Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng chuột cống trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 126 - 128)

Bảng 3.27. Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên thể tích dịch rỉ viêm Lô Lượng dịch rỉ viêm (ml) p so lô 1 p so lô 2 Lô 1: Nước cất 0,2ml/10g 4,24 ± 0,74

Lô 2: Aspirin 150mg/kg 2,70 ± 0,62 <0,001

Lô 3: tầm gửi Gạo 20g/kg 3,68 ± 1,23 <0,05 >0,05 Lô 4: tầm gửi Gạo 40g/kg 1,84 ± 0,51 <0,001 <0,05 Lô 5: tầm gửi Na 20g/kg 4,29 ± 0,82 >0,05 <0,001 Lô 6: tầm gửi Na 40g/kg 3,64 ± 0,93 <0,05 <0,05

Kết quả ở bảng 3.27 cho thấy:

- Cao lỏng tầm gửi cây Gạo ở liều 20g dược liệu/kg và 40g dược liệu/kg đều có tác dụng chống viêm cấp thông qua việc làm giảm rõ rệt số lượng dịch rỉ viêm so với lô chứng (p<0,05-0,001), tác dụng chống viêm của cao lỏng tầm gửi cây Gạo liều 40g dược liệu/kg mạnh hơn rõ rệt so với aspirin liều 150mg/kg.

- Cao lỏng tầm gửi cây Na ở liều 20g dược liệu/kg không có tác dụng làm giảm số lượng dịch rỉ viêm, tuy nhiên liều 40g dược liệu/kg có tác dụng làm giảm lượng dịch rỉ viêm rõ rệt so với chứng (p<0,05), tác dụng này không bằng cao lỏng tầm gửi cây Gạo liều 40g dược liệu/kg và aspirin liều 150mg/kg.

Bảng 3.28. Tác dụng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm

Lô Hàm lượng protein (mg/dl) p so lô 1 p so lô 2 Lô 1: Nước cất 0,2ml/10g 6,08 ± 1,02

Lô 2: Aspirin 150mg/kg 5,57 ± 0,39 >0,05

Lô 3: tầm gửi Gạo 20g/kg 5,34 ± 0,22 <0,05 >0,05 Lô 4: tầm gửi Gạo 40g/kg 5,22 ± 0,64 >0,05 >0,05 Lô 5: tầm gửi Na 20g/kg 5,35 ± 0,26 >0,05 >0,05 Lô 6: tầm gửi Na 40g/kg 5,47 ± 0,29 >0,05 >0,05

Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy:

Cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na ở liều 20g dược liệu/kg và 40g dược liệu/kg đều làm giảm hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm nhưng chỉ ở lô 3 (tầm gửi cây Gạo liều 20g/kg) sự khác biệt mới rõ rệt (p<0,05).

Bảng 3.29. Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm

Lô Số lượng bạch cầu (G/l) p so lô 1 p so lô 2 Lô 1: Nước cất 0,2ml/10g 8,18 ± 2,04

Lô 2: Aspirin 150mg/kg 6,34 ± 1,15 <0,05

Lô 3: tầm gửi Gạo 20g/kg 6,35 ± 1,38 <0,05 >0,05 Lô 4: tầm gửi Gạo 40g/kg 6,16 ± 1,12 <0,05 >0,05 Lô 5: tầm gửi Na 20g/kg 5,86 ± 1,81 <0,05 >0,05 Lô 6: tầm gửi Na 40g/kg 7,19 ± 1,87 >0,05 >0,05

Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy:

- Cao lỏng tầm gửi cây Gạo ở 2 liều 20g dược liệu/kg và 40g dược liệu/kg đều có tác dụng chống viêm cấp thông qua làm giảm rõ rệt số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô chứng (p<0,05). Tác dụng tương đương với aspirin liều 150mg/kg.

- Cao lỏng tầm gửi cây Na ở 2 liều 20g dược liệu/kg và 40g dược liệu/kg đều làm giảm số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô chứng nhưng chỉ ở lô 5 (tầm gửi Na liều 20g/kg) sự khác biệt mới có ý nghĩa (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)