V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ LÀM QUEN CHỮ CÁ
3. Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với nhóm chữ cái cụ thể
Dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái là làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt theo mẫu chữ in thường. 29 chữ cái đó được xếp thành 12 nhóm, mỗi nhóm chữ cái được tổ chức cho trẻ làm quen trên 2 “tiết”.
53
Tiết 1: Dạy trẻ làm quen chữ cái
Tiết 1 được tiến hành theo 2 phần sau đây:
Phần I: Làm quen chữ cái
- Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện.
Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề mà nội dung bài dạy được nằm trong đó, sau đó giới thiệu vào bài.
- Hoạt động 2: Giới thiệu chữ cái.
+ Gắn tranh có từ chứa chữ cái cần dạy.
+ Giới thiệu tranh hoặc đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh. + Giới thiệu từ có trong tranh, đọc từ/câu.
+ Cho trẻđọc từ/câu dưới tranh.
+ Sau khi đọc từ/câu dưới tranh, cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ/câu tương ứng với từ/câu dưới tranh.
+ Tiếp theo yêu cầu trẻ tìm chữ cái cần dạy bằng nhiều cách khác nhau (lấy chữ cái đã học; lấy chữ cái chưa học; lấy chữ cái giống nhau…).
- Hoạt động 3: Dạy trẻ làm quen chữ cái.
+ Hướng dẫn trẻ quan sát chữ cái cần dạy. Cô giới thiệu tên chữ cái và phát âm mẫu, giới thiệu cấu tạo chữ cái.
+ Hướng dẫn trẻ phát âm. Cô cần phát âm chuẩn khi đọc tên âm
đơn lẻ và cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân, lớp, nhóm.v.v.
Sau khi dạy trẻ làm quen chữ cái thứ nhất, tiếp tục cho trẻ làm quen với các chữ cái còn lại trong bài theo trình tự trên.
- Hoạt động 4: Dạy trẻ so sánh chữ cái.
Sau khi dạy trẻ làm quen với từng chữ cái trong nhóm theo các bước trên, cô giáo tiến hành hướng dẫn trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa hai chữ cái về hình dáng và phát âm. Chỉ cho trẻ so sánh từng cặp chữ cái với nhau. Không dạy trẻ phân tích cấu tạo con chữ hoặc phân tích âm. Việc so sánh sự giống và khác nhau về hình dáng các chữ cái giúp trẻ phân biệt dấu hiệu khác nhau, xác định đúng phương hướng và vị trí các chữ cái. Từ đó giúp trẻ nhận biết chính xác từng chữ cái.
54
Sau khi dạy trẻ làm quen với các chữ cái trong nhóm, cô giáo tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết chữ cái và luyện phát âm. Mỗi trò chơi đều tiến hành theo trình tự sau:
- Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
- Bước 2: Cho trẻ chơi.
Trong quá trình trẻ chơi, cô chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ chơi và sửa sai cho trẻ (Khi trẻ phát âm sai, chơi sai, nhận biết sai...).
Trong khi trẻ chơi cô cần giữ vai trò chủđộng, hướng dẫn, quan sát và cho tất cả các trẻđều được chơi.
Kết thúc tiết học: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Tiết 2: Dạy trẻ tô nối chữ cái
- Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề có liên quan đến nội dung bài dạy, sau đó giới thiệu vào bài).
- Hoạt động 2: Cho trẻ ôn lại chữ cái đã học bằng các trò chơi... (tối thiểu có 2 trò chơi và phải tuân theo qui luật động - tĩnh).
- Hoạt động 3: Cô dạy trẻ tô nối chữ cái theo trình tự sau:
Bước 1:
+ Cô treo tranh có chữ cái cần cho trẻ tập tô, giới thiệu nội dung của tranh (hình ảnh đã được tô màu).
+ Cho trẻđọc từ (hoặc các câu thơ, ca dao...) trong tranh. + Cho trẻ phát âm lại chữ cái cần tô có trong tranh.
Bước 2:
+Cô làm mẫu tô các nét chữ trên dòng kẻ.
+ Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách tô và tô mẫu. Trong khi làm mẫu, cô cũng cần phải quan sát trẻđể tất cả trẻđều biết cách tô.
Bước 3: Cho trẻ tô chữ cái.
+ Ở những bài đầu, cô nên làm mẫu cách ngồi... cho trẻ quan sát và làm theo.
+ Trong khi trẻ tô, cô theo dõi từng trẻ để kịp thời sửa sai cho trẻ. Cần lưu ý trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi...
55
Sau khi dạy trẻ tô nối xong chữ cái thứ nhất, cô cho trẻ tô nối sang chữ cái thứ hai theo trình tự trên.
56
PHẦN II