3.1.1.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu
Quan sát trên thực địa và tiêu bản tầm gửi cây Gạo có đặc điểm: cây bụi, cành hơi xám, lá mọc đối, cuống 3-7cm, phiến nguyên, hình elip hoặc hình trứng, hơi dày, dài 6- 8 rộng 2,5-5 cm, gân bên có 4-6 đôi, đỉnh lá nhọn, không lông. Hoa mọc thành cụm riêng lẻ hoặc tụ 2-3 chùm ở kẽ lá, có khi mọc ở những mấu không lá, 4-8 hoa ở mỗi nhánh, đài hình trứng, tồn tại. Hoa màu vàng cam, hình ống, tràng hợp, thắt lại ở đoạn giữa, khi nở 6 thuỳ lật ra ở chỗ thắt lại. Chỉ nhị hình dùi, bao phấn 1mm. Vòi nhụy hình chỉ, liền nhau ở gốc, núm nhụy hình đầu.
Quả mọng, màu vàng cam khi chín màu đỏ, hình trứng hoặc gần hình cầu. Hoa nở vào tháng 12- 3. Cuống hoa dài 3 – 5 mm; bầu dưới hình trái xoan, màu xanh dài 2 -3 mm; có 6 tràng hàn liền tạo thành ống, màu vàng, dài 5- 9 mm. Bộ nhị có 6 nhị đính trên tràng màu đỏ thẫm, dài 2 – 4 mm.
Vòi nhị đính với bầu dài 8 – 12 mm. Bầu một ô, noãn đính trung trụ. Bao phấn 2 ô, nứt dọc, có 3 hạt, quả màu vàng hình hạt tiêu, đường kính dọc 4 – 6 mm, ngang 3- 4 mm (hình 3.1).
Tầm gửi ký sinh trên cây Gạo Cành mang hoa quả
Hoa tầm gửi Gạo Quả tầm gửi Gạo
Bao phấn (X 25 lần) Bầu cắt ngang (X 25 lần) Hình 3.1. Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Gạo
Sau khi quan sát, phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu cây nghiên cứu, đối chiếu với mẫu lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bách thảo thực vật trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, GS. TSKH Nguyễn
Nghĩa Thìn đã định tên khoa học của tầm gửi ký sinh trên cây Gạo là Taxillus
chinensis (DC.) Dans, thuộc họ Loranthaceae.
A B
Hình 3.2. Mẫu tiêu bản lưu tại Bách thảo thực vật Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (A) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (B)
3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân * Vi phẫu lá:
- Phần gân lá: Gân phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì (1) trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, phía ngoài dược
phủ bởi một lớp cutin mỏng. Sát biểu bì là lớp mô dày (2), phía trên và dưới có 1-2 lớp tế bào. Mô mềm (3) cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình đa giác đều hay hình trứng thuôn, có kích thước lớn; rải rác trong mô mềm có các đám tế bào mô cứng (4) thường xếp thành đám lớn, tạo thành cung rời rạc bao quanh bó libe-gỗ, tế bào mô cứng có hình dạng khác nhau, thành rất dày thường chứa tinh thể calci oxalat hình khối (9). Tinh thể calci oxalat hình khối có kích thước 17-32 14-28 m. Giữa gân lá là một bó libe-gỗ lớn, cung libe (5) phía trên và dưới tạo thành vòng cung bao quanh bó gỗ, cung libe phía dưới dày hơn cung libe phía trên, gỗ (6) cấu tạo bởi các mạch gỗ xếp thành hàng xen kẽ trong nhu mô gỗ tạo thành các bó riêng biệt.
- Phần phiến lá: biểu bì (1) trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật tương tự phần gân lá, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Lớp tế bào mô giậu (7) quan sát không rõ. Mô mềm (8) là những tế bào có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác có các bó libe-gỗ của gân phụ và các khuyết tế bào có kích thước lớn (hình 3.3).
* Vi phẫu thân:
Mặt cắt ngang thân có tiết diện tròn, quan sát dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy bần (2) cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào hình chữ nhật thường bị ép dẹt xếp thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, mặt ngoài phủ một lớp cutin mỏng (1), rải rác có các lỗ vỏ nhỏ. Mô mềm vỏ (3) cấu tạo bởi các tế bào hình chữ nhật hay hình trứng kích thước lớn, không đều, thành mỏng. Rải rác trong mô mềm vỏ có các đám tế bào mô cứng (4) xếp thành các đám nhỏ không đều nhau và tạo thành một vòng rời rạc. Phần libe-gỗ rất phát triển, libe-gỗ xếp thành dải thẳng có libe (5) phía ngoài, phần gỗ phía trong (7), các dải libe-gỗ bị phân cách bởi các tia ruột (6) hẹp. Tia ruột (6) cấu tạo bởi 1-2 hàng tế bào nhỏ xếp thành hàng theo hướng xuyên tâm. Trong cùng là mô mềm ruột (8) cấu tạo bởi các tế bào hình tròn hay đa giác có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác có chứa các đám tinh thể calci oxalat hình khối (9) (hình 3.4).
3.1.1.3. Đặc điểm bột dược liệu
Bột màu vàng lục nhạt, không mùi, không vị, soi dưới kính hiển vi thấy mảnh bần (1) cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Mảnh biểu bì mang lỗ khí (2). Mảnh mô mềm (3) là các tế bào hình đa giác thành mỏng. Tế bào sợi (4) đứng riêng lẻ hay tụ tập thành bó. Tế bào mô cứng (8) có nhiều hình dạng khác nhau, thành dày, khoang hẹp. Mảnh mạch (9) thường thấy mạch hình mạng và mạch xoắn.
Tinh thể calci oxalat hình khối có kích thước17-32 14-28 m. Hạt phấn hoa hình ba góc (7), có đường kính 40-57 m. Lông che chở đa bào (6) hình sao (hình 3.5).
Hình 3.5. Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Gạo 3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Na
3.1.2.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu
Quan sát trên thực địa và tiêu bản thấy: cây bụi, cành hơi xám, lá mọc đối, chéo chữ thập, cuống lá 2-3 mm, phiến lá nguyên, hình elip hoặc hình trứng, hơi dày, dài 4-5x 3-4 cm, gân bên có 2-3 đôi, gân khó nhìn ở cả hai mặt, đỉnh lá tròn. Hoa mọc thành cụm riêng lẻ hoặc tụ 2-3 chùm ở kẽ lá, có khi mọc ở những mấu không lá, cuống chung dài 1mm, cuống riêng rất
ngắn,lá bắc hình bán nguyệt, hai lá bắc con gần tròn, hàn liền. Hoa trưởng thành dài 2-3 cm, hoa mẫu 6 đối xứng hai bên, đài hình khuyên, tràng hoa ba màu: màu đỏ ở dưới, ở giữa màu xanh, đỉnh màu tím, hơi cong, ống tràng phồng, tràng hợp, thắt lại ở đoạn giữa, khi nở 6 thuỳ lật ra ở chỗ thắt lại. Chỉ nhị đính trên họng tràng, bao phấn 2-3mm. Vòi nhụy hình chỉ, liền nhau ở gốc, núm nhụy hình đầu. Quả mọng, khi non màu xanh, khi chín màu mận chín, hình cầu (hình 3.6).
Cành tầm gửi mang hoa Cành mang nụ hoa và quả
Hoa nguyên vẹn Hoa bổ dọc
Bầu bổ ngang Bầu bổ dọc
Hình 3.6. Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Na
Mẫu nghiên cứu đã được PGS. TS. Vũ Xuân Phương, Ths. Nguyễn Thế Cường Viện Sinh thái và Tài nguyên Thực vật; TS. Nguyễn Quốc Huy, Bộ
môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội giám định tên khoa học là:
Macrosolen tricolor (Lecomte) Danser, Loranthaceae.
Tiêu bản khô được lưu tại: Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP), Mã tiêu bản: HNIP/17208/10.
3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân * Đặc điểm vi phẫu lá:
Gân phía trên hơi lồi, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì (1) trên và dưới là một hàng tế bào hình chữ nhật nhỏ, xếp đều đặn, phía ngoài phủ bởi một lớp cutin mỏng. Sát biểu bì là lớp mô dày (2), phía trên và dưới có 1-2 lớp tế bào. Mô mềm (3) cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình đa giác đều hay hình trứng thuôn, kích thước lớn; rải rác trong mô mềm có các đám tế bào mô cứng (4) thường xếp thành đám lớn, tạo thành cung rời rạc bao quanh bó libe-gỗ.
Hình 3.7. Vi phẫu lá tầm gửi cây Na
Tế bào mô cứng có hình dạng khác nhau, thành rất dày. Tinh thể calci oxalat hình khối (7). Giữa gân lá là một bó libe-gỗ lớn, cung libe (5) phía trên và dưới tạo thành vòng cung bao quanh bó gỗ, cung libe phía dưới dày hơi cung libe phía trên, gỗ (6) cấu tạo bởi các mạch gỗ xếp thành hàng xen kẽ trong nhu mô gỗ tạo thành các bó riêng biệt (hình 3.7).
* Đặc điểm vi phẫu thân:
Mặt cắt ngang thân có tiết diện tròn. Nhìn dưới kính hiển vi từ ngoài vào trong thấy: Bần (2) cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào hình chữ nhật thường bị ép dẹt xếp thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, mặt ngoài có phủ một lớp cutin mỏng (1) và rải rác có các lỗ vỏ nhỏ. Mô mềm vỏ (3) cấu tạo bởi các tế bào hình chữ nhật hay hình trứng có kích thước lớn, xếp không đều, thành mỏng.
Rải rác trong mô mềm vỏ có các đám tế bào mô cứng (4) xếp thành các đám to nhỏ không đều nhau và tạo thành một vòng rời rạc. Phần libe-gỗ rất phát triển, có libe (5) phía ngoài, phần gỗ phía trong (7), các dải libe-gỗ bị phân cách bởi các tia ruột (6) hẹp. Tia ruột (6) cấu tạo bởi 1-2 hàng tế bào nhỏ xếp thành hàng theo hướng xuyên tâm. Trong cùng là mô mềm ruột (8) cấu tạo bởi các tế bào hình tròn hay đa giác có kích thước lớn, thành mỏng, rải rác có chứa các đám tinh thể calci oxalat hình khối (9) (hình 3.8).
3.1.2.3. Đặc điểm bột dược liệu
Bột màu vàng lục nhạt, không mùi, không vị, soi dưới kính hiển vi thấy mảnh bần (1) cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau. Mảnh biểu bì mang lỗ khí (2). Mảnh mô mềm (3) là các tế bào hình đa giác thành mỏng. Tế bào sợi (4) đứng riêng lẻ hay tụ tập thành bó. Mảnh mô mềm mang các tinh thể calci oxalat. Mảnh mạch (5) thường thấy mạch hình mạng và mạch xoắn. Tế bào mô cứng (6) có nhiều hình dạng khác nhau, thành dày, khoang hẹp. Tinh thể calci oxalat (7) hình khối có kích thước 17- 32 14- 28 m (hình 3.9).
Hình 3.9. Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Na
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học của tầm gửi cây Gạo và cây Na
Kết quả định tính các nhóm chất chính trong dược liệu tầm gửi cây Gạo và cây Na bằng phản ứng hoá học được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2.
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Gạo
TT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận Thân Lá Thân Lá
1 Alcaloid
P/ư với TT. Mayer - -
Không Không P/ư với TT. Dragendorff - -
P/ư với TT. Bouchardat - -
2 Flavonoid
P/ư Cyanidin +++ +++
Có Có P/ư với NaOH +++ +++
P/ư với FeCl3 5% +++ +++ P/ư với TT Diazo +++ +++
3 Saponin Hiện tượng tạo bọt - ++ Không Saponin steroid Phân biệt hai loại saponin
4 Anthranoid P/ư Borntrager - - Không Không Vi thăng hoa - - 5 Glycosid tim P/ư Lieberman ++ ++ Không Không P/ư Baljet - - P/ư Legal - -
6 Coumarin P/ư mở đóng vòng lacton ++ ++ Có Có P/ư với TT. Diazo +++ +++
7 Tanin
P/ư với TT FeCl3 5% +++ +++
Có Có P/ư với Pb(CH3COO)2 ++ ++
P/ư với dd. Gelatin 1% + +
8 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc ++ ++ Có Có 9 Steroid P/ư Libermann ++ ++ Có Có 10 Caroten P/ư với H2SO4 đặc - - Không Không 11 Acid hữu cơ P/ư với bột Na2CO3 ++ ++ Có Có 12 Acid amin P/ư với TT. Ninhydrin 3% - - Không Không 13 Đường khử P/ư với TT. Fehling +++ +++ Có Có 14 Polysaccharid P/ư với TT. Lugol ++ ++ Có Có
Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Na
TT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận Thân Lá Thân Lá
1 Alcaloid
P/ư với TT. Mayer - -
Không Không P/ư với TT. Dragendorff - -
P/ư với TT. Bouchardat - -
2 Flavonoid
P/ư Cyanidin +++ +++
Có Có P/ư với NaOH +++ +++
P/ư với FeCl3 5% +++ +++ P/ư với TT Diazo +++ +++
3 Saponin Hiện tượng tạo bọt - ++ Không Saponin triterpenoid Phân biệt 2 loại saponin
4 Anthranoid P/ư Borntrager - - Không Không Vi thăng hoa - - 5 Glycosid tim P/ư Lieberman ++ ++ Không Không P/ư Baljet - - P/ư Legal - -
6 Coumarin P/ư mở đóng vòng lacton ++ ++ Có Có P/ư với TT. Diazo +++ +++
7 Tanin
P/ư với TT FeCl3 5% +++ +++
Có Có P/ư với Pb(CH3COO)2 ++ ++
P/ư với dd. Gelatin 1% + +
8 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc ++ ++ Có Có 9 Steroid P/ư Libermann ++ ++ Có Có 10 Caroten P/ư với H2SO4 đặc + + Có Có 11 Acid hữu cơ P/ư với bột Na2CO3 - - Không Không 12 Acid amin P/ư với TT. Ninhydrin 3% - - Không Không 13 Đường khử P/ư với TT. Fehling +++ +++ Có Có 14 Polysaccharid P/ư với TT. Lugol ++ ++ Có Có
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy:
- Trong thân và lá tầm gửi cây Gạo đều có: flavonoid, coumarin, tanin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid, riêng lá có saponin steroid.
- Trong thân và lá tầm gửi cây Na đều có flavonoid, tanin, coumarin, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid, caroten, riêng lá có saponin triterpenoid.
3.2.2. Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ tầm gửi cây Gạo và cây Na
Kết quả định lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ tầm gửi cây Gạo và cây Na được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ bột tầm gửi cây Gạo và cây Na
Số lần
Tầm gửi cây Gạo Tầm gửi cây Na
Khối lượng dược liệu (g) Độ ẩm (%) Khối lượng cắn ethylacetat (g) Hàm lượng các chất (%) Khối lượng dược liệu (g) Độ ẩm (%) Khối lượng cắn ethylacetat (g) Hàm lượng các chất (%) 1 20,01 10,08 0,1732 0,9626 20,06 11,55 0,0623 0,3511 2 20,15 10,11 0,1576 0,8701 20,26 11,43 0,0658 0,3666 3 20,70 10,31 0,1804 1,0255 19,90 11,62 0,0632 0,3592 Trung bình 0,9527 0,3589
Nhận xét: Hàm lượng các chất ở trong phân đoạn chiết ethylacetat từ
3.2.3. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo và cây Na
3.2.3.1. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo
Bột thô tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis L.) (2kg) được ngâm chiết
với ethanol, phân lập bằng sắc ký cột thu được các hợp chất sau:
- Phân đoạn TG-C-2 thu được hai hợp chất TGGT7 (15mg) và TGGT8 (10mg) dạng bột màu trắng.
- Phân đoạn TG-C-3 thu được hai hợp chất TGGT9 (13mg) và TGGT10 (17mg) dạng tinh thể màu trắng.
- Phân đoạn TG-C-4 thu được hai hợp chất TGGT12 (13mg) và TGGT13 (15mg).
- Phân đoạn TG-W-1 thu được hai hợp chất TGGT1 (100mg) và TGGT2 (20mg) dạng bột màu vàng.
- Phân đoạn TG-W-2 thu được 2 hợp chất TGGT3 (19mg) và TGGT5 (13mg) màu vàng chanh.
* Nhận dạng hợp chất TGGT1:
- Hợp chất TGGT1 thu được dưới dạng bột màu vàng đặc trưng của hợp chất flavonoid, nhiệt độ nóng chảy 182-1850C.
- Phổ khối lượng (ESI-MS) có pic [M + Na]+ : 471m/Z; [M-H]- : 447m/Z, cho biết M = 448, tương ứng với công thức phân tử C21H20O11.
- Phổ NMR của TGGT1 cho thấy đây là một flavonoid dạng glycosid có nhánh đường là Rhamnopyranosyl.
- Phổ 1H-NMR của TGGT1 xuất hiện các tín hiệu của 5 proton vòng thơm trong đó hai proton được xác định ở vị trí metha với nhau [δ 6,20, 6,36
(1H, d, J = 2,0 Hz)] và 3 proton còn lại được xác định thuộc vào một vòng thơm có hệ tương tác ABX [δ 7,35 (1H, d, J = 2,0 Hz), 6,92 (1H, d, J = 8,5 Hz), 7,30 (1H, dd, J = 2,0, 8,5 Hz)]. Thêm vào đó, tín hiệu của một proton
anomer xuất hiện tại δ 5,37 (1H, d, J = 1,5 Hz), các tín hiệu của các nhóm methin gắn với nhóm hydroxyl xuất hiện ở 4,25 (1H, dd, J = 1,5, 3,0 Hz), 3,78 (1H, d, J = 1,5, 8,5 Hz), 3,44(m), 3,32(m) và tín hiệu của một nhóm
methyl gắn với gốc đường tại δH 0,96 (3H, d, J = 6,5 Hz) gợi ý cho sự xuất hiện của một phân tử đường rhamnose.
- Phổ 13C-NMR của TGGT1 xuất hiện tín hiệu của 21 carbon, trong đó có 6 carbon thuộc vào một phân tử đường (δ 103,47; 71,97; 72,14; 73,29; 71,87; 17,60 ppm).