên Ân

PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo

1.1.1 Các khái niệm về nghèo đói

*Nghèo đói là gì? Nghèo đói đã và đang tồn tại như là một thách thức lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người Ngày nay, một phần tư thế giới đang sống trong cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người; hàng triệu người khác cũng có cuộc sống ngấp nghé ranh giới của sự tồn tại tình trạng nghèo đói Vậy bản chất của nghèo đói là gì?

Khái niệm nghèo đói được nêu ra tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo (XĐGN) do Uỷ ban Kinh tế – Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (viết tắt

là ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với

các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức

Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia

Đói là tình trạng không đảm bảo lượng lương thực tối thiểu để đảm bảo cho cuộc sống trong một giai đoạn, một thời gian nhất định

Nghèo tương đối

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ

Trang 2

quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

Ranh giới nghèo tương đối

Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình Vì thế từ năm

2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối

Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vào cuộc sống xã hội

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa một con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị

Định nghĩa theo tình trạng sống

Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng

đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: human development index–HDI)

Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình

độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết

Trang 3

định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.

1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói

1.1.2.1 Chuẩn của Thế giới

Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm

nghèo tuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ

2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

1.1.2.2 Chuẩn của Việt nam qua các giai đoạn

Ở nước ta, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực trong việc tổ chức thực hiện XĐGN đã đưa ra các mức xác định khác nhau về nghèo, đói tuỳ theo từng thời kỳ và từng vùng phát triển của đất nước

Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo của nước ta được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng vùng:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là: 80.000đ/người /tháng.Vùng nông thôn đồng bằng là: 100.000đ/người /tháng.Vùng thành thị là: 150.000đ/người /tháng.Theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 7/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng khu vực:

Khu vực nông thôn: 200.000đ/người /thángKhu vực thành thị: 260.000đ/người /tháng Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng

Trang 4

(960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ

có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế)

1.2 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói

Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là: chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính

Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn" Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường

và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện

Nạn nghèo ở Việt Nam và chương trình Xóa đói giảm nghèo

Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước,

chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên

144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp

hạng 41 trên 95 nước Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo

Trang 5

chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%.

Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

1.2.1.1.1 Nguyên nhân khách quan

*Nguyên nhân lịch sử, khách quan:

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài

Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm

Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước

và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản

lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập

cư vào thành phố

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước

1.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:

Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên

Trang 6

Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.

Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng

Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu

là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn

ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước,

Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế

Hiệu năng quản lý chính phủ thấp

1.3 Vai trò Xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển

Trang 7

*Chính sách xóa đói giảm nghèo

Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình

Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới.

Hỗ trợ quốc tế cho chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

*Đánh giá về chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực

*Thành quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã

có tác động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội

Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm

2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004

Hiện tại (2006) có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn nghèo quốc tế

Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,7% năm 1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000

Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm

2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung

Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%

Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3% Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10% Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%

Trang 8

Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005

đã giảm khoảng 50% so với năm 2000

Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói

* Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm

lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 -

1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004 Bình quân trước đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo

* Bất bình đẳng trong thu nhập:

Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005 Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại Đây là những điều kiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất

Chênh lệch giũa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có

xu hướng gia tăng (tỷ số Ghini giảm), trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn

Sai lệch kết quả thống kê Căn cứ vào kết quả chính thức điều tra mức

sống hộ gia đình năm 2002 và kết quả sơ bộ khảo sát mức sống của hộ gia đình năm 2004, theo chuẩn nghèo quốc gia (2001), Tổng cục Thống kê đã tính toán và

ra thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia mới cho năm

2002 và sơ bộ cho năm 2004 Theo đó, tỷ lệ nghèo năm 2002 của Việt Nam là 23%, năm 2004 là 18,1%, năm 2005 là 8,3% Nhưng với chuẩn mới từ Quyết định

số 170/2005/QĐ –TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010, tỉ lệ hộ nghèo của năm 2005 sẽ tăng từ 8,3% như hiện nay (chuẩn 2001) lên đến trên 26% là khoảng 4,6 triệu hộ

Trang 9

Lưu ý có một số vấn đề đặt ra từ tỷ lệ nghèo năm 2004 là 18,1%: Thứ nhất,

tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 24-25% như nguồn thông tin đã được dùng để xác định mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15-16% vào năm 2010 Có sự khác biệt lớn như trên chủ yếu do phương pháp tính còn có sự khác nhau về hai mặt

Một mặt, nguồn thông tin trên đã tính theo mức chi tiêu, chứ không phải là mức thu nhập/người/tháng Mặt khác, nguồn thông tin trên đã không tính đến tỷ lệ trượt giá của giá tiêu dùng Chuẩn nghèo mới là chuẩn nghèo tính cho thời kỳ 2006-2010 “200 nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng” là tính theo giá năm 2006 chứ không phải là tính theo giá 2004.Thứ hai, theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, bên cạnh tỷ lệ nghèo còn thấp (8,6%) của khu vực thành thị, thì khu vực nông thôn tỷ lệ nghèo vẫn còn 21,2% tức là cứ 5 hộ vẫn còn trên 1 hộ nghèo

Bên cạnh tỷ lệ nghèo còn 6,1% của vùng Đông Nam Bộ và tỷ lệ nghèo còn 12,9% của vùng đồng bằng sông Hồng, thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1%, tức là còn gần một nửa; vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gần một phần ba; vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn 21,3%; ngay cả vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước cũng vẫn còn 15,3%

Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòi này

Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng

Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào năm 2002

Trang 10

Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo.

*Nghèo và môi trường

Trong nhiều khu vực trên thế giới nạn nghèo là một trong những nguyên nhân chính đe dọa và phá hủy môi trường Các vấn đề có nguyên do từ nạn nghèo làm cản trở các tiến bộ trong bảo vệ môi trường Phương tiện tài chính cần thiết để bảo vệ môi trường không thể có được tại các vùng có nạn nghèo cao Klaus Töpfer, lãnh đạo cơ quan môi trường của Liên Hiệp Quốc UNEP đã gọi nghèo "là chất độc lớn nhất của môi trường", chống nghèo là điều kiện tiên quyết để có thành tựu trong việc bảo vệ môi trường

Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải

quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam

Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo)

Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%) Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển

khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan

tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay

Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động

từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa " Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày

"Thế giới chống đói nghèo"

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo" Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các

tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB, tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên Các nghiên cứu đã lập

Trang 11

được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ Việt Nam đã ký vào Tuyên

bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:

1 Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói

2 Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

3 Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ

4 Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

5 Tăng cường sức khỏe bà mẹ

6 Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác

7 Đảm bảo bền vững môi trường

8 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh

tế - xã hội Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo

Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo Ngày 29 tháng 3 năm 2005, tại Hội thảo "Hợp tác giữa các nhà tài trợ và các Tổ chức phi Chính phủ trong xóa đói giảm nghèo" theo định hướng giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn, công bằng hơn và hội nhập hơn, Việt Nam sẽ nâng chuẩn đói nghèo lên gấp hai lần (Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thu nhập bình quân người /tháng theo khu vực miền núi, nông thôn, thành thị: trước năm 2000 là 45.000 đồng, 70 000 đồng và 100 000 đồng; sau năm 2000 là 80000 -

100 000 – 150 000 đồng) Theo chuẩn đói nghèo mới có hai mức: thu nhập bình quân tháng 200 000 đồng ở nông thôn và 260 000 đồng ở thành thị Tuy nhiên một

số thành phố chuẩn đó có thay đổi do yếu tố giá sinh hoạt Ví dụ, Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Nội đã đệ trình UBND thành phố mức chuẩn nghèo mới: 350.000 và 270.000 đồng/người/tháng tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn

Kết quả dưới đây đây được TCTK tính toán dựa vào số liệu thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình và chỉ số giá tiêu dùng của từng khu vực thành thị/nông thôn qua các năm để loại từ yếu tố biến động giá Số liệu căn cứ kết quả chính thức Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 và kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, Tổng cục Thống kê tính toán tỷ lệ (%) hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính

Trang 12

phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau:

(Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 7 năm 2005 “Thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010”)

Các chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2010

• Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005

• Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu

• 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi

• 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư

• 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề

• 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm

• 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường

• 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm

(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tháng 9-2005 : Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006–2010)

1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong Xoá đói giảm nghèo ở các địa phương

Trang 13

Thực hiện Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ ngày 28/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án Xoá đói giảm nghèo, việc làm của tỉnh Các chương trình, mục tiêu đặt ra trong Đề án được các cấp chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả cao (Bảng 1).

(Bảng 1: Kết quả XĐGN ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005) - Nguồn: tổng hợp

từ báo cáo tổng kết công tác XĐGN Giai đoạn 2001-2005 của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Nếu cuối năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo đói trong toàn tỉnh là 10,91% (tương đương 26.531 hộ) thì đến cuối năm 2004 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,6% (tương đương 15.102 hộ), cuối năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ) tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 5,6% (tương đương 12.602 hộ)

Điều đó cho thấy, trong 5 năm (2001-2005) tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm được 17.161 hộ nghèo, tương đương 1,33%, đạt 133% kế hoạch XĐGN giai đoạn 2001-

2005 của tỉnh

Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo tăng lên đã đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho công tác XĐGN của tỉnh Tính đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc còn tới 45.770 hộ nghèo, tương đương 18,04% Thực tế này được cụ thể hoá trong bảng tổng hợp dưới đây:

(hộ)

Tỷ lệ(%)

Trang 14

(Bảng 2: thực tế các hộ nghèo của Vĩnh Phúc hiện nay)- Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác XĐGN Giai đoạn 2001-2005 của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo của nhiều huyện trong tỉnh còn cao như: huyện Tam Đảo 40,18%; huyện Tam Dương 28,94%; huyện Lập Thạch 26,02%; huyện

Mê Linh 14,97%, huyện Yên Lạc 14,09%; huyện Vĩnh Tường 13,12%; huyện Bình Xuyên 12,09%; thị xã Phúc Yên 9,02%; thị xã Vĩnh Yên 6,25%

Như vậy, công tác XĐGN ở các vùng miền, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao và chưa đồng đều giữa các đơn vị trong tỉnh, nhất là sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các huyện miền núi với các huyện đồng bằng và thị xã còn cao

Những khó khăn và tồn tại trên đây do nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mang lại Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và một bộ phận dân cư nghèo còn chưa đúng đắn, chưa chủ động và phát huy tích cực khả năng nội lực để vươn lên Cấp chính quyền cơ sở ở một số địa phương còn áp đặt tỷ lệ hộ nghèo Người thoát nghèo không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo với mong muốn được hưởng những chế độ, chính sách trợ giúp của Nhà nước; các nguồn lực đảm bảo cho công tác XĐGN còn thiếu tập trung; hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ và kém chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của nhiều địa phương; nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng hiệu quả sử dụng lao động còn chưa cao, cơ cấu lao động chậm đổi mới, chất lượng lao động còn thấp, thiếu lao động kỹ thuật, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao Đặc biệt, nhiều hộ gia đình khi tham gia vào công tác XĐGN, thực hiện các kế hoạch và chương trình còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, nguồn thu nhập và tài sản sở hữu lại ít ỏi v.v nên khi gặp phải rủi ro, các hộ gia đình mới thoát nghèo không vượt qua được khó khăn và tái nghèo trở lại

Nhằm kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn và tồn tại trên đây, trong thời gian tới công tác XĐGN ở tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện đồng bộ, hữu cơ một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách.

Cần có sự nghiên cứu cơ bản và toàn diện hơn về thực trạng đói nghèo ở từng địa phương và đơn vị cơ sở trong toàn tỉnh, phân loại cụ thể các đối tượng nghèo đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù cho từng địa phương trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật như: chính sách dồn điền đổi thửa nhằm hình thành những ô ruộng rộng lớn, những vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp), phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm; tiếp tục đổi mới các chính sách về vốn theo hướng đa dạng hoá các hình thức vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để họ có

Trang 15

thể thực hiện đầu tư và tái đầu tư, quay vòng vốn từ 2 đến 3 chu kỳ sản xuất; hình thành và phát triển các Quỹ đói nghèo nhằm giúp đỡ các hộ gia đình đói nghèo vượt qua khó khăn để thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Với những sản phẩm đầu ra tập trung, có số lượng lớn, cán bộ chính quyền các cấp cần có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, phát triển các nhà máy chế biến nông, lâm sản.v.v nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra với mức giá có lợi cho người dân, giúp nhân dân yên tâm sản xuất đạt hiệu quả và năng suất lao động cao nhất

Hai là, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển toàn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh (lợi thế so sánh) của từng địa phương Giúp các hộ đói nghèo từng bước tiếp cận và tham gia vào cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, hướng

họ từ việc sản xuất theo nền kinh tế phi tập trung, phi chính quy vào sản xuất hàng hoá lớn của nền kinh tế tập trung và chính quy có sự quản lý của Nhà nước

Đối với cơ cấu ngành kinh tế cần thực hiện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng tỷ trọng các nhóm ngành thương mại -dịch vụ, công nghiệp đồng thời giảm tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp, giúp các hộ đói nghèo sớm tiếp cận và cùng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương

Ba là, phát triển các hoạt động phi nông nghiệp tại các địa phương:

Đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp và các hình thức kinh doanh, tiếp tục xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống tại các địa phương trên

cơ sở địa phương đó có những hạt nhân (cá nhân hoặc nhóm cá nhân) có am hiểu,

có kinh nghiệm và trình độ, tay nghề làm ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ổn định về sản phẩm, dịch vụ của nền kinh tế thị trường Qua đó vừa đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và các hộ đói nghèo nói riêng, giúp họ thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói

Bốn là, nâng cao chất lượng các nguồn lực:

Đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động của các địa phương, nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động cũng như các hộ đói nghèo; giúp họ xây dựng và thực hiện các

kế hoạch phát triển kinh tế của gia đình, vượt qua được những khó khăn khi gặp rủi ro, hạn chế tình trạng tái nghèo xảy ra

Từng bước hình thành các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm có uy tín cao là cầu nối trung gian giữa người lao động và các hộ đói nghèo có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động

Thực hiện kiên cố hoá kênh mương, xây dựng thuỷ lợi và ứng dụng công nghệ tưới ẩm vào các vùng thiếu nước Hướng dẫn các hộ gia đình ở nông thôn cải

Trang 16

tạo vườn tạp, hình thành các khu vườn chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá các

mô hình sản xuất khép kín VAC (Vườn -Ao-Chuồng), phát triển kinh tế trang trại, thực hiện chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển kinh tế -xã hội, XĐGN tại các hộ gia đình và địa phương

Năm là, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức:

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác XĐGN phải được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn thực thi công vụ, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về XĐGN; Cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân, tận tuỵ phục

vụ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân qua đó phản ánh và đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; có nếp sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo và phối hợp cùng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ XĐGN ở địa phương, đơn vị cơ sở và trong toàn tỉnh

PHẦN II- TÌNH TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TUMƠ

RÔNG

2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên:

- Huyện Tu Mơ Rông được thành lập tháng 6 năm 2005 theo Nghị định số 76/2005/NĐ-CP, ngày 09/6/2005 của Chính phủ Có tổng diện tích tự nhiên là 85.718,4 ha Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum; Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Kon Tum) khoảng 80 km về phía Bắc theo quốc lộ

24 và tỉnh lộ 672, cách đường Hồ Chí Minh xuyên Bắc Nam (Trung tâm huyện lỵ huyện ĐăkTô) khoảng 40 km; Có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp huyện Kon PLông; Phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi; Phía Nam giáp huyện Đăk Tô và huyện Đăk Hà; Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam - Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi các sông suối, hợp thủy và núi cao Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Huyện có nhiều bậc thềm địa hình, tạo nên nhiều kiểu địa hình đa dạng: gò đồi, vùng trũng và núi cao xen kẽ nhau khá phức tạp Trong đó mỗi bậc là địa hình đồi núi bao quanh tạo thành những thung lũng hẹp Nhìn chung địa hình toàn huyện có

ba dạng địa hình chính:

+ Địa hình núi trung bình: Phân bổ ở sườn núi phía Nam dãy núi Ngọc Linh; núi Ngọc Tu Măng, Ngọc Puôk, Ngọc Păng Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.000-2.333 m; gồm các dãy núi phía Bắc và Đông Bắc huyện, thuộc địa bàn các xã Đăk Na, Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Yêu Độ dốc khu vực này trên 250; có nhiều thung lũng hẹp và sâu

Trang 17

+ Địa hình núi thấp: Có độ cao trung bình 800-1.000 m, phân bổ ở phía Bắc

và Đông của huyện, có nhiều thung lũng hẹp và sâu

+ Địa hình thấp được bồi tụ: Có độ cao trung bình dưới 800 m; phân bổ ở khu vực phía Nam và Tây Nam huyện

- Khí hậu huyện Tu Mơ Rông là khí hậu Tây Trường Sơn; khu vực phía Đông Bắc gián tiếp ảnh hưởng của khí hậu Đông Trường Sơn Chia làm 2 tiểu vùng khí hậu:

+ Tiểu vùng 1: Là khu vực trung tâm và phía Tây của huyện, bao gồm các

xã Đăk Hà, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông, Đăk Sao, Tu Mơ Rông Tổng nhiệt độ năm

từ 7.000- 7.5000C; nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) đạt dưới

180C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 230C Lượng mưa hàng năm tương đối cao, phổ biến từ 2.200- 2.400mm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11 Phù hợp với cây có nguồn gốc á nhiệt đới

+ Tiểu vùng 2: Thuộc khu vực Đông Bắc huyện bao gồm các xã Đăk Na, Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu Tổng nhiệt độ năm từ 6.500-7.0000C Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 12, 01) xuống dưới 180C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 4) khoảng 230C Lượng mưa hàng năm tương đối cao phổ biến từ 2.200- 2.400mm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11; Tháng có lượng mưa và số ngày mưa cao là tháng 8,9,10,11

- Chế độ nhiệt tại huyện là chế độ nhiệt đới gió mùa cao nguyên; nền nhiệt tương đối thấp, nhưng có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng theo độ cao Nhiệt độ tại khu vực phía Tây Nam cao hơn khu vực Đông Bắc, chênh lệch phổ biến từ 1-

20C Nhiệt độ không khí đạt thấp nhất vào tháng 1 và tháng 12, đạt cao nhất vào tháng 4,5 Các tháng 1,2,11,12 có nhiệt độ trung bình dưới 190C (lạnh); các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ 20-230C

- Chế độ mưa tại khu vực huyện phụ thuộc vào chế độ gió mùa và địa hình Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và cho đến hết tháng 10 là do tác động của gió mùa Tây Nam mang lại Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau do tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc bị chặn bởi dãy Trường sơn là mùa khô Lượng mưa tại khu vực Đông Bắc huyện đạt trên 2.400 mm; tại khu vực còn lại của huyện lượng mưa phổ biến 2.000-2.400 mm

- Độ ẩm không khí: Khu vực Đông Bắc có độ ẩm lớn hơn khu vực phía Tây Nam huyện; độ ẩm đạt thấp nhất xảy ra vào tháng 3 phổ biến từ 74-75%; cao nhất xảy ra vào các tháng 7,8,9 phổ biến là 91-92%

Nhìn chung, địa hình huyện rất đa dạng và phức tạp; mức độ chia cắt lớn,

độ dốc cao ở phía Bắc và Đông Địa hình phức tạp nên việc khai thác tiềm năng đất đai vào sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn

Trang 18

Tuy nhiên với đặc điểm địa hình nêu trên, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông

có nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các công trình thuỷ điện, thủy lợi nhỏ (đập dâng, hồ chứa nước ) để mở rộng thêm diện tích đất trồng lúa

2.1.2 Về tài nguyên.

- Đất đai, thổ nhưỡng:

Tổng diện tích tự nhiên 85.718,4 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 5.886,81 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,92 ha; đất nông nghiệp khác là 14,99 ha; đất lâm nghiệp là 76.270,4 ha, trong đó: đất rừng phòng hộ là 29.077,6 ha, đất rừng sản xuất là 47.192,8 ha; đất phi nông nghiệp là 1.385,87 ha; đất chưa sử dụng

là 2.406,41 ha

Căn cứ vào một số kết quả điều tra nghiên cứu về phân loại lập bản đồ đất tỉnh Kon Tum theo phân loại định lượng FAO- UNESCO, đặc điểm thổ nhưỡng huyện Tu Mơ Rông có 4 nhóm đất chính và 7 loại đất, cụ thể như sau:

+ Nhóm đất phù sa suối (Py): Có diện tích 1.182 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích toàn huyện, nhóm đất này được hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông suối lớn như lưu vực sông Đăk Tờ Kan; nhóm đất này phân bổ ở xã Đăk Hà, Đăk Rơ Ông, Đăk Tờ Kan và Đăk Sao

+ Nhóm đất xám (X); Có diện tích 79.255 ha, chiếm 92,8% tổng diện đất toàn huyện, phân bố ở tất cả các xã, gồm 3 loại đất:

Đất xám, đỏ vàng: Diện tích có 1.419 ha, chiếm 1,7 % diện tích đất toàn huyện Đất phân bổ ở tất cảc các xã trên toàn huyện trên đá biến chất (1.200 ha) và macma axit (219 ha) Hầu hết diện tích đất có độ dốc 15-250 có 1.227 ha, diện tích đất dốc <150 có 192 ha Ở độ dốc thấp <150 có thể sử dụng trồng các loại hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; diện tích có độ dốc >150 thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ hoặc trồng mới rừng

Đất xám giàu mùn, tích nhôm: Diện tích 70.044 ha, chiếm 82% tổng diện tích toàn huyện, được hình thành trên đá biến chất; toàn bộ diện tích đất có tầng dày đất mịn trên 100 cm, nhưng phân bổ ở độ dốc >250 , đất này thuận lợi để sử dụng cho mục đích lâm nghiệp

Đất xám, sỏi sạn nâu, đỏ vàng: Diện tích 7.792 ha, chiếm 9,1% diện tích đất toàn huyện Đất phân bố ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông (4.048 ha), xã Đăk Hà (1.965 ha), xã Tu Mơ Rông (1.435 ha), xã Ngọc Yêu (344 ha) Toàn bộ diện tích đất có tầng dày trên 50

cm, trong đó phân bổ chủ yếu ở độ dốc >250 (7.671 ha), diện tích đất ~150 chỉ có

121 ha Đất có độ dốc <150 có thể sử dụng trồng hoa màu, cây ăn quả, chè Đất có

độ dốc trên 150 nên khoanh nuôi hoặc trồng rừng

+ Nhóm đất đỏ (Fd): Diện tích đất đỏ có 1.589 ha, phát triển trên đá bazan, gồm 2 loại đất:

Trang 19

Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan, phân

bổ ở xã Ngọc Yêu Toàn bộ diện tích đất có tầng dày dày trên 100 cm, độ dốc

>250, ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp

Đất đỏ chua, tầng mặt giàu mùn: Đất được hình thành trên đá bazan có diện tích 84 ha, chiếm 0,1% diện tích đất toàn huyện, phân bổ ở xã Ngọc Yêu Toàn bộ diện tích đất có tầng dày trên 100 cm, độ dốc <80 Hướng sử dụng là trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm

+ Nhóm đất mùn axit trên núi cao : Diện tích có 3.361 ha, chiếm 3,9% diện tích đất toàn huyện, phân bổ ở các xã Đăk Na (1.010 ha), Đăk Sao (50 ha), Măng

Ri (1.464 ha), Ngọc Lây (837 ha) Toàn bộ diện tích đất phân bố ở độ dốc >250, tầng dày > 100cm; loại đất này sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và phát triển cây dược liệu:

Diện tích đất theo độ dốc tầng dày: Toàn huyện có 8.676 ha đất phân bố ở

độ dốc <150, chiếm 10,2% tổng diện tích đất toàn huyện, trong đó đất có tầng dày đất mịn >70 cm là 8.267 ha, có khả năng sử dụng cho phát triển nông nghiệp, chủ yếu là đất xám (6.383 ha) và đất phù sa (1.033 ha)

Diện tích đất có độ dốc >150 cần sử dụng cho mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng hoặc sử dụng nông lâm kết hợp; trồng bời lời, ca ri, quế

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện không có sông lớn mà chỉ có suối nhỏ và hệ thống suối đầu nguồn của các sông sau:

Lưu vực sông Đăk PSi: nằm trong địa bàn huyện có diện tích lớn nhất tập trung ở phía Đông-Nam huyện; gồm các hệ thống suối như: Suối nước Chim, suối Đăk PSi, suối Đăk Lây, suối Đăk Ter, suối Đăk Xe,

Lưu vực sông Đăk Tờ Kan: thuộc địa bàn huyện chủ yếu ở phía Tây-Nam của huyện (xã Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông)

Lưu vực sông Pô Kô: Các suối thuộc lưu vực sông Pô Kô phân bố chủ yếu ở phía Tây-Bắc huyện (xã Đăk Na, Đăk Sao)

Nhìn chung, hệ thống các suối lớn, nhỏ trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông nhiều, nguồn nước khá dồi dào và thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ, thủy lợi nhỏ Tuy nhiên hiện tượng gây lũ lụt và xói mòn, rửa trôi thường xảy ra đối với những khu vực đất dốc, đất trống đồi núi trọc Do vậy cần có kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên nước, hạn chế sói mòn đất bằng chương trình giao khoán quản lý bảo về rừng và trồng rừng Nếu được đầu tư khai thác tiềm năng này sẽ phát huy hiệu quả lớn trong việc phát triển KT-

XH, hạn chế lũ lụt cho huyện và vùng hạ lưu

Trang 20

+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện tuy khá phong phú nhưng việc khai thác gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, không bằng phẳng nên mặt nước ngầm ở mỗi vùng có khác nhau Nước ngầm có chất lượng tốt, hiện nay khai thác chủ yếu cho sinh hoạt (khoan giếng, đào giếng).

- Tài nguyên khoáng sản:

Theo số liệu điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản, cấu trúc khác nhau gồm:

+ Nguyên liệu gốm: Đất sét, sét Bentonit đã đựơc thăm dò, đánh giá quy

mô trữ lượng vừa và nhỏ, chất lượng trung bình, sản xuất đồ gốm tốt Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gốm sứ

và sản xuất gạch ngói

+ Khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: Phong phú về số lượng và

đa dạng về chủng loại, gồm nhiều điểm mỏ có thể khai thác đá xây dựng, cát xây dựng, cuội sỏi, đã thăm dò và đánh giá trữ lượng có thể đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp đầu tư khai thác chế biến vật liệu xây dựng thông thường

- Tài nguyên rừng:

Năm 2008 trên địa bàn toàn huyện có 82.176,12 ha đất nông nghiệp, trong

đó có 76.270,4 ha đất lâm nghiệp, Diện tích rừng phòng hộ 29.077,6 ha (BQL rừng phòng hộ Tu Mơ Rông quản lý: 13.517,5 ha; Công ty NLCN&DV quản lý: 8.119,3 ha; UBND các xã quản lý: 7.440,8 ha); rừng sản suất 47.192,8 ha (Công

ty NLCN&DV quản lý: 16.230,2 ha; UBND các xã quản lý: 22.632,75 ha; hộ gia đình quản lý: 5.849,2 ha; tổ chức kinh tế khác quản lý:2.480,65 ha); trong đó rừng

tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình là 8.773,5 ha (trong đó UBND các xã quản lý 2.713,5 ha, Công ty NLCN&DV quản lý 6.060 ha) Độ che phủ rừng khoảng là 83,87% Rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng nghèo, rừng non tái sinh nên tác dụng ngăn cản lũ lụt, sạt lở đất trong mùa mưa bị hạn chế Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng rộng thường xanh, tre nứa và lá kim Đây là một trong những vùng còn nhiều rừng nhất tỉnh Kon Tum với nhiều chủng loại gỗ và động vật quý hiếm, cần được bảo vệ và khai thác có hiệu quả Ngoài trữ lượng gỗ, rừng của huyện Tu Mơ Rông có nhiều lâm đặc sản dưới tán rừng quý hiếm có giá trị như sâm ngọc linh, sa nhân, hồng đẳng sâm, ngũ vị tử,

Để phát huy hết lợi thế về tài nguyên rừng như trên, trong thời gian đến huyện Tu Mơ Rông đẩy mạnh công tác giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng, nhằm khai thác rừng hợp lý, cải tạo rừng và trồng rừng, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác qua đó nâng cao đời sống dân cư ở các khu vực gần rừng

- Nguồn nguyên liệu:

Do đặc thù là huyện có độ cao so với mực nước biển trên 1.000 m nên phù hợp cho việc phát triển cây cà phê chè catimo, dong riềng , mặt khác với đặc thù

là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn (88,97% so tổng diện tích tự nhiên) đây là

Trang 21

điều kiện thuận lợi trong việc phát triển nguồn nguyên liệu giấy và phát triển một

số cây dược liệu như sâm Ngok Linh, sơn tra, ngũ vị tử, hồng đẳng sâm là nguồn nguyên liệu chính để phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản và dược liệu

- Tiềm năng du lịch:

Tiềm năng lớn về du lịch được xác định là cảnh quan thiên nhiên (khu du lịch sinh thái Ngọc Linh), di tích lịch sử (Khu căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy, Huyện ủy); các di sản văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể lâu đời của dân tộc bản địa

2.1.3 Tài nguyên nhân lực:

- Dân số- Dân tộc:

Dân số của huyện đến cuối năm 2008 là 21.018 người, 4.175 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95,5%; Tỷ lệ tăng dân số chung toàn huyện 3,7%/năm, trong đó tăng tự nhiên là 2,46% và tăng cơ học 1,24% (phần lớn là lao động ở nơi khác chuyển đến làm việc tại huyện); Mật độ dân số rất thưa 24,0 người/km2 Dân cư hầu hết là cộng đồng dân tộc thiểu số (dân tộc Xê Đăng chiếm đại đa số) Tính cộng đồng trong lối sống cũng như sinh hoạt được thể hiện rất rõ nét, sống theo cụm tập trung Đời sống của người dân gắn liền với canh tác nương rẫy, lúa nước và rừng (đặt bẫy, săn bắn thú rừng) với quá trình sản xuất tự nhiên, lạc hậu, tự cung tự cấp; một số phong tục tập quán còn lạc hậu đang là thách thức lớn cho phát triển KT-XH của huyện

- Tình hình lao động:

Năm 2008, tổng số người trong độ tuổi lao động là 8.570 người, trong đó lao động nữ chiếm 45,5%; cơ cấu lao động đơn giản, chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, chiếm 86,17%; dịch vụ chiếm 12,25%; các ngành nghề công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ lệ rất thấp, do chưa phát triển và thường chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình như mộc, đan lát, Tổng số lao động đã qua đào tạo là 489 người chiếm tỷ lệ 5,7%

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện:

Là huyện mới thành lập, thực trạng kinh tê-xã hội bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, kết cầu hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, chợ nông thôn… còn thấp kém Quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực tuy đã được chú trọng nhưng do nguồn lực chưa đủ mạnh, phân tán, chưa có nhiều ngành đầu ư phát triển

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 trên địa bàn huyện đạt 21,78 % Tổng

sản phẩm trên địa bàn huyện năm 2008 (theo giá CĐ 94) đạt 46.990 triệu đồng,

trong đó: Nhóm nông, lâm thuỷ sản đạt 26.257 triệu đồng; Nhóm công nghiệp, xây dựng 9.234 triệu đồng; Nhóm thương mại và dịch vụ 6.719,6 triệu đồng; Thu nhập

Trang 22

bình quân đầu người đạt 4,331 trđ/người/năm (quy đổi 270,7 USD); lương thực bình quân đầu người đạt 356 kg/người/năm

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn huyện: Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 64,66 %; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 21,04%; Thương mại, dịch vụ chiếm 14,3%

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện năm 2008 là 3,65 tỷ đồng

2.2.1 Thực trạng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu:

- Sản xuất nông nghiệp:

Trong những năm qua, sản xuất lương thực trên địa bàn huyện có những bước phát triển nhanh, đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 79,56 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), sản lượng lương thực có hạt đạt 7.532,18 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 365,89 kg/người/năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 5.631,9 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực gieo trồng 3.345,4 ha; sản lượng lương thực năm 2008 đạt 7.325,97 tấn Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm: 2.453,8ha; sản lượng đạt 5.419,69 tấn, năng suất đạt 22,09 tạ/ha, trong đó:

- Lúa vụ đông - xuân: 682,8 ha, năng suất đạt 27,12 tạ/ha, sản lượng 1.851,75 tấn

- Lúa vụ mùa: 1.771ha, năng suất đạt 20,15 tạ/ha, sản lượng đạt 3.567,94 tấn

- Diện tích gieo trồng cây ngô cả năm 891,6 ha, năng suất đạt 23,69 tạ/ha, sản lượng đạt 2.112 tấn, trong đó cây ngô lai đạt 861ha chiếm tỷ lệ 123% diện tích ngô cả năm

- Tổng diện tích gieo trồng cây chất bột có củ năm 2008 là 2.190,9

ha, sản lượng đạt 25.423 tấn, trong đó: Diện tích cây sắn: 2.064 ha, diện tích cây Dong riềng 126,9 ha

Tổng diện tích cây trồng lâu năm hiện có 2.049,5 ha, trong đó cây cà phê:

237,9 ha (diện tích ở thời kỳ kiến thiết cơ bản là 162,2 ha, diện tích cho sản phẩm

là 76 ha).

Hiện nay, các hộ nông dân trong huyện đã tổ chức, áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật trên trên nhằm thâm canh cây trồng; đối với diện tích lúa rẫy năng suất thấp, đang dần dần được chuyển sang gieo trồng các loại cây khác

có hiệu quả kinh tế hơn Nhìn chung, vấn đề sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực ở huyện Tu Mơ Rông đã có những chuyện biến đáng kể so với năm đầu mới thành lập huyện, mức sản xuất lương thực tăng, diện tích đất có khả năng nông nghiệp trên địa bàn huyện được khai thác, sử dụng và quản lý tương đối

Trang 23

có hiệu quả Năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng tăng lên rõ rệt do biết áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật thâm canh Đây là kết quả đánh giá bước đi đúng đắn của nhân dân huyện Tu Mơ Rông trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuyền đổi cơ cấu cây trồng, trong đó phải

kể đến sự chuyển đổi rất hiệu quả của công tác giống, thâm canh trong sản xuất

Chăn nuôi có vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tu Mơ Rông Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện còn chậm phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng chiếm tỷ trọng thấp trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Các xã chưa chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi, nhiều hộ chưa có chuồng trại đề nhốt gia súc; đây cũng là một trong những nguyên nhân làm đàn gia súc chậm phát triển Tuy sản lượng thịt xuất chuồng của các nông hộ chưa cao, nhưng ngành chăn nuôi của huyện Tu Mơ Rông đã phần nào tác động đến sản xuất nông nghiệp toàn huyện; đã tạo ra sản phẩm hàng hoá và công ăn việc làm cho người lao động Trong thời gian đến huyện sẽ chú trọng phát triển lĩnh vực này và đề ra những biện pháp thích hợp để phát triển ngành chăn nuôi theo hình thức phát triển mô hình trang trại kết hợp với chăn nuôi hộ gia đình; đặc biệt là chăn nuôi đàn đại gia súc Năm 2008, tổng đàn trâu có 4.658 con, đàn bò có 5.861con, đàn heo có 3.694 con, đàn dê có 563 con, đàn gia cầm có 23.674 con

Công tác khuyến nông-khuyến lâm từng bước được cải thiện rõ rệt Bố trí vốn lòng ghép từ các chương trình, dự án để triển khai một số mô hình trồng trọt

và chăn nuôi, duy trì một số cây, con giống bản địa trên địa bàn huyện

Công tác thuỷ lợi thường xuyên được quan tâm, ngoài việc đầu tư mới các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích canh tác, việc duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, nạo vét kênh mương cũng được thực hiện thường xuyên và liên tục

- Sản xuất lâm nghiệp:

Toàn huyện có 76.270,4 ha đất lâm nghiệp, chiếm 88,97% diện tích đất tự nhiên; trong đó đất có rừng phòng hộ 27.249,4 ha, đất có rừng sản suất 44.730,2 ha Diện tích rừng phòng hộ đã giao khoán cho nhân dân chăm sóc bảo

vệ 6.540 ha, diện tíc giao đất, giao rừng sản xuất theo Quyết định 178 và Quyết định 304 là 5.770ha Việc giao khoán khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng và giao đất giao rừng trên địa bàn huyện chưa triệt để, dẫn đến rừng và đất rừng thường bị xâm hại

- Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:

Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng năm

2008 là 30,63 tỷ đồng Các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác trên địa bàn huyện chưa phát triển, chỉ đáp ứng nhu cầu chế biến và sơ chế các sản phẩm từ nông nghiệp Sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp dịch vụ còn nhỏ lẻ, quy mô không lớn, các cơ sớ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu của tư nhân tự phát Do hạn chế về quy mô, nên khả năng thu hút lao động của các

Trang 24

cơ sở công nghiệp trên địa bàn cũng chưa nhiều Số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 của huyện là không đáng kể, sản lượng khai thác đá cát sỏi các loại làm vật liệu xây dựng thông thường khoảng 1.500 ngàn m3, chế biến mộc gia dụng khoảng 350 chiếc, khai thác gỗ tròn tận thu từ các tuyến đường khoảng

150 m3, xay xát lương thực khoảng 2,87 ngàn tấn, gia công cơ khí khoảng 3,1 ngàn dụng cụ

Hiện nay, tỉnh đã cho chủ trương đầu tư một số công trình thuỷ điện nhỏ trên địa bàn với công suất khoảng 30-70MHz như Thuỷ điện ĐăkPSi 3+4, Thuỷ điện Nước Lây, thuỷ điện Đăk PSi 2b trong thời gian đến, với khả năng khai thác số thuỷ điện này sẽ góp phần không nhỏ đến giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cải thiện đáng kể việc giải quyết nguồn lao động tại chổ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân

- Thương mại, dịch vụ, du lịch:

Là một huyện nghèo, mật độ dân số thưa thớt, hoạt động thương mại nhỏ

lẻ, phân tán, chủ yếu là hoạt động bán lẻ rãi đều tại các thôn làng Tổng mức bán

lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2008 là 18,23 tỷ đồng Chưa có trung tâm thương mại huyện và hệ thống chợ trung tâm các xã Lưu thông hàng hoá chủ yếu bằng các phương tiện thô sơ, khối lượng vần chuyển hàng hoá năm 2008 là 30 ngàn tấn, khối lượng luân chuyển khoảng 960 ngàn tấn/km Do địa bàn chia cắt, dịch vụ bưu chính cũng bị ảnh hưởng, việc chuyển thư từ, bưu kiện, công văn đến các xã trong huyện nhiều khi còn chậm trễ Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có dịch vụ vận chuyển hành khách, chưa có hệ thống ngân hàng

Đánh giá thực trạng: Từ khi mới thành lập huyện (tháng 6/2005), cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể các cấp và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nổ lực, quyết tâm vượt khó khăn phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đề ra hàng năm và giai đoạn Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho các chương trình mục tiêu dự án còn nhỏ lẽ, chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng như đường điện, mạng lưới giao thông, trường học, trạm của huyện còn nhiều yếu kém, được đầu tư từ nhiều năm trước nay đã xuống cấp; một số ngành, lĩnh vực chưa chủ động trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác tuyên truyền, vận động chưa thực sự sâu rộng, chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp dẫn đến sự nghiệp giảm nghèo và xây dựng thôn làng vững mạnh chưa đạt kết quả như yêu cầu đặt ra

Từ thực tế đó huyện đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần tập trung sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng các cấp, sự chỉ đạo

có chiều sâu của chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch định hướng và tổ chức triển khai thực hiện Tăng cường sự phối hợp của các

tổ chức chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, khơi

Trang 25

dậy tính tự giác, phát huy nội lực trong nhân dân, trong từng gia đình và cộng đồng.

- Từng ngành, từng lĩnh vực phải có chương trình, kế hoạch cụ thể và có tính khả thi; có quy chế, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng nhóm, từng người cụ thể và sát thực tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất Mỗi cán bộ công chức hành chính luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công tác, sản xuất, phát triển kinh tế để làm mô hình cho nhân dân học tập và làm theo

- Gắn kết các chương trình mục tiêu dự án với việc đào tạo, tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức của người dân thoát nghèo bền vững

- Hệ thống kết cấu hạ tầng:

Số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã hai mùa là 02/11 xã (xã Đăk

Hà và xã Tu Mơ Rông), còn lại đường đến trung tâm 9/11 xã là đường đất chỉ đi được vào mùa khô Trên địa bàn huyện hiện tại có 91 thôn và 03 điểm dân cư thì 100% đều chưa có đường ô tô đến trung tâm của thôn, nền đường chủ yếu là đường đất do dân tự làm Hệ thống đường giao thông từ các thôn đi khu sản xuất chưa có Tổng chiều dài các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện 210,33 km (Đường tỉnh: 54,2 km chiếm 25,77%; Đường huyện: 22,0 km chiếm 10,46%; Đường xã, thôn: 134,13 km chiếm 63,77%) Trong đó đường huyện, xã chủ yếu là đường đất tự nhiên, nền đường rộng khoảng 3m; mặt đường rộng khoảng 2m, mùa mưa thì trơn trượt, lầy lội, các loại phương tiện lưu thông hết sức khó khăn

Số xã được đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ là 11 xã Trên địa bàn huyện

có 83 công trình thuỷ lợi, trong đó cần nâng cấp 64 công trình đập đầu mối, kiên

cố hoá kênh mương đảm bảo nước tưới cho 582 ha Chưa có xã nào có đủ công trình thủy lợi để đáp ứng diện tích tưới tiêu Hiện trên địa bàn huyện chỉ có 01 công trình thuỷ lợi có quy mô lớn (thuỷ lợi Đăk Hnia), nhưng chỉ đầu tư được đập dâng và hồ chứa, còn hệ thống kênh mương tưới tiêu và kênh mương nội đồng chưa có nguồn đầu tư, dẫn đến nhiều diện tích đất canh tác bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước tưới

Số xã đã có điện lưới quốc gia là 11/11 xã Số thôn (làng) đã có điện lưới quốc gia là 66 thôn, số thôn làng chưa có điện lưới quốc gia 25 thôn làng và 03 điểm dân cư Tổng số hộ chưa có điện lưới quốc gia là 608 hộ, chiếm 14.6%

Số xã đã được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt là 11 xã, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60% Tuy nhiên các công trình cấp nước

do đầu tư từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp và chưa đảm bảo cung cấp nước đủ sinh hoạt cho nhân dân Tại hầu hết điểm dân cư ở một số xã gần trung tâm huyện cũng như ở các xã trong huyện đều sử dụng nguồn nước tự chảy, chưa đảm bảo vệ sinh

Trang 26

Số xã được sử dụng điện thoại cố định là 02/11 xã, tỷ lệ số thôn được phủ sóng điện thoại di động là 45% Số xã có điểm bưu điện xã là 03/11xã, bưu điện tại trung tâm huyện còn tạm bợ.

Huyện chưa có Trung tâm thương mại; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm dịch vụ tổng hợp nông-lâm-ngư nghiệp; Cơ sở đào tạo dạy nghề tổng hợp; Nhà văn hoá thể thao cấp huyện; Sân vận động; Thư viện; Công trình xử lý chất thải tập trung Tại 11/11 xã chưa có chợ trung tâm xã, Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, Nhà văn hoá xã, thôn, bản, Sân vận động cấp xã, thôn, Thư viện, Công trình xử lý chất thải tập trung

Hiện huyện có 05 trạm phát lại truyền hình, chưa có Đài truyền truyền hình huyện Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, hệ thống trang thiết bị truyền thanh truyền hình công suất nhỏ, lạc hậu, xuống cấp nên chỉ có khoảng 45% số hộ được xem truyền hình, 70% số người được nghe phát thanh

thanh-Trên địa bàn toàn huyện có 11 xã, mới có 4 trụ sở làm việc của UBND xã

đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo làm việc Tại các thôn làng hầu hết đều có nhà rông nhưng chưa được đầu tư các thiết chế văn hoá Một số xã có các bưu điện văn hoá xã, nhưng thông lin liên lạc chưa đựợc đảm bảo do địa hình phức tạp.Cơ sở đào tạo nghề chưa có

2.2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

- Về Giáo dục-đào tạo:

Tổng số học sinh trong năm học 2007-2008 là 8.540 học sinh trong đó: Mầm non có 1.961 em, 84 lớp mẫu giáo và 20 lớp nhóm trẻ; Tiểu học có 3.693

em, 199 lớp; Trung học cơ sở có 2.664 em, 105 lớp; Trung học phổ thông có 222

em, 8 lớp Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 88,4%, tỷ lệ học sinh đi học tiểu học tiểu học là 87,4%, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở là 81,8%, tỷ lệ người

mù chử là7,5% Chất lượng học sinh: hạnh kiểm tương đối tốt, học lực đa số còn ở hạng trung bình và yếu, số học sinh đạt loại khá, giỏi rất ít (Mầm non: 28,6%, Tiểu học: 12,11%, THCS: 1,2%)

Tổng số giáo viên 678 người, trong đó: giáo viên mầm non là 104 người, giáo viên tiểu học là 301 người, giáo viên trung học cơ sở là 246 người, giáo viên trung học phổ thông là 23 người Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với địa phương, với nghề nghiệp, phần lớn đã qua đào tạo đạt chuẩn trở lên

Số xã được đầu tư trường lớp học là 11/11 xã, nhưng cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh trên địa bàn Mức độ đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ, cụ thể như sau:

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: chưa có

+ Trường trung học phổ thông: chưa có

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w