Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 75)

TIẾP THEO

Nghiên cứu thực hiện dựa trên mô hình của một số nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước. Tuy nhiên kết quả không đạt được như kì vọng do một số nguyên nhân sau:

- Nghiên cứu thực hiện trong phạm vi một chi nhánh nên hạn chế về quy mô mẫu. Mặc dù quy mô mẫu đạt 58 quan sát, các biến trong mô hình cũng đảm bảo tính dừng nên phù hợp để thực hiện hồi quy OLS nhưng số quan sát này vẫn là quá thấp khi các mô hình đi trước đều sử dụng số liệu bảng của quy mô nhiều ngân hàng trong một giai đoạn liên tục tạo ra quy mô mẫu lớn.

- Có một thực trạng ở Việt Nam là số liệu thống kê thường thiếu minh bạch và thiếu chính xác, thường bị che giấu với nhiều mục đích khác nhau. Số liệu vĩ mô thường bị chênh lệch nhau cách tính toán trong nước và quốc tế, hay khác nhau theo công bố của các cơ quan có thẩm quyền.

Những điều này đã làm cho kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và một số yếu tố đi ngược lại với lý thuyết cùng kết quả những nghiên cứu trước đây, hầu hết các biến bị loại khỏi mô hình và sự phù hợp của mô hình còn ở mức thấp (R2).

Bên cạnh đó, các biến tác động đến khả năng sinh lời cũng chưa đầy đủ do một số biến không phù hợp với hoạt động của chi nhánh cũng như khó khăn trong việc tiếp cận lấy số liệu.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của mô hình sẽ là mở rộng quy mô mẫu ra các ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng như mở rộng các biến nghiên cứu trong mô hình để có thể đánh giá được tổng quan mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với các yếu tố tác động trong hệ thống NHTMVN, từ đó đưa ra được các kiến nghị giúp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)