ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú (trên 12000 loài thực vật bậc cao) với nguồn dược liệu dồi dào (gần 4000 loài cây thuốc) và truyền thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cũng như những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hướng hiện đại. Nguồn dược liệu tự nhiên không chỉ bổ sung thuốc cho hóa trị liệu, mà còn góp phần vào việc khắc phục các tác dụng phụ do các hóa chất tổng hợp gây nên. Nguồn tài nguyên đa dạng của sinh giới kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tiến bộ của các thiết bị nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp con người tìm ra thuốc mới để phòng và chống lại các loại bệnh tật [2], [16], [24]. Họ Tầm gửi là một họ lớn gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới. Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học như các flavonoid, các hợp chất phenolic và các pentacyclic triterpen, coumarin, saponin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid…, [53], [56], [84], [90], [117]. Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các loài tầm gửi trên thế giới còn rất ít. Ở Việt Nam, y học cổ truyền thường dùng tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh). Gần đây có một số luận văn cao học bước đầu nghiên cứu tầm gửi trên cây Bưởi, trên cây Dâu tằm và trên cây Trúc đào [26], tầm gửi trên cây Mít [20], [21], [44] và một số khóa luận tốt nghiệp đại học sơ bộ nghiên cứu tầm gửi trên cây Nhãn [25], trên cây Quất hồng bì [38], trên cây Cao su [33]. Để góp phần tìm hiểu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của một số loài tầm gửi đang được dùng theo kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans. và Macrosolen tricolor (L.) Dans.” được thực hiện với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm thực vật, thẩm định tên khoa học, xác định đặc điểm vi học loài tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis (DC.) Dans.) và loài tầm gửi ký sinh trên cây Na (Macrosolen tricolor (L.) Dans.). 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 2 loài tầm gửi trên. 3. Xác định độc tính cấp và một số tác dụng sinh học (tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, tác dụng chống viêm, tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư) của 2 loài tầm gửi trên.
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược học cổ truyền
Mã số: 62.72.04.06
Người hướng dẫn khoa học: GS., TS PHẠM THANH KỲ
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS., TS Phạm Thanh Kỳ Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Vũ Xuân Giang
Trang 4được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của Trường Đại học Dược Hà Nội, các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS., TS Phạm Thanh Kỳ đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Đại học Dược Hà Nội
Các Thầy Cô Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Thực vật, Bộ môn Dược học cổ truyền và Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội
Các cán bộ Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội
Các cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Các cán bộ Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội
Đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận án này
Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ các phòng ban, bộ môn trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận
án này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người bạn, người đồng nghiệp, người thân trong gia đình là bố, mẹ, vợ, anh, chị, em và các con đã luôn kịp thời động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
Xin trân trọng cảm ơn!
Vũ Xuân Giang
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) 3
1.1.1 Vị trí phân loại của họ tầm gửi (Loranthaceae) 3
1.1.2 Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae) 9
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI MACROSOLEN VÀ TAXILLUS 11
1.2.1 Đặc điểm chung của họ Tầm gửi 11
1.2.2 Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Taxillus 13
1.2.3 Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Macrosolen 14
1.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI TAXILLUS VÀ MACROSOLEN 16
1.3.1 Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Taxillus 16
1.3.2 Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Macrosolen 18
1.4 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI TAXILLUS VÀ MACROSOLEN 24
Trang 61.4.1.1 Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus 25
1.4.1.2 Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Macrosolen 25
1.4.2 Tác dụng bảo vệ gan của một số loài tầm gửi chi Macrosolen 26
1.4.3 Tác dụng chống viêm của một số loài tầm gửi chi Taxillus 27
1.4.4 Các tác dụng khác của tầm gửi chi Taxillus và Macrosolen 27
1.4.4.1 Tác dụng chống ung thư 28
1.4.4.2 Tác dụng giảm đau 28
1.5 CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ TẦM GỬI 30
1.5.1 Công dụng 30
1.5.2 Một số bài thuốc có vị tầm gửi 31
1.5.2.1 Một số bài thuốc cổ phương 31
1.5.2.2 Một số bài thuốc nghiệm phương có vị tầm gửi 32
CHƯƠNG 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 35
2.1.1 Nguyên liệu 35
2.1.2 Hóa chất 35
2.1.3 Dụng cụ và thiết bị 36
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
Trang 72.3.2 Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học 38
2.3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học 38
2.3.2.2 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng 39
2.3.2.3 Định lượng các chất trong phân đoạn ethylacetat 39
2.3.2.4 Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ tầm gửi cây Gạo và cây Na 40
2.3.2.5 Nhận dạng các chất phân lập từ tầm gửi cây Gạo và cây Na 45
2.3.3 Phương pháp xác định độc tính cấp 45
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa 45
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan 46
2.3.6 Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính 49
2.3.6.1 Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính 49
2.3.6.2 Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính 51
2.3.7 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào 51
2.3.8 Xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA 54
3.1.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Gạo 54
Trang 83.1.1.3 Đặc điểm bột dược liệu 59
3.1.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Na 59
3.1.2.1 Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu 59 3.1.2.2 Đặc điểm vi phẫu lá và thân 61 3.1.2.3 Đặc điểm bột dược liệu 63
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA 63 3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học của tầm gửi cây Gạo và cây Na 63 3.2.2 Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ tầm gửi cây Gạo
và cây Na 66 3.2.3 Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo và cây Na 67
3.2.3.1 Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo 67 3.2.3.2 Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Na 93
3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO
VÀ CÂY NA 101 3.3.1 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Gạo 101 3.3.2 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Na 102
Trang 93.4.1 Kết quả nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá 103
3.4.2 Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan 103
3.4.3 Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính 109
3.4.3.1 Trên mô hình gây phù chân chuột 109
3.4.3.2 Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng chuột cống trắng 110
3.4.4 Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính 112
3.4.5 Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào 113
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 114
4.1 VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 114
4.2 VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC 116
4.2.1 Về kết quả định tính 116
4.2.2 Về hàm lượng các chất chiết được bằng ethylacetat 116
4.2.3 Về kết quả phân lập các hợp chất 117
4.3 VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC 121
4.3.1.Về độc tính cấp 121
4.3.2 Về tác dụng sinh học 122
4.3.2.1 Về tác dụng chống oxy hóa 122
4.3.2.2 Về tác dụng bảo vệ gan 126
Trang 104.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC 132 KẾT LUẬN 134 KIẾN NGHỊ 136 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11ABTS : 2,2 '-azino-bis (acid 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) COX-2 : Cyclooxygenase-2
CAT : Catalase
DPPH : 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl
DMBA : 7, 12-dimethylbenz [a] anthracene
EC50 : Effective Concentration (Nồng độ hiệu quả 50%)
FRAP : Ferric ion Reducing Antioxidant Power
(Năng lực chống oxy hóa bằng việc khử ion sắt);
RNS : Reactive Nitrogen Species
ROS : Reactive oxygen species
(các dạng hoạt động của oxygen) SOD : Superoxid dismutase
TEAC : Trolox equivalent antioxidant capacity)
Khả năng chống oxy hóa tương đương với khả năng chống oxy hóa của Trolox
YHCT : Y học cổ truyền
Trang 12DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1 Các loài tầm gửi cùng có mặt ở Việt Nam và Trung Quốc 10
2 Bảng 1.2 Thành phần hóa học của bột lá Macrosolen parasiticus (L.)
3 Bảng 1.3 Các nhóm chất chính trong chi Taxillus và Macrosolen 21
5 Bảng 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Gạo 64
6 Bảng 3.2 Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Na 65
7 Bảng 3.3 Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ bột
17 Bảng 3.13 Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT13 ở tầm gửi cây Gạo 91
18 Bảng 3.14 Số liệu phổ NMR của hợp chất MT4A ở tầm gửi cây Na 95
21 Bảng 3.17 Số chuột chết ở các lô uống dịch chiết tầm gửi cây Gạo 102
Trang 1322 Bảng 3.18 Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết tầm gửi cây
23 Bảng 3.19 Kết quả nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá thông qua phản
ứng bao vây gốc tự do (DPPH) của các hợp chất phân lập được từ tầm
24 Bảng 3.20 Ảnh hưởng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng
25 Bảng 3.21 Ảnh hưởng cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hoạt độ
AST huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol 104
26 Bảng 3.22 Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên
hoạt độ ALT huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol 105
27 Bảng 3.23 Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên
hàm lượng MDA gan chuột nhắt bị gây độc bằng paracetamol 106
28 Bảng 3.24 Hình ảnh đại thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng
29 Bảng 3.25 Hình ảnh vi thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng
30 Bảng 3.26 Tác dụng chống viêm cấp của tầm gửi cây Gạo và cây Na
31 Bảng 3.27 Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên thể tích dịch rỉ
32 Bảng 3.28 Tác dụng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hàm
33 Bảng 3.29 Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên số lượng bạch
34 Bảng 3.30 Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng u
Trang 1435 Bảng 3.31 Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất ở tầm gửi cây
Gạo
113
Trang 15DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 Bản đồ phân bố họ Tầm gửi trên thế giới 3
2 Hình 2.1 Sơ đồ phân lập các chất trong tầm gửi cây Gạo 43
3 Hình 2.2 Sơ đồ phân lập các chất trong tầm gửi cây Na 44
4 Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan và chống oxy
hóa trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol
47
5 Hình 2.4 Sơ đồ nghiên cứu tác dụng chống viêm 49
6 Hình 3.1 Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Gạo 55
7 Hình 3.2 Mẫu tiêu bản lưu tại Bách thảo thực vật Đại học
Khoa học Tự nhiên Hà Nội (A) và Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật (B)
56
10 Hình 3.5 Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Gạo 59
11 Hình 3.6 Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Na 60
14 Hình 3.9 Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Na 63
Trang 1617 Hình 3.12 Công thức hóa học và tương tác HMBC của
22 Hình 3.17 Công thức hóa học và tương tác HMBC của
TGGT10
86
28 Hình 4.1 Cấu trúc hóa học của 13 hợp chất 120
Trang 17ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú (trên 12000 loài thực vật bậc cao) với nguồn dược liệu dồi dào (gần 4000 loài cây thuốc) và truyền thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời Đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cũng như những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hướng hiện đại
Nguồn dược liệu tự nhiên không chỉ bổ sung thuốc cho hóa trị liệu, mà còn góp phần vào việc khắc phục các tác dụng phụ do các hóa chất tổng hợp gây nên Nguồn tài nguyên đa dạng của sinh giới kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tiến bộ của các thiết bị nghiên cứu là
cơ sở khoa học giúp con người tìm ra thuốc mới để phòng và chống lại các loại bệnh tật [2], [16], [24]
Họ Tầm gửi là một họ lớn gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học như các flavonoid, các hợp chất phenolic và các pentacyclic triterpen, coumarin, saponin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid…, [53], [56], [84], [90], [117]
Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các loài tầm gửi trên thế giới còn rất ít Ở Việt Nam, y học cổ truyền thường dùng tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh) Gần đây có một số luận văn cao học bước đầu nghiên cứu tầm gửi trên cây Bưởi, trên cây Dâu tằm và trên cây Trúc đào [26], tầm gửi trên cây Mít [20], [21], [44] và một số khóa luận tốt nghiệp đại học sơ bộ nghiên cứu tầm gửi trên cây Nhãn [25], trên cây Quất hồng bì [38], trên cây Cao su [33] Để góp phần tìm hiểu thành phần hóa học
Trang 18và một số tác dụng sinh học của một số loài tầm gửi đang được dùng theo kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus
chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans.” được thực hiện với
3 mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm thực vật, thẩm định tên khoa học, xác định đặc điểm
vi học loài tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis (DC.) Dans.) và loài tầm gửi ký sinh trên cây Na (Macrosolen tricolor (L.)
Dans.)
2 Nghiên cứu thành phần hóa học của 2 loài tầm gửi trên
3 Xác định độc tính cấp và một số tác dụng sinh học (tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, tác dụng chống viêm, tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư) của 2 loài tầm gửi trên
Trang 19Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) 1.1.1 Vị trí phân loại của họ Tầm gửi (Loranthaceae)
Họ Tầm gửi (Loranthaceae) thuộc bộ Đàn hương (Santalales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), thực vật bậc cao (Cormobionta) [27],[34],[35],[46],[47]
Họ Tầm gửi (Loranthaceae) là họ quan trọng nhất trong thực vật bậc cao sống ký sinh Gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới [11], [62], [69], [96], [97], [102]
Hình 1.1 Bản đồ phân bố họ Tầm gửi trên thế giới (Nguồn: http://www.parasiticplants.siu.edu/Loranthaceae/ [123])
* Theo Đường Hồng Dật (1980) [16], họ Tầm gửi có khoảng 20 chi, 850 loài, phân chia như sau:
+ Chi Loranthus L gồm khoảng 400 loài, loài đại biểu:
Loranthus incanus Schum
Trang 20Loranthus lancoleatus Pal De B
Loranthus chinensis DC
Loranthus pentapetalus Roxb
+ Chi Viscum L gồm khoảng 60 loài, loài đại biểu:
Viscum album L
Viscum cruciatum Sieb
Viscum farafanganense Lec
+ Chi Pharsdendron Nutt có khoảng 240 loài, loài đại biểu:
Pharsdendron libocedri Nowell
Pharsdendron crassifolium (Pohl.) Eichl
+ Chi Arceuthobium Bieb
Arceuthobium chinensis Lec
Arceuthobium minutissimum Hook
+ Chi Phthirusa Mort
Phthirusa theobromea Eichl
+ Chi Struthanthus Mort
Struthanthus marginatus (Desr.) Blume
* Theo Lecomte H [122], ở thực vật chí Đông Dương họ Tầm gửi có 4 chi Loranthus, Viscum, Ginalloa, Elytranthe
Một số loài tầm gửi hay gặp [10], [27], [121], [122]:
+ Chi Loranthus
Loranthus paciticus (L.) Merr = Taxillus paraciticus (L.) = Scurrula paraciticus L.= Tầm gửi quả chuỳ
Loranthus chinensis (DC.) = Mộc vệ Trung Quốc
Loranthus yadoriki Siebold = Taxillus chinensis (DC.) Dans.= Tang ký
sinh
Loranthus heteranthus Wall = Tầm gửi khác hoa
Trang 21Loranthus pentandrus Linn.= Dendrophthoe pentandra Miq.= Tầm gửi
Elytranthe ampullace G Don = Macrosolen cochinchinensis V Tiegh
= Tầm gửi cây Hồi
Elytranthe tricolor H Lee = Macrosolen tricolor Dans.= Tầm gửi cây
Viscum articulatum Burm = Tầm gửi dẹt
Viscum coloratum (Kom.) = Tầm gửi cây sồi
Loranthus cordifolia Wall.= Chùm gửi lá hình tim
Loranthus tienyenensis Li = Chùm gửi tiên yên
+ Chi Hyphear
Trang 22Hyphear delavayi (van Tiegh.) Dans = Loranthus delavayi (van
Tiegh.) Dans = Chùm gửi delavay
+ Chi Macrosolen
Macrosolen annamicus Dans.= Đại cán Việt
Macrosolen avenis (B1.) Dans = Loranthus avenis B1 = Đại cán núi
Ave
Macrosolen bibracteolatus (Hance) Dans = Loranthus bibracteolatus
Hance
Macrosolen cochinchinensis (Lour.) van Tiegh = Loranthus
cochinchinensis Lour = L globosus Roxb = L ampullaceus Roxb.= Đại cán
Nam bộ
Macrosolen dianthus (King) Dans = Loranthus dianthus King =
Elytranthe krempfii H Lec = Đại cán hai hoa
Macrosolen robinsonii (Gamble) Dans = Elytranthe robinsonii
Gamble = Đại cán robinson
Macrosolen tricolor (Lec.) Dans = Elytranthe tricolor H Lec.= Đại
Helixanthera annamica Dans = Chùm gửi trung việt
Helixanthera brevicalyx Dans.= Chùm gửi đài ngắn
Helixanthera coccinea (Jack.) Dans = Loranthus coccineus Jack =
Chùm gửi đỏ
Helixanthera cylindrica (Roxb.) Dans = Loranthus cylindricus Jack ex
Roxb = Chùm gửi trụ
Trang 23Helixanthera ligustrinum (Wall.) Dans = Loranthus ligustrinus Wall =
Chùm gửi nữ trinh
Helixanthera parasitica Lour = Loranthus adpressus Engl = L
pentapentalus Roxb = Chùm gửi ký sinh
Helixanthera pierrei Dans.= Chùm gửi Pierre
Helixanthera pulchra (DC.) Dans = Loranthus pulchra DC = Chùm
Scurrula argentea Dans.= Mộc vệ bạc
Scurrula atropurpurea (Bl.) Dans.= Loranthus atropurpurea Bl = Mộc
vệ đỏ đen
Scurrula ferruginea (Jack.) Dans = Loranthus ferrginea Jack.= Mộc vệ
sét
Scurrula gracilifolia (Schult.) Dans = Loranthus gracilifolia Roxb Ex
Schultes = Loranthus chinensis Benth.= Mộc vệ lá mảnh
Scurrula notothixoides (Hance) Dans = Loranthus notothixoides
Hance.= Mộc vệ tròn
Scurrula parasitica L = Loranthus scurrula (L.) L.= Mộc vệ ký sinh
Trang 24Scurrula philippensis (Cham and Schl.) G Don = Loranthus
philippensis Cham and Schecht
Taxillus kwangtungensis (Merr.) Dans = Loranthus kwangtungensis
Merr = Hạt mộc Quảng Đông
Taxillus chinensis (DC.) Dans.= Loranthus chinensis DC = Hạt mộc
Trung Quốc
+ Chi Korthalsella
Korthalsella japonica (Thunb.) Engler = Korthalsella opuntia
(Thunb.) Merr = Viscum japonica Thunb.= Cốt tân
+ Chi Ginalloa
Ginalloa siamica Craib = Ginalloa loasensis H Lec.= Thư loan
+ Chi Bacathranthus
+ Chi Viscum
Viscum articulatum Burm Ghi có đốt, Chùm gửi dẹt
Viscum liquadanbaturicum Hay.= Ghi trên - thâu Ký sinh chỉ trên cây
thâu Liquandambar hay cây sồi Quercus
Viscum album L = Ghi trắng
Viscum capitellatum Sm = Ghi đầu
Viscum heyneanum DC = V capitellatum non Sm., H Lec.= Ghi Heyneanum
Viscum indochinensis Dans.= Ghi Đông Dương
Viscum ovalifolium DC.= Ghi lá xoan
Trang 25Viscum orientale Willd = Ghi Đông phương
* Theo Nguyễn Tiến Bân [3] họ Tầm gửi gồm 70 chi, 940 loài chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ít ở ôn đới Việt Nam có 5 chi:
+ Dendrophthoe
+ Elytranthe
+ Helxanthera (Hyphear p.p.)
+ Macrosolen
+ Taxillus (Scurrula sesnu Dans.) Có gần 35 loài
Có 3 chi thuộc họ Tầm gửi dẹt (Viscaceae): Ginalloa, Korthalsella,
Viscum thường xếp chung với họ Loranthaceae
* Theo tài liệu “Thực vật học” [5] ở Việt Nam có 5 chi với khoảng 35 loài Tầm gửi mọc hoang
1.1.2 Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae)
* Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae) ở Việt Nam:
Theo Phạm Hoàng Hộ [22], họ Tầm gửi (Loranthaceae) ở Việt Nam có
12 chi là Loranthus, Hyphear, Macrosolen, Elytranthe, Helixanthera,
Dendrophthoe, Scurrula, Taxillus, Korthalsella, Ginalloa, Bacathranthus và Viscum Các đặc điểm chủ yếu dùng để phân loại bao gồm mẫu hoa, số lá
bắc (phụ lục 1.1)
So với các khóa phân loại khác, có 3 chi thuộc họ Tầm gửi dẹt
(Viscaceae): Ginalloa, Korthalsella, Viscum đã xếp vào họ Loranthaceae
* Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae) ở Trung Quốc:
Theo Qiu Huaxing và cs (2003) trong Thực vật chí của Trung Quốc [98], họ Tầm gửi có khoảng 60- 68 chi, 700- 950 loài Ở Trung Quốc, họ Tầm gửi có 8 chi, 51 loài (18 loài đặc hữu) Các đặc điểm dùng để phân loại, gồm:
số lượng lá bắc, kiểu cụm hoa, tràng hoa (phụ lục 1.2)
Trang 26Trong 8 chi này, chi Tolypanthus chưa thấy tài liệu nào công bố có ở
Việt Nam Trong 51 loài tầm gửi ở Trung Quốc, có 21 loài có mặt ở Việt Nam (so sánh với danh sách các loài tầm gửi của Võ Văn Chi [12]), (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Các loài tầm gửi cùng có mặt ở Việt Nam và Trung Quốc
1 D pentandra (L.) Blume 12 S atropurpurea (Bl.) Dans
2 E albida (Blume) Blume 13 S ferruginea (Jack.) Dans
3 H coccinea (Jack.) Dans 14 S gracilifolia (Schult.) Dans
4 H ligustrinum (Wall.) Dans 15 S notothixoides (Hance) Dans
5 H parasitica Lour 16 S parasitica L
6 H pierrei Dans 17 S philippensis
7 H pulchra (DC.) Dans 18 T balansae (H Lec.) Dans
8 M bibracteolatus (Hance) Dans 19 T chinensis (DC.) Dans
9 M cochinchinensis (Lour.) Blume 20 T delavayi (van Tiegh.) Dans
10 M robinsonii (Gamble) Dans 21 T kwangtungensis (Merr.) Dans
11 M tricolor (Lec.) Dans
* Khóa phân loại của Takhtajan A [105], [106]:
Phân loại của Takhtajan A (1997) [105], [106] bao gồm Dendrophthoaceae van Tieghem 1898, Elytranthaceae van Tieghem 1898, Gaiadendraceae van Tieghem 1898, Nuytsiaceae van Tieghem 1898, Psittacanthaceae Nakai 1952)
Nhóm này có 940 loài, phân loại trong 70 chi, hầu hết phân bố ở vùng
cận nhiệt đới, đặc biệt là ở vùng Nam bán cầu Gồm có Nuytsieae: Nuytsia; Lorantheae: Gaiadendron, Panamanthus, Atkinsonia, Desmaria, Amylotheca,
Decaisnina, Lampas, Lepeostegeres, Thaumasianthes, Cyne, Loxanthera, Peraxilla, Alepis, Lysiana, Trilepidea, Macrosolen, Elytranthe, Lepidaria,
Trang 27Loranthus, Helicanthera, Moquiniella, Tristerix, Dactyliophora, Amyema, Psittacanthus, Amyema, Ileostylus, Dendropthoe, Baratranthus, Scurulla, Emelianthe, Pedistylis, Plicosepalus, Oncella, Kingella, Trithecanthera, Trithecanthera, Taxillus, Vanwykia, Pedistylis, Oliverella, Oncocalyx, Phragmanthera, Septulina, Tapinanthus, Agelanthus, Globimetula, Struthanthus, Benthamina, Erianthemum, Tolypanthus, Papuanthes, Diplatia, Distrianthes, Tetradyas, Bakerella, Helicanthes, Sogerianthe, Englerina, Tupeia, Notanthera, Tripodanthus, Muellerina, Psittacanthus, Oryctanthus, Cladocolea, Oryctina, Phthirusa, Dendropemon, Aetanthus, Ligaria, Actinanthella, Berhautia, Cecarria, Ixocactus, Socratina, Spragueanella
Trong phân loại của Takhtajan A (1997) [105], [106] chi Viscum,
Ginalloa và Korthalsella được xếp trong họ Viscaceae (tầm gửi dẹt)
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI
CHI MACROSOLEN VÀ TAXILLUS
1.2.1 Đặc điểm chung của họ Tầm gửi
Nhóm cây của họ Tầm gửi (Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa Phần lớn tầm gửi phân bố ở xứ nóng Cây ký sinh có diệp lục, mọc trên cành các cây nhỡ và cây to Cây bụi hoặc bụi nhỏ, thường sống phụ sinh, ký sinh trên cành cây khác, chúng bám trên cây chủ bởi rễ đâm vào thân (epicoetical root) [6], [13], [16], [27], [32]
- Cành có thể chia đốt, lá mọc đối, đơn, nguyên, không có lá kèm, lá có thể quang hợp được nhưng cây tầm gửi không vận dụng chức năng này mà sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút cắm sâu vào hút nhựa của cây chủ [13], [31], [58]
- Phiến lá đơn, gân lá thường có hình lông chim, mép lá nguyên
- Cụm hoa mọc ở trên đỉnh hay nách lá Hoa đều, lưỡng tính hoặc đơn tính, có màu sặc sỡ, có 3- 8 lá đài, không có cánh hoa, số nhị bằng số lá đài và
Trang 28xếp đối diện với chúng Rất đặc trưng bởi cụm hoa (chùm, bông hay tán) gồm những nhóm 3 hoa đầy đủ hoặc hoa giữa thoái hoá để thành nhóm 2 hoa Bầu
hạ nhiều noãn lẫn với giả noãn Nhị hoa nhiều bằng cánh hoa, mọc đối nhau
và hợp sinh với nhau Bao phấn phần lớn là đính góp hoặc đôi khi đính lưng,
có khoảng 2 - 4 ngăn, nứt ra theo chiều dọc, các ngăn thỉnh thoảng phân chia theo chiều ngang Phấn hoa dẹp hai đầu, thường có 3 thùy hoặc dạng hình tam giác Bầu nhụy ở bên dưới, 1- 4 ngăn, không có noãn thật, bao mầm ở giữa trụ hoặc dưới đáy bầu nhụy Vòi nhụy đơn giản, đầu nhụy nhỏ [22], [31], [33], [34]
- Quả mọng (ít khi là quả hạch hoặc là quả nang), thường có lớp viscin (lớp chất nhầy) trong mô và bên ngoài vỏ hạt Hạt có vỏ ngoài khó nhìn thấy; nội nhũ nhiều, phôi to Gieo rắc hạt trên các cây gỗ lớn thông qua loài chim
Có nhiều loại tầm gửi, theo các nhà nghiên cứu thì có 3 loại tầm gửi chính được mô tả như sau [22], [42], [60], [80]:
- Loại chỉ ký sinh trên một loài cây chủ nhất định như cây tầm gửi càng
cua (Viscum articulatum Burm f.): có cành dẹt, chia đốt như càng cua, chỉ ký sinh trên cây sau sau (Liquidambar formosana Hance)
- Loại ký sinh được trên nhiều cây chủ khác nhau: như tầm gửi cây Sến
(Elytranthe tricolos H Lec), thường dùng để bó gãy xương, có thể ký sinh được cả trên cây Dâu tằm (Morus alba L.)…
- Loại cùng trên một cây chủ, có thể có nhiều loài tầm gửi mọc ký sinh
như vị thuốc Tang ký sinh lấy từ cây Dâu tằm gồm nhiều loài như: Loranthus
parasiticus (L) Merr (Trung Quốc); Loranthus gracilifolia Schultes và Loranthus espititatus Stapf…
Hầu hết các loài tầm gửi đều sống ký sinh trên những cây khác ngoại
trừ ba loài sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda (Labill.) G Don – cây Giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina (A Cunn ex Lindl.) F Muell
Trang 29- một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Nam
Mỹ là Gaiadendron punctatum (Ruiz & Pav.) G Don
1.2.2 Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Taxillus
* Taxillus balansae (H Lec.) Dans = Loranthus balansae H Lec = Mộc
hạt Balansa:
- Bụi bán ký sinh; nhánh non mảnh, có lông sét, vỏ xám Lá gần như mọc đối; phiến lá xoan Bầu dục, to 5 - 7 x 3 - 4 cm, gân phụ 4 - 5 cặp, dai, mặt dưới có lông hình sao mau rụng Tán 3 hoa trên cuộng ngắn; đài 2mm; tràng mảnh, cao 3 - 4 cm, thùy 4 Quả xoan dài 4 mm (phụ lục 2.1)
- Phân bố: vùng núi cao, có ở Sapa [22], [23]
* Taxillus kwangtungensis (Merr.) Dans = Loranthus kwangtungensis
Merr = Hạt mộc Quảng Đông:
- Bụi bán ký sinh cao 1m Lá gần như mọc đối, có phiến thường thon,
to 8 x 2,8cm, tù 2 đầu, dai, không lông, láng mặt trên, đen khi khô, gân phụ khó nhận, 3 - 4 cặp; cuống dài 1 cm Tán hoa 2 - 4 hoa trên cuộng cao 3 mm; đài 4 - 5 mm tràng cong dài 2 - 3 cm, tai dài 1 cm; nhị 4 - 5 Quả dài 5 mm, mặt như có hạt (phụ lục 2.3)
- Phân bố: Chợ Bờ, Bà Nà; ở độ cao 1500m
* Taxillus chinensis (DC.) Dans = Loranthus chinensis DC.= Hạt mộc
Trung Quốc:
Trang 30- Bụi bán ký sinh; nhánh non có lông vàng vàng rồi không lông, có bì khẩu trắng Lá mọc đối; phiến bầu dục, lúc non có lông ở gân, gân phụ 4 cặp; cuống 1cm Tán hoa mọc ở nách lá; cuộng hoa ngắn hay dài; hoa dài 1,5 - 2,5
cm, xanh mặt ngoài đỏ mặt trong; tai vành 4; nhị 4, gắn ở miệng hoa Quả tròn hay tròn dài, có u sần, cao 6 - 8 mm Hạt 1, (phụ lục 2.4)
- Phân bố: ở độ cao 1500m [22], [23]
1.2.3 Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Macrosolen
Gồm 23 loài ở Đông Nam Á Ở nước ta có 7 loài [11], [22], [23]
* Macrosolen annamicus Dans.= Đại cán Việt:
- Bụi to, không lông, lá mọc đối; phiến bầu dục, dài 10- 18 cm, rộng 7cm, gân phụ rất mảnh; cuống ngắn Tán 2 hoa, hoa màu đỏ, đài dài 4 mm, cánh hoa dài 6,5- 8,5 cm, đỏ (phụ lục 3.1)
4 Phân bố: ở rừng trung nguyên, độ cao 1.100 m [22]
* Macrosolen avenis (B1.) Dans.= Loranthus avenis (Bl.)= Đại cán núi Ave:
- Bán ký sinh Lá có phiến bầu dục, to 3-7,5 x 1-3,5 cm, đầu thon, đáy
tù, dai, gân phụ 4 cặp; cuống 2-3 mm Tán hoa có cuộng ngắn, 2-4 hoa; cuộng hoa ngắn; vành lưỡng trắc, hoa dài 3,2- 4,5 cm [22], (phụ lục 3.2)
- Phân bố: rừng từ độ cao 1200m- 2100m, ở Phú Khánh, Lâm Đồng
* Macrosolen bibracteolatus (Hance) Dans = Loranthus bibracteolatus
Hance= Đại cán 2 tiền diệp:
- Bán ký sinh Không có lông; nhánh già tròn; lóng dài 1,5-8 cm Lá có phiến thon, dài 8- 12 cm, chóp thon nhọn, dày, dai, gân phụ khó nhận; cuống ngắn Tán hoa 2- 3 hoa; đài 4 mm; vành đài 2,5- 3,5 cm Quả 9 x 6 mm, có đáy vòi nhụy còn lại (phụ lục 3.3)
- Phân bố: rừng ở độ cao từ 700m trở lên [22]
Trang 31* Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh = Loranthus cochinchinensis Lour = L globosus Roxb.= L.ampullaceus Roxb.= Đại
cán Nam Bộ:
- Bụi bán ký sinh có chồi Lá có phiến bầu dục thon, to 6-8 cm x 2,5-5
cm, dày không lông; cuống 2-3 mm Chùm hoa đứng cao 2-3 cm; lá hoa 1; tràng hoa hình túi phù, cao 2,5- 4,5 cm, tai 6; nhị 6 Quả tròn (phụ lục 3.4)
- Phân bố ở Nha Trang [22]
* Macrosolen robinsonii (Gamble) Dans = Elytranthe robinsonii Gamble
- Phân bố: ở Quảng Trị, Nha Trang [22]
* Macrosolen tricolor (Lec.) Dans = Elytranthe tricolor H Lec.= Đại cán
tam sắc:
- Bụi bán ký sinh không lông; vỏ xám, Lá có phiến bầu dục, rộng 2-2,5
cm, dai, đầu tròn; cuống dài 2-3 mm Hoa từng cặp; lá hoa 1,5 mm; Đài cao 4 mm; tràng hình ống dài 3-4 mm, thùy 6, đỏ; nhị 6 Quả tròn (phụ lục 3.7)
- Phân bố: Nha Trang, Phan Rang [22]
Trang 321.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI
TAXILLUS VÀ MACROSOLEN
Các nghiên cứu sàng lọc cho thấy ở một số loài thuộc chi Taxillus và
chi Macrosolen có chứa carbohydrat, phytosterol, dầu béo và các hợp chất
phenolic, saponin, protein và flavonoid… [71], [72], [73], [75]
1.3.1 Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Taxillus
* Taxillus levinei (Mer.) H S Kiu
Ở Trung Quốc, Li Meirong và cs (1996) [75] nghiên cứu thành phần
hóa học lá loài tầm gửi Taxillus levinei (Mer.) H S Kiu và phân lập được:
acid protocatechic; isoquercetin; quercetin 3-O-(6’’ galloyl)- (-D- glucosid; quercetin 3-O-(-D- glucoronid)
* Taxillus nigrans (Hance) Dans
Tại Trung Quốc, Li Meirong và cs (1995) [74] đã phân lập từ lá loài
tầm gửi Taxillus nigrans (Hance) Dans 08 chất: (+) - catechin;
7-O-golloyl-(+)- catechin; isoquercitrin; avicularin; quercetin 3-o (6’’ glucosid; quercetin 3-O-(6’’ galloyl)- (-D-galactosid); rutin và quercetin 3-O-(-D-glucoronid)
galloyl)-(-D-* Taxillus bracteatus (Wall.) Tieghem
Manijula K và cs (1996) [85] ở Ấn Độ, đã phân lập được từ lá và hoa
loài tầm gửi Taxillus bracteatus (Wall.) Tieghem trồng tại vùng Lannea
Coromandelica, các flavonoid: quercetin; quercetin-3-O-noehesperidorid, acid ellagic, quercetin 3-O-(-D- glucopyranosid); quercetin-3-O-(-L-arabino-pyranosid) và myricetin
* Taxillus duclouxii (Lecomte) Dans
Li Meirong và cs (1988) [73] nghiên cứu flavonoid của loài tầm gửi
Taxillus duclouxii (Lecomte) Dans thấy có chứa quercetin, quercitrin và D
catechol
Trang 33* Taxillus yadoriki Dans
Ở Nhật Bản, Fukunaga T và cs (1989) [61] đã phân lập từ loài tầm gửi
Taxillus yadoriki Dans được 02 flavonoid glycosid đã biết là hyperin và
quercitrin, cùng với các acid béo, phytosterol và phytosterol-glucosid Hàm lượng quercitrin của loài này thay đổi ở các loài cây chủ khác nhau
* Taxillus kaempferi Dans
Fukunaga T và cs (1989) [61] phân tích thành phần hóa học của loài
tầm gửi Taxillus kaempferi Dans ở Nhật Bản, đã phân lập được các acid béo,
phytosterol, phytosterol-glucosid, quercetin, avicularin, taxillusin, quercitrin
và hyperin Các tác giả không thấy có sự thay đổi đáng kể nồng độ của các flavonoid glycosid của loài này ở các cây chủ khác nhau
* Taxillus sutchuenensis (Lecomte) Dans
Li Meirong và cs (1988) [73] nghiên cứu flavonoid của loài tầm gửi
Taxillus sutchuenensis (Lecomte) Dans thấy có chứa quercetin, quercitrin,
D.catechol
Chen J T và cs (2007) [52] sử dụng phương pháp sắc ký và quang
phổ để phân tích thành phần hóa học của dịch chiết từ cây Taxillus
sutchuenensis (Lecomte) Dans Kết quả nghiên cứu cho thấy đã phân lập
được 9 hợp chất và xác định là quercetin (1), quercetin 3-O-β-D-galactosid (2), isoquercitrin (3), quercitrin (4), rutin (5), acid galic (6), acid ferulic (7), β -sitosterol (8), daucosterol (9) Trong đó, lần đầu tiên phân lập được các hợp
chất 3- 9 từ cây Taxillus sutchuenensis (Lecomte) Dans
* Taxillus theifer (Hayata) H S Kiu
Ở Đài Loan, tầm gửi Taxillus theifer (Hayata) H S Kiu được sử dụng
để điều trị tăng huyết áp trong y học cổ truyền (YHCT) Tsai T H và cs
(2010) [108] phân tích thành phần hóa học tầm gửi Taxillus theifer (Hayata)
H S Kiu phát hiện thấy 01 hợp chất mới và 10 hợp chất đã biết
Trang 34- 10 hợp chất đã biết được xác định bằng phân tích quang phổ (1D, 2D NMR và MS) bao gồm: catechin, quercetin-3-O-(6-O-galloyl-β-glucopyranosid; quercetin-3-O- rutinosid; quercetin-3-O-β-glucopyranosid; quercetin-3-O-β-glucuronid; kaempferol-3-O-β-glucopyranosid; quercetin-4’-O-β-glucopyranosid; quercetin-3-O-β-glucuronic acid methyl ester , quercetin
và quercetin-3-O-β-glucuronic acid butyl ester
- 01 hợp chất mới được xác định là glucopyranosid)
catechin-5-O-(6-O-galloyl-β-Lin L C và cs (2012) [77] ở Viện Nghiên cứu YHCT quốc gia (Đài
Loan) đã phân lập được từ lá và thân của cây Taxillus theifer (Hayata) H S
Kiu một hợp chất là 8.O.6'-neolignan, threo-(7R, dimethoxy- 3,4-dimethoxy-Δ-(8')-8.O.6'-neolignan và hai hợp chất chưa được biết Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng phương pháp quang phổ 1-D và 2-D-NMR Trong số hai hợp chất chưa được biết có một hợp chất là threo-7-axetoxy-3'-methoxy-3,4-dimetoxy-Δ-(7')-8.O.4'-neolignan lần đầu tiên phát hiện được từ nguồn gốc tự nhiên Trước đây đã tổng hợp được từ 8,4 '- oxyneolignans
8R)-7-acetoxy-3',4'-* Taxillus chinensis (DC.) Dans
Nguyễn Thị Mai Hương (2002) [26] xác định hàm lượng flavonoid
toàn phần loài Taxillus chinensis (DC.) Dans ký sinh trên cây Trúc đào là 1,52% Trong cành, lá Taxillus chinensis có avicularin, quercetin [10]
1.3.2 Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Macrosolen
* Macrosolen parasiticus (L.) Dans
Vijay Sodde và cs (2011) [109] thu thập Macrosolen parasiticus (L.)
Dans từ cây khỏe mạnh ở vùng Manipal, Karnataka (Ấn Độ) trong tháng 9 năm 2011 để sàng lọc các thành phần hóa học Các tác giả chiết xuất bột lá với các dung môi khác nhau theo thứ tự phân cực: ether dầu hỏa, benzen,
Trang 35cloroform, aceton, ethanol thấy Macrosolen parasiticus (L.) Dans có chứa
carbohydrat, phytosterol, các loại dầu và các hợp chất phenolic, saponin, protein và flavonoid (bảng 1.2)
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của bột lá Macrosolen parasiticus (L.) Dans
(Vijay Sodde et al., 2011; Der Pharmacia Sinica, 2 (1): 217- 221 [109])
Nghiên cứu của Richard Lobo và cs (2011) [100] cho thấy nồng độ
phenolic toàn phần trong dịch chiết methanol và nước của Macrosolen
parasiticus (L.) Dans là 88 mg/g và 122 mg/g khi so sánh với acid galic (giá
trị R2- 0,9974) Nồng độ flavonoid toàn phần trong dịch chiết methanol và
nước của Macrosolen parasiticus (L.) Dans là 22,5 mg/g và 6,8 mg/g khi so
với quercetin (giá trị R2- 0,997) Các tác giả cho rằng phenolic và flavonoid
toàn phần có nồng độ cao trong dịch chiết của Macrosolen parasiticus (L.)
Dans nên có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên để điều trị dự phòng hoặc làm chậm tiến triển sự lão hóa và cũng như các stress oxy hóa có liên quan đến các bệnh thoái hóa
* Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh
Trang 36Hoàng Văn Võ (2006) [44] nghiên cứu loài Macrosolen
cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh ký sinh trên cây Mít đã xác định được
thành phần hóa học như sau:
- Bằng các phản ứng định tính thấy trong lá có: flavonoid, coumarin, saponin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid Trong thân có: flavonoid, coumarin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid
- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM): Với hệ dung môi Toluen: ethylacetat: acid formic: H2O (6: 5:1,5: 1) đã xác định dịch chiết ethylacetat của lá có 12 vết, trong đó vết số 6 to, đậm nhất Dịch chiết ethylacetat của thân có 10 vết, trong đó vết số 8 to đậm nhất
- Định lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat bằng phương pháp cân: 0,8546 ± 0,0634% ở trong lá và 0,7562 ± 0,0469% ở trong thân
- Bằng sắc ký cột đã phân lập được 4 chất tinh khiết, ký hiệu: V3, TG2 ở trong lá và MY- V2, MY- V3 ở trong thân Căn cứ vào phổ UV, phổ IR và phổ
MS đã sơ bộ nhận dạng chất V3 là 5, 6- Dimethoxy- 7, 3´, 4´- trihydroxyflavon Căn cứ vào phổ UV, MS đã sơ bộ nhận dạng chất TG2 là một flavon dạng glycosid có phần aglycon là: 5, 6- Dimethoxy- 7, 3´, 4´- trihydroxy-flavon và phần đường dự kiến là cordycepose Dựa vào phổ UV,
IR, MS và cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR,13C-NMR) đã nhận dạng chất MY-V3 là 5,7,4'- trihydroxy flavanon- 3- rhamnoid và chất MY-V2 là 5,5'- Dimethoxylariciresinol
* Macrosolen tricolor (Lec.) Dans
Nguyễn Thị Mai Hương (2002) [26] đã xác định hàm lượng flavonoid
toàn phần loài Macrosolen tricolor (Lec.) Dans ký sinh trên cây Bưởi là 1,83
% Tác giả cũng đã phân lập và xác định cấu trúc quercetin-3- rhamnosid từ
loài Macrosolen tricolor (Lec.) Dans ký sinh trên cây Bưởi
Trang 37Nguyễn Thị Huệ (2006) [25] nghiên cứu loài Macrosolen tricolor
(Lec.) Dans ký sinh trên cây Nhãn đã phân lập được một chất xác định là methyl brevifolincarboxylat
* Macrosolen affinis robinsonii Dans
Nguyễn Thị Mai Hương (2002) [26] phân tích thành phần hóa học của
Macrosolen affinis robinsonii Dans ký sinh trên cây Trúc đào thấy hàm
lượng flavonoid là 2,39%
* Macrosolen capitellatus (Wt & Arn.) Dans
Parmar R R và cs (2010) [94] xác định thành phần hóa học của tầm
gửi Macrosolen capitellatus (Wt & Arn.) Dans ký sinh trên cây Mangifera
indica L., họ Anacardiaceae thấy hàm lượng phenolic, flavonoid và
proanthocyanidin toàn phần lần lượt là 513,0 ± 1,836 µg/mg; 327,2 ± 0,0577 µg/mg và 184,6 ± 0,755 µg/mg
Qua các tài liệu thu thập được trình bày ở trên có thể tóm tắt thành phần
hóa học của chi Taxillus và Macrosolen có các nhóm chất chính sau (Bảng
Lá,
Trang 38Avicularin
Cành,
Rutin
Quercetin 3-O-(6’’
galloyl)D-glucosid
Quercetin
Quercetin 3-O-(-D-
glucopyranosid)
Lá,
Trang 39
Các hợp chất chính Bộ
TL
TK Quercetin-3-O-β-glucuronic
+ Tanin
+ Sterol
+ Acid hữu cơ
Trang 40Qua bảng 1.3 cho thấy:
+ Các hợp chất đã được phân lập chủ yếu thuộc nhóm flavonoid sau đó là nhóm chất tanin, phytosterol
+ Các loài thuộc chi Taxillus đã được nghiên cứu nhiều hơn so với các loài trong chi Macrosolen
1.4 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI
1.4.1.1 Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus
* Taxillus liquidambaricola (Hayata) Hosok
Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi Taxillus
liquidambaricola (Hayata) Hosok để điều trị đau khớp, thấp khớp, dọa sẩy
thai và tăng huyết áp Để chứng minh tác dụng này, Deng J S và cs (2011)
[55] đã nghiên cứu hiệu quả chống oxy hóa của dịch chiết ethanol từ Taxillus
liquidambaricola (Hayata) Hosok ở các mô hình tế bào và động vật Các tác
giả đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính dọn gốc tự do và chống oxy hóa [2,2 azino-bis (acid 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) (ABTS) và (1, 1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) (DPPH) đã xác định nồng độ phenolic toàn phần là 352,31
'-± 2,68 µg catechin/mg trọng lượng khô, nồng độ flavonoid toàn phần là 38,48
± 1,38 µg rutin/mg trọng lượng khô Dịch chiết ethanol từ Taxillus
liquidambaricola (Hayata) Hosok có chứa quercetin nên có hoạt tính khử gốc
tự do ABTS và DPPH cao
* Taxillus sutchuenensis (Lec.) Dans