ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây có củ rất phong phú. Và đây cũng là nguồn lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở nước ta. Cây có củ ngoài sử dụng làm lương thực còn được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gia vị, nhuộm vải và đặc biệt còn là nguyên liệu làm thuốc. Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái rất đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ Ráy là các vùng nhiệt đới ẩm. Theo PGS.TS thực vật học Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy 10. Cây Khoai nưa thuộc chi Khoai nưa (Amorphophalus), họ Ráy (Araceae) là một loài cây khá phổ biến, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang đổ vào tới Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Được người dân sử dụng nhiều trong ăn uống hàng ngày và trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh như: tiêu hóa, các bệnh về khớp, tiểu đường... Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi Khoai nưa. Nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của loài Nưa, cũng như mong muốn đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương Sơn, Hà Tĩnh’’ với mục tiêu: Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu.
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ============ MAI THỊ HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT LOÀI NƯA THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI MAI THỊ HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT LOÀI NƯA THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Thân Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu (Trường Đại học Dược Hà Nội) HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nỗ lực nghiên cứu hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè và gia đình. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Viết Thân, người đã hết lòng tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Lê Thanh Bình cùng các thầy cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược liệu đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các Bộ môn và toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo tôi trong suốt 5 năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, anh em, bạn bè trong thời gian qua đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ giúp tôi vượt qua khó khăn. Sinh viên Mai Thị Hải MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 3 1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee) 3 1.1.2. Đặc điểm chung của họ Ráy (Araceae) 3 1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALUS 4 1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophalus 4 1.2.2. Một số loài Nưa thuộc chi Amorphophalus 5 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15 2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 15 2.1.1. Nguyên vật liệu 15 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 15 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan 15 2.2.2. Nghiên cứu về mặt vi học 16 2.2.3. Nghiên cứu về mặt hóa học 16 Chương III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QỦA 17 3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 17 3.1.1. Đặc điểm hình thái 17 3.1.2. Đặc điểm dược liệu củ Khoai nưa 17 3.1.3. Đặc điểm vi học bột củ Khoai nưa 19 3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 20 3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học 20 3.2.2. Định tính dịch chiết củ Khoai nưa bằng sắc ký lớp mỏng 31 BÀN LUẬN 42 Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45 4.1. KẾT LUẬN 45 4.2. ĐỀ XUẤT 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DC: Dịch chiết DL: Dược liệu KQ: Kết quả Nxb: Nhà xuất bản P. Ư: Phản ứng TT: Thuốc thử UV: Ultraviolet DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU STT Tên bảng, hình vẽ Trang 1 Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong củ Khoai nưa 30 2 Hình 3.1. Hình ảnh cây Khoai nưa 18 3 Hình 3.2. Hình ảnh củ Khoai nưa 18 4 Hình 3.3.Một số đặc điểm bột củ Khoai nưa 20 5 Hình 3.4. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong MeOH triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1) 32 6 Hình 3.5. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat- Acid formic (6:2:0,5) 35 7 Hình 3.6. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat (7:3) 35 8 Hình 3.7. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ dung môi Chloroform - Methanol (9:1) 36 9 Hình 3.8. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ dung môi Chloroform - Aceton (9:1) 36 10 Hình 3.9. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat - Acid formic (5:4:1) ở bước sóng 254 nm 37 11 Hình 3.10. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat - Acid formic (5:4:1) ở bước sóng 366nm 38 12 Hình 3.11. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong MeOH triển khai hệ Toluen - Ethy acetat -Acid formic (5:4:1) ở ánh sáng thường sau khi phun TT 39 13 Hình 3.12. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở bước sóng 254 nm 40 14 Hình 3.13. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở bước sóng 366nm 41 15 Hình 3.14. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết củ Khoai nưa trong CHCl 3 triển khai hệ Toluen - Ethy acetat (7:3) ở ánh sáng thường sau khi phun TT 42 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây có củ rất phong phú. Và đây cũng là nguồn lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai sau cây lúa ở nước ta. Cây có củ ngoài sử dụng làm lương thực còn được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gia vị, nhuộm vải và đặc biệt còn là nguyên liệu làm thuốc. Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái rất đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ Ráy là các vùng nhiệt đới ẩm. Theo PGS.TS thực vật học Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy [10]. Cây Khoai nưa thuộc chi Khoai nưa (Amorphophalus), họ Ráy (Araceae) là một loài cây khá phổ biến, mọc rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang đổ vào tới Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế. Được người dân sử dụng nhiều trong ăn uống hàng ngày và trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh như: tiêu hóa, các bệnh về khớp, tiểu đường Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi Khoai nưa. Nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của loài Nưa, cũng như mong muốn đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương Sơn, Hà Tĩnh’’ với mục tiêu: Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu. 2 Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau: 1. Nghiên cứu về thực vật: - Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu. - Mô tả đặc điểm bột của củ Khoai nưa. 2. Nghiên cứu về hóa học: - Định tính các nhóm chất trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học. - Tiến hành sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol, chloroform của củ Khoai nưa. [...]... nưa được thu hái tại Sơn Quang - Hương Sơn - Hà Tĩnh, vào tháng 01/ 2013 Dược liệu sau khi thu hái về, một phần đem trồng tại Cúc Phương - Nho Quan - Ninh Bình để tiến hành theo dõi giám định tên khoa học của loài Một phần đem cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô để tiến hành nghiên cứu 2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 2.1.2.1 Thu c thử, dung môi, hóa chất dùng trong định tính sơ bộ các nhóm chất hóa học và chiết xuất... qua rây mịn Soi tìm đặc điểm qua kính hiển vi có gắn máy ảnh kỹ thu t số và chụp lại đặc điểm bột [1], [13] 2.2.3 Nghiên cứu về mặt hóa học Định tính các nhóm chất trong dược liệu củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học theo các tài liệu [2], [4], [5] Nghiên cứu thành phần dịch chiết toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng theo tài liệu [9] Mục đích - Phát hiện sự có mặt của các thành phần hóa học có trong dược liệu... LECIA, máy ảnh kỹ thu t số CANON - Tủ sấy SHELLAB, cân phân tích PRECISA 220A - Nồi cách thủy, bếp điện 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Nghiên cứu về mặt cảm quan Quan sát, mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi vị, kích thước bằng mắt thường và chụp ảnh [3] 16 2.2.2 Nghiên cứu về mặt vi học Nghiên cứu đặc điểm bột: Sấy khô dược liệu, đem tán thành bột mịn bằng thuyền tán, rây... trứng Tại thời điểm thu hái dược liệu, cây chưa ra hoa nên chưa xác định được chính xác tên khoa học của loài 3.1.2 Đặc điểm dược liệu củ Khoai nưa Dược liệu là rễ củ của cây Khoai nưa, hình thoi, dài 11 cm, rộng 3-4 cm Vỏ ngoài màu nâu, có nhiều rễ con và có những nốt như củ Khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi Bên trong thịt màu trắng vàng 18 19 3.1.3 Đặc điểm vi học bột củ Khoai nưa Tiến hành -... riêng rẽ hoặc thành đám (5), (6) Sợi và các mảnh mạch (7), (8),(9) 20 Hình 3.3 Một số đặc điểm bột củ Khoai nưa Chú thích: 1 Tinh bột đơn 5, 6 Tinh thể canxi oxalat 2 Tinh bột kép 7 Sợi 3, 4 Mảnh mô mềm mang tinh bột 8,9 Mảnh mạch 3.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC 3.2.1 Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong củ Khoai nưa bằng phản ứng hóa học 3.2.1.1 Định tính Glycosid tim Cân 5g bột dược liệu cho vào một bình nón... Nưa chuông cũng ăn được, nhưng phải ngâm vào nước vo gạo cho hết ngứa [12] Bài thu c Dùng làm thức ăn phụ cho người bị bệnh tiểu đường: thân củ Nưa chuông thu hoạch sau khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô Khi dùng, nấu chín nhừ để ăn [12] 15 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 2.1.1 Nguyên vật liệu Nguyên liệu là củ Khoai nưa được thu hái. .. Khoai nưa có tỷ lệ nẩy mầm khá cao (60%) [30] Loài nưa này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonexia và Philipin Ở nước ta, được mọc hoang và trồng phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [8] Bộ phận dùng Củ, thu hoạch khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng, phơi hay sấy khô [12] Thành phần hóa. .. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 1.1.1 Vị trí phân loại họ Ráy (Aracee) Theo Từ điển cây thu c Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật khác, vị trí phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau [6], [7], [21]: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liloopsida) Phân lớp Ráy (Aridae) Bộ Trạch tả (Alismatalus) Họ Ráy (Araceae) 1.1.2 Đặc điểm chung của. .. Việt Nam có tới 25 loài, trong đó có một số loài thân củ (củ) to có nhiều tinh bột, ăn được [15] Theo Từ điển thực vật thông dụng, chi Amorphophalus có khoảng 90 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới Ở nước ta có khoảng 17 loài, trong đó có 2 loài thông dụng là: Amorphophalus konijac K Koch syn A riverii Dur và Amorphophalus paeoniifolius Nic syn A.campanulatus Blu 5 1.2.2 Một số loài Nưa thu c chi Amorphophalus... gừng (1kg Khoai nưa cho 100g gừng) rồi sao thơm [12] Thành phần hóa học Theo tài liệu [11], trong củ Khoai nưa có tinh bột và một chất ngứa chưa xác định được Tinh bột có thành phần chủ yếu là konijac-mannan (hàm lượng tới 50%) khi thủy phân sẽ được laevidulin (laevidulinoza) 6 Tác dụng dược lý Tác dụng kháng khuẩn Dịch chiết cồn từ củ Khoai nưa trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế Baciluus . HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI MAI THỊ HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT LOÀI NƯA THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH KHÓA. TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ============ MAI THỊ HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT LOÀI NƯA THU HÁI TẠI HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. đề tài Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của một loài Nưa thu hái tại Hương Sơn, Hà Tĩnh ’ với mục tiêu: Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng