Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi: Thông qua trò chơi, trẻ

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 62)

khám phá ra những biểu tượng mới, mỗi biểu tượng gắn với một từ, như

vậy, vốn từ của trẻ sẽ tăng lên. Trong quá trình chơi trẻ không hề im lặng mà còn chia sẻ với nhau những kinh nghiệm của mình, điều này cần đến ngôn ngữ. Có thể nói hoạt động vui chơi là hoạt động góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó có ngôn ngữ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề góp

phần phát triển về nhiều mặt cho trẻ, trong đó có ngôn ngữ, đặc biệt là khẩu ngữ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giao tiếp, qua các hoạt động, lao

động: Ngôn ngữ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức thông qua lao động, hoạt động. Các hoạt động, lao động của trẻ trong trường mầm non đều cần đến ngôn ngữđể trao đổi, để hướng dẫn, để chia sẻ... và các hoạt động này góp phần giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, nhờ vậy vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ sẽ nói đúng ngữ pháp, rèn luyện cách diễn đạt sao cho mạch lạc...

(4) Phương pháp sử dụng trò chơi

Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục

ở trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn... Trong biện pháp này, cô giáo sử dụng các loại trò chơi khác nhau để tổ chức cho trẻ chơi nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực ngôn ngữ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp…).

Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ

lâu những từ ngữ mới học được…

Có nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ.

Đó là các trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói

đúng ngữ pháp, nói mạch lạc... Cho ví dụ.

Câu 10

63

Gợi ý:

Để tổ chức cho trẻ xem tivi có hiệu quả và góp phần phát triển lời nói cho trẻ cần:

- Lựa chọn những chương trình phù hợp với sở thích, khả năng của trẻ

và đáp ứng mục tiêu cần đạt ở trẻ do cô giáo đặt ra.

- Khi trẻ xem tivi, cô giáo hướng dẫn cho trẻ cách xem tivi: Chú ý quan sát các chi tiết trọng tâm, theo dõi, bộc lộ cảm xúc trước các sự kiện diễn ra trên tivi, không nói chuyện, xô đẩy bạn…

- Sau khi trẻ xem xong, cô giáo tổ chức trò chuyện, đàm thoại với trẻ

về các nội dung trẻđã được xem.

- Giáo dục trẻ nếp sống văn hoá trong quá trình xem tivi.

Câu 11

Bằng ví dụ thực tiễn, phân tích các biện pháp luyện phát âm cho trẻở

giai đoạn ngôn ngữ.

Gợi ý:

Học viên phải lấy ví dụ thực tiễn để qua đó phân tích các biện pháp luyện phát âm cho trẻ.

- Luyn phát âm theo mu:

Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ phát âm theo mẫu. Mỗi

độ tuổi sẽ có biện pháp luyện phát âm khác nhau phù hợp.

+ Đối với trẻ 1 - 3 tuổi: Cô phát âm mẫu và tiếp tục cho trẻ bắt chước để tập phát âm như lứa tuổi trước. Dạy trẻ phát âm với cường độ, tốc

độ khác nhau. Cho ví dụ.

+ Đối với trẻ 3 - 6 tuổi: Củng cố, chính xác hoá lại các âm vị bằng cách phát âm mẫu. Cô giáo có thể chỉ ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận phát âm như môi, răng... Cho ví dụ.

- Luyn phát âm qua trò chơi:

Đây chính là việc cô giáo sử dụng các trò chơi khác nhau để luyện phát âm cho trẻ.

Cô giáo phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức chơi và chơi mẫu cho trẻ xem.

Đầu tiên cô sẽ giới thiệu tên trò chơi, sau đó giới thiệu luật chơi, cách chơi và cô chơi mẫu cho trẻ xem.

64

Trong quá trình trẻ chơi, cô phải luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ về cả

nội dung chơi và âm thanh ngôn ngữ. Cho ví dụ.

- Luyn phát âm qua xem vt tht, đồ chơi, tranh nh:

Cho trẻ xem tranh, vật thật, đồ chơi... rồi yêu cầu trẻ gọi tên vật đó (cô phải chuẩn bị sẵn các đồ dùng đồ chơi). Cho ví dụ.

Trong quá trình trẻ chơi và phát âm, cô phải theo dõi, sửa sai cho trẻ. phương pháp.

- Luyn phát âm qua vic đọc thơ, đọc câu nói có vn, đọc đồng

dao và tp nói nhanh, nói đúng:

Cô đọc cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, câu nói có vần sau đó hướng dẫn trẻ đọc để rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp

điệu... phương pháp.

Tập cho trẻ nói nhanh, nói đúng cũng là hình thức luyện tập tốt, sử

dụng cho trẻ 4 - 6 tuổi. Cô sẽ chọn những câu nói trong đó có những âm cần luyện rồi nói mẫu từng câu, từng từ một cách rõ ràng và yêu cầu trẻ nói theo. Cho ví dụ.

Câu 12

Những loại trò chơi nào có thể sử dụng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ? Thiết kế một số trò chơi nhằm mục đích luyện phát âm cho trẻ.

Gợi ý:

Học viên tự thiết kế một số trò chơi như:

+ Trò chơi luyện thở giúp trẻ biết hít thởđều, biết cách lấy hơi khi nói... + Trò chơi luyện thính giác.

+ Trò chơi luyện thính giác và phát âm (truyền tin). + Trò chơi luyện cơ quan phát âm.

+ Trò chơi luyện giọng. Các trò chơi phải xác định được:

+ Tên trò chơi.

+ Đối tượng chơi (độ tuổi).

+ Mục đích, luật chơi, cách chơi…

+ Qui trình tổ chức hoạt động chơi luyện phát âm:

65

● Hoạt động 2: Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi (có thể chơi mẫu nếu dạy trẻ chơi trò chơi mới). Nêu cụ thể một trò chơi, cách chơi trò chơi đó, luật chơi cụ thể... luyện phát âm những âm nào, luyện thính giác như thế nào…

● Hoạt động 3: Cho trẻ chơi. Nếu rõ cho trẻ chơi như thế nào, cô giáo sẽ làm gì khi trẻ chơi…

● Hoạt động 4: Nhận xét, kết thúc hoạt động (nói rõ cách kết thúc…).

Câu 13

Trẻ mẫu giáo thường mắc những lỗi phát âm nào? Vì sao? Cho ví dụ.

Gợi ý:

- Trẻ mẫu giáo thường mắc những lỗi phát âm sau: + Lỗi về âm đầu. Cho ví dụ.

+ Lỗi về âm đệm. Cho ví dụ. + Lỗi về âm chính. Cho ví dụ. + Lỗi về âm cuối. Cho ví dụ. + Lỗi về thanh điệu. Cho ví dụ. - Nguyên nhân mắc lỗi phát âm ở trẻ:

+ Do bộ máy phát âm chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc do khiếm khuyết ở bộ máy phát âm. Cho ví dụ.

+ Do đặc điểm của phương ngữ và môi trường giao tiếp ngôn ngữ; do cha mẹ trẻ quá nuông chiều… Cho ví dụ.

+ Do trẻ chưa định vị được vị trí phát âm của một số âm tiết khó phát âm. Ví dụ.

Câu 14

Tại sao phải coi trọng việc luyện phát âm cho trẻ mầm non?

Gợi ý:

- Luyện phát âm cho trẻ là hướng dẫn để trẻ phát âm đúng mọi âm, mọi thanh của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng mọi từ, câu theo đúng qui định và luyện cho trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp.

- Luyện phát âm cũng chính là góp phần giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu học nói vì lứa tuổi mẫu giáo là giai

66

đoạn hình thành những thói quen và khả năng này.

- Luyện phát âm cho trẻ cũng góp phần giúp trẻ tự tin, nói năng mạch lạc trong quá trình giao tiếp.

- Luyện phát âm cho trẻ còn là hình thành ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹđẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ…

Câu 15

Giáo viên mầm non cần phải làm gì để sửa lỗi phát âm cho trẻ? Cho ví dụ.

Gợi ý:

- Tập luyện để phát âm chuẩn theo qui định. - Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp với trẻ

- Thường xuyên chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành luyện phát âm.

- Thường xuyên vận dụng các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ…

Câu 16

Phân tích các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ.

Gợi ý

(1) Rèn luyện khả năng nghe lời nói (Rèn luyện thính giác ngôn ngữ)

- Luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ. - Luyện khả năng nghe.

(2) Rèn luyện khả năng phát âm

- Rèn luyện bộ máy phát âm. - Luyện thở ngôn ngữ. - Luyện giọng.

Yêu cầu cuối cùng của nhiệm vụ rèn luyện khả năng phát âm là trẻ

phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt.

(3) Hoàn thiện chuẩn mực chính âm

Để góp phần hoàn thiện chuẩn mực chính âm cho trẻ, cô giáo phải nắm vững chính âm và phải phát âm chuẩn. Căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ

phát âm theo chính âm, khắc phục các lỗi do tiếng địa phương gây ra.

67

Ngữđiệu là tổng hợp các phương tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói, bao gồm giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm, âm sắc… Rèn luyện ngữ điệu của lời nói cho trẻ giúp trẻ biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữđể tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cường độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói. Rèn luyện cho trẻ sử dụng ngữđiệu để tạo nên sự biểu cảm về phương diện âm thanh lời nói.

(5) Sửa các lỗi phát âm của trẻ

Cô giáo sửa các lỗi phát âm của trẻ như lỗi về thanh điệu; lỗi về âm

đầu; lỗi về âm chính; lỗi về âm đệm; lỗi về âm cuối; lỗi thanh điệu.

Câu 17

Trình bày cách hướng dẫn trẻ mẫu giáo quan sát một vật thật (hoặc đồ

chơi) cụ thểđể phát triển vốn từ.

Gợi ý

- Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (hát, đọc thơ...), giới thiệu đối tượng quan sát, yêu cầu cần quan sát...

- Hoạt động 2: Cho trẻ tự do trao đổi, nhận xét…về đối tượng quan sát. Cô lắng nghe trẻ nói và chú ý đến vốn từ trẻ sử dụng. Cô hướng trẻ quan sát theo mục đích đã đặt ra. Cô gợi ý cho trẻ dùng từ ngữ nói về những gì trẻ đã tri giác.

- Hoạt động 3: Đàm thoại với trẻ về những gì trẻ đã quan sát được. Lưu ý cung cấp những từ ngữ thể hiện tính chất của sự vật.

- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức, kết thúc hoạt động quan sát (có thể

dùng các bài thơ, câu đố, bài hát…).

Câu 18

Trình bày cách tiến hành dạy trẻ 24-36 tháng Nhận biết – Tập nói về

một đề tài cụ thể (tự chọn).

Gợi ý

Cách tiến hành dạy trẻ 24-36 tháng Nhận biết – Tập nói:

- Hoạt động 1: Chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học (Nêu cụ

thể cách lựa chọn hình thức phù hợp).

68

- Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ nhận biết - tập nói theo trình tự: Giới thiệu tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻđã biết), sau đó giới thiệu các chi tiết, đặc điểm của vật. Cô giới thiệu đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ gọi tên đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết - tập nói bằng các câu hỏi khác nhau. Nếu trẻ không trả lời được, cô gợi ý cho trẻ. (Nêu cụ thể với

đối tượng đã chọn).

- Hoạt động 4: Củng cố. Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc

điểm của vật (cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chưa nhớ).

- Hoạt động 5: Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những trẻ chưa chú ý. Câu 19 Trình bày đặc điểm vốn từ và khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mầm non. Cho ví dụ. Gợi ý Đặc điểm vốn từ của trẻ thể hiện ở các nội dung sau: (1) Vốn từ xét về mặt số lượng.

- Số lượng từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian. - Sự tăng có tốc độ không đồng đều. - Năm thứ 3 có tốc độ tăng nhanh nhất. - Từ 3 - 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần. (2) Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại. Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ... - Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻđã có đủ các loại từ. Trong đó tỉ lệ danh từ, động từ cao hơn nhiều so với các loại khác.

- Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên.

* Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mầm non.

Vốn từ khái niệm của trẻ mầm non được phát triển dần theo độ tuổi với 5 mức độ khác nhau.

- Mức độ 0: Cuối tuổi lên 1, đầu tuổi lên 2, trẻ tương ứng tên gọi với một người cụ thể, một đồ vật cụ thể (Bà, Hùng, bàn, bát…) để chỉ một vật một người cụ thể, một đồ vật cụ thể (Bà, Hùng, bàn, bát…) để chỉ một vật cụ thể, riêng biệt (nghĩa biểu danh).

69

- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: Cuối tuổi lên hai, trẻ nắm được mức độ thứ nhất của sự khái quát, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng mức độ thứ nhất của sự khái quát, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng loại … (nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp).

- Mức độ thứ hai của sự khái quát: Trẻ nắm được mức độ thứ hai của sự khái quát, tức là tên gọi chung của những sự vật không cùng loại.

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)