Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 30)

2.2.2.1. Trinh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Mô hình nghiên cứu:

P = β0 + β1*OWNERNN + β2*TCTR + β3*DLR+ β4*EAT + β5*MARKSHARE + β6*LOANTA + β7*NPL + ε

Trong đó:

P : Lần lượt là ROA và ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng

OWNERNN : Loại hình ngân hàng

TCTR : Tỷ lệ chi phí trên doanh thu DLR : Tỷ lệ tiền gửi so với tiền vay MARKSHARE : Thị phần ngân hàng

LOANTA : Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản NPL : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với ROE và ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM khác.

Do vậy để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu qủa hơn so với NHTM khác và vì vậy vấn đề tái cấu trúc NH cần chú trọng đến loại hình sở hữu của NH mới để có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống.

Tuy nhiên nghiên cứu xây dựng mô hình bằng các biến định lượng, so với các mô hình khác,... và chưa đưa vào mô hình biến định tính như giới tính nhân viên, trình độ lao động.

2.2.2.2. Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu như sau:

LnNPLi,t = β0lnNPLi,t-1 + β1SIZEi,t + β2∆LOANSi,t + β3∆LOANSi,t-1 + β4INEFi,t + β5ROEi,t + β6lnL_Ai,t + β7CPIt + β8lnCPIt-1 + β9∆GDPt + β10∆GDPt-1 + η + εi,t

Trong đó:

NPL : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được tính bằng các khoản nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

SIZE : Quy mô ngân hàng được tính bằng logarit của tổng tài sản. LOAN : Dư nợ cho vay của ngân hàng.

INEF : Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

ROE : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

L_A : Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng. CPI : Tỷ lệ lạm phát.

GDP : Tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động đáng kể đến mức độ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu trong đó GDP và nợ xấu có quan hệ ngược chiều, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nợ xấu ở thời kì trước đó có tác động cùng chiều với nợ xấu ở thời kì hiện tại, sự thiếu hiệu quả cũng có tác động ngược chiều đến nợ xấu, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến nợ xấu, tăng trưởng tín dụng ở thời điểm hiện tại có tác động ngược chiều và có tác động cùng chiều với nợ xấu vào thời điểm 1 năm sau, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động tích cực lên nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiểu đến nợ xấu tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 30)