4.1.1. Lịch sử hình thành phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (Viết tắt: Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế), tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thừa Thiên Huế, được thành lập sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên năm 1989.
Agrbank chi nhánh Thừa Thiên Huế là chi nhánh loại 1 trực thuộc Agrbank Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chính trị theo định hướng kinh doanh của ngành trên cơ sở hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương trong đó chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án trong việc triển khai chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch... đặc biệt đầu tư vốn để phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Với bề dày hơn 20 năm phát triển. Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển ổn định vững chắc trên mọi lĩnh vực hoạt động. Đến ngày 31/12/2013: Nguồn vốn huy động nội ngoại tệ đạt trên 4.131 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư nội ngoại tệ chiếm 82%. Tổng dư nợ đạt trên 4.237 tỷ đồng.
Chi nhánh chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất ngày càng khang trang hiện đại, đội ngũ cán bộ liên tục được học tập và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ mới. Từ tháng 5 năm 2008, triển khai vận hành chương trình IPCAS, thực hiện tốt về dịch vụ sản phẩm mới như: thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, đại lý bảo hiểm ABIC, đại lý nhận lệnh chứng khoán, dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking, thấu chi thẻ ghi nợ nội địa, đặc biệt đã trang bị được 26 máy ATM và 65 máy POS lắp đặt phủ khắp các huyện và thành phố với các điểm giao dịch thuận lợi đảm bảo vận hành thông suốt cho trên 118.945 thẻ ATM đã phát hành.
Công tác quảng cáo tiếp thị được chi nhánh quan tâm nhằm kịp thời quảng bá sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ lãi suất... để khách hàng tiếp cận. Hoạt động quan hệ công chúng (PR) cũng được chi nhánh hết sức chú trọng nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp, uy tín của thương hiệu Agribank trong khách hàng
và các ngành hữu quan. Chi nhánh tài trợ nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trong tỉnh như: Lễ hội Diều trong Festival, hội chợ thương mại Huế...Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đồng thời quan tâm đến công tác từ thiện, xã hội: chăm sóc phụng dưỡng suốt đời các Mẹ VN anh hùng, đóng góp Quỹ tình nghĩa, quỹ liên lạc hưu trí, trích ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng trường mầm non cho trẻ em nghèo, trao quà cho học sinh nghèo, thực hiện chiến dịch tình nguyện hè đến các vùng sâu vùng xa, hiến máu nhân đạo định kỳ.
Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế xác định hướng đi của mình trong thời gian tới đây và trong tương lai đó là xây dựng cơ sở vật chất làm nền tảng cho một Ngân hàng hiện đại với đội ngũ cán bộ viên chức chuyên nghiệp, tiếp tục giữ vững và phát triển quan hệ tốt đẹp khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong mọi hoạt động kinh doanh... đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ năm 2014 và các năm tiếp theo.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế gồm:
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 Phó giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.
Phòng kế toán & Ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng và hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị, hạch toán nội bộ cho ngân hàng và làm công tác huy động vốn. Thực hiện chức năng thu chi tiền mặt đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân bảo đảm an toàn kho quỹ.
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán nước ngoài của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kĩ thuật thanh toán hiện đại. Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất, chính xác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Phòng hành chính & nhân sự: Thực hiện công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và theo dõi, sắp xếp nhân sự, tiếp nhận, đào tạo cán bộ.
Phòng điện toán: Thực hiện các nghiệp vụ như nhận và xử lý thông tin, nhận và truyền đi đến các ngân hàng. Kiểm tra và xử lí máy móc, thiết bị tin học khi gặp sự cố.
Phòng kế hoạch nguồn vốn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung, dài hạn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết.
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
Chi nhánh Agribank Huyện và Thị xã (Loại III)
Chi nhánh Agribank Trên địa bàn TP Huế (Loại III)
Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III
Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch Nguồn vốn Phòng thanh toán quốc tế Phòng Hành chính & Nhân sự Phòng Kế toán & Ngân quỹ Phòng Kiểm tra Kiểm toán Phòng Điện Toán Phòng Dịch vụ & Mar keting GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng kiểm tra kiểm toán: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và Agribank. Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ chính sách kế toán của Nhà nước.
Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, đề xuất cho vay các dự án tín dụng, thu nhập quản lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro, thường xuyên phân tích nợ quá hạn, phân loại dư nợ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương án khắc phục.
Phòng dịch vụ & Marketing: Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của NH đến khách hàng bao gồm cá nhân và tổ chức. Phụ trách công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đến với khách hàng. Với mạng lưới tổ chức bao gồm Hội sở chính tại 10 Hoàng Hoa Thám - thành phố Huế và 8 chi nhánh đóng tại trung tâm huyện và 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố, với 26 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, tạo sự thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Đến nay có 411 cán bộ công nhân viên trong đó cán bộ có trình độ đại học trên đại học 356 chiếm 87%. Đảng viên là 250 đồng chí chiếm 61%.
4.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây - Tổng tài sản - Tổng tài sản
Hình 4.2: Diễn biến tổng tài sản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Từ hình 4.2, có thể thấy rằng tổng tài sản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản của chi nhánh tăng 22,91% so với năm 2009, năm 2011 tăng 5,8% so với năm 2010 từ 3.106 tỷ đồng lên 3.286 tỷ đồng. Năm 2012, tổng tài sản tăng 12,99% từ 3.286 tỷ đồng lên 3.713 tỷ đồng và năm 2013, tốc độ tăng trưởng là 21,27% từ 3.713 tỷ đồng lên 4.497 tỷ đồng. Như vậy, năm 2010 và năm 2013 là hai năm có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lớn nhất trong khi năm 2011 và năm 2012 tốc độ tăng trưởng của chi nhánh là khá thấp. Năm 2011, 2012 cũng là 2 năm mà nền kinh tế khó khăn hơn cả, ngành ngân hàng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi diễn biến của nền kinh tế cũng như các chính sách điều tiết của Ngân hàng nhà nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Lợi nhuận:
Hình 4.3: Diễn biến lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: Tỷ đồng 43 40 87 66 70 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009 2010 2011 2012 2013 Lợi nhuận Lợi nhuận
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này diễn biến không ổn định. Lợi nhuận giảm 6,98% trong năm 2010 từ 43 tỷ đồng xuống 40 tỷ đồng, năm 2011, trong khi tổng tài sản tăng trưởng rất thấp thì lợi nhuận của ngân hàng lại tăng vọt lên tới 117,5% từ 40 tỷ đồng lên 87 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận lại diễn biến giảm xuống còn 66 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 24,14%. Năm 2013, lợi nhuận tăng nhẹ lên 70 tỷ tương ứng với mức tăng 6,06%.
- Huy động
Hình 4.4: Diễn biến tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Hình 4.4. cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2010, huy động tăng từ 1.714 tỷ đồng lên 2.289 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33,55%, năm 2011 huy động vốn tăng 14,9% lên 2.630 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 3.485 tỷ đồng tương ứng với 32,51%, năm 2013 huy động đạt mức 4.131 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 18,54%. Có thể thấy răng năm 2010 và năm 2012, huy động của chi nhánh có mức tăng trưởng khá cao đạt trên 30% trong khi năm 2011 và năm 2013 tăng trưởng ở mức thấp hơn 20%. Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Chi nhánh đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ nguồn vốn ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn trung, dài hạn và nguồn vốn ngoại tệ. Công tác huy động vốn đã chú trọng đa dạng hoá nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Những giải pháp này đã giúp chi nhánh nâng cao doanh số huy động vốn trong những năm vừa qua.
- Dư nợ:
Hình 4.5: Diễn biến dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Hình 4.5 cho thấy diễn biến dư nợ cho vay của chi nhánh tăng liên tục qua các năm tuy nhiên mức tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, dư nợ tín dụng tăng 23,6% lên 2.922 tỷ đồng, năm 2011 dư nợ tín dụng tăng nhẹ lên 3.090 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 5,75%. Năm 2012, mức tăng đạt 12,27% khiến dư nợ tín dụng đạt mức 3.469 tỷ đồng và năm 2013, dư nợ tín dụng tăng lên 4.327 tỷ đồng tương ứng với tăng 22,14%. Trong đó chủ yếu là cho vay bằng VND, cho vay ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng tăng dần qua các năm (2009: 3%, 2010-2012: 4-4,5%, 2013: 5,3%). Nếu xét theo đối tượng cho vay, thì khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng tỷ lệ này không quá cách biệt, nhóm khách hàng cá nhân thường duy trì ở tỷ lệ 50-52%. Xét theo thời hạn cho vay thì dư nợ cho vay của ngân hàng chủ yếu là
cho vay thì ngân hàng cho vay nhiều nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này đang có xu hướng tăng cao (2009: 26%, 2010: 25%, 2011: 29%, 2012: 30%, 2013: 29%), tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm dần, cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng cũng đang có xu hướng tăng. Nợ xấu được chi nhánh duy trì ở mức thấp, năm 2009- 2010, nợ xấu chỉ ở quanh mức 2%, sang năm 2011-2013, nợ xấu giảm xuống mức trên 1%. Đây là kết quả khả quan trong tình hình nợ xấu diễn biến rất nóng trong những năm vừa qua đặc biệt trong hệ thống Agribank.
Diễn biến một số chỉ tiêu kinh doanh của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cho thấy chi nhánh kinh doanh khá tốt. Các chỉ tiêu như tổng tài sản, lợi nhuận, huy động và cho vay đều có xu hướng tăng. Nợ xấu được chi nhánh kiểm soát tốt, duy trì ở mức thấp. Chi nhánh đã nhanh nhạy trong chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh, thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết, cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, kịp thời khắc phục tình trạng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thực hiện theo dõi sát tình hình biến động lãi suất trên thị trường, thực hiện điều chỉnh lãi suất kịp thời khi có biến động lãi suất, linh hoạt xử lý lãi suất phù hợp với thị trường để ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của chi nhánh vẫn vướng phải một số hạn chế như: việc tìm kiếm khách hàng mới quan hệ tiền gửi, tiền vay đặc biệt các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thường xuyên liên tục, công tác tuyên truyền, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, tiện ích mới đến khách hàng chưa thực sự có chiều sâu, nhiều dự án tốc độ giải ngân chậm, không theo đúng cam kết đã ký ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn - sử dụng, tỷ lệ cho vay đối với Hộ gia đình và cá nhân tại một số chi nhánh còn ở mức thấp, phát hiện sai sót nhưng xử lý chưa kịp thời, còn nhiều sai sót mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng chưa có biện pháp để khắc phục nhằm tránh thất thoát vốn của ngân hàng. Những hạn chế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của chi nhánh, khiến tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh doanh còn thấp và chậm trong một số năm.
4.2. Diễn biến nợ xấu và khả năng sinh lời trong giai đoạn nghiên cứu
Hình 4.6: Diễn biến nợ xấu và khả năng sinh lời của Agribank chỉ nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn nghiên cứu
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
4.2.1. Diễn biến nợ xấu
Hình 4.6 cho thấy nợ xấu của chi nhánh có diễn biến giảm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003, năm 2004-2005 nợ xấu có xu hướng tăng và tăng vọt lên trong quý 3 năm 2005 do trong quý này nợ nhóm 5 của chi nhánh tăng lên gần 215 tỷ đồng, quý 4 năm 2005 nợ xấu đã giảm trở lại. Từ năm 2006-2009, nợ xấu diễn biến không ổn định nhưng vẫn có chiều hướng gia tăng mạnh, có thời điểm nợ xấu lên tới hơn 6% như quý 3,4 năm 2008, quý 1 năm 2009. Từ quý 1 năm 2009 đến quý 3 năm 2013, nợ xấu diễn biến giảm nhưng so với thời điểm trước năm 2005, tỷ lệ nợ xấu vẫn cao hơn nhiều do dư nợ tăng cao so với giai đoạn đó nên rủi ro cũng lớn hơn. Từ quý 4 năm 2013 cho đến hết quý 2 năm 2014, nợ xấu đang có xu hướng tăng, đạt tỷ lệ gần 4%. Nhìn chung, từ năm 2005 cho đến nay, nợ xấu của ngân hàng khá cao bất chấp việc chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Chi nhánh thực
sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, hạn chế cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, tạm dừng cho vay chứng khoán. Thực hiện tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chọn lọc các dự án có