Các ứng dụng của phƣơng pháp mã vạch ADN

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam (Trang 46)

Mã vạch ADN có thể giúp chúng ta đạt đƣợc nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và đạt tới mục tiêu của công ƣớc đa dạng sinh học.

*Kiểm soát côn trùng trong nông nghiệp, giảm nghèo và đói

Những mối hại do côn trùng làm cho ngƣời nông dân trên thế giới tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm. Phƣơng pháp mã vạch ADN có thể cho phép xác định sâu bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời, làm cho chúng ta dễ dàng kiểm soát chúng. Sáng kiến mã vạch Tephritid toàn cầu sẽ góp phần vào việc quản lý loài ruồi giấm và sẽ cung cấp cho thanh tra biên giới các công cụ để nhận dạng và dừng dịch ruồi qua biên giới.[14]

*Nhận dạng vectơ bệnh tật

Nhiều loại bệnh tật truyền nhiễm nguy hiểm nhất của con ngƣời và động vật nhƣ sốt sét lây truyền qua máu và các loài trung gian. Mã vạch ADN cho phép chúng ta không cần sử dụng phân loại học để nhận dạng các loài trung gian này, qua đó giúp chúng ta hiểu và kìm hãm sự phát triển của các loài côn trùng mang bệnh và các mầm bệnh. Một sáng kiến mã vạch toàn cầu về muỗi đang xây dựng một thƣ

Lê Thị Phƣơng – K18CHKHMT 47 viện mã vạch tham khảo cái mà có thể hỗ trợ các cơ quan y tế công cộng trong việc khống chế các loài vật trung gian gây bệnh này tốt hơn và phụ thuộc ít hơn vào thuốc diệt côn trùng.[14]

*Tính bền vững của môi trƣờng

Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên nhƣ cá và cây lấy gỗ đang dẫn đến sự cạn kiệt, sự tuyệt chủng của các loài cũng nhƣ sự sụp đổ của các ngành kinh tế dựa vào chúng. Các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể kiểm soát việc buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm đƣợc chế biến từ chúng thông qua việc sử dụng mã vạch ADN.[14]

*Bảo vệ các loài nguy cấp

Việc thi hành pháp luật có thể sử dụng mã vạch ADN để nhận dạng các loài bị đe dọa đang đƣợc mua bán trái phép. Do vậy, mã vạch ADN đã góp phần quan trọng vào bảo tồn đa dạng sinh học.[14]

*Kiểm soát chất lƣợng nƣớc

Nƣớc uống đang ngày một trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Chất lƣợng của các ao, hồ, sông, suối thƣờng đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách nghiên cứu các vi sinh vật sống trong đó. Mã vạch ADN đang đƣợc sử dụng để xác định các loài chỉ thị này nếu không thì thật khó để xác định. Cơ quan môi trƣờng có thể sử dụng phƣơng pháp mã vạch để nâng cao việc đánh giá chất lƣợng nƣớc, tạo ra và thực thi tốt hơn các chính sách đảm bảo cung cấp bền vững nguồn nƣớc uống an toàn cho sức khỏe con ngƣời.[14]

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam (Trang 46)