1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA CÁC LOẠI ĐẬU HẠT

29 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

A.ĐẬU ĐỖ3Hình 1: Các loại đậu đỗ3I.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG ĐẬU3II.LỢI ÍCH CHUNG CỦA ĐẬU HẠT3III.MỘT SỐ LOẠI ĐẬU PHỔ BIẾN31.Đậu nành32.Đậu xanh33.Đậu đen34.Đậu đỏ35.Một số chế phẩm đậu đỗ thường dùng:3IV.KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA ĐẬU3V.CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ3VI.CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẬU ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG3B.NGŨ CỐC3I.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA NGŨ CỐC3II.PHÂN LOẠI VÀ LỢI ÍCH CHUNG CỦA NGŨ CỐC3III.GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI NGŨ CỐC31.Gạo:32.Lúa mì33.Kê34.Ngô3IV.KHẢ NĂNG GÂY BỆNH TỪ NGŨ CỐC3V.CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN NGŨ CỐC31.Cẩn thận với ngôn ngữ quảng cáo trên bao bì32.Chọn mua ngũ cốc còn mới33.Chọn đúng vật đựng để bảo quản ngũ cốc34.Chọn nơi bảo quản thích hợp35.Thời gian bảo quản3VI.CÁCH SỬ DỤNG NGŨ CỐC ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG3

Trang 1

Môn: DINH DƯỠNG

Đề tài :

1

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mức sống của con người

đa phần được nâng cao Có rất nhiều món ăn mới, có rất nhiều sự lựa chọn hấp dẫn, có giá trị cho thực đơn của gia đình hàng ngày nhưng chúng ta cũng không thểphủ nhận những lợi ích mà ĐẬU HẠT (đậu đỗ và ngũ cốc) mang lại cho cuộc sốngcủa mỗi con người Đậu Hạt luôn là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn

Vậy giá trị dinh dưỡng của Đậu Hạt như thế nào? Làm cách nào để lựa chọn

và bảo quản Đậu Hạt? Cách sử dụng Đậu Hạt ra sao? Với đề tài Giá trị dinh dưỡng

và đặc điểm vệ sinh của Đậu Hạt, nhóm 15 sẽ giới thiệu đến cô và các bạn biết rõ hơn những thông tin liên quan đến Đậu Hạt

Là bài làm của sinh viên nên không thể tránh được nhiều sai sót, mong được

sự nhận xét và góp ý nhiệt tình của cô và các bạn

Chân thành cảm ơn

GVHD: Trần Thị Thu Hương Nhóm SV Thực Hiện: Nhóm 15

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2013

Trang 3

MỤC LỤC

A ĐẬU ĐỖ 3

Hình 1: Các loại đậu đỗ 3

I THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG ĐẬU 3

II LỢI ÍCH CHUNG CỦA ĐẬU HẠT 3

III MỘT SỐ LOẠI ĐẬU PHỔ BIẾN 3

1 Đậu nành 3

2 Đậu xanh 3

3 Đậu đen 3

4 Đậu đỏ 3

5 Một số chế phẩm đậu đỗ thường dùng: 3

IV KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA ĐẬU 3

V CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ 3

VI CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẬU ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG 3

B NGŨ CỐC 3

I THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA NGŨ CỐC 3

II PHÂN LOẠI VÀ LỢI ÍCH CHUNG CỦA NGŨ CỐC 3

III GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI NGŨ CỐC 3

1 Gạo: 3

2 Lúa mì 3

3

Trang 4

3 Kê 3

4 Ngô 3

IV KHẢ NĂNG GÂY BỆNH TỪ NGŨ CỐC 3

V CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN NGŨ CỐC 3

1 Cẩn thận với ngôn ngữ quảng cáo trên bao bì 3

2 Chọn mua ngũ cốc còn mới 3

3 Chọn đúng vật đựng để bảo quản ngũ cốc 3

4 Chọn nơi bảo quản thích hợp 3

5 Thời gian bảo quản 3

VI CÁCH SỬ DỤNG NGŨ CỐC ĐỂ ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG 3

A ĐẬU ĐỖ

Hình 1: Các loại đậu đỗ

Trang 5

I THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG ĐẬU

Hạt đậu đỗ khô cung cấp năng lượng ngang với ngũ cốc Lượng proteintrong đậu hạt cao từ 17 – 25%, riêng đậu tương 34%, cao gấp 2 lần so với ngũ cốc,chất béo 1 – 3%, riêng đỗ tương 18%, đậu nành và đậu phộng có nhiều chất béo tốt

ở dạng chưa bão hòa

Giá trị sinh học protein đậu đỗ thấp (40 – 50) riêng đậu tương 75, thấp hơn

so với thức ăn động vật nhưng cao hơn ngũ cốc

Hầu hết các loại đậu hạt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn bất kỳ loại thựcphẩm nào, vì nó có nhiều các vi chất như canxi, kali, vitamine B6, magiê, folate vàaxit alpha-linolenic giúp tăng cường sức khỏe cơ thể Các hạt đậu cũng rất giàuprotein nuôi dưỡng cơ thể (điều hiếm gặp ở thực vật) Nói chung, các loại đậu cólượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần

Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, calci, potassium, rất nhiều chất

xơ Hầu như không có vitamin C và Caroten

Ðậu có ít calories thường có nhiều nước, 100 gram đậu nấu chín cho 100 –

130 calo và 7 gram chất đạm tương đương với số chất đạm trong 30 gram thịt độngvật Ðậu nảy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt Khi ăn pha đậu với cácloại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật

Ðậu đỗ nói chung nghèo các acid min chứa lưu huỳnh như metionin, xystin,nhưng có nhiều lysin nên phối hợp tốt với ngũ cốc

1 Giảm nguy cơ mắc bệnh

Ngành công nghiệp dược phẩm của Mỹ cho rằng, đậu mang lại giá trị dượcphẩm Những nghiên cứu mở rộng cho thấy, việc ăn đậu thường xuyên giúp cho cơ

5

Trang 6

thể giảm một cách tự nhiên nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đái tháođường, béo phì.

Kết quả nghiên cứu của ĐH Michigan cũng cho thấy, những người ăn đậuthường xuyên sẽ giảm được khoảng khoảng 22% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,đồng thời các giá trị dinh dưỡng trong đậu sẽ giúp cơ thể xử lý các nguồn nănglượng hiệu quả hơn, cũng như giúp giảm cân

Gần đây các khoa học gia lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của cáchạt đậu, đó là khả năng chống ung thư của đậu Vì đậu có chứa một chất acid gọi làphytic acid, một chất phản oxi hóa rất mạnh Chất phytic acid đặc biệt hữu hiệutrong việc ngăn cản các gốc tự do hydroxyl (OH) oxi hóa các tế bào có chứa mỡ

Do khả năng ngăn chặn tác hại của các gốc tự do, chất phytic acid của đậu có thểchặn đứng tiến trình ung thư hóa của các tế bào

2 Chống lại các gốc tự do

Một trong những yếu tố làm cho đậu được coi là thực phẩm cần thiết chosức khỏe con người chính là chúng rất giàu chất chống oxy hóa Đó là những vichất giúp cơ thể chống lại các gốc tự do thường tấn công các tế bào khỏe mạnh,gây ra bệnh tật

Trang 7

III MỘT SỐ LOẠI ĐẬU PHỔ BIẾN

1 Đậu nành

Hình 2: Đậu nành (đậu tương)

Đậu tương là loại đậu có hàm lượng protein cao nhất trong các thực phẩm họđậu, có nhiều sinh tố, khoáng chất, chất xơ và isoflavones hữu ích Một hạt đậuchứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chấtđạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất

Vì là thực phẩm giàu protein, nên đậu tương nguồn dinh dưỡng dồi dào vàquý giá đối với sức khỏe con người

Ăn đậu tương mỗi ngày có tác dụng chống ung thư, phòng tránh bệnh loãngxương và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận

Trang 8

xơ 4.7%, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiềnvitamin A, vitamin

K, acid folic; và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu…

Protein trong đậu xanh giúp làm giảm mức độ cholesterol trong máu, chất xơ

hỗ trợ tiêu hóa Hạt đậu xanh là thức ăn hoàn hảo cho việc giảm cân vì chứa ít chấtbéo, giàu protein và chất xơ, giúp hạ thấp một mức độ cholesterol cao trong hệthống máu

Đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống mụnnhọt, rôm sẩy Ngoài ra, vỏ đậu xanh còn có tác dụng giải độc, chống mờ mắt Đậuxanh được dùng nhiều trong chế biến món ăn và là loại nước giải khát rất tốt trongngày hè

3 Đậu đen

Hình 4: Đậu đen

Đậu đen là hạt giàu đạm và chất béo Trong 100 gram cung cấp 325 kcal,đạm 24.2%, béo 1.7%, bột 53.3%, xơ 4.0%, nước 13.6%

Trang 9

Đậu đen chứa các chất chống oxy hóa anthocyanins, có thể giúp cơ thểchống lại bệnh ung thư, rất giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol.

Đậu đen trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt, đậu đen rất thích hợp với ngườithận yếu hư, suy nhược khi cảm nắng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè,giúp lợi tiểu, nước tiểu trong hơn và nhiều hơn

4 Đậu đỏ

Hình 5: Đậu đỏ

Đậu đỏ dồi dào protein, ít chất béo và cholesterol

Đậu đỏ cũng là một nguồn chất sắt Một chén đậu nấu chín có chứa hơn 15gram protein và 5 mg chất sắt – gần 30% nhu cầu hàng ngày của trẻ Các chất xơhòa tan được tìm thấy trong đậu đỏ cũng giúp giảm mức cholesterol trong máu

Y học dân gian dùng đậu đỏ để trị thủy thũng, sưng phù chân, bụng trướng,đau dạ dầy, tả lị, trĩ đại tiện ra máu, bệnh thiếu vitamin B1, vàng da, lở loét

9

Trang 10

5 Một số chế phẩm đậu đỗ thường dùng:

a) Giá đậu xanh:ít năng lượng

nhưng có chứa lượng phong phú các

là một loại thực phẩm thiênnhiên, có giá trị dinh dưỡngcao, mùi vị thơm ngon, dễuống, dễ hấp thu Ngoài tácdụng thanh phế, tiêu đờm nócòn có tác dụng làm giảm mỡmáu, giảm huyết áp đối vớinhững người có huyết ápcao Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòngngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảmđường huyết tốt

Hình 6: Giá đậu xanh

Hình 7: Sữa đậu nành

Trang 11

Giá trị dinh dưỡng còn phụ thuộc vào tỉ lệ đậu nành nhiều hay ít Nói chungsữa đậu nành có nhiều protein, lipit Ở nước ta sữa đậu nành hoặc sữa chua chếbiến từ đậu nành làm thức ăn thay thế sữa bò , dành cho trẻ em và người bệnh rấttốt vì dễ hấp thu.

c) Ðậu phụ:

Đậu phụ là sản phẩm

được làm từ các loại đậu khác

nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng

chủ yếu là làm từ đậu nành Nó

là một trong những món ăn phổ

biến của nhiều người bởi những

tính năng ưu việt: dễ ăn, dễ tiêu

hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ

biến, giá thành rẻ

Đậu phụ có thành phần

dinh dưỡng chủ yếu là protein,

100gr đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34% và lipit 5-6%, ngoài ra đậu phụcòn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người.Ngoài tác dụng là món ăn ra, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rấthiệu quả

Theo lời khuyên ăn uống hợp lý của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì hàngtháng mỗi người nên ăn từ 2-3 kg đậu phụ

Mặc dù đậu phụ có chứa chất dinh dưỡng phong phú, nhưng đậu phụ tươngđối thiếu chất xơ Nếu bạn chỉ ăn đậu phụ không có thể gây ra những rắc rối của

11

Hình 8: Đậu phụ

Trang 12

táo bón Trong khi rau xanh và nấm giàu chất xơ, vì vậy chúng ta có thể bổ sungrau xanh khi ăn cùng đậu phụ.

d) Tương: là thức ăn được dùng thay nước mắm làm nước chấm Trong quá

trình ủ lên men, protein thực vật (từ nguyên liệu đậu tương và gạo hoặc ngô) đãchuyển thành axit amin và pepton Trong kỹ thuật ủ lên men rất có thể bị nhiễmmốc Aspergillus flavus từ không khí vào Ðây là loại mốc có khả năng sinh độc tốanatoxin, một độc tố gây ung thư mạnh ở gan và các phủ tạng khác

Một đặc tính của đậu là sản xuất rất nhiều hơi (gas) trong ruột, với hậu quảgây ra trung tiện làm nhiều người khó chịu, mắc cỡ Nguyên do là vì nhiều ngườithiếu enzyme để tiêu hóa chất đường alpha-galactosides trong đậu Khi xuống ruột,đường này bị các vi sinh vật phân hóa, tạo ra nhiều chất hơi Nhưng kinh nghiệmcho hay nếu thường xuyên ăn đậu thì trở ngại này có thể không đáng kể vì cơ thể

sẽ quen dần

Một vấn đề khác nữa là đậu khô có nhiều chất purine Với một số ngườinhạy cảm, purine có thể làm tăng acid uric trong máu, đưa tới bệnh thống phong(gout) Tinh thể uric acid đóng trên các khớp xương mà thông thường nhất là ởngón chân cái làm người bệnh rất đau nhức

Một vài loại đậu có hóa chất làm mất khả năng hấp thụ các sinh tố B, E, D,beta-carotene trong ruột

Một số đậu khác, nếu không nấu chín, có thể có vài chất dính liền vớikhoáng sắt, đồng, khiến hồng cầu kết tụ lại với nhau

Đậu nành

Trang 13

Bên cạnh những tác dụng có lợi thì đậu nành cũng có độc hại, nhất là đậuphụ và tàu hũ (óc đậu) như: enzyme inhibitors làm ngăn cản hoạt động của trypsin

và các enzymes khác cần cho hấp thu chất protein, làm thiếu hụt chất đạm nghiêmtrọng có thể gây viêm tụy (trên súc vật) và ung thư Nó còn có hóa chấthemaglutinin làm cho hồng cầu bị vón và giảm hấp thu dưỡng khí Đậu phụ chứalượng protein tương đối lớn, nếu ăn quá nhiều trong một lần không những sẽ gâytrở ngại cho việc hấp thụ sắt của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tiêu hóa với cáctriệu chứng như trướng bụng

Đậu nành còn có lượng phytic acids cao, thường có ở vỏ hạt làm cản trở sựhấp thu các chất khoáng rất quan trọng như: calcium, mangesium, sắt, kẽm quaruột (thường thấy ở những người ăn chay trường)

Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triểncủa thai nhi Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứanhiều genistein là một hormone thiên nhiên có nguồn gốc thực vật(phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữnên làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng Khi trứng đã kết hợp đượcvới tinh trùng thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và lànguyên nhân gây sẩy thai hoặc vô sinh Nó còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt vàkhó thụ thai

Ở những bệnh nhân bị sỏi thận, ung thư bàng quang nên tránh ăn đậu nành.Những người bệnh suy giáp cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh xấu hơn.Người bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành,nhất là lớp vỏ đậu

Dùng lâu dài đậu nành có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầyhơi, buồn nôn, tăng huyết áp, nổi mẩn ngứa ở một số người

13

Trang 14

Đậu phộng

Có thể nói, dị ứng đậu phộng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất vàtác hại của nó cũng không phải là nhỏ Nhiều người, nhất là trẻ nhỏ sau khi ăn đậuphộng sẽ bị dị ứng, mẩn đỏ khắp cơ thể, sưng tấy gây đau, đau bụng, nôn mửa, tiêuchảy thậm chí bị tử vong

Dị ứng là do cơ thể thiếu một loại enzym tiêu hóa khiến cơ thể không chịudung nạp loại thực phẩm này tạo ra các phản ứng mang tính tiêu cực Các bà mẹcần nhạy cảm với loại thực phẩm này, nếu bé còn quá nhỏ dưới 7 tuổi, hệ miễndịch còn non yếu, thể trạng chưa phát triển thì không nên cho trẻ làm quen quásớm với đậu phộng

Đậu cô ve

Ăn đậu cô ve tái có thể bị ngộ độc Đậu cô ve có chứa chất xà phòng vàPHA Chất xà phòng có tính kích thích khá mạnh đối với đường tiêu hóa, có thểgây nôn mửa và tiêu chảy, đồng thời có thể phá hỏng hồng cầu trong máu PHA cótác dụng đông máu

Nếu xào nhanh hoặc đảo qua, 2 chất này sẽ trở thành chất độc gây ngộ độcthực phẩm

Hai chất độc này bị phân hủy bởi nhiệt độ cao vì vậy cần nấu chín để tránhngộ độc đậu cô ve

Trang 15

V CÁCH LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN ĐẬU ĐỖ

 Bảo quản theo quy mô công nghiệp

Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lạichứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải Mặtkhác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh,rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống.Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫnđến hiện tượng tự bốc nóng

Nếu trong khối hạt lẫn nhiều tạp chất hoặc sâu hại nước nghiêm trọng thìkhả năng biến chất của hạt tương đối lớn Từ sự biến hoá hình thái của hạt có thểnhận ra mức độ biến chất của hạt Ví dụ nếu thuỷ phần của hạt là 13%, ở nhiệt độcao 20oC có thể quan sát thấy màu sắc của tử diệp đậm Còn nếu bộ phận hạtkhông chín đều, thuỷ phần 13% và ở nhiệt độ bảo quản là 23oC thì mặt sau tử diệpmàu phớt hồng

Để khống chế những hiện tượng biến chất của hạt cần phải chú ý những yếu

tố sau đây:

15

Trang 16

 Thuỷ phần: Phải luôn luôn giữ cho thuỷ phần của đậu đỗ ở giới hạn < 12%thấp hơn các loại hạt chứa nhiều tinh bột như thóc, gạo Nếu như thuỷ phầnvượt quá 12% ví dụ ở mức độ là 14% thì hạt bị mềm, tỷ lệ axit béo tăngnhanh, có mùi chua, mốc

 Nhiệt độ khối hạt giữ ở mức độ bình thường, nếu cao quá sẽ làm phẩm chấtgiảm

 Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa quámạnh nên có thể phơi trong bóng mát, tốt nhất là sau khi thu hoạch phơi cảcây thì hạt đậu được bảo vệ bởi vỏ quả không dễ phát sinh hiện tượng nứt

 Độ nguyên vẹn của hạt và độ chín của hạt phải đảm bảo đúng tiêu chuẩnloại bỏ hạt xanh lép, vỡ

Nói chung đối với hạt đậu đỗ người ta áp dụng phương pháp bảo quản kínhoàn toàn là tốt nhất Cần bảo quản đậu trong chum, vại, để chỗ mát, tối, tránh ánhsáng mặt trời hoặc nhiệt đô cao

Căn cứ vào thí nghiệm, khi nhiệt độ không khí không vượt quá 15oC thì căn

cứ vào thuỷ phần khác nhau của hạt mà có thể xếp hạt như sau:

- Nếu thuỷ phần của hạt < 12% để hạt rời có độ cao 1,5 m, để trong bao vàxếp 8 tầng

- Nếu thuỷ phần từ 12 - 14% để hạt rời cao 1,0 m và đóng bao 6 tầng

- Nếu thuỷ phần từ 14 - 16% để hạt rời cao 0,7 m và đóng bao 4 tầng

- Nếu thuỷ phần từ > 16% để hạt rời cao 0,5 m và đóng bao 2 tấng

Về mùa hè do thời tiết nóng nực nên độ cao hạt để rời nên giảm đi 1/3 và sốtầng bao không quá 2 tầng bao Với lượng hạt ít có thể dùng chum vại có lót tro

Trang 17

 Bảo quản theo quy mô hộ gia đình

Bạn có thể bảo quản các loại đậu này theo những bước sau để món ăn ngonhơn:

Đảo đều đậu trong nước sôi khoảng nửa phút để giết sâu bọ và trứng, sau đó

đổ đậu vào nước lạnh, tiếp tục đem ra phơi nắng cho khô rồi cho vào chum Nhớ

bỏ vài tép tỏi lên trên đậu, như vậy đậu sẽ không bị sâu mọt và có thể sử dụng antoàn

Bạn cũng có thể bảo quản số lượng lớn đậu bằng dầu thực vật để chống mọt.Đầu tiên, bỏ đậu vào trong chậu và rưới lên đậu một lớp dầu (1 kg đậu cho 20 gamdầu) sau đó trộn đều đậu và dầu, tiếp tục cho đậu vào thùng và đậy kín

Với phương pháp này, bạn vừa có thể giết hết trứng, mọt vừa bảo đảm được chấtlượng đậu, đặc biệt bạn có thể giữ đậu trong thời gian trên nửa năm

VI CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẬU ĐỂ ĐẢM BẢO DINH

DƯỠNG

- Nên sử dụng khi hạt vừa mới thu hoạch như vậy thành phần dinh dưỡng và

độ ngon sẽ được đảm bảo hơn

- Tuy nhiên đối với một số loại qua quá trình sơ chế: phơi, sấy…sẽ giúp chocác giá trị dinh dưỡng của chúng ít bị thay đổi, tăng hương vị cho đậu Bên cạnh

đó, còn tạo ra những món ăn ngon bổ dưỡng như: các loại chè, sữa đậu nành,

 Cách chế biến đậu thông thường

 Làm sạch đậu

Sau khi mua đậu về, nên nhặt lại để loại bỏ hết những hạt đậu hư, sỏi hay đấtcát

17

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w