Về kết quả phân lập các hợp chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 133 - 163)

Từ loài Taxillus chinensis (DC.) Dans., kí sinh trên cây Gạo đã phân

lập được 10 hợp chất TGGT1, TGGT2, TGGT3, TGGT5, TGGT7, TGGT8,

TGGT9, TGGT10, TGGT12, TGGT13. Từ loài Macrosolen tricolor

(Lecomte) Danser. kí sinh trên cây Na đã phân lập được 3 chất ký hiệu MT4A, MT2E1, MT5C1. Cấu trúc hóa học của 13 hợp chất được trình bày ở hình 4.1. O O O HO OH OH O OH CH3 OH OH OH 2 4 5 7 9 1' 3' 1'' 5'' 3" 5' 10 6" O O O OH HO OH 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1' 3' 5' 1" 2" 3" 4" 5" 6" O CH3 OH OH OH

Catechin (TGGT3) Quercituron (Miquelianin) (TGGT5) HO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 13 14 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 1 HO 17 18 19 20 22 5 24 26 27 28 29 3 (24s)-24-Ethylcholesta 5,22 (E), 25- trien-3β-ol (TGGT7) β-sitosterol (TGGT8) OH 1 3 5 7 9 11 13 16 18 19 20 17 trans-phytol (TGGT9) O O OH 1 2 3 4 5 6 1' 3' 5' 7' 9' 11' 13' 15' α-tocopherolquinon (TGGT10)

Glycerol-1-(6,9,12- hexadecatrienoat)-2- (8,11,14-octadecatrienoat)- 3-O-β- D-galactopyranosid (TGGT12)

Glycerol-1-(9-hexadecanenoat)-2-(9,12-octadecadienoat)-3-O-β-D- galactopyranosid (TGGT13)

20(29)-lupene-3β-nonandecanoyl-7β, 15α-diol (MT5C1) (mới)

3β-Hydroxylup-20(29)-ene (Lupeol) (MT2E1)

Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của 13 hợp chất

Trong 13 hợp chất đã phân lập được từ 2 loài Taxillus chinensis (DC.) Dans. và Macrosolen tricolor (L.) Dans. có 3 hợp chất thuộc nhóm flavonoid,

1 hợp chất thuộc cấu trúc tanin, 2 hợp chất thuộc nhóm sterol, 3 hợp chất có cấu trúc triterpen 5 vòng, 3 hợp chất có cấu trúc mạch thẳng, 1 hợp chất thuộc nhóm quinon.

Trong số những hợp chất này có hợp chất mới lần đầu tiên tìm thấy trong thiên nhiên là: 20(29)-lupene-3β-nonandecanoyl-7α-ol (MT4A) và hợp

chất 20(29)-lupene-3β-nonandecanoyl-7β, 15α-diol (MT5C1). Sở dĩ được xác định là hợp chất mới do căn cứ vào các tài liệu đã tham khảo và tra cứu trong Dictionary of Natural Products on DVD (1982-2009) [57] và trên mạng internet.

2 hợp chất là glycerol - 1 - (6,9,12 - hexadecatrienoat) - 2 - (8,11,14 - octadecatrienoat) - 3 - O - β - D - galactopyranosid (TGGT12) và glycerol -1- (9-hexadecanenoat)-2-(9,12-octadecadienoat)-3-O-β-D-galactopyranosid (TGGT13) cũng chưa tìm thấy tài liệu nào trong nước và trên thế giới công bố có trong thực vật.

4 hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập được từ chi Taxillus là:

Quercituron (TGGT5), (24s)-24-Ethylcholesta 5,22 (E), 25-trien-3β-ol (TGGT7), trans-phytol (TGGT9), α-tocopherolquinon (TGGT10).

4 hợp chất lần đầu tiên phân lập từ loài Taxillus chinensis sống ký sinh

trên cây Gạo: Quercetin (TGGT1), Afzelin (TGGT2), Catechin (TGGT3), β- sitosterol (TGGT8).

1 hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập được từ loài Macrosolen

tricolor sống ký sinh trên cây Na là lupeol.

4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC 4.3.1.Về độc tính cấp

Cho từng lô chuột nhắt uống dịch chiết tầm gửi cây Gạo, tầm gửi Na với các liều tăng dần không có các triệu chứng biểu hiện độc trên hành vi hoạt động tự nhiên, trên hô hấp và tiêu hoá và trong thí nghiệm không có chuột nào chết nên không xác định được LD50. Như vậy, gửi cây Gạo và tầm gửi cây Na có độ an toàn cao cho người sử dụng.

So sánh độc tính cấp của tầm gửi trong nghiên cứu của một số tác giả khác

Trần Thị Cẩm Thạch (2009) [38] nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi Taxillus

liều tăng dần từ 90g dược liệu/kg tới 270g dược liệu/kg thể trọng, không quan sát thấy biểu hiện bất thường nào ở chuột và không có chuột nào chết trong vòng 72 giờ. Tiếp tục theo dõi trong 7 ngày sau uống thuốc, thấy chuột vẫn ăn uống, hoạt động, bài tiết bình thường không có biểu hiện gì đặc biệt. Vì vậy, chưa tính được LD50 trên chuột nhắt trắng theo đường uống.

Hoàng Văn Võ (2006) [44] đã cho chuột uống dịch chiết Macrosolen

cochinchinensis (Lour.) Blume ký sinh trên cây Mít với các liều tăng dần từ

tương đương 50g dược liệu/kg thể trọng chuột đến 300g dược liệu/kg thể trọng chuột vẫn không có chuột chết sau 72 giờ theo dõi. Chuột không có các triệu chứng biểu hiện độc trên hành vi hoạt động tự nhiên, trên hô hấp và tiêu hóa và không xác định được LD50 ở trên chuột nhắt trắng theo đường uống.

Qua đó cho thấy cùng loài Taxillus chinensis kí sinh trên cây Gạo và kí

sinh trên cây Quất hồng bì đều không quan sát thấy biểu hiện bất thường ở chuột thí nghiệm và không xác định được LD50. Tầm gửi Macrosolen tricolor kí sinh trên cây Na không thấy biểu hiện độc tính cấp cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương [26]. Không xác định được LD50

của Macrosolen tricolor kí sinh trên cây Bưởi.

Vì điều kiện kinh phí, luận án mới tiến hành thử độc tính cấp. Để kết luận độ an toàn của dược liệu, khi sử dụng cần tiếp tục thử độc tính bán trường diễn, ảnh hưởng của dược liệu tới sự sinh sản và cấu trúc nhiễm sắc thể của động vật thí nghiệm. Những nội dụng này sẽ được thực hiện sau. 4.3.2. Về tác dụng sinh học

4.3.2.1. Về tác dụng chống oxy hóa

Kết quả nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa bằng phương pháp khử gốc

tự do DPPH của một số hợp chất phân lập được từ Taxillus chinensis (DC.)

Dans. ký sinh trên cây Gạo cho thấy hợp chất TGGT1 (3-O-α-L- Rhamnopyranosid quercetin (Quercitrin)), TGGT3 (catechin), TGGT5:

quercituron có hoạt tính chống oxy hoá trên hệ DPPH với giá trị SC50lần lượt là 40,87; 15,74; 13,31g/ml.

Kết quả này cũng tương tự như kết quả của một số tác giả nghiên cứu

tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus như:

Deng J. S. và cs. (2011) [55] nghiên cứu nghiên cứu hoạt tính dọn gốc tự do chống oxy hóa [2,2'-azino-bis (acid 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) (ABTS) và DPPH (1, 1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)] của dịch chiết ethanol

của loài Taxillus liquidambaricola (Hayata) Hosok. thấy hoạt tính loại gốc tự

do ABTS có giá trị TEAC (Trolox equivalent antioxidant capacity: khả năng chống oxy hóa tương đương với khả năng chống oxy hóa của Trolox) là 1063,53 ± 6,34 μg/mg. Hoạt tính loại gốc tự do DPPH có nồng độ 50% tác dụng tối đa (EC50: Effective Concentration) là 88,72± 3,57 μg/ml.

Liu C. Y. và cs. (2012) [79] đánh giá hoạt tính chống oxy hóa, của dịch

chiết nước, dịch chiết ethanol của Taxillus sutchuenensis (Lec.) Dans. thông

qua tác dụng dọn gốc tự do TEAC và DPPH thấy giá trị TEAC của dịch chiết nước là 57,04 ±0,58 mM/mg. Phân đoạn ethylacetat có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất (130,23 ±1,07 mM/mg), tiếp đến là phân đoạn chloroform (96,77 ±1,38 mM /mg), phân đoạn nước (69,73 ±0,26 mM /mg), phân đoạn n- butanol (37,02 ±0,19 mM/mg) và phân đoạn n- hexan (11,74 ±0,43 mM/mg). Phân đoạn ethylacetat có hoạt tính dọn gốc tự do DPPH cao nhất với giá trị IC50 là 93,32 ± 0,94 mg/ml.

Kết quả nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của tầm gửi cây Gạo

(Taxillus chinensis) ở mô hình gây tăng MDA trên chuột nhiễm độc

Paracetamol cho thấy hàm lượng MDA ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi cây Gạo liều 30g/kg và 60g/kg trong 8 ngày trước khi gây độc đã giảm rõ rệt so với lô uống PAR (p<0,05). Hoạt tính chống oxy hóa của tầm gửi cây Gạo

liều 30g/kg và 60 g/kg (32,21% và 21,63%) tương đương với hoạt tính chống oxy hóa của Silymarin liều 70mg/kg (21,15%).

Kết quả nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của Macrosolen tricolor

(Lec.) Danser ký sinh trên cây Na ở mô hình gây tăng MDA trên chuột nhiễm độc Paracetamol cho thấy hàm lượng MDA ở các lô chuột uống cao lỏng tầm gửi Na liều 30g/kg và 60 g/kg đều có giảm so với lô uống PAR nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hoạt tính chống oxy hóa của tầm gửi cây Na liều 30g/kg và 60 g/kg (16,35% và 15,87%) thấp hơn so với hoạt tính chống oxy hóa của Silymarin liều 70mg/kg (21,15%).

Hoạt tính chống oxy hóa của Macrosolen tricolor (Lec.) Danser ký sinh trên cây Na trong nghiên cứu tương đương với tầm gửi Macrosolen

cochinchinensis (Lour.) Blume ký sinh trên cây Mít trong nghiên cứu ở mô

hình gây tăng MDA ở gan bằng CCl4 của Hoàng Văn Võ (2006) [44] với hoạt tính chống oxy hoá là 13,59%.

Tuy nhiên, hoạt tính này thấp hơn so với chất TG2 (flavonoid toàn

phần của tầm gửi Macrosolen tricolor (Lec.) Dans. ký sinh trên cây Bưởi)

trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (2002) [26]. Ở nồng độ 0,3 mg/ml có tác dụng ức chế phản ứng peroxy hoá lipid dịch đồng thể tế bào gan chuột rõ rệt, hàm lượng MDA còn khoảng 56,2%. Với nồng độ TG2 từ 0,3- 0,5 mg/ml ức chế hầu như hoàn toàn phản ứng peroxy hoá lipid dịch đồng thể tế bào não chuột, hàm lượng MDA duy trì ở mức 3,79 nmol- 2,8 nmol. Chất TG2 còn có tác dụng ức chế sự hình thành gốc tự do anion superoxid O2 khá mạnh, đạt tới 49,56% ở nồng độ rất thấp 25g/ml.

Hoạt tính chống oxy hóa Macrosolen tricolor (Lec.) Danser ký sinh trên cây Na cũng thấp hơn so với các loài tầm gửi chi Macrosolen trong

Rahman M. M. và cs. (2012) [99] thấy khả năng khử gốc tự do DPPH

của tầm gửi Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh. tối đa là

(39,47%) ở nồng độ 500 μg/ml. Nồng độ ức chế 50% (IC50) của dịch chiết

methanol từ Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh. là 599,64 µg/ml,

còn giá trị IC50 của acid ascorbic là 48,38 μg/mL.

Sodde Vijay và cs. (2011) [103] cũng thấy giá trị IC50 của dịch chiết

methanol và dịch chiết nước tầm gửi Macrosolen parasiticus (L.) Dans. là

79,67 μg/ml và 54,32 μg/ml đối với dọn gốc tự do DPPH; 50,12 μg/ml và 35,12 μg/ml đối với dọn gốc tự do superoxid; 40,08 μg/ml và 28,56 μg/ml đối với thử nghiệm giảm năng lượng tiêu thụ; 86,65 μg/ml và 83,39 μg/ml đối với thử nghiệm O-phenanthrolin; 152,53 μg/ml và 102,43 μg/ml đối với dọn gốc tự do nitric oxid. Giá trị IC50 của acid ascorbic đối với các thử nghiệm trên lần lượt là 13,15 μg/ml; 5,45 μg/ml; 9,15 μg/ml; 13,43 μg/ml và 23,87 μg/ml.

Sở dĩ tầm gửi cây Gạo có tác dụng chống oxy hóa cao là do có chứa các hợp chất: quercitrin, afzelin, catechin, quercituron, α-tocopherolquinon. Do có bản chất là polyphenol, nên các flavonoid thường có tính chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại các tổn thương do gốc tự do một cách hữu hiệu. Bên cạnh hoạt tính chống oxy hóa, flavonoid còn có khả năng ức chế một số enzyme oxy hóa khử như cyclooxygenase, lipoxygenase và nicotinamid adenin dinucleotid phosphate (NADPH) oxydase [19], [67].

Ở cấp tế bào, một trong những đặc tính hữu ích nhất của flavonoid là trung hòa các gốc tự do – nhờ vào cấu trúc hóa học cũng như sự liên kết chặt chẽ của nó với màng tế bào; flavonoid bảo vệ Low-density lipoprotein (LDL) chống lại sự oxy hóa ở giai đoạn khởi đầu của sự peroxyd hóa lipid. Flavonoid gắn vào bề mặt của phân tử LDL hình thành liên kết ether làm giới hạn sự tấn công mạnh mẽ của các tác nhân oxy hóa và các gốc tự do. Do vậy,

flavonoid có thể bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương do các gốc tự do rất hiệu quả [19], [67], [83].

4.3.2.2. Về tác dụng bảo vệ gan

Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan bị tổn thương do Paracetamol

của tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans. ký sinh trên cây Gạo cho thấy liều

60g/kg có tác dụng hạn chế tăng trọng lượng gan. Hoạt độ enzym AST, ALT ở lô chuột uống tầm gửi cây Gạo liều 30g/kg và 60g/kg trong 8 ngày trước khi gây độc gan đã giảm rõ rệt so với lô uống PAR, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tác dụng hạn chế tăng hoạt độ enzym AST và ALT của tầm gửi cây Gạo liều 30g/kg (giảm 72,15% và 65,10%), liều 60g/kg (71,21% và 69,61%) tương đương với Silymarin liều 70mg/kg (giảm 72,68% và 72,90%), (Bảng 3.21 và 3.22).

Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ tổn thương gan do Paracetamol của

tầm gửi Macrosolen tricolor (Lec.) Danser ký sinh trên cây Na cho thấy với

liều 30g/kg có tác dụng hạn chế tăng trọng lượng gan. Hoạt độ enzym AST, ALT ở lô chuột uống tầm gửi cây Na liều 30g/kg và 60g/kg trong 8 ngày trước khi gây độc gan đã giảm rõ rệt so với lô uống PAR, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tác dụng hạn chế tăng hoạt độ enzym AST và ALT của tầm gửi cây Na liều 30g/kg (giảm 74,26% và 68,48%), liều 60g/kg (74,22% và 66,04%) tương đương với Silymarin liều 70mg/kg (giảm 72,68% và 72,90%), (Bảng 3.21 và 3.22).

Kết quả nghiên cứu mô bệnh học của gan chuột uống tầm gửi cây Gạo và cây Na cũng cho thấy các nhóm chuột uống tầm gửi cây Gạo, tầm gửi cây Na đều có mức độ tổn thương gan nhẹ hơn so với nhóm chuột gây tổn thương gan bằng PAR (Bảng 3.24 và 3.25).

Tác dụng bảo vệ gan của tầm gửi Macrosolen tricolor (Lec.) Danser

ký sinh trên cây Na cũng phù hợp với những kết quả của một số loài tầm gửi

khác thuộc chi Macrosolen ký sinh trên các cây chủ khác như:

Adam Hermawan và cs. (2011) [45] đánh giá tác dụng bảo vệ gan của

dịch chiết nước lá Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh. (MCE)

trên tế bào gan chuột dòng Balb/c gây ung thư gan thực nghiệm bằng 7, 12- dimethylbenz [a] anthracene (DMBA) trong 15 tuần thấy tỷ lệ sống sót ở tuần thứ 8 của nhóm chuột uống DMBA + MCE 750 mg/kg chuột cao hơn so với nhóm uống DMBA 20 mg /kg (chứng dương). Nhưng xét nghiệm mô bệnh học của gan thấy hình ảnh đại thể và vi thể của các nhóm chuột uống DMPA cũng như uống DMBA + MCE không có sự khác biệt. Các tác giả cho rằng

dịch chiết Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh. có thể cải thiện

chức năng gan nhưng không bảo vệ được gan tránh khỏi ung thư.

Chất gây hại cho tế bào gan chủ yếu do sự peroxid hoá lipid và những thương tổn do stress oxy hóa. Do vậy, các chất chống oxy hoá có khả năng ngăn chặn sự peroxid hoá lipid nên nó là nhân tố ngăn ngừa một số bệnh, trong đó có các bệnh về gan. Do vậy, cùng với tác dụng chống oxy hóa, các dịch chiết của tầm gửi còn có tác dụng làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan [24], [45].

4.3.2.3. Về tác dụng chống viêm

Để góp phần giải thích kinh nghiệm của nhân dân sử dụng tầm gửi chữa đau nhức xương khớp, luận án đã tiến hành thử tác dụng chống viêm cấp

của dịch chiết nước tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis) và tầm gửi ký sinh trên cây Na (Macrosolen tricolor) trên mô hình gây phù chân

chuột cống trắng bằng carrageenin theo phương pháp của Winter và gây viêm màng bụng chuột cống trắng bằng carrageenin + formaldehyd theo phương pháp của A.R.Weidhase và R.Chelmann và thử tác dụng chống viêm mạn

theo phương pháp cấy sợi amiant đã tiệt trùng tẩm carrageenin 1% ở da gáy của chuột cống trắng.

Viêm là phản ứng tự vệ và thích nghi của cơ thể nhằm phá huỷ hoặc loại trừ các vật lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các chất mới sinh trong phản ứng viêm có thể gây nguy hại cho cơ thể, gây rối loạn chuyển hoá, tổn thương các tổ chức lan rộng, rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. Viêm có các biểu hiện lâm sàng: sưng, nóng, đỏ, đau và kèm theo các rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm. Nguyên nhân gây viêm có thể do nguyên nhân ngoại sinh: cơ học, vật lý, hoá học, sinh học hoặc nội sinh: thiếu oxy tại chỗ gây hoại tử mô do tắc nghẽn tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng, bệnh tự miễn hay do sản phẩm chuyển hoá như urê huyết tăng gây viêm màng phổi, màng tim; acid uric tăng cao gây viêm khớp trong bệnh Gút... Theo tiến triển của viêm, giải phẫu bệnh lâm sàng chia viêm ra làm 3 loại: viêm cấp, viêm bán cấp và viêm mạn tính. Trong thực nghiệm dùng các chất hoá học để tạo ra triệu chứng viêm tương tự trên lâm sàng như dùng carrageenin 1% gây sưng phù. Khi tiêm carrageenin vào bàn chân chuột sẽ kích thích giải phóng các chất trung gian hoá học như histamin, prostaglandin, serotonin... và kết quả là gây phù [17]. Khi tầm gửi có khả năng ức chế phù bàn chân chuột được coi là có tác dụng chống viêm. Cao

lỏng tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis) ở cả 2 liều 20g dược

liệu/kg và 40g dược liệu/kg đều có tác dụng chống viêm cấp thông qua tác dụng làm giảm thể tích phù chân chuột. Tuy nhiên ở liều cao 40g/kg thể hiện tác dụng mạnh hơn liều 20g/kg. Liều cao đã có tác dụng chống viêm tại 3 thời điểm: 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ sau khi gây viêm (p<0,05), trong khi liều thấp (20g

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans và Macrosolen tricolor (L.) Dans (Trang 133 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)