Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 119 - 125)

+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol được trình bày ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng gan chuột bị gây độc bằng paracetamol

Lô thí nghiệm Trọng lượng gan

(X ± SE) p so với 1 p so với 2 Lô 1: chứng sinh học 1,48 ± 0,28

Lô 2: Mô hình (PAR) 1,74 ± 0,27 <0,05

Lô 3: Silymarin 70mg/kg 1,56 ± 0,13 >0,05 >0,05 Lô 4: tầm gửi Gạo 30g/kg 1,73 ± 0,13 <0,05 >0,05 Lô 5: tầm gửi Gạo 60g/kg 1,43 ± 0,33 >0,05 <0,05 Lô 6: tầm gửi Na 30g/kg 1,37 ± 0,23 >0,05 <0,05 Lô 7: tầm gửi Na 60g/kg 1,61 ± 0,22 <0,05 >0,05

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy:

- Trọng lượng gan chuột ở lô 2 (lô mô hình) tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (p<0,05).

- Ở các lô uống thuốc (cả thuốc thử và thuốc chứng dương) trọng lượng gan đều giảm so với lô mô hình. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi cây Gạo liều 60g/kg và tầm gửi cây Na liều 30g/kg.

+Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hoạt độ AST và ALT ở chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol được trình bày ở bảng 3.21 và 3.22.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hoạt độ AST huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol

Lô thí nghiệm Hoạt độ AST (UI/l) (X ± SE) % giảm so với lô 2 (mô hình) p so với 1 p so với 2 Lô 1: chứng sinh học 130,19 ± 28,93

Lô 2: mô hình (PAR) 1113,33±163,72 <0,001

Lô 3: Silymarin 70mg/kg 304,15 ±168,54 72,68% <0,05 <0,001 Lô 4: tầm gửi Gạo 30g/kg 310,02 ± 57,97 72,15% <0,01 <0,001 Lô 5: tầm gửi Gạo 60g/kg 320,50 ±173,15 71,21% <0,05 <0,001 Lô 6: tầm gửi Na 30g/kg 286,58 ± 55,13 74,26% <0,01 <0,001 Lô 7: tầm gửi Na 60g/kg 286,98 ± 57,45 74,22% <0,01 <0,001

Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy:

- Hoạt độ AST ở lô 2 (lô mô hình) gây độc bằng paracetamol tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh học (p<0,001).

- Hoạt độ AST ở lô chuột uống tầm gửi cây Gạo và cây Na ở cả 2 liều 30g/kg và 60g/kg trong 8 ngày trước khi gây độc gan đã giảm rõ rệt so với lô 2 (p<0,001) nhưng vẫn tăng hơn lô 1 (chứng sinh học). Tác dụng của cao lỏng tầm gửi Gạo và Na tương đương với Silymarin liều 70mg/kg.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na

lên hoạt độ ALT huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol

Lô thí nghiệm Hoạt độ ALT (UI/l) (X ± SE) % giảm so với lô 2 (mô hình) p so với 1 p so với 2 Lô 1: Chứng sinh học 86,07 ± 30,79

Lô 2: Mô hình (PAR) 763,50 ± 331,38 <0,001

Lô 3: Silymarin 70mg/kg 206,92 ± 41,01 72,90% <0,001 <0,001 Lô 4: tầm gửi Gạo 30g/kg 266,48 ± 73,43 65,10% <0,001 <0,001 Lô 5: tầm gửi Gạo 60g/kg 232,03 ± 58,28 69,61% <0,001 <0,001 Lô 6: tầm gửi Na 30g/kg 240,69 ± 23,28 68,48% <0,001 <0,001 Lô 7: tầm gửi Na 60g/kg 259,30 ± 29,33 66,04% <0,001 <0,001

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy:

- Hoạt độ ALT ở lô 2 (lô mô hình) gây độc bằng paracetamol tăng cao rõ rệt so với lô chứng sinh học (p<0,001).

- Hoạt độ ALT ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na ở cả 2 liều 30g/kg, 60g/kg và silymarin liều 70mg/kg trong 8 ngày trước

khi gây độc gan đã giảm rõ rệt so với lô 2 (p<0,001) nhưng vẫn tăng hơn lô chứng sinh học.

+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên sự thay đổi hàm lượng MDA dịch đồng thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hàm lượng MDA gan chuột nhắt bị gây độc bằng paracetamol

Lô thí nghiệm MDA (nmol/ml) (X  SE) % Chống oxy hóa p so với 1 p so với 2 Lô 1: Chứng sinh học 1,49 ± 0,17

Lô 2: Mô hình (PAR) 2,08 ± 0,53 <0,01

Lô 3: Silymarin 70mg/kg 1,64 ± 0,47 21,15 >0,05 <0,05 Lô 4: tầm gửi Gạo 30g/kg 1,41 ± 0,39 32,21 >0,05 <0,05 Lô 5: tầm gửi Gạo 60g/kg 1,63 ± 0,50 21,63 >0,05 <0,05 Lô 6: tầm gửi Na 30g/kg 1,74 ± 0,89 16,35 >0,05 >0,05 Lô 7: tầm gửi Na 60g/kg 1,75 ± 0,35 15,87 >0,05 >0,05

Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy:

- Hàm lượng MDA ở lô 2 (lô mô hình) gây độc bằng paracetamol tăng cao rõ rệt so với lô 1 (chứng sinh học) (p<0,01).

- Hàm lượng MDA ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi cây Gạo ở cả 2 liều, trong 8 ngày trước khi gây độc đã giảm rõ rệt so với lô 2 (p<0,05). Hàm lượng MDA ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi Na có giảm so với lô 2 nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

+ Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên sự thay đổi mô bệnh học gan chuột nhắt trắng trên mô hình gây độc gan bằng paracetamol được trình bày ở bảng 3.24 và 3.25.

Bảng 3.24. Quan sát đại thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol uống tầm gửi cây Gạo và cây Na

Lô nghiên cứu Quan sát đại thể

Chứng sinh học Gan màu đỏ, mặt nhẵn, mật độ mềm, không phù nề, không xung huyết.

Mô hình (PAR) Gan nhạt màu, phù nề, xung huyết, bề mặt không nhẵn, có chỗ bị hoại tử và bạc màu, có nhiều chấm xuất huyết.

Silymarin 70mg/kg

Gan màu đỏ, xung huyết nhẹ, có một vài điểm tổn thương, một vài điểm bạc màu.

Tầm gửi Gạo 30g/kg

Gan màu đỏ, xung huyết, bề mặt nhẵn, tổn thương mức độ nhẹ, có một số điểm bạc màu.

Tầm gửi Gạo 60g/kg

Gan màu đỏ, xung huyết, bề mặt nhẵn, tổn thương mức độ nhẹ và vừa.

Tầm gửi Na 30g/kg

Gan màu đỏ, phù nề, xung huyết nhẹ, bề mặt nhẵn, có chấm xuất huyết rải rác.

Tầm gửi Na

Bảng 3.25. Hình ảnh vi thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol uống tầm gửi cây Gạo và cây Na (phụ lục 18)

Lô nghiên cứu Vi thể

Chứng sinh học Tất cả các mẫu bệnh phẩm có cấu trúc gan bình thường.

Mô hình

Các mẫu bệnh phẩm có nhiều ổ thoái hóa hoại tử. 2/3 mẫu bệnh phẩm có thoái hóa mức độ vừa và nặng ở nhu mô gan. 1/3 mẫu bệnh phẩm thoái hóa nhẹ, có xâm nhập viêm.

Silymarin 70mg/kg

2/3 các mẫu bệnh phẩm có tế bào gan bình thường. 1/3 mẫu bệnh phẩm viêm cấp đường mật và có thoái hóa nhẹ tế bào gan.

Tầm gửi Gạo 30g/kg

2/3 các mẫu bệnh phẩm có thoái hóa vừa tế bào gan, tế bào bắt màu eosin mạnh. 1/3 mẫu bệnh phẩm thoái hóa nhẹ, bào tương tế bào có nhiều hốc sáng nhỏ.

Tầm gửi Gạo 60g/kg

1/3 các mẫu bệnh phẩm trong giới hạn bình thường. 1/3 mẫu bệnh phẩm có thoái hóa hốc nhẹ, bào tương có nhiều hốc sáng nhỏ. 1/3 mẫu bệnh phẩm tế bào gan hoại tử đông, không thấy nhân tế bào, toàn bộ bắt màu eosin mạnh.

Tầm gửi Na 30g/kg

2/3 các mẫu bệnh có tế bào gan bình thường. 1/3 mẫu bệnh phẩm tế bào gan vùng trung tâm thoái hóa nhẹ, bào tương tế bào có nhiều hốc sáng nhỏ.

Tầm gửi Na 60g/kg

2/3 các mẫu bệnh có tế bào gan hoàn toàn bình thường, 1/3 gan viêm nhẹ khoảng cửa, tế bào gan bình thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)