đề tài: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT

26 1.3K 2
đề tài: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT31.Thịt đỏ42.Thịt trắng7II.CÁCH BẢO QUẢN THỊT VÀ LỰA CHỌN THỊT TƯƠI NGON81.Bao bọc thịt thật kỹ82.Chú ý điều chỉnh nhiệt độ83.Biết rõ thời gian bảo quản84.Ghi nhãn cho những phần thịt được bảo quản95.Dự trữ thịt đã được nấu chín đúng cách96.Tránh nhồi nhét quá nhiều thứ vào ngăn mát hoặc ngăn đông97.Rửa tay thật kỹ98.Cách lựa chọn thịt tươi ngon9III.ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT101.BỆNH LAO112.BỆNH THAN113.BỆNH LỢN ĐÓNG GIẤU124.BỆNH GIUN SÁN125. BỆNH CÚM H5N1146. BỆNH HEO TAI XANH157. BỆNH LỠ MỒM LONG MỐNG18IV.NHU CẦU VỀ THỊT MỖI NGÀY20V.KẾT LUẬN20

MỤC LỤC I.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT 2 1.Thịt đỏ 3 2.Thịt trắng 7 II.CÁCH BẢO QUẢN THỊT VÀ LỰA CHỌN THỊT TƯƠI NGON 8 1.Bao bọc thịt thật kỹ 8 2. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ 9 3. Biết rõ thời gian bảo quản 9 4.Ghi nhãn cho những phần thịt được bảo quản 9 5.Dự trữ thịt đã được nấu chín đúng cách 10 6.Tránh nhồi nhét quá nhiều thứ vào ngăn mát hoặc ngăn đông 10 7.Rửa tay thật kỹ 10 III. ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT 11 5.BỆNH CÚM H5N1 16 b.Đường lây nhiễm 17 c.Triệu chứng ở người 17 6.BỆNH HEO TAI XANH 17 7.BỆNH LỠ MỒM LONG MỐNG 21 Những điều cấm kị khi chế biến các loại thịt 25 V.KẾT LUẬN 25 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật máu nóng như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọi là chất chiết xuất. Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàu photpho. Tỉ lệ Ca/P thấp. Thịt là thức ăn gây toan. I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT Thịt tất cả các loài nói chung chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 70-75%. Protein chiếm 15-20%, lượng lipit dao động nhiều (1-30%) tùy thuộc vào loại súc vật và độ béo của nó. Gluxit trong thịt chỉ có rất ít. Lượng tro khoảng 1%. Giá trị sinh học protein thịt 74%, độ đồng hóa protein thịt 96-97%. Trong thịt ngoài các protein có giá trị sinh học cao, còn có colagen và elastin là loại protein khó hấp thu, giá trị dinh dưỡng thấp vì thành phần của nó hầu như không có tryptophan và xystin là hai axit Hình 1.1 Các loại thịt amin có giá trị cao. Loại này tập trung nhiều ở phần thịt bụng, thủ, chân giò. Colagen khi đun nóng chuyển thành gelatin là chất đông keo. Còn elastin gần như không bị tác dụng của men phân giải protein. Vì vậy ăn vào và thải ra nguyên dạng. Trong thịt còn chứa một lượng chất chiết xuất tan trong nước, dễ bay hơi, có mùi vị thơm đặc biệt, số lượng khoảng 1,5 -2% trong thịt. Nó có tác dụng kích thích tiết dịch vị rất mạnh. Các chất chiết xuất gồm có creatin, creatinin, carnosin (có nitơ) và glycogen, glucoza, axit 2 lactic (không có nitơ). Khi luộc thịt phần lớn các chất chiết xuất hòa tan vào nước làm cho nước thịt có mùi vị thơm ngon đặc hiệu. Chất béo có ở tổ chức dưới da, bụng, quanh phủ tạng, bao gồm các axit béo no và chưa no. Các axit béo no chủ yếu là palmitic (25-30%) và stearle (16-28). Các axit béo chưa no chủ yếu là oleic (35-43%), axit béo chưa no có nhiều mạch kép khoảng 2-7%. Riêng mỡ gà có 18% axit linoleic và mỡ ngựa có 16% linolenic, đó là những axit béo chưa no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Mỡ lợn lớp ngoài có nhiều axit béo chưa no hơn lớp sâu. Về chất khoáng, thịt là nguồn photpho (116- 117mg%), kali (212-259mg%) và Fe ( 1,1-2,3 mg%) tập trung nhiều ở gan. Vì yếu tố có Cu, Zn, Coban. Lượng Canxi trong thịt rất thấp (10-15 mg%) vì vậy thịt là thức ăn gây toan. Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chủ yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở gan, thận. Ngoài ra, ở gan, thận, tim, não có nhiều colesteron và photphatit. Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chủ yếu là B1 tập trung ở phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở gan, thận. Ngoài ra ở gan thận tim não có nhiều Cholesterol và photphatit. Các loại thịt khác nhau không chỉ hương vị khác nhau, mà còn có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Thịt cung cấp vitamin (B và PP), nhưng vitamin bị hủy một phần bởi nếu chín. Thịt nướng mất khoảng 20% lượng vitamin. Thịt hầm mất khoảng 60%. Gan động vật chứa vitamin A, D, B12. 1. Thịt đỏ Thịt đỏ chứa một loạt các vitamin và khoáng chất với một lượng đáng kể rất cần thiết cho sức khoẻ của chúng ta. 3 Hình 1.2 Thịt đỏ là một nguồn rất giàu kẽm, lại dễ hấp thụ. Sắt - Sắt là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh vì nó là một yêu cầu cần thiết cho sự hình thành của tế bào máu, giúp vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể. Thịt đỏ đóng góp khoảng 17% tổng lượng sắt cần thiết trong chế độ ăn uống. Đây cũng là hình thức hấp thụ sắt dễ dàng hơn rất nhiều. Kẽm - Kẽm là yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng và giúp các vết thương mau lành. Trong chế độ ăn uống bình thường, kẽm chủ yếu có trong thịt và các sản phẩm từ thịt. Vi chất kẽm rất cần thiết cho con người, nhất là với những cô gái trẻ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Thịt đỏ là một nguồn rất giàu kẽm, lại dễ hấp thụ. Vì vậy bạn nên bổ sung thịt đỏ trong chế độ ăn của mình với lượng vừa phải. Vitamin B - Thịt đỏ có chứa một số loại vitamin B. Thịt đỏ là một nguồn giàu vitamin B12, cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu và sức khỏe của dây thần kinh. Vitamin B12 chỉ có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc vi sinh vật. Do vậy, những ai cố tình tránh các loại thực phẩm này thì có khả năng sẽ không hấp thụ đủ chất. Thịt bò, cừu, thịt lợn cũng là những nguồn giàu vitamin B3 (niacin). Vitamin B6 rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc và cho các tế bào máu. 4 Vitamin D - Có vài nguồn dinh dưỡng của vitamin D. Hầu hết mọi người nhận được phần lớn vitamin D bằng cách tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời. Thịt đỏ là một nguồn quan trọng trong chế độ ăn uống mà chứa nhiều vitamin D. Những người ăn chay thường là những người có lượng vitamin D thấp. Protein - Protein là điều cần thiết để duy trì, tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đồng thời cũng cấp năng lượng cho cơ thể. Protein được hình thành từ các axit amin, một số trong đó có thể được tổng hợp trong cơ thể và một số khác được cung cấp từ chế độ ăn uống. Thịt đỏ và các thực phẩm động vật khác là những nguồn quan trọng cung cấp các axit amin thiết yếu cho người lớn và trẻ em. Selenium - Thịt đỏ chứa một lượng hữu ích của selenium, cho dù nồng độ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của vật nuôi và đất trồng thức ăn chăn nuôi. Selenium có tác dụng như chất chống oxy hóa và cũng là cần thiết cho việc sử dụng i-ốt trong sản xuất hormone tuyến giáp và chức năng hệ miễn dịch và sinh sản. Các khoáng chất khác. Thịt và các sản phẩm từ thịt có chứa một lượng magiê, đồng, coban, crom, phốt pho và niken… rất hữu ích cho cơ thể. a) Thịt bò Thịt bò chứa nhiều sắt, protein, kali, axit amin… bổ sung năng lượng cho hệ cơ và tăng sức dẻo dai của cơ thể một cách hiệu quả. 5 Hình 1.3 Thịt bò Thịt bò thịt thích hợp nhất cho những người có thể chất yếu hoặc trí thông minh đang bị suy giảm. Thành phần axit amin của protein thịt bò là rất cần thiết cho cơ thể của con người. Do đó, nó có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Tuy nhiên, các sợi cơ thịt bò không phải là dễ dàng được tiêu hóa và nó có chứa một hàm lượng lớn của cholesterol và chất béo. Do đó, người già và trẻ em không nên ăn quá nhiều. b) Thịt cừu Thịt cừu rất có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn và các bệnh phổi. Hơn nữa, thịt cừu có lợi cho thận và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nó là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất trong mùa đông. Tuy nhiên, bạn phải chú ý rằng, thịt cừu không phải là thích hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người hay bị khó tiêu, ho, viêm khớp, eczema c) Thịt lợn Thịt lợn có hai loại thịt nạc và thịt mỡ. Thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít, nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc, ngoài ra, thịt nạc còn chứa 6 nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt nhiều hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau. Do mô xơ của thịt lợn tương đối mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón. Hình 1.4 Thịt lợn 2. Thịt trắng a) Thịt gia cầm Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipid, khoáng và vitamin hơn so với thịt đỏ. Phù hợp cho những người ăn kiêng sử dụng vì lượng chất béo trong thịt 7 gia cầm ít hơn so với các loại thịt khác nhưng nó vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Hình 1.5 Thịt gia cầm b) Thịt hải sản Thịt tôm, cá có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, nhôm, đồng, mangan, coban, niken, kẽm, iốt, clo, lưu huỳnh. Đây đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Mặc dù hải sản chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều, dạ dày sẽ bị tổn thương và có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. II. CÁCH BẢO QUẢN THỊT VÀ LỰA CHỌN THỊT TƯƠI NGON Việc chế biến thịt ngay khi mua về là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu chưa cần nấu nướng ngay, bạn phải biết cách bảo quản thịt. Thịt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, vì thế thịt rất nhanh hỏng. Do đó, việc chế biến thịt ngay khi mua về là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu chưa cần nấu nướng ngay, bạn phải biết cách bảo quản thịt. Việc bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ được độ tươi ngon, hương vị và chất dinh dưỡng của thịt. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn bảo quản thịt. 1. Bao bọc thịt thật kỹ Dù muốn cho thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt. Tuy nhiên, nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu 8 sắc, mùi vị. Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào. 2. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2 0 C. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25 0 C. Phải luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi. 3. Biết rõ thời gian bảo quản Thông thường, những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày. Ví dụ : − Thịt xay chỉ có thể giữ lạnh trong vòng hai ngày, trong khi thịt bò nạc có thời hạn sử dụng trong vòng bốn ngày nếu được bảo quản ở ngăn mát. − Ngược lại, thịt đông lạnh có thể dùng được trong vài tháng. Thịt xay đông lạnh để được trong vòng sáu tháng, thịt gia cầm như gà, vịt… có thể bảo quản trong ngăn đông khoảng bốn tháng. − Trong khi đó, những sản phẩm thịt đã được chế biến thông thường sẽ được dự trữ trong vòng một tháng. 4. Ghi nhãn cho những phần thịt được bảo quản Việc ghi rõ ngày dự trữ lên nhãn và dán bên ngoài những phần thịt được bảo quản là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn không để thịt quá lâu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những phần thịt được giữ đông lạnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý sao cho lớp nhãn sẽ không bị mờ hoặc bong tróc trong điều kiện ẩm ướt của tủ lạnh và chúng phải được dán ở phần dễ thấy nhất của gói thịt. 9 5. Dự trữ thịt đã được nấu chín đúng cách Nên cho những phần thịt đã được nấu chín vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bao kín hộp đựng. Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn. Hãy đông lạnh những phần thịt đã nấu chín nếu bạn muốn bảo quản chúng trong thời gian dài hơn. 6. Tránh nhồi nhét quá nhiều thứ vào ngăn mát hoặc ngăn đông Sự lưu thông không khí đúng cách là yêu cầu quan trọng để giữ được độ tươi ngon và hương vị của thịt. Đây chính là lý do giải thích tại sao bạn cần giữ cho tủ lạnh có đủ không gian cần thiết, tránh nhồi nhét quá đầy. Nếu tủ lạnh đã quá chật chội, hãy sắp xếp lại mọi thứ để tạo thêm không gian, vứt bỏ những thứ không còn dùng được và sử dụng các loại hộp đựng thực phẩm chuyên dụng để tiết kiệm không gian. 7. Rửa tay thật kỹ Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Những dụng cụ nấu nướng đã được dùng để sơ chế thịt cũng cần được rửa sạch sẽ, bao gồm cả dao và thớt. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh cả quầy bếp và những bề mặt có tiếp xúc với thịt sống. 8. Cách lựa chọn thịt tươi ngon Thịt tươi phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, có màu hồng, không có mảng bầm, tụ máu. Ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính. • Khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi. • Lớp mỡ có màu trắng hoặc vàng tự nhiên, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, hay mùi thuốc kháng sinh. 10 [...]... mổ ngay tại chỗ III ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được xếp vào thức ăn nhóm I, đồng thời lại là thức ăn dễ chế biến dưới nhiều dạng món ăn ngon vì vậy nó là thức ăn thường gặp hàng ngày trong bữa ăn của nhân dân ta Nếu chúng ta sử dụng thịt không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thì thịt trở nên gây hại cho người sử dụng 11 Thịt có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm... tiết niệu - Thịt dê không nên ăn cùng đậu đỏ - Không nên ăn bầu dục dê cùng đậu đỏ và thịt gà rừng - Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá - Sau khi ăn thịt chó không nên ăn thịt vịt vì dễ gây tiêu chảy V KẾT LUẬN Như vậy, thịt là thức ăn cần thiết, giàu protein, tạo hình và giàu chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu Thịt là thức ăn bổ dưỡng nhưng không vì vậy mà ăn quá nhiều thịt vì thịt có... nạc Thịt ít mỡ, nạc sát da Tại bắp vai, đùi có lượng thịt phát triển bất thường, thịt u lên, màu đỏ au giống như thịt bò; khi nấu nướng mất chất béo tự nhiên của thịt - Đối với thịt cừu, bạn nên chọn loại thịt được nuôi tự nhiên bởi những con cừu được nuôi bằng các loại thức ăn hữu cơ thường có lượng calo thấp hơn, vì vậy, thịt cũng sẽ mềm hơn Loại thịt cừu thượng hạng hoặc đã được chọn lọc sẽ có lượng...- Đối với thịt lợn nên mua những phần thịt nạc Tốt nhất chỉ nên chọn những phần thịt đã được lọc hết mỡ .Thịt lợn cũ, để lâu ngoài không khí thường chuyển sang màu xanh Lợn bị bệnh huỳnh đản thì thịt có màu vàng khác thường Riêng thịt lợn “siêu nạc” tích nhiều nước, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, trơn láng, độ săn chắc kém do mô mỡ biến thành mô nạc Thịt ít mỡ, nạc sát da... ở các bắp thịt miệng làm cho bệnh nhân nhai và nuốt đau Triệu chứng đặc hiệu là phù ở mắt, mi mắt, nhức mắt Tất cả các bắp thịt đều bị đau, bệnh nhân thấy khó thở, khó nói, khó nuốt , mật cứng Cơ tim cũng có thể bị đau Tỉ lệ tử vong của bệnh còn khá cao Nếu qua khỏi, bệnh nhân còn thấy đau các bắp cơ vài tháng sau nữa Ðể phòng bệnh giun xoắn cần làm tốt khâu khám thịt, nhất là thịt lợn Nếu thịt lợn... và lựa chọn kỹ Trên da của miếng thịt heo tốt khỏe phải trắng đều, không có điểm tụ máu, hoặc màu sắc khác Thịt khi cắt ra thì mặt cắt phải khô và đồng nhất, không có những màu sắc khác, ví dụ như những điểm tụ máu, tím bầm là không tốt Khi ấn tay vào, thịt phải có sự đàn hồi, bề mặt hơi dính; nếu ấn tay vào lõm, không nhả ra được hoặc có nước chảy ra thì đấy là thịt heo bệnh Thịt heo bệnh thường không... Do đó, chúng cũng mềm và có hương vị thơm ngon hơn - Đối với thịt bò chỉ nên chọn mua những miếng thịt có màu đỏ tươi Miếng thịt không có mùi khó ngửi và nên có những phần mỡ nhỏ được phân bổ đều khắp trên bề mặt Lượng mỡ trong miếng thịt bò sẽ giúp cho miếng thịt luôn có đủ độ ẩm cần thiết và không bị khô trong quá trình nấu nướng - Đối với thịt gà, tránh mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, ủ... bệnh sán do ăn thịt lợn có sán chỉ chiếm 1%, do ăn thịt bò có sán chiếm 99% Có lẽ do cách chế biến, với thịt bò thường chỉ xào tái, chưa đủ nhiệt độ và thời gian cần thiết để diệt sán Hình 2.4 Sán dây thu nhập được khi điều trị cho bệnh nhân Tùy theo mức độ, nếu số lượng kén sán dưới 3kén/40 cm 2 thịt thì có thể chế biến kỹ hoặc ngâm nước muối 10% trong 20 ngày Nếu trên 3 kén/40 cm 2 thịt thì phải hủy... người tiêu dùng nhận biết thịt heo có bệnh tai xanh hay không? 20 Cách tốt nhất là người tiêu dùng nên tìm mua thịt heo đã được qua kiểm soát của cơ quan thú y và đã được lăn dấu lên trên thân thịt, tại những quày sạp mua bán quen thuộc Không nên ham rẻ, mua tại lề đường, ngõ xóm rất dễ gặp phải heo bệnh Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt được thịt heo tốt, khỏe và thịt heo bệnh, chết nếu... máu, rồi theo dòng máu đến các tổ chức liên kết của bắp thịt và các tổ chức khác Ở đó khoảng 3-6 tháng trứng sán sẽ biến thành kén Kén sán là một bọc màu trắng, trong, lớn nhỏ khác nhau Hạt chứa đầy nước, ở giữa là đầu có vòi để hút :kén sán ở rải rác trong các bắp thịt, ở tổ chức kiên kết 14 Khi người ăn phải thịt có kén sán nấu chưa chín thì lớp vỏ ngoài của kén bị tan ra, đầu sán thò ra bám vào niêm . kị khi chế biến các loại thịt 25 V.KẾT LUẬN 25 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật máu nóng như thịt lợn,. MỤC LỤC I.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT 2 1.Thịt đỏ 3 2.Thịt trắng 7 II.CÁCH BẢO QUẢN THỊT VÀ LỰA CHỌN THỊT TƯƠI NGON. loại nói chung nghèo canxi, giàu photpho. Tỉ lệ Ca/P thấp. Thịt là thức ăn gây toan. I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT Thịt tất cả các loài nói chung chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 70-75%. Protein

Ngày đăng: 02/02/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT

    • 1. Thịt đỏ

    • 2. Thịt trắng

    • II. CÁCH BẢO QUẢN THỊT VÀ LỰA CHỌN THỊT TƯƠI NGON

      • 1. Bao bọc thịt thật kỹ

      • 2. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ

      • 3. Biết rõ thời gian bảo quản

      • 4. Ghi nhãn cho những phần thịt được bảo quản

      • 5. Dự trữ thịt đã được nấu chín đúng cách

      • 6. Tránh nhồi nhét quá nhiều thứ vào ngăn mát hoặc ngăn đông

      • 7. Rửa tay thật kỹ

      • III. ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỊT

        • 5. BỆNH CÚM H5N1

        • b. Đường lây nhiễm

        • c. Triệu chứng ở người

        • 6. BỆNH HEO TAI XANH

        • 7. BỆNH LỠ MỒM LONG MỐNG

        • Những điều cấm kị khi chế biến các loại thịt

        • V. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan