Kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 63)

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thiết thống kê Yếu tố Giả thiết

tác động Hệ số p_value

Kết quả tác động trong mô hình

NPL_LA +/- 0,8837>5% Không có ý nghĩa thống kê LOANS +/- 0,5901>5% Không có ý nghĩa thống kê LLP_LA +/- 0,6523>5% Không có ý nghĩa thống kê IR +/- 0,2779>5% Không có ý nghĩa thống kê

Phương trình hồi quy cuối cùng như sau:

ROA = 0.005441 - 0.150014*D(GDP)

β1 = 0,005311 cho thấy nợ xấu trên tổng cho vay (NPL_LA) có tác động dương đến khả năng sinh lời của chi nhánh (ROA), khi biến này tăng lên 1% thì ROA tăng lên 0,0053% và ngược lại. Tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value > 5%.

β2 = 0,005862 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (LOANS) có tác động dương đến khả năng sinh lời của chi nhánh, khi biến này tăng lên 1% thì khả năng sinh lời của chi nhánh tăng lên 0,005862% và ngược lại. Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của biến này > 5%.

β3 = -0.125080 cho thấy tỷ lệ sự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay có tác động âm đến khả năng sinh lời của chi nhánh, khi biến này tăng lên 1% thì khả năng sinh lời của chi nhánh giảm 0,1251 % và ngược lại. Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của biến này > 5%.

β4 = -0,030162 cho thấy lãi suất cho vay (IR) có tác động âm đến khả năng sinh lời của chi nhánh, khi biến này tăng lên 1% thì khả năng sinh lời của chi nhánh giảm 0,030162% và ngược lại. Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của biến này > 5%.

β5 = -0,159331 cho thấy tốc độ biến thiên của tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động âm đến khả năng sinh lời của chi nhánh, khi biến này tăng lên 1% thì khả năng sinh lời của chi nhánh giảm 0,159331% và ngược lại. Biến này có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của biến này < 5%.

β6 = 0,024103 cho thấy tốc độ biến thiên của lạm phát có tác động dương đến khả năng sinh lời của chi nhánh, khi biến này tăng lên 1% thì khả năng sinh lời của chi nhánh tăng 0,024% và ngược lại. Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê do hệ số p_value của biến này > 5%.

Như vậy, với 6 biến độc lập trong mô hình, chỉ có biến GDP là có tác động đến khả năng sinh lời của chi nhánh ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này trùng với giả thiết nghiên cứu ban đầu là GDP có tác động đến khả năng sinh lời ROA và tác động ở đây là tác động ngược chiều. Nợ xấu và khả năng sinh lời của chi nhánh có

mối quan hệ cùng chiều nhưng mối quan hệ này lại không có ý nghĩa. Tức là nợ xấu không có tác động đến khả năng sinh lời của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Các yếu tố khác như: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (LOANS), tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tín dụng (LLP_LA), lạm phát (CPI), Lãi suất (IR) cũng không có tác động đến khả năng sinh lời của chi nhánh ngân hàng.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Như vậy, theo lý thuyết, nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ tiêu cực bởi nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro,… của TCTD đó. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến TCTD bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD. Tình trạng này kéo dài sẽ làm TCTD bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả nợ xấu và khả năng sinh lời tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có mối quan hệ cùng chiều và không có ý nghĩa thống kê.

Mô hình nghiên cứu của luận văn được tổng hợp từ các nghiên cứu của các tác giả Kolapo T. Funso; Ayeni, R. Kolade (2012), Neir Klein (2013), Ahlem Selma Messai (2013). So sánh với các nghiên cứu này ta thấy rằng trong cả 3 mô hình nợ xấu đều có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong khi kết quả nghiên cứu tại Argibank chi nhánh Thừa Thiên Huế thì ngược lại, nợ xấu có tác động dương và không có ý nghĩa thống kê. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) có tác động dương đến khả năng sinh lời, biến này trong nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có tác động dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Biến dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay và lãi suất trong nghiên cứu của Neir Klein (2013) có tác động dương đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong khi nghiên cứu ở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế, các biến này lại có tác động âm và không có ý nghĩa thống kê. Đối với các biến vĩ mô, lạm phát trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013), Neir Klein (2013) có tác động dương đến ROA, kết quả trong nghiên cứu ở Agribank chi

biến GDP có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời trong nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013), kết quả nghiên cứu ở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế trùng với kết quả nghiên cứu này trong khi GDP lại không có tác động đến khả năng sinh lời trong nghiên cứu của Neir Klein (2013).

Nguyên nhân gây ra sự khác biệt này là do điều kinh tế ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kì là khác nhau nên có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu. Thêm vào đó, có thể do quy mô mẫu nghiên cứu ở chi nhánh Agribank Thừa Thiên Huế khá nhỏ trong khi ở nghiên cứu của Kolapo T. Funso; Ayeni, R. Kolade (2012) là số liệu của 5 ngân hàng thương mại tại Nigeria trong 11 năm từ 2000 đến 2010, nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) là mẫu của 85 ngân hàng trong ba nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) cho giai đoạn 2004-2008 và nghiên cứu của Neir Klein (2013) là mẫu số liệu của ngân hàng các nước Trung, Đông và Nam Tây Âu (CESCEE) trong thời kì 1998-2011. Các nghiên cứu này đều là dữ liệu bảng với quy mô mẫu lớn, chứa đựng nhiều thông tin và tổng quát hơn so với số liệu chuỗi thời gian mà tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế.

So sánh với một số nghiên cứu khác trình bày trong chương 2, kết quả nghiên cứu trong mô hình ở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giống với kết luận về mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời trong nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013): Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu cũng thực hiện hồi quy OLS nhưng với dữ liệu bảng của quy mô 10 ngân hàng thương mại lớn nhất trong giai đoạn 2005-2006 đến 2011-2012. Trong nghiên cứu của 2 tác giả này, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời của ngân hàng (ROE) và nợ xấu đều không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, các nghiên cứu của Aamir Azeem, Amara (2014), Trinh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu của mô hình và nghiên cứu của 2 tác giả Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) đi ngược lại với các nghiên cứu trước đây và cũng đi ngược với thực tế ở Việt Nam hiện nay. Đó là hiện tượng trong năm 2013 -2014 các ngân hàng công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận giảm mạnh so với những

năm trước đó. Nguyên nhân lớn khiến cho lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh đó là khoản chi phí trích lập dự phòng rủi ro do các ngân hàng phải thực hiện để giải quyết nợ xấu. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện nay, với mỗi khoản huy động, các NHNN phải dành 3% cho dự trữ bắt buộc, 10% dự trữ thanh khoản. Ngoài ra, khi bắt đầu cho vay, NH còn phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ). Khoản trích lập dự phòng lớn nhất khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, NH phải trích lập dự phòng tăng dần. Cụ thể, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%. Trong khi đó, nợ xấu lại đang ngày càng tăng nhanh do hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vẫn còn khó khăn nên tới hạn trả nợ nhiều DN đã không có khả năng trả, dẫn đến số nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc phân loại dự phòng rủi ro và phân loại nợ đã yêu cầu các TCTD phải thực hiện quy trình cơ cấu lại, phân loại nợ với phạm vi rộng hơn. Theo quy định cũ, TCTD chỉ đánh giá nợ xấu tính trên dư nợ cho vay, nhưng theo quy định mới thì cả khoản đầu tư vào trái phiếu DN cũng phải xếp hạng nợ, vì thế nợ xấu mới gia tăng. Do vậy, chi phí dự phòng và nợ xấu tăng cao khi ngân hàng chú trọng yếu tố minh bạch và nghiêm túc tuân thủ các quy định của NHNN về việc trích lập và phân loại nợ. Theo khảo sát của Ernst & Young (EY)7 cho thấy, hầu hết các ngân hàng Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các nhà băng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02. Mặc dù còn phương án giải quyết nợ xấu khác đó là bán nợ cho công ty VAMC nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại và con số nợ xấu mà VAMC mua lại không đáng kể so với số nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Đó là do VAMC đến giờ vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện bộ máy nên chưa thực sự hoạt động tốt. Thêm nữa, việc xử lý số nợ xấu mua vào đang là vấn đề nan giải với tổ chức này. Vì vậy,

các ngân hàng thường chọn cách tự xử lý nợ xấu thay vì bán lại cho VAMC và đó cũng là lý do khiến trích lập dự phòng rủi ro tăng cao. Thêm vào đó, đây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng để hoạt động lành mạnh, an toàn chứ không phải là sự làm đẹp báo cáo tài chính với con số lợi nhuận không phản ánh đúng tình trạng hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)