Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum (Trang 35 - 37)

- Tình hình an ninh, quốc phòng

3.2.1.Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2010 là 14%; giai đoạn 2011-2015 là 15%, giai đoạn 2016-2020 là 15%. Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp trong tổng giá trị kinh tế toàn huyện đến năm 2010 chiếm 53,10%; đến năm 2015 chiếm 47,84% và đến năm 2020 chiếm 39,21%.

* Về trồng trọt:

Phát triển đúng định hướng cơ cấu cây trồng gắn với thị trường. Cụ thể: - Cây lương thực: Phấn đấu đưa tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 4.400 ha vào năm 2015 và 5.300 vào năm 2020 với tổng sản lượng lương thực năm 2015: 16.070 tấn (trong đó: thóc 6.470 tấn), năm 2020: 30.000 tấn (trong đó: thóc 15.000 tấn).

+ Cây Lúa: Tiếp tục đầu tư mở rộng và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa nước hiện có nâng diện tích lúa cả năm trên địa bàn toàn huyện khoảng 2.000 ha năm 2015 và 2.300 ha năm 2020 với năng suất bình quân đạt 34 tạ/ha (năm 2015) và 46,67 tạ/ha (năm 2020)

+ Cây Ngô: Phấn đấu đưa diện tích gieo trồng ngô cả đến năm 2015 đạt 900 ha và đến 2020 đạt 1.000 ha. Năng suất bình quân đạt 37tạ/ha (năm 2015) và 40 tạ/ha (năm 2020).

+ Cây sắn: Giữ ổn định diện tích cây sắn trên địa bàn khoảng 500 ha, chủ yếu tập trung vào công tác thâm canh tăng năng xuất cây trồng.

+ Cây Dong riềng: Phát triển mạnh cây Dong riềng để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, dự kiến đến năm 2015 khoảng 500 ha, năm 2020: 700 ha.

+ Cây Cà phê: Tiếp tục trồng mới cây cà phê chè. Đến năm 2015 nâng diện tích cà phê trên địa bàn khoảng 1.000 ha và 2.000 ha ở năm 2020 năng suất bình quân đạt 1,2-1,5 tấn nhân/ ha.

+ Cây Bời lời: Ngoài việc duy trì diện tích hiện có, vận động nhân dân trồng trên diện tích đất kém chất lượng, bạc màu và đồi núi, chuyển mục đích trồng trọt... góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa và nâng cao thu nhập của nông dân. Dự kiến năm 2015 khoảng 1.000 ha, năm 2020 khoảng 1.500 ha.

- Cây Dược liệu: Tiếp tục đầu tư để phát triển một số loại cây dược liệu quý dưới tán rừng ở địa phương như:

+ Cây sâm Ngọc Linh: Nâng diện tích lên 15 ha vào năm 2015 và 25 ha vào năm 2020.

+ Ngoài ra đầu tư để phát triển một số cây dược liệu khác như: Cây ngũ vị tữ, hồng đẳng sâm, sa nhân…

- Cây ăn quả: Đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệp một số loại cây ăn quả xứ lạnh phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết ở xã Tu Mơ Rông, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê xăng.

- Ngoài ra tập trung phát triển một số cây rau đậu các loại khoảng 30 ha, nhằm cung cấp thực phẩm cho huyện. Đồng thời phát triển cây Bông đót, phất đấu đến năm 2002 trồng được 100 ha.

* Về chăn nuôi:

Tập trung các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn 30a để hỗ trợ nhân dân chăn nuôi đại gia súc theo đúng định hướng cơ cấu vật nuôi trên địa bàn, gắn với thị trường. Cụ thể:

- Tổng đàn trâu: 8.000 con (năm 2015); 12.000 con (năm 2020) - Đàn bò: 12.000 con (năm 2015); 20.000 con (năm 2020) - Lợn: 25.000 con (năm 2015); 45.000 con (năm 2020)

- Đàn dê: 700 con (năm 2015); 1.500 con (năm 2020)

Lòng ghép việc phát triển chăn nuôi với việc phát triển kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 55 trang trại

* Về Lâm nghiệp:

- Xác định kinh tế lâm nghiệp là một ngành chủ lực của huyện; quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở quần thể rừng Ngọc Linh; thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên nguyên tắc rừng và đất rừng phải có chủ thật sự.

- Tăng cường giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý và thực hiện các mô hình kinh tế đồi rừng, đến hết năm 2010 là 18.500 ha rừng sản suất. Chuyển toàn bộ diện tích đất rừng đã giao theo Quyêt định 178 và Quyết định 304 của

Chính phủ sang thực hiện đất rừng theo Nghị quyết 30a. Đề nghị cấp trên thu hồi diện tích rừng hiện do các lâm trường quản lý để giao lại cho các hộ gia đình.

- Đẩy mạnh công tác trồng rừng. Phấn đấu đến năm 2020 hỗ trợ nhân dân trồng 3.354,4 ha rừng sản xuất, đưa tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện lên 75.334,7 ha trên 76.270,4 ha đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ của rừng lên 85,0% năm 2020.

- Đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, nhất là trồng và phát triển rừng sản xuất, rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum (Trang 35 - 37)