tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

94 1.8K 3
tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TRỊNH THỊ HÀ BẮC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2013 2 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho tất cả các ngành đào tạo của Trung tâm. Để tạo điều kiện cho người học hệ thống hóa kiến thức trước khi tham gia thi tốt nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã xuất bản cuốn Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (năm 2010). Thực hiện Thông tư số 37/2010/TT-BGDĐT, ngày 21/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục mầm non, chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non của Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã có sự điều chỉnh. Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo mới và đề cương ôn thi tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non đã được Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế ban hành. Tài liệu gồm hai phần: Phần I: Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Phần II: Câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời. Phần I đã tóm tắt các nội dung cơ bản của môn học mà các giáo trình có liên quan đã đề cập. Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề gợi ý, giúp sinh viên nắm được nội dung chủ yếu nhất của chương trình ôn tập. Để làm phong phú hiểu biết của mình và giúp cho việc ôn tập đạt kết quả tốt, sinh viên cần phải đọc thêm các tài liệu tham khảo đã giới thiệu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những điều thiếu sót. Xin trân trọng đón nhận những ý kiến góp ý chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế 4 5 PHẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM A. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ I. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ. Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở lên). Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặ c biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi… 1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. - Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. + Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành. 6 + Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ. - Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ. 2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức - Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi của trẻ. - Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu ). - Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. 3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ - Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. - Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. - Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. 7 4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể. Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt. Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể. Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí. Ngôn ngữ cũng tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực. II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ) - Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ. - Dạy trẻ phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ. - Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu, có tác phong văn hoá trong quá trình giao tiếp. - Sửa các lỗi phát âm cho trẻ. 2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ Trẻ nói được nhờ nghe người lớn nói và bắt chước. Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp. 3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn - Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp: Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói được các mô hình câu, các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần bằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩn để từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ. 8 Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp còn là củng cố cách sử dụng đúng một số kiểu câu, sửa một số kiểu câu sai cho trẻ, cho trẻ làm quen với các kiểu câu mới khó hơn và cuối cùng sẽ hình thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp. - Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn: Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn gồm: Câu kể (câu tường thuật, câu trần thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cầu khiến, câu cảm thán. 4. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Đơn vị giao tiếp thấp nhất là câu và cao nhất là ngôn bản. Vì thế, sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy. Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại. Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ đối thoại: Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời nói đối thoại, biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi. Khi nói chuyện, cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hoá, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi. Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại: Dạy trẻ biết kể lại những truyện trẻ được nghe; biết kể lại những gì trẻ được chứng kiến; biết tự đặt được truyện đơn giản mà nội dung và hình thức của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ 5. Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ Văn hoá giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong tất cả các thành tố ngôn ngữ như: - Sử dụng âm thanh, ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm. - Sử dụng từ chính xác, phong phú, gợi cảm. - Sử dụng các mẫu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 9 - Lời nói rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các phương tiện biểu cảm, các phương tiện tu từ; tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách có văn hoá. - Chú ý rèn luyện cho trẻ biết phối hợp các phương tiện phi ngôn ngữ… 6. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học Qua dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên giúp trẻ biết nghe và hiểu được tác phẩm văn học, biết đánh giá các nhân vật trong tác phẩm; nhớ nội dung các bài thơ, biết cách đọc diễn cảm… Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là cho trẻ làm quen với phong cách ngôn ngữ văn chương. Qua làm quen tác phẩm văn học, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có ngữ đi ệu… 7. Chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông Để trẻ vào lớp 1 được thuận lợi trong việc học đọc học viết, ở lứa tuổi mẫu giáo, cho trẻ làm quen với câu, từ, âm tiết, các nguyên âm, phụ âm… Luyện cho trẻ cách phát âm chuẩn, cách dùng từ, diễn đạt… Tập cho trẻ một số thao tác, kĩ năng của hoạt động học tập qua việc dạy tr ẻ làm quen chữ cái (Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện sức khoẻ, cơ tay, sự tỉ mỉ, chính xác, khéo léo…). B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa vào những cơ sở chính sau đây: I. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt ch ẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban 10 đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên; về sau, khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn. Tâm lí của trẻ trước tuổi học được chia thành nhiều thời kì, do vậy cần dựa vào đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói cho phù hợp. II. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục học. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ. Từ mục tiêu chung đó, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ xác định mục đích của mình là phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giao tiếp và tư duy. Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhất để dạy nói cho trẻ. III. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm tất cả các kiến thức về ngôn ngữ học. Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ khăng khít với ngôn ngữ học bởi vì nó là khoa học ứng dụng của ngôn ngữ học. IV. CƠ SỞ SINH LÝ HỌC Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí. Hoạt động lời nói có cơ sở sinh lí học. Đây là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển của bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. C. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ I. NHÓM PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN Phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong [...]... chia sẻ kinh nghiệm với bạn Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được… D CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt động ngoài giờ học Giờ học có thể chia... chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ E NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ I GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT 1 Khái niệm Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ (luyện phát âm chuẩn cho trẻ) chính là hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, 18 phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng qui định và luyện cho trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn... như là một phương tiện để củng cố những nội dung ngôn ngữ mà trẻ đã được học trong các giờ nói trên 2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài giờ học 2.1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi Thông qua hoạt động vui chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được chính xác hoá bằng ngôn ngữ Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng... kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đi đến nơi xem được hoặc xem lại cảnh quay trong quá khứ 11 Xem phim cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu cô giáo lựa chọn phim phù hợp với nhận thức, sở thích… của trẻ kết hợp với tổ chức trò chuyện, đàm thoại sau đó Nhóm phương pháp trực quan được sử dụng nhằm vào các mục đích phát triển ngôn ngữ sau: - Rèn luyện phát âm cho trẻ. .. các sự vật và hiện tượng em đến cho trẻ Ở những giờ học này, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 1.3 Giờ làm quen với tác phẩm văn học (ở nhà trẻ và mẫu giáo) Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng... trong việc phát triển vốn từ 2.4 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày - Các thời điểm có thể tạo ra các tình huống phát triển ngôn ngữ cho trẻ: + Cho trẻ ăn + Cho trẻ đi ngủ + Vệ sinh + Chơi tự do - Giáo viên cần chọn những nội dung thích hợp, trò chuyện với trẻ về các nội dung công việc trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan với trẻ - Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ... toàn diện cho trẻ, trong đó có ngôn ngữ 2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giao tiếp, các hoạt động, lao động… Trong trường mầm non, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động chơi, học tập, giao tiếp, kể chuyện, lao động Tất cả các hoạt động đó đều tạo ra những khả năng to lớn để làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ Ngôn ngữ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức thông qua... dùng lời - Giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của tiếng Việt thông qua việc đọc, kể thơ truyện - Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, giúp trẻ làm quen với cách diễn đạt của ngôn ngữ văn học… - Việc giải thích các từ khó, từ xa lạ đối với trẻ trong các tác phẩm văn học cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ Việc cô sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa cho những từ trẻ chưa biết góp... sao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ và nói có ngữ điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm của lời nói) Luyện phát âm cho trẻ còn là phát triển khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ, điều khiển hơi thở đúng… 2 Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi 2.1 Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi) Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và. .. câu hay một đoạn văn 14 III NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH 1 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi Ngôn ngữ và tư duy liên hệ chặt chẽ với hoạt động, lao động của con người Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em Vui chơi được thể hiện qua các trò chơi Trò chơi góp phần phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có ngôn ngữ Từ những kinh nghiệm trong trò chơi trẻ khám phá ra những biểu tượng rồi . BẢN CỦA MÔN HỌC LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM A. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ I. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Ngôn ngữ là một. CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa vào những cơ sở chính sau đây: I. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển. chỉnh. Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo mới và đề cương ôn thi tốt nghiệp dành cho sinh

Ngày đăng: 02/02/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan