Một số biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 44)

III. DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP

4. Một số biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp

4.1. Xây dng mu câu

Đây là biện pháp cô giáo tạo ra những mẫu câu khác nhau, cô nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ lặp lại theo mẫu.

Mẫu câu của cô giáo đưa ra phải đạt được các yêu cầu: - Câu phải có đầy đủ thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ).

- Từ ngữ trong câu phải chính xác, sắp xếp đúng trật tự của câu tiếng Việt.

- Nội dung thông báo của câu phải đơn giản, rõ ràng.

- Mẫu câu đưa ra phải từ những mẫu đơn giản đến những mẫu phức tạp tuỳ thuộc vào từng độ tuổi.

Muốn cho trẻ làm quen với các mô hình câu, cô giáo phải xây dựng kế

hoạch, xây dựng mẫu câu và thường xuyên cho trẻ tập nói theo mẫu của mô hình. Ví dụ:

Mèo kêu. (mẫu C-V)

Con ăn bánh. (mẫu C-V-B)

Con và bạn Hương xem phim. (mẫu C1- C2-V)

4.2. Tr tp nói theo mu

Để hình thành các mẫu câu dạy trẻ tập nói, cô đặt các câu hỏi. Mô hình câu hỏi sẽứng với mô hình mẫu câu sẽ dạy.

Sau khi đặt câu hỏi, cô trả lời mẫu một câu hoặc vài câu rồi hướng dẫn trẻ tập nói.

45 Ví dụ:

Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn?

Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn. (Câu đơn)

Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn kêu meo meo?

Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn kêu meo meo. (Câu phức)

Cô cần lặp đi lặp lại một cách có ý thức những mô hình câu. Trẻ nghe nhiều lần sẽ bắt chước, ghi nhớ và khi cần giao tiếp trẻ sẽ vận dụng một cách tự nhiên.

Cần tạo cho trẻ sự hứng thú, tự nhiên trong quá trình học câu của trẻ

bằng các biện pháp sau:

- Thường xuyên trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày theo các mô hình câu.

- Quan sát, đàm thoại với trẻ theo các chủđề.

- Cho trẻ xem tranh ảnh, mô hình, đồ dùng đồ chơi rồi gợi ý cho trẻ trả

lời theo các kiểu câu. - Dạy trẻ kể chuyện…

Lưu ý: Khi dạy trẻ làm quen với mô hình câu ghép cô giáo cần giảng giải cho trẻ hiểu mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh để trẻ liên kết các sự vật hiện tượng đó trong câu.

Ví dụ: Vì trời mưa nên sân ướt.

4.3. Sa li ng pháp

- Sửa lỗi dùng từ sai: Cô giáo cần giảng giải lại để trẻ hiểu đúng nghĩa của từ trẻ cần dùng. Phân tích để trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các hành

động, sự việc, từđó giúp trẻ biết cách xếp thứ tự các từđể diễn đạt nội dung mình muốn thông báo. Có thể sửa sai bằng việc cô nói mẫu câu đúng và yêu cầu trẻ nói lại. Biện pháp sửa lỗi dùng từ sai nên sử dụng với trẻ ở tuổi nhà trẻ và mẫu giáo 3 – 4 tuổi.

- Sửa câu nói thiếu thành phần chính: Cô đặt câu hỏi về thành phần thiếu, sau khi trẻ trả lời, cô giúp trẻ nói câu đủ thành phần.

Ví dụ:

46 Trẻ trả lời: Mẹ. (Câu thiếu vị ngữ)

Cô hỏi lại: Mẹ làm gì?

Trẻ trả lời: Mẹđưa con đi học. (Câu đơn đầy đủ thành phần)

4.4. Đàm thoi, trò chuyn

Cô tiến hành đàm thoại, trò chuyện với trẻ theo một chủđề nào đó (có thể do cô gợi ý hoặc chủ đề trẻ hứng thú). Trong khi trò chuyện, cô đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà cô định luyện cho trẻ.

Ví dụ: Trò chuyện về gia đình, trẻ sẽ nói về những người trong gia

đình, đồ dùng trong gia đình, nhu cầu của gia đình… Những nội dung trò chuyện, đàm thoại đó sẽ làm xuất hiện các kiểu câu khác nhau.

4.5. S dng h thng câu hi

Đây là một biện pháp dẫn dắt trẻ sử dụng các mẫu câu cô định luyện cho trẻ.

Ví dụ: Cô dựđịnh luyện câu đơn, câu ghép cho trẻ, cô sẽ dựa vào các chủ đề quen thuộc với trẻ hoặc dựa vào các tác phẩm văn học để xây dựng hệ thống câu hỏi.

Hệ thống câu hỏi phải mang tính khoa học, thiết thực và phù hợp thì mới góp phần dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.

Ví dụ: Để dạy trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi nói câu đơn, cô đặt câu hỏi về

chủđề quả cam.

Cô hỏi: Quả cam màu gì?

Trẻ trẻ lời: Quả cam màu xanh.

Cô hỏi: Vỏ quả cam thế nào?

Trẻ trả lời: Vỏ quả cam sần sùi...v.v.

4.6. Cho trđược thc hành giao tiếp, k chuyn

Cô thường xuyên tổ chức trò chuyện với trẻ và tổ chức cho trẻ nói chuyện với nhau về những đề tài đã định. Khuyến khích trẻ kể chuyện, kể

lại những gì trẻđã biết, đã thu nhận được…

Thực hành giao tiếp, kể chuyện sẽ tạo điều kiện để trẻ nói các loại câu khác nhau, rèn luyện khả năng phát âm, dùng từ, diễn đạt…

47

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)