0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Quốc phòng an ninh:

Một phần của tài liệu XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM (Trang 42 -47 )

- Phát triển nguồn nhân lực:

3.2.6. Quốc phòng an ninh:

- Không ngừng tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

- Hàng năm tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch, triển khai tốt công tác gọi thanh niên nhập ngũ đảm bảo chỉ tiêu trên giao, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác đăng ký hộ tịch hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng và thực hiện đúng chính sách tôn giáo.

- Tập trung cao độ nguồn vốn trong năm 2009-2010 để triển khai công tác giao đất, giao rừng sản xuất; khoán chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi gắn với việc hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng sản xuất nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

- Triển khai có hiệu quả việc khai hoang, phục hóa; tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, dạy nghề gắn với tạo việc làm; chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ....

- Lòng ghép nguồn vốn của các chương trình, đặc biệt là chương trình thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình 30a.

- Ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã đến các thôn và đường đi khu sản xuất. Phấn đấu có đường ôtô đi đến trung tâm xã thông suốt 2 mùa đến năm 2010 là 5 xã, đến năm 2015 hoàn tất 11 xã; đến hết năm 2015 cơ bản hoàn thành xong đường liên thôn, đường đến thôn thông suốt 2 mùa; đến năm 2020 hoàn thành xong đường từ các thôn đi khu sản xuất đảm bảo ôtô đi lại được 2 mùa.

- Chú trọng đầu tư hệ thống đập thuỷ lợi, hồ chứa, kênh thông dòng và kênh nội đồng, đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành xong tất cả các công trình thuỷ lợi.

- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, nhà hiệu bộ, thư viện và các công trình phụ trợ cho các trường và điểm trường; xây dựng Trường Phổ thông trung học, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Cơ sở đào tạo nghề tổng hợp tại trung tâm huyện và các công trình thiết yếu khác theo thứ tự ưu tiên theo các mục tiêu của đề án.

- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và từ nhân dân trong việc triển khai thực hiện đề án.

- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các Ban quản lý dự án các cấp, tăng cường cán bộ chủ chốt về xã để quản lý và sử dụng vốn chương trình đúng mục đích, có hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát, đánh giá tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân được giám sát việc triển khai thực hiện đề án. Kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để việc đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng và khối lượng.

3.3 Nhu cầu nguồn lực và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo: xóa đói giảm nghèo:

3.3.1 Nguồn lực từ các chính sách hiện hành của nhà nước: 273.186,63 triệu đồng: triệu đồng:

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường: 11.950 triệu đồng. - Chương trình phòng chống tội phạm: 239 triệu đồng.

- Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình: 2.968 triệu đồng.

- Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS: 4.658 triệu đồng.

- Chương trình văn hóa: 1.190 triệu đồng.

- Chương trình phòng chống ma túy: 475 triệu đồng. - Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 477 triệu đồng. - Chương trình giáo dục đào tạo: 11.700 triệu đồng.

- Chương trình 135-giai đoạn 2: 20.248 triệu đồng - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: 38.586 triệu đồng.

- Hỗ trợ theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ: 1.200 triệu đồng. - Hỗ trợ định canh định cư theo Quyết định 33 của Thu tướng Chính phủ: 34.129 triệu đồng.

- Bố trí sắp xếp dân cư theo Quyết định 193 của Thủ tướng Chính phủ: 16.940 triệu đồng.

- Hỗ trợ dầu hỏa, điện thắp sáng theo Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ: 1.913 triệu đồng.

- Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ: 23.895 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ giá theo Quyết định 61 của Thủ tướng Chính phủ: 7.720 triệu đồng.

- Hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ: 38.220 triệu đồng.

- Phụ cấp y tế thôn bản theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ: 39.421 triệu đồng

3.3.2 Nhu cầu nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù: 471.113.244.000 đồng (kể cả vốn tín dụng) 471.113.244.000 đồng (kể cả vốn tín dụng)

3.3.2.1. Kinh phí thiết kế rừng để khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình:

32.408,4 ha x 30.000 đ/ha = 972.252.000 đồng

3.3.2.2. Kinh phí khoán chăm sóc bảo vệ rừng: 73.698.480.000 đồng

- Năm 2009 tiến hành giao khoán cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng với diện tích 12.000 ha. Tổng kinh phí: 12.000 ha x 200.000 đ/ha/năm =2.400.000.000 đồng.

- Năm 2010 bắt đầu giao khoán cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng với diện tích 32.408,4 ha (27.249,4 ha rừng phòng hộ và 5.159 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình) và ổn định đến năm 2020. Tổng kinh phí từ năm 2010 - 2020: 32.408,4 ha x 200.000 đ/ha/năm x 11 năm =

71.298.480.000 đồng.

3.3.2.3. Kinh phí để giao đất, giao rừng sản xuất:

30.900 ha x 225.000 đ/ha = 6.952.500.000 đồng

Trong đó diện tích do:

- UBND các xã quản lý: 18.500 ha

- Công ty NLCN&DV ĐăkTô quản lý: 12.400 ha 3.3.2.4. Kinh phí hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng: 3.354,6 ha x 5.000.000.000 đ =16.773.000.000 đồng

3.3.2.5. Hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo tham gia giao, KBV rừng:

83.881.980.000 đ

- Năm 2009 hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo tham gia chăm sóc bảo vệ rừng và được giao đất, giao rừng sản xuất:

2.640 khẩu x 15 kg/kh x 12 tháng x 13.000 đ/kg kg = 6.177.600.000 đ Trong đó: - Năm 2010: 5.121 khẩu x 15 kg/kh x 12 tháng x 13.000 đ/kg = 11.983.140.000 đ - Năm 2011-2015: 5.121 khẩu x 15 kg/kh x 60 tháng x 13.000 đ/kg = 59.915.700.000 đ

= 5.805.540.000 đ 3.3.2.6. Hỗ trợ tận dụng đất sản xuất:

1.069 ha x 5.000.000.000đ = 5.345.000.000 đồng

3.3.2.7. Kinh phí rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp:

11 xã x 1.000.000.000 đ/xã = 11.000.000.000 đồng

3.3.2.8. Kinh phí lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho 11 xã: 11 xã x 200.000.000 đ/xã = 2.200.000.000 đồng

3.3.2.9. Kinh phí hỗ trợ khai hoang:

922,2 ha x 10.000.000 đ = 9.222.000.000 đồng

3.3.2.10. Kinh phí hỗ trợ phục hoá:

402,7 ha x 5.000.000 đ = 2.013.500.000 đồng

3.3.2.11. Kinh phí hỗ trợ toạ ruộng bậc thang:

376,7 ha x 10.000.000 đ = 3.767.000.000 đ

3.3.2.12. Hỗ trợ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi :

2.939 hộ x 5.000.000 đ/ hộ = 14.695.000.000 đồng

3.3.2.13.Vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản (hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng thương mại)

31.000.000.000 đồng

3.3.2.14.Vốn hộ nghèo vay tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% trong 2 năm giống gia súc, gia cầm, thủy sản: 15.500.000.000 đồng

3.3.2.15. Kinh phí hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại:

1.924 hộ x 1.000.000 đ/hộ = 1.924.000.000 đồng

3.3.2.16. Kinh phí hỗ trợ hộ nghèo trồng cỏ chăn nuôi:

1.459 hộ/760 ha x 2.000.000 đ/ha = 1.520.800.000 đồng

3.3.2.17. Vốn hộ nghèo vay phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tối đa 5 triệu đồng/hộ, lãi suất 0% (cho hộ không có điều kiện chăn nuôi)

5.500.000.000 đồng

3.3.2.18. Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cao gấp 2 lần so với mức trung bình chung các huyện khác.

3.3.2.19. Hỗ trợ một suất trợ cấp khuyến nông, lâm, ngư thôn bản95 Cbộ x 150.000 đ/tháng x 12 tháng x 12 năm = 2.052.000.000 đồng

3.3.2.20. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện: Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước. Tổng kinh phí

hỗ trợ: 43.500.000.000 đồng

3.3.2.21. Kinh phí hỗ trợ quản bá và xúc tiến thương mại:

100.000.000 đ/năm x 12 năm = 1.200.000.000 đồng

3.3.2.22. Hỗ trợ 80% kinh phí chuyển giao, ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi: Tổng số kinh phí chuyển giao công nghê = 80% x 5.000.000.000 đ

= 4.000.000.000 đồng

3.3.2.23. Hỗ trợ dạy văn hóa cho lao động xuất khẩu lao động (không kể nhiệm vụ chi thuộc Bộ LĐTBXH đã bố trí dự toán Bộ LĐTBXH)

1.320 LĐ x 15.000.000 đ/LĐ= 19.800.000.000 đồng

3.3.2.24. Hỗ trợ kinh phí bố trí đủ giáo viên tiểu học:

315 Giáo viên x 36.000.000 đ = 11.340.000.000 đồng

3.3.2.25. Kinh phí học sinh cử tuyển: 1.590.000.000 đ

3.3.2.26. Cấp học bổng cho học sinh nghèo người DTTS học ở ngoài trường PTDTNT: 10.608.000.000 đồng

3.3.2.27.Trợ cấp kinh phí tăng cường dạy nghề gắn với việc làm 2.220 LĐ x 15.000.000 đ/LĐ= 33.300.000.000 đồng

3.3.2.28. Trợ cấp kinh phí đào tạo nghề tại chỗ (không kể nhiệm vụ chi bố trí dự toán Bộ Quốc phòng)

3.960 LĐ x 1.500.000 đ/LĐ = 5.940.000.000 đồng

3.3.2.29. Chính sách đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ cơ sở (cán bộ thôn, bản, xã, huyện)

180 Cbộ x 10.000.000đ = 1.800.000.000 đ

3.3.2.30. Trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số KHHGĐ: 3.078.000.000 đồng

3.3.2.31. Trợ cấp ban đầu đối với cán bộ luân chuyển và tăng cường cán bộ: 99 CB x 6.500.000 đ = 643.500.000 đồng

3.3.2.32. Trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường (phải di chuyển gia đình)

99 CB x 5.000.000 đ = 495.000.000 đồng

3.3.2.33. Trợ cấp thêm 70% tiền lương đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 4.324.320.000 đồng

3.3.2.34. Tiền tàu xe đi, về thăm gia đình nghỉ phép năm, tết, lễ đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 396.000.000 đồng

3.3.2.35. Hỗ trợ khác của địa phương (nhà ở công vụ) đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 495.000.000 đồng

3.3.2.36. Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu đối với trí thức trẻ tình nguyện (người không hưởng lương): 643.500.000 đồng

3.3.2.37. Tiền công hàng tháng tương đương cán bộ, công chức có cùng trình độ đào tạo (đối với trí thức trẻ tình nguyện): 9.266.400.000 đồng

3.3.2.38. Tiền phụ cấp hàng tháng như đối với cán bộ, công chức xã (đối với trí thức trẻ tình nguyện): 2.162.160.000 đồng

3.3.2.39. Tiền đóng BHXH,BHYT (đối với trí thức trẻ tình nguyện):

1.618.450.000 đồng

3.3.2.40. Chính sách thu hút của địa phương (nhà ở công vụ) đối với trí thức trẻ tình nguyện: 495.000.000 đồng

Một phần của tài liệu XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM (Trang 42 -47 )

×