1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học hai loài Stephania Lour. ở Việt Nam

343 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 343
Dung lượng 7,08 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Stephania Lour. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) là một chi lớn, trên thế giới có khoảng 100 loài phân bố ở nhiều nước như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Nhật Bản,… [25]. Ở Việt Nam đã công bố có khoảng 22 loài thuộc chi Stephania Lour.. Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Vững [48] mới nghiên cứu 3 loài: Stephania glabra (Roxb.) Miers thu hái ở Ninh Bình, Stephania kuinanensis H. S. Lo et M. Yang thu hái ở Lạng Sơn, Stephania sp 3 . (chưa xác định được tên loài vì chưa thu được đủ hoa đực và hoa cái) thu hái ở Quảng Ninh; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Huy [23] nghiên cứu 3 loài: Stephania brachyandra Diels thu hái ở Sapa (Lào Cai), Stephania dielsiana Y. C Wu. thu hái ở Ba Vì (Hà Nội), Stephania sinica Diels thu hái ở Quảng Bình; Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Tâm [41] nghiên cứu loài Stephania pierrei Diels mọc ở Bình Định; Luận văn cao học của Vũ Xuân Giang [20] bước đầu nghiên cứu loài Stephania viridaflavens H. S. Lo et M. Yang thu hái ở Sơn La; ngoài ra, Lê Ngọc Liên, Phạm Gia Điền [30] có công bố thành phần hóa học cây bình vôi đỏ (Stephania sp.) chưa xác định rõ tên loài. Trần Thị Thủy, Trần Văn Sung [171] công bố thành phần hóa học loài Stephania rotunda thu hái ở Sơn La. Qua đó cho thấy còn nhiều loài Stephania mọc ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ. Năm 2014, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi thu được mẫu Bình vôi có dịch màu đỏ, được người dân địa phương sử dụng làm thuốc khớp. Cùng thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh Văn Chấn – Yên Bái, chúng tôi cũng nhận thấy người dân địa phương đang sử dụng loài Bình vôi có dịch màu trắng (có trữ lượng lớn trên địa bàn) để sử dụng chữa mất ngủ, khớp và bệnh dạ dày. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về các mẫu Bình vôi thu hái tại hai địa phương trên. Nhằm xác minh cơ sở khoa học của việc sử dụng hai loài Bình vôi tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Văn Chấn – Yên Bái, hướng đến việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, tìm kiếm các hợp chất và đánh giá hoạt tính sinh học, để từ đó góp phần nâng cao giá trị sử dụng của hai loài Bình vôi ở Việt Nam, luận án "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học hai loài Stephania Lour. ở Việt Nam", đã được thực hiện với các mục tiêu: - Mô tả đặc điểm hình thái thực vật, giám định tên khoa học và xác định đặc điểm vi học hai loài bình vôi thu hái tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Yên Bái. - Nghiên cứu thành phần hóa học hai loài đã xác định được tên khoa học. - Thử độc tính cấp và đánh giá một số tác dụng sinh học.

Ngày đăng: 20/01/2021, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN