CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường tài chính luôn được xem là xương sống của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trong đó hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong thị trường tài chính. Do có sự quan trọng này vì nó vừa đóng vai trò là nguồn cấp tín dụng quan trọng nhất cho nền kinh tế, vừa đóng vai trò là nhà đầu tư (các ngân hàng đầu tư) để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời nó cũng đóng vai trò là công cụ để Ngân hàng Trung ương (hay Ngân hàng nhà nước) điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Khi nghiên cứu phạm trù hiệu quả thì không thể không nói đến lợi nhuận, khả năng sinh lợi của ngân hàng, khi đề cập đến vấn đề ổn định thì không thể không bàn về vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Theo văn phòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012), đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam, dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% GDP và mỗi năm ngành ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước . Như vậy ngành ngân hàng đã làm tốt vai trò cấp tín dụng cho nền kinh tế đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao. Do đó, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng muốn hướng tới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên thực tế trong giai đoạn từ năm 2008 cho đến nay đã cho thấy, vấn nợ xấu luôn là căn bệnh cố hữu chưa được giải quyết và từ đó tiềm ẩn các nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng: - Tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng... và đến 31/3/2012 nợ xấu của hệ thống ngân hàng là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Con số này vượt xa con số 117.000 tỷ đồng theo báo cáo của chính các TCTD và gấp hơn 4,6 lần so với quy mô giá trị năm 2008. - Tính đến 31.12.2012, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) , số nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng ước khoảng 8,6-10% trên tổng dư nợ (khoảng 2,5-2,8 triệu tỷ đồng) và phần lớn các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo chiếm trên 84%, các tổ chức tín dụng cũng đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 70.000 tỷ đồng; Như vậy có thể thấy đây là các khoản nợ không sinh lời ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng thương mại. - Cũng theo số liệu mới của NHNN, tính đến hết tháng 7/2013, nợ xấu các ngân hàng tự báo cáo là gần 139.000 tỷ đồng và Agribank đang "chiếm tới 25%" trong tổng số nợ xấu này . So với cuối năm 2012, nợ xấu của Agribank đã tăng thêm tới 5.715 tỷ đồng, tốc độ tăng tương đương 20%. Tổng giá trị nợ xấu tới hơn 33.000 tỷ đồng của Agribank lớn hơn gấp nhiều tổng tài sản của hầu hết các ngân hàng quy mô nhỏ tại Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của NH. Như vậy các diễn biến về nợ xấu vừa là nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống tài chính ngân hàng, bất ổn cho nền kinh tế, vừa bào mòn lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc tìm hiểu đánh giá các tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh hiện tại cả về mặt thực tiễn lẫn lý luận. Là một thành viên của hệ thống Agribank, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi các vấn đề nợ xấu, khả năng sinh lời trong bối cảnh hiện tại. Và vì thế, do có được điều kiện công tác tại đây, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá hiện trạng nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua, từ đó có các kiến nghị cải thiện tình hình nợ xấu, tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng trong giai đoạn tới. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Có mối liên hệ, tác động giữa nợ xấu với khả năng sinh lời hay không và như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Làm thế nào để có được các giải pháp nâng cao khả năng sinh lời cho Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trước các vấn đề nợ xấu.
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING HỒ THỊ HÒA NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỢ XẤU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60 34 02 01 Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG TP.HCM, tháng 10.2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung. Các nội dung được đúc kết trong quá trình học tập, các số liệu và thực nghiệm thực hiện trung thực, chính xác và chưa được công bố trên bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn HỒ THỊ HÒA Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu từ cô giáo hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, doanh nghiệp, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung đã tận tình hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luân văn này. Quý Thầy Cô của Trường Đại học Tài Chính - Marketing đã mang lại cho tôi những kiến thức của chương trình cao học trong 2 năm qua, giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Quý Thầy cô ở Trung tâm SPSS đã hướng dẫn chương trình phần mềm EVIEW cũng như hỗ trợ tôi nghiên cứu đề tài. Ban lãnh đạo, các anh chị phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin gửi lời chúc sức khỏe và trân trọng cám ơn! Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Hồ Thị Hòa MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii TÓM TẮT ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 1.6. Kết cấu của luận văn 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 6 2.1. Khái quát về nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng 6 2.1.1. Nợ xấu 6 2.1.2. Khả năng sinh lời 13 2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây 16 2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài 16 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước 20 2.2.3. Bình luận về các nghiên cứu trước đó 22 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25 3.1. Quy trình nghiên cứu 25 3.2. Mô hình và giả thiết nghiên cứu 25 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 25 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu 26 3.3. Triển khai thu thập số liệu 27 3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 4.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 34 4.1.1. Lịch sử hình thành phát triển 34 4.1.2. Cơ cấu tổ chức 35 4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây 37 4.2. Diễn biến nợ xấu và khả năng sinh lời trong giai đoạn nghiên cứu 42 4.2.1. Diễn biến nợ xấu 42 4.2.2. Khả năng sinh lời 45 4.3. Kết quả phân tích định lượng mối quan hệ nợ xấu và khả năng sinh lời 47 4.3.1. Mô tả, phân tích về mẫu nghiên cứu 47 4.3.2. Kiểm định tính dừng 47 4.3.3. Phân tích mô hình hồi quy 50 4.3.4. Kiểm định các giả thuyết 53 4.4. Đánh giá về tình hình nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 58 4.4.1. Mặt mạnh 58 4.4.2. Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64 5.1. Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu 64 5.2. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 65 5.3. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank chi : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh nhánh Huế Thừa Thiên Huế CN : Chi nhánh CP : Chính phủ CBTD : Cán bộ tín dụng NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng VN : Việt Nam TSTC : Tài sản thế chấp XLRR : Xử lý rủi ro ATM : Máy rút tiền tự động (Automated teller machine) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) POS : Máy chấp nhận thanh toán thẻ (Point of Sale) RRTD : Rủi ro tín dụng IPCAS : Interbank Payment and Customer Accounting System-Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng ABIC : Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp. TSBĐ : Tài sản bảo đảm VAMC : Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ( Vietnam Asset Management Company ) DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 47 Bảng 4.2: Tương quan các biến nghiên cứu 48 Bảng 4.3: Kết quả kiểm nghiệm đơn vị 49 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy lần 1 50 Bảng 4.5: Kiểm định Wald về sự có mặt của các biến không cần thiết 51 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy lần 2 52 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 52 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tự tương quan 522 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thiết thống kê 53 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 25 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế 36 Hình 4.2: Diễn biến tổng tài sản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 38 Hình 4.3: Diễn biến lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 39 Hình 4.4: Diễn biến tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 40 Hình 4.5: Diễn biến dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 41 Hình 4.6: Diễn biến nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn nghiên cứu 43 TÓM TẮT Thực tế tại Việt Nam từ giai đoạn năm 2008 cho đến nay đã cho thấy, nợ xấu luôn là căn bệnh cố hữu chưa được giải quyết và từ đó tiềm ẩn các nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Là một thành viên của hệ thống Agribank, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi các vấn đề nợ xấu, khả năng sinh lời trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá hiện trạng nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2000-2014, từ đó có các kiến nghị cải thiện tình hình nợ xấu, tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng trong giai đoạn tới. Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là nợ xấu (NPL), khả năng sinh lời (ROA) và các biến kiểm soát như nợ vay, ứng trước của khách hàng, tổng huy động, dự phòng rủi ro, các nhóm nợ …của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện xem xét mối quan hệ giữa nợ xấu, khả năng sinh lời và các biến kiểm soát thông qua phần mềm nghiên cứu Eviews 6. Các nghiên cứu đi trước của các tác giả K.Rama Mohana Rao và Tekeste Berhanu Lakew (2012), Kolapo T. Funso; Ayeni, R. Kolade (2012), Ahlem Selma Messai (2013), Neir Klein (2013), Aamir Azeem, Amara (2014), Trinh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) được tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đã ứng dụng mô hình nghiên cứu của Kolapo T. Funso; Ayeni, R. Kolade (2012), Neir Klein (2013), Ahlem Selma Messai (2013) để thực hiện mô hình nghiên cứu như sau: Để tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng, tác giả thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là ROA và các yếu tố tác động gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát (CPI), lãi suất (IR), dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay (LLP/LA), tỷ lệ nợ xấu (NPL/LA) và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (LOANS). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Các biến khác cũng bị loại khỏi mô hình, chỉ có biến GDP là có tác động ngược chiều đến ROA và có ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá một số điểm mạnh cũng như tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong vấn đề quản lý nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Điểm mạnh của chi nhánh là có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng sinh lời thông qua việc đảm bảo cân đối nguồn vốn, tăng nguồn thu nhập từ lãi vay, nợ xấu có xu hướng giảm trong thời gian dài. So với nợ xấu của cả hệ thống, Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn còn khá thấp, chi nhánh thực hiện tốt chỉ đạo của NHNN trong việc chuyển dịch lĩnh vực cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, chú trọng đến vấn đề quản lí nợ xấu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các huyện, thị xã, phòng giao dịch chưa đồng đều và chưa vững chắc, chất lượng tín dụng chưa tốt, tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh dù có xu hướng giảm trong một thời gian nhưng đã tăng đột biến trở lại trong năm 2012- 2014, dư nợ đã xử lý rủi ro và lãi đọng cao, việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thấp trong khi phải trích rủi ro do chuyển nợ xấu cao làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, quản lý chất lượng tín dụng còn nhiều yếu kém nhất là khâu thẩm định chất lượng tín dụng. Nguyên nhân là do nền kinh tế khó khăn trong khi chính sách quản lý của các cơ quan có liên quan thiếu đồng bộ, hoạt động của chi nhánh thiếu tính cạnh tranh, chất lượng nhân sự kém Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý, Agribank Việt Nam và Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế nhằm hạn chế nợ xấu và nâng cao khả năng sinh lời của chi nhánh. Nghiên cứu còn một số hạn chế như: quy mô mẫu thấp, số liệu có thể bị che giấu dẫn đến kết quả nghiên cứu khác biệt nhiều so với lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, mức độ phù hợp của mô hình còn thấp, từ đó hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là mở rộng quy mô mẫu ra toàn ngành ngân hàng và đưa thêm một số biến phù hợp với nền kinh tế VN vào mô hình nghiên cứu. [...]... nhánh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi các vấn đề nợ xấu, khả năng sinh lời trong bối cảnh hiện tại Và vì thế, do có được điều kiện công tác tại đây, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế làm luận văn thạc sĩ 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. .. Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế " tác giả đã hệ thống hóa được các lý luận về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó góp phần kế thừa và phát triển tiếp tục các lý luận đó trong thời kỳ mới Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích đối với các độc giả quan tâm, nghiên cứu về nợ xấu. .. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Có mối liên hệ, tác động giữa nợ xấu với khả năng sinh lời hay không và như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 2: Làm thế nào để có được các giải pháp nâng cao khả năng sinh lời cho Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trước các vấn đề nợ xấu 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: là nợ xấu (NPL), khả năng sinh lời (ROA) và các biến kiểm soát như nợ vay,... nghiên cứu phần lớn đều là các mô hình đa biến trong đó mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng chỉ là một phần của mô hình nghiên cứu Các biến ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng khá đa dạng: Các biến là các yếu tố vĩ mô, các biến là các yếu tố cụ thể trong ngân hàng trong đó có nợ xấu Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được mối quan hệ ngược chi u giữa nợ xấu và khả năng sinh. .. có hệ thống, logic các nội dung liên quan đến vấn đề nợ xấu và khả năng sinh lời Cụ thể nội dung bao gồm: - Các khái niệm về nợ xấu - Phân loại nợ xấu - Khái niệm và các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời - Các nghiên cứu trước đây về nợ xấu và khả năng sinh lời Hệ thống lý luận này sẽ là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu tại các chương tiếp theo 24 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN... tranh, và hội nhập của ngành ngân hàng 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Đề tài bao gồm 5 chương, với cấu trúc cụ thể như sau: - Chương 1: Giới thiệu tổng quan - Chương 2: Cơ sở lý luận về nợ xấu và khả năng sinh lời - Chương 3: Mô hình nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và kiến nghị 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NỢ XẤU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA... cho thấy, vấn nợ xấu luôn là căn bệnh cố hữu chưa được giải quyết và từ đó tiềm ẩn các nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng: - Tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chi m 3,5% tổng dư nợ tín dụng 2 và đến 31/3/2012 nợ xấu của hệ thống ngân hàng là hơn 202.000 tỷ đồng, chi m 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng... Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động đáng kể đến mức độ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu trong đó GDP và nợ xấu có quan hệ ngược chi u, lạm phát có mối quan hệ cùng chi u với nợ xấu Nợ xấu ở thời kì trước đó có tác động cùng chi u với nợ xấu ở thời kì hiện tại, sự thiếu hiệu quả cũng có tác động ngược chi u đến nợ xấu, quy mô ngân hàng có tác động... tích, đánh giá hiện trạng nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua, từ đó có các kiến nghị cải thiện tình hình nợ xấu, tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng trong giai đoạn tới 4 http://www.tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/Co-hoi-pha-bang-no-xau/20429.tctc Trong khi đó, các ngân hàng trước đây được tạm tính là dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu như Sài Gòn Hà Nội... kinh doanh của khách hàng Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn (nếu có thông tin) Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chi u hướng suy giảm Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung . NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỢ XẤU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG. HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Với đề tài Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn chi nhánh Thừa Thiên. biến nợ xấu và khả năng sinh lời trong giai đoạn nghiên cứu 42 4.2.1. Diễn biến nợ xấu 42 4.2.2. Khả năng sinh lời 45 4.3. Kết quả phân tích định lượng mối quan hệ nợ xấu và khả năng sinh lời