- Tổng tài sản
Hình 4.2: Diễn biến tổng tài sản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Từ hình 4.2, có thể thấy rằng tổng tài sản của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản của chi nhánh tăng 22,91% so với năm 2009, năm 2011 tăng 5,8% so với năm 2010 từ 3.106 tỷ đồng lên 3.286 tỷ đồng. Năm 2012, tổng tài sản tăng 12,99% từ 3.286 tỷ đồng lên 3.713 tỷ đồng và năm 2013, tốc độ tăng trưởng là 21,27% từ 3.713 tỷ đồng lên 4.497 tỷ đồng. Như vậy, năm 2010 và năm 2013 là hai năm có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lớn nhất trong khi năm 2011 và năm 2012 tốc độ tăng trưởng của chi nhánh là khá thấp. Năm 2011, 2012 cũng là 2 năm mà nền kinh tế khó khăn hơn cả, ngành ngân hàng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi diễn biến của nền kinh tế cũng như các chính sách điều tiết của Ngân hàng nhà nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Lợi nhuận:
Hình 4.3: Diễn biến lợi nhuận của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013 Đơn vị: Tỷ đồng 43 40 87 66 70 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009 2010 2011 2012 2013 Lợi nhuận Lợi nhuận
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này diễn biến không ổn định. Lợi nhuận giảm 6,98% trong năm 2010 từ 43 tỷ đồng xuống 40 tỷ đồng, năm 2011, trong khi tổng tài sản tăng trưởng rất thấp thì lợi nhuận của ngân hàng lại tăng vọt lên tới 117,5% từ 40 tỷ đồng lên 87 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận lại diễn biến giảm xuống còn 66 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 24,14%. Năm 2013, lợi nhuận tăng nhẹ lên 70 tỷ tương ứng với mức tăng 6,06%.
- Huy động
Hình 4.4: Diễn biến tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Hình 4.4. cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2010, huy động tăng từ 1.714 tỷ đồng lên 2.289 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33,55%, năm 2011 huy động vốn tăng 14,9% lên 2.630 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 3.485 tỷ đồng tương ứng với 32,51%, năm 2013 huy động đạt mức 4.131 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 18,54%. Có thể thấy răng năm 2010 và năm 2012, huy động của chi nhánh có mức tăng trưởng khá cao đạt trên 30% trong khi năm 2011 và năm 2013 tăng trưởng ở mức thấp hơn 20%. Tuy nhiên, đây là mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Chi nhánh đã đẩy mạnh việc huy động vốn từ nguồn vốn ổn định đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn trung, dài hạn và nguồn vốn ngoại tệ. Công tác huy động vốn đã chú trọng đa dạng hoá nhiều sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trên thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Những giải pháp này đã giúp chi nhánh nâng cao doanh số huy động vốn trong những năm vừa qua.
- Dư nợ:
Hình 4.5: Diễn biến dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013
Hình 4.5 cho thấy diễn biến dư nợ cho vay của chi nhánh tăng liên tục qua các năm tuy nhiên mức tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, dư nợ tín dụng tăng 23,6% lên 2.922 tỷ đồng, năm 2011 dư nợ tín dụng tăng nhẹ lên 3.090 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 5,75%. Năm 2012, mức tăng đạt 12,27% khiến dư nợ tín dụng đạt mức 3.469 tỷ đồng và năm 2013, dư nợ tín dụng tăng lên 4.327 tỷ đồng tương ứng với tăng 22,14%. Trong đó chủ yếu là cho vay bằng VND, cho vay ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ và đang có xu hướng tăng dần qua các năm (2009: 3%, 2010-2012: 4-4,5%, 2013: 5,3%). Nếu xét theo đối tượng cho vay, thì khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng tỷ lệ này không quá cách biệt, nhóm khách hàng cá nhân thường duy trì ở tỷ lệ 50-52%. Xét theo thời hạn cho vay thì dư nợ cho vay của ngân hàng chủ yếu là
cho vay thì ngân hàng cho vay nhiều nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này đang có xu hướng tăng cao (2009: 26%, 2010: 25%, 2011: 29%, 2012: 30%, 2013: 29%), tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp xây dựng có xu hướng giảm dần, cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng cũng đang có xu hướng tăng. Nợ xấu được chi nhánh duy trì ở mức thấp, năm 2009- 2010, nợ xấu chỉ ở quanh mức 2%, sang năm 2011-2013, nợ xấu giảm xuống mức trên 1%. Đây là kết quả khả quan trong tình hình nợ xấu diễn biến rất nóng trong những năm vừa qua đặc biệt trong hệ thống Agribank.
Diễn biến một số chỉ tiêu kinh doanh của Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế cho thấy chi nhánh kinh doanh khá tốt. Các chỉ tiêu như tổng tài sản, lợi nhuận, huy động và cho vay đều có xu hướng tăng. Nợ xấu được chi nhánh kiểm soát tốt, duy trì ở mức thấp. Chi nhánh đã nhanh nhạy trong chỉ đạo điều hành kế hoạch kinh doanh, thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết, cân đối hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, kịp thời khắc phục tình trạng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thực hiện theo dõi sát tình hình biến động lãi suất trên thị trường, thực hiện điều chỉnh lãi suất kịp thời khi có biến động lãi suất, linh hoạt xử lý lãi suất phù hợp với thị trường để ổn định và tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của chi nhánh vẫn vướng phải một số hạn chế như: việc tìm kiếm khách hàng mới quan hệ tiền gửi, tiền vay đặc biệt các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thường xuyên liên tục, công tác tuyên truyền, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm, tiện ích mới đến khách hàng chưa thực sự có chiều sâu, nhiều dự án tốc độ giải ngân chậm, không theo đúng cam kết đã ký ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn - sử dụng, tỷ lệ cho vay đối với Hộ gia đình và cá nhân tại một số chi nhánh còn ở mức thấp, phát hiện sai sót nhưng xử lý chưa kịp thời, còn nhiều sai sót mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng chưa có biện pháp để khắc phục nhằm tránh thất thoát vốn của ngân hàng. Những hạn chế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh doanh của chi nhánh, khiến tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh doanh còn thấp và chậm trong một số năm.