0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tổng nguồn vốn: 701.196,139 triệu đồng (không kể vốn tín dụng)

Một phần của tài liệu XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM (Trang 49 -52 )

Trong đó:

a) Các chương trình, dự án hiên hành: 37,733708 tỷ đồng

b) Vốn cho chính sách mới do trung ương bổ sung: 663,462431 tỷ đồng

3.6 Các giải pháp thực hiện:

3.6.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn đầu tư:

- Tập trung cao độ nguồn vốn trong năm 2009-2010 để triển khai công tác giao đất, giao rừng sản xuất; khoán chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi gắn với việc hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng sản xuất nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

- Triển khai có hiệu quả việc khai hoang, phục hóa; tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, dạy nghề gắn với tạo việc làm; chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ....

- Lòng ghép nguồn vốn của các chương trình, đặc biệt là chương trình thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình 30a.

- Ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã đến các thôn và đường đi khu sản xuất. Phấn đấu có đường ôtô đi đến trung tâm xã thông suốt 2 mùa đến năm 2010 là 5 xã, đến năm 2015 hoàn tất 11 xã; đến hết năm 2015 cơ bản hoàn thành xong đường liên thôn, đường đến thôn thông suốt 2 mùa; đến năm 2020 hoàn thành xong đường từ các thôn đi khu sản xuất đảm bảo ôtô đi lại được 2 mùa.

- Chú trọng đầu tư hệ thống đập thuỷ lợi, hồ chứa, kênh thông dòng và kênh nội đồng, đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành xong tất cả các công trình thuỷ lợi.

- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, nhà hiệu bộ, thư viện và các công trình phụ trợ cho các trường và điểm trường; xây dựng Trường Phổ thông trung học, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Cơ sở

đào tạo nghề tổng hợp tại trung tâm huyện và các công trình thiết yếu khác theo thứ tự ưu tiên theo các mục tiêu của đề án.

- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và từ nhân dân trong việc triển khai thực hiện đề án.

- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các Ban quản lý dự án các cấp, tăng cường cán bộ chủ chốt về xã để quản lý và sử dụng vốn chương trình đúng mục đích, có hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát, đánh giá tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân được giám sát việc triển khai thực hiện đề án. Kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để việc đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng và khối lượng.

3.6.2. Giải pháp phát triển và nâng cao trình độ cán bộ:

- Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ xã, thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã có đủ năng lực, có trách nhiệm và tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ.

- Bổ sung lực lượng cán bộ cấp xã về quản lý, kỹ thuật đã được qua đào tạo để thực hiện đề án đối với cấp xã, mỗi xã bổ sung khoảng 3 cán bộ, có kinh phí, chế độ cụ thể. Quy hoạch cán bộ là người tại chổ để bố trí vào các chức danh chủ chốt nhằm ổn định và phát triển lâu dài về chiến lược cán bộ, đặc biệt là đôi ngũ cán bộ xã, thôn.

- Tuyển chọn con em người dân tộc thiểu số tại huyện đang học trường phổ thông trung học, trong các trường Đại học để đào tạo và bố trí công tác tại xã.

- Thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi thuộc nhóm ngành khoa học, kỹ thuật lĩnh vực nông lâm, khoa học xã hội nhân văn về công tác tại xã, gắn với các chế độ chính sách thu hút phù hợp.

- Đối với học sinh học ở các trường phổ thông trung học DTNT, sau khi tốt nghiệp mà không vào học tại các trường chuyên nghiệp, nghiên cứu đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, sau đó đưa về địa phương công tác.

- Phối hợp với ngành làm tốt công tác cử tuyển đối với học sinh là con, em đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nguồn cán bộ cho huyện, xã.

- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực như: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã là người dân tộc thiểu số; quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp; Đưa cán bộ trẻ, có năng lực về cơ sở, các xã trực tiếp quản lý để triển khai thực hiện chương trình 30a.

- Thông qua các chương trình, dự án có lồng ghép nội dung khuyến nông, khuyến lâm… tổ chức hướng dẫn cho lực lượng lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện đào tạo cơ bản cho một số nông dân là người dân tộc thiểu số về kỹ thuật nông lâm nghiệp để làm nòng cốt và nhân điểm hình tiên tiến trong cộng đồng dân cư ở thôn, làng.

- Hiện nay trình độ cán bộ công chức cấp xã còn yếu kém về quản lý và chuyên môn, đặc biệt là ở các xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Trong những năm tới cần tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã về trình độ quản lý điều hành, khả năng sản xuất theo hướng có ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đồng thời cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh...), trong đó già làng, trưởng bản là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

3.6.3. Về Khoa học- Công nghệ:

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các ngành sản xuất. Chú trọng việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Đẩy mạnh các hoạt động liên kết với Trường Đại học Đà Nẵng, Đại học Tây nguyên, các Viện, Trung tâm nghiêm cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên...trong việc trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân; trong nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác các tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Nghiên cứu việc bảo tồn, nhân giống một số cây dược liệu có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao như cây sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, ngũ vị tử...để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Trên cơ sở các mô hình đã triển khai và có hiệu quả, tiến hành nhân rộng gắn đào tạo ngắn hạn cho nông dân; Nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt tập đoàn cây, con sống dưới tán rừng gắn với tập huấn, đào tạo ngắn ngày và theo từng nhóm nhỏ tại làng bản.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật mạng lưới khuyến nông khuyến lâm đến từng xã, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt được các diều kiện sản xuất của nông hộ.

3.6.4. Các giải pháp khác.*Về đất đai: *Về đất đai:

- Rà soát, quy hoạch lại quỹ đất để lập kế hoạch khai hoang, phục hoá đất sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo và định hướng phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề trên địa bàn.

- Thực hiện khai thác và quản lý có hiệu quả quỹ đất đai, tài nguyên rừng thông qua việc triển khai giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân.

- Tạo môi trường thuận lợi về đất đai cho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển và sản xuất - kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.

- Để quản lý đất đai và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, cần phải tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nông lâm, nhất là vùng sản xuất nương rẫy cho nhân dân, làm được nội dung này sẽ ngăn chặn được tập quán phát nương làm rẫy của nhân dân và giải quyết được quỹ đất sản xuất cho nhân dân, bảo vệ được tài nguyên rừng.

* Về chính sách:

Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo 54,61%, trình độ dân trí thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất nhỏ manh múng, trình độ canh tác còn lạc hậu việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Do đó để xoá nghèo bền vững cần thực hiện đồng bộ các sách như:

-Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã trên địa bàn huyện.

- Tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục đầu tư, điều kiện đầu tư để cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

* Giải pháp khác:

- Huy động sự tham gia của các ngành, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giúp đỡ huyện Tu Mơ Rông trong việc làm dịch vụ đầu vào, đầu ra; chế biến tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, sử dụng lao động; hỗ trợ sản xuất cho nhân dân; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ...

Một phần của tài liệu XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM (Trang 49 -52 )

×