Tổng quan nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 26)

2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài

2.2.1.1. Nghiên cứu của K.Rama Mohana Rao và Tekeste Berhanu Lakew (2012)

Nghiên cứu thực hiện ở các ngân hàng ở Ethiopia. Hai ông đã xem xét các yếu tố bên trong (cấu trúc vốn của ngân hàng, thanh khoản, rủi ro tín dụng, dư nợ, chất lượng tài sản và quản trị chi phí); các yếu tố bên ngoài (có liên quan đến ngành ngân hàng và các kịch bản kinh tế vĩ mô) có tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Ethiopia. Hai ông đã sử dụng phương pháp phân tích bằng dữ liệu bảng bằng phương pháp hồi quy FEM và REM trong giai đoạn 1999 - 2009; phương trình hồi quy được khái quát dưới dạng:

Y = f (các yếu tố bên trong và bên ngoài)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hầu hết các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng ở Ethiopia là những yếu tố nội bộ, chẳng hạn như: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập, quy mô ngân hàng là những yếu tố nội bộ có tác động tích cực và đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở Ethiopia. Dự phòng rủi ro tín dụng với tổng dư nợ cũng được tìm thấy có tác động tiêu cực đến lợi nhuận tuy nhiên ít có ý nghĩa thống kê. Tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố nội bộ tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Vì vậy, nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà quản lý của các ngân hàng thương mại Ethiopia nên đề xuất các chính sách cải thiện cơ cấu vốn, thực hiện quản lý rủi ro, đưa ra cơ chế kiểm soát chi phí hoạt động tốt hơn, đa dạng hóa các nguồn thu nhập của các ngân hàng và mở rộng quy mô tài sản ngân hàng nhằm nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng.

Bên cạnh đó các yếu tố bên ngoài không có mấy ý nghĩa về mặt thống kê trong việc tác động tới lợi nhuận của Ngân hàng và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng ở Ethiopia là không đủ năng lực cạnh tranh. Vì thế các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào xây dựng chính sách nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng nhiều hơn, làm cho ngành ngân hàng cạnh tranh hơn.

2.2.1.2. Kolapo T. Funso; Ayeni, R. Kolade (2012) về các ngân hàng thương mại ở Nigeria

Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của 5 ngân hàng thương mại tại Nigeria trong 11 năm từ 2000 đến 2010. Trong đó hiệu quả hoạt động - khả năng sinh lời của các ngân hàng được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Nhóm yếu tố tác động được quan sát bao gồm: tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ tổng nợ trên tổng tiền gửi(LA/TD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên các khoản vay được phân loại (LLP/CL). Các tác giả đã ứng dụng phương pháp hồi quy bảng (Regression Panel) để ước lượng các thông số cần nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu cụ thể của các tác giả như sau:

ROA = f (NPL/LA, LLP/CL, LA/TD);

Trong đó:

ROA : Lợi nhuận trên tài sản NPL : Nợ xấu

LA : Cho vay và ứng trước (Tín dụng) LLP : Dự phòng rủi ro tín dụng

CL : Nợ có vấn đề

TD : Tổng tiền gửi (huy động)

Kết quả cho thấy rằng tác động của các yếu tố rủi ro tín dụng đến lợi nhuận - khả năng sinh lời là phù hợp về mặt lý thuyết, cụ thể: NLP tăng 1 đơn vị (%) sẽ làm giảm khả năng sinh lời (ROA) khoảng 6,2%, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên các khoản vay được phân loại (LLP/CL) tăng 1 đơn vị (100 %) cũng sẽ làm ROA giảm 0,65%.

Dựa trên những phát hiện nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra khuyến nghị các ngân hàng ở Nigeria cần tăng cường khả năng của họ trong phân tích tín dụng và quản lý cho vay trong khi đó Ngân hàng Nhà nước nên chú ý hơn đến việc tuân thủ của các ngân hàng đối với các quy định có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng,

2.2.1.3. Ahlem Selma Messai, Micro and Macro Determinants of Non-performing Loans (2013)

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu các các yếu tố quyết định đến nợ xấu của ngân hàng với mẫu của 85 ngân hàng trong ba nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) cho giai đoạn 2004-2008. Những nước này đã phải đối mặt với vấn đề tài chính sau cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn vào năm 2008. Các biến được sử dụng là các biến kinh tế vĩ mô và một số biến cụ thể trong các ngân hàng. Các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lãi suất thực tế; các biến cụ thể trong ngân hàng bao gồm: Lợi nhuận trên tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng các khoản cho vay (LLR / TL).

Mô hình cụ thể như sau:

(NPL/TL)i,t = β0 + β1GDPt-1 + β2UNt+ β3 RIRt + β4 ROAi,t-1 + β5 (LLR/TL)i,t + β6 Δ Loans i,t + εi,t

Trong đó:

(NPL/TL)i,t : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng các khoản cho vay của ngân hàng UNt : Tỷ lệ thất nghiệp ở thời kì t

RIRt : Lãi suất thực ở thời kì t

LLR / TLi,t : Dự phòng rủi ro trên tổng các khoản cho vay ΔLoansi,t : Tốc độ tăng trưởng các khoản cho vay vào thời kì t

Sau khi áp dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu cho thấy nợ xấu có tác động tiêu cực với tốc độ tăng trưởng GDP, lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng và có tác động tích cực với tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng rủi ro để cho vay và lãi suất thực.

Kết quả cho thấy các ngân hàng nên quan tâm đến một số yếu tố khi họ cung cấp các khoản vay để làm giảm mức độ nợ xấu. Về nguyên tắc, các ngân hàng nên cân nhắc khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế quốc gia, bởi vì nếu cạnh tranh này là mức thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong một số ngành hàng xuất khẩu (Dash và Kabra, 2010). Ngân hàng cũng nên đưa vào tính toán khả năng sinh lời lợi nhuận của nền kinh tế thực khi mở rộng các khoản vay. Việc suy giảm cho vay kì vọng sẽ diễn ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Vì vậy, ngân hàng

thương mại nên mở rộng phạm vi hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô bao gồm các chỉ số an toàn như GDP để đánh giá tính hợp lý và tính ổn định của hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế như chưa sử dụng vào nghiên cứu một số biến kinh tế vĩ mô khác như tỷ giá thực tế, lạm phát và các biến cụ thể khác cho các ngân hàng (quy mô hoặc thanh khoản).

2.2.1.4. Neir Klein (2013), Non performing Loans in CESEE: Determinant and Impact on Macroeconomic Performance

Nghiên cứu đánh giá nợ xấu ở Trung Đông và Nam Tây Âu (CESCEE) trong thời kì 1998-2011. Nghiên cứu đã tìm ra mức nợ xấu có thể bị chi phối bởi cả các điều kiện vĩ mô lẫn các yếu tố cụ thể trong ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình nghiên cứu:

Yi,t = αy i, t-1 + βBi,t-1 + γ Ct + δ Gt + u i,t

Trong đó:

Yi,t : Logarit của nợ xấu của ngân hàng i tại năm t

y i, t-1 : Logarit của nợ xấu của ngân hàng i tại năm t-1

Bi,t-1 : Các yếu tố cụ thể trong ngân hàng i tại năm t-1 bao gồm 4 biến: vốn

chủ sở hữu trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng các khoản vay.

Ct : Biến cụ thể tại mỗi quốc gia tại năm t bao gồm: lạm phát, tỷ giá đồng EURO, tỷ lệ thất nghiệp.

Gt : Biến toàn cầu bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu, chỉ số thị trường chứng khoán Standard & Poor 500.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đều có tác động đến chất lượng tài sản của ngân hàng mặc dù mức độ tác động của các yếu tố cụ thể trong ngân hàng không cao. Cụ thể mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là ngược chiều ở cả 3 phương pháp ước lượng: tác động cố định, GMM khác biệt và GMM hệ thống, cho thấy chất lượng tài sản càng cao thì nợ xấu càng thấp trong khi tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng các khoản vay có tác động tích cực đến nợ xấu. Trong khi đó các yếu tố vĩ mô như: tỷ lệ lạm phát, thất

2.2.1.5. Aamir Azeem, Amara (2014), Impact of profitability on quatum of non performing loans

Dữ liệu của nghiên cứu là dữ liệu bảng của 16 ngân hàng ở Pakistan đã được thu thập từ năm 2006 -2012. Các mẫu bao gồm các ngân hàng tư nhân quy mô khác nhau. Kỹ thuật nghiên cứu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình hiệu ứng cố định, mà được quyết định trên cơ sở các kiểm định Hausman. Trước khi hoàn thiện mô hình, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và cố định đã được chạy và hiệu ứng cố định đã được lựa chọn dựa trên các kết quả.

Mô hình nghiên cứu như sau:

ROA t,i = β0 + β1 NPLt,i + ε1 (1) ROE t,i = β0 + β1 NPLt,i + ε2 (2) SRt,I = β0 + β1 NPLt,i + ε3 (3) Trong đó:

ROA, ROE, SR lần lượt là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên thị trường và các biến này đại diện cho khả năng sinh lời.

NPL : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận được phân loại thành hai loại rộng hơn, một là lợi nhuận kế toán, hai là lợi nhuận thị trường. Mô hình 1 & 2 cho thấy nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Lợi nhuận cổ phiếu không bị ảnh hưởng bởi nợ xấu vì đó là hành vi liên quan đến thị trường mà không phải là hoàn toàn dựa trên phân tích cơ bản. Trong thời gian 2007-2009, hiệu ứng này là tiêu cực hơn so với năm cơ sở 2006 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn này.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

2.2.2.1. Trinh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên bộ số liệu của 39 ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Mô hình nghiên cứu:

P = β0 + β1*OWNERNN + β2*TCTR + β3*DLR+ β4*EAT + β5*MARKSHARE + β6*LOANTA + β7*NPL + ε

Trong đó:

P : Lần lượt là ROA và ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng

OWNERNN : Loại hình ngân hàng

TCTR : Tỷ lệ chi phí trên doanh thu DLR : Tỷ lệ tiền gửi so với tiền vay MARKSHARE : Thị phần ngân hàng

LOANTA : Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản NPL : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với ROE và ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM khác.

Do vậy để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu qủa hơn so với NHTM khác và vì vậy vấn đề tái cấu trúc NH cần chú trọng đến loại hình sở hữu của NH mới để có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng như toàn hệ thống.

Tuy nhiên nghiên cứu xây dựng mô hình bằng các biến định lượng, so với các mô hình khác,... và chưa đưa vào mô hình biến định tính như giới tính nhân viên, trình độ lao động.

2.2.2.2. Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình nghiên cứu như sau:

LnNPLi,t = β0lnNPLi,t-1 + β1SIZEi,t + β2∆LOANSi,t + β3∆LOANSi,t-1 + β4INEFi,t + β5ROEi,t + β6lnL_Ai,t + β7CPIt + β8lnCPIt-1 + β9∆GDPt + β10∆GDPt-1 + η + εi,t

Trong đó:

NPL : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được tính bằng các khoản nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

SIZE : Quy mô ngân hàng được tính bằng logarit của tổng tài sản. LOAN : Dư nợ cho vay của ngân hàng.

INEF : Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

ROE : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

L_A : Tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng. CPI : Tỷ lệ lạm phát.

GDP : Tăng trưởng kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động đáng kể đến mức độ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu trong đó GDP và nợ xấu có quan hệ ngược chiều, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nợ xấu ở thời kì trước đó có tác động cùng chiều với nợ xấu ở thời kì hiện tại, sự thiếu hiệu quả cũng có tác động ngược chiều đến nợ xấu, quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến nợ xấu, tăng trưởng tín dụng ở thời điểm hiện tại có tác động ngược chiều và có tác động cùng chiều với nợ xấu vào thời điểm 1 năm sau, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động tích cực lên nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiểu đến nợ xấu tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.

2.2.3. Bình luận về các nghiên cứu trước đó

Như vậy, có thể thấy từ các nghiên cứu đi trước, các mô hình nghiên cứu phần lớn đều là các mô hình đa biến trong đó mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng chỉ là một phần của mô hình nghiên cứu. Các biến ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng khá đa dạng: Các biến là các yếu tố vĩ mô, các biến là các yếu tố cụ thể trong ngân hàng trong đó có nợ xấu. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra được mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Các chỉ tiêu khả năng sinh lời của ngân hàng chủ yếu được thể hiện qua 3 chỉ tiêu tài chính: ROA (tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), SR (giá trị thị trường). Một số nghiên cứu chỉ sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện cho khả năng sinh lời nhưng cũng có nghiên cứu sử dụng cả 3 chỉ tiêu tài chính trên.

Nếu như các nghiên cứu ở nước ngoài khá đa dạng thì các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề này còn khá hạn chế.

Các nghiên cứu trên đều sử dụng dữ liệu bảng để thực hiện mô hình nghiên cứu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary least squares). Tuy nhiên số lượng quan sát còn khá thấp do thời gian nghiên cứu ngắn hoặc do số lượng ngân hàng đưa vào nghiên cứu thấp. Số lượng quan sát lớn có thể cung cấp cho các tổng quát tốt hơn. Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào đưa các biến định tính vào mô hình như: giới tính nhân viên, trình độ nhân viên...

Nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa nợ xấu và khả năng sinh lời của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 26)