Hệ thống kết cấu hạ tầng:

Một phần của tài liệu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)

Số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã hai mùa là 02/11 xã (xã Đăk Hà và xã Tu Mơ Rông), còn lại đường đến trung tâm 9/11 xã là đường đất chỉ đi được vào mùa khô. Trên địa bàn huyện hiện tại có 91 thôn và 03 điểm dân cư thì 100% đều chưa có đường ô tô đến trung tâm của thôn, nền đường chủ yếu là đường đất do dân tự làm. Hệ thống đường giao thông từ các thôn đi khu sản xuất chưa có. Tổng chiều dài các tuyến đường GTNT trên địa bàn huyện 210,33 km (Đường tỉnh: 54,2 km chiếm 25,77%; Đường huyện: 22,0 km chiếm 10,46%; Đường xã, thôn: 134,13 km chiếm 63,77%). Trong đó đường huyện, xã chủ yếu là đường đất tự nhiên, nền đường rộng khoảng 3m; mặt đường rộng khoảng 2m, mùa mưa thì trơn trượt, lầy lội, các loại phương tiện lưu thông hết sức khó khăn.

Số xã được đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ là 11 xã. Trên địa bàn huyện có 83 công trình thuỷ lợi, trong đó cần nâng cấp 64 công trình đập đầu mối, kiên cố hoá kênh mương đảm bảo nước tưới cho 582 ha. Chưa có xã nào có đủ công trình thủy lợi để đáp ứng diện tích tưới tiêu. Hiện trên địa bàn huyện chỉ có 01 công trình thuỷ lợi có quy mô lớn (thuỷ lợi Đăk Hnia), nhưng chỉ đầu tư được đập dâng và hồ chứa, còn hệ thống kênh mương tưới tiêu và kênh mương nội đồng chưa có nguồn đầu tư, dẫn đến nhiều diện tích đất canh tác bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước tưới.

Số xã đã có điện lưới quốc gia là 11/11 xã. Số thôn (làng) đã có điện lưới quốc gia là 66 thôn, số thôn làng chưa có điện lưới quốc gia 25 thôn làng và 03 điểm dân cư. Tổng số hộ chưa có điện lưới quốc gia là 608 hộ, chiếm 14.6%.

Số xã đã được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt là 11 xã, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60%. Tuy nhiên các công trình cấp nước do đầu tư từ nhiều năm trước, đến nay đã xuống cấp và chưa đảm bảo cung cấp nước đủ sinh hoạt cho nhân dân. Tại hầu hết điểm dân cư ở một số xã gần trung tâm huyện cũng như ở các xã trong huyện đều sử dụng nguồn nước tự chảy, chưa đảm bảo vệ sinh.

Số xã được sử dụng điện thoại cố định là 02/11 xã, tỷ lệ số thôn được phủ sóng điện thoại di động là 45%. Số xã có điểm bưu điện xã là 03/11xã, bưu điện tại trung tâm huyện còn tạm bợ.

Huyện chưa có Trung tâm thương mại; Trung tâm giáo dục thường xuyên; Trung tâm dịch vụ tổng hợp nông-lâm-ngư nghiệp; Cơ sở đào tạo dạy nghề tổng hợp; Nhà văn hoá thể thao cấp huyện; Sân vận động; Thư viện; Công trình xử lý chất thải tập trung. Tại 11/11 xã chưa có chợ trung tâm xã, Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, Nhà văn hoá xã, thôn, bản, Sân vận động cấp xã, thôn, Thư viện, Công trình xử lý chất thải tập trung.

Hiện huyện có 05 trạm phát lại truyền hình, chưa có Đài truyền thanh- truyền hình huyện. Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt, hệ thống trang thiết bị truyền thanh truyền hình công suất nhỏ, lạc hậu, xuống cấp nên chỉ có khoảng 45% số hộ được xem truyền hình, 70% số người được nghe phát thanh.

Trên địa bàn toàn huyện có 11 xã, mới có 4 trụ sở làm việc của UBND xã đã được đầu tư xây dựng, đảm bảo làm việc. Tại các thôn làng hầu hết đều có nhà rông nhưng chưa được đầu tư các thiết chế văn hoá. Một số xã có các bưu điện văn hoá xã, nhưng thông lin liên lạc chưa đựợc đảm bảo do địa hình phức tạp.Cơ sở đào tạo nghề chưa có.

2.2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội- Về Giáo dục-đào tạo: - Về Giáo dục-đào tạo:

Tổng số học sinh trong năm học 2007-2008 là 8.540 học sinh trong đó: Mầm non có 1.961 em, 84 lớp mẫu giáo và 20 lớp nhóm trẻ; Tiểu học có 3.693 em, 199 lớp; Trung học cơ sở có 2.664 em, 105 lớp; Trung học phổ thông có 222 em, 8 lớp. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo là 88,4%, tỷ lệ học sinh đi học tiểu học tiểu học là 87,4%, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở là 81,8%, tỷ lệ người mù chử là7,5%. Chất lượng học sinh: hạnh kiểm tương đối tốt, học lực đa số còn ở hạng trung bình và yếu, số học sinh đạt loại khá, giỏi rất ít (Mầm non: 28,6%, Tiểu học: 12,11%, THCS: 1,2%).

Tổng số giáo viên 678 người, trong đó: giáo viên mầm non là 104 người, giáo viên tiểu học là 301 người, giáo viên trung học cơ sở là 246 người, giáo viên trung học phổ thông là 23 người. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với địa phương, với nghề nghiệp, phần lớn đã qua đào tạo đạt chuẩn trở lên.

Số xã được đầu tư trường lớp học là 11/11 xã, nhưng cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh trên địa bàn. Mức độ đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ, cụ thể như sau:

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: chưa có. + Trường trung học phổ thông: chưa có.

+ Trường PTDT nội trú huyện: 01 trường DTNT (Nhưng chưa được đầu tư

còn mượn cơ sở của trường THCS để giảng dạy).

+ Tổng số các loại phòng học: 344 phòng; trong đó: số phòng học kiên cố: 69 phòng; số phòng học cấp 4: 167 phòng; số phòng học tạm: 108 phòng.

+ Hầu như các trường trên địa bàn huyện đều chưa có phòng bộ môn, nhà hiệu bộ, thư viện, nhà ở giáo viên, cổng, tường rào, sân chơi, nhà về sinh và hệ thống cấp nước sinh hoạt. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn.

Hiện huyện chưa có cơ sở đào tạo nghề tổng hợp, việc đào tạo nghề cho người lao động phải gửi đến các trung tâm của các huyện lân cận để đào tạo. Đó là khó khăn rất lớn cho huyện trong việc lựa chọn ngành nghề để đào tạo cho người lao động.

Một phần của tài liệu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)