Hình thức giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 26)

6.1. Tiết hc rèn luyn ng âm (gi chơi – tp)

Hình thức tiết học này dành cho các nhóm nhỏ trong thời gian khoảng thời gian nhất định, phù hợp với từng độ tuổi. Mỗi độ tuổi sẽ hướng vào những nội dung luyện phát âm khác nhau.

Giờ chơi – tập giành cho trẻ nhỏ kéo dài khoảng 10 phút. Những giờ

chơi – tập này phát triển ở trẻ sự chú ý hiểu lời nói, phát triển bộ máy cấu âm; hướng vào việc tích cực hóa vốn từ cho trẻ...

Trẻ 2 - 3 tuổi: Nội dung hướng vào phát triển tri giác nghe, thở ngôn ngữ, phát triển bộ máy phát âm. Biện pháp bắt chước được ưu tiên sử dụng. Cụ thể: cho trẻ bắt chước các âm thanh của các đồ vật, các con vật khác nhau qua các bài thơ, bài hát, đồng dao, trò chơi dân gian…

Trẻ 3 – 5 tuổi: Tiết học hướng vào phát triển khả năng nghe, hoàn thiện vận động bộ máy phát âm, củng cố kỹ năng phát âm đúng tất cả các âm của tiếng mẹ đẻ, hoàn thiện việc phát âm đúng từ, câu; phát triển kỹ

năng sử dụng cường độ giọng nói thich hợp, tốc độ, ngữ điệu hợp lý. Các biện pháp thường được sử dụng để dạy trẻ là trò chơi phát triển ngôn ngữ, sử dụng các ngữđiệu khác nhau khi kể chuyện, sử dụng câu đố…

Trẻ 5 – 6 tuổi: Giai đoạn này rèn luyện và củng cố, hoàn thiện các kỹ

năng, kĩ xảo có liên quan đến tất cả các mặt của chuẩn mực ngữ âm. Sự chú ý đặc biệt được hướng vào phân biệt các nhóm âm vị: s – x, ch – tr, r – d, l – n, …

6.2. Rèn luyn ng âm trong các tiết hc phát trin li nói

Giáo dục ngôn ngữ là giáo dục hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì thế, cho dù là rèn phát âm, nội dung này cũng gắn chặt các nội dung khác của giáo dục lời nói. Bất cứ một tiết học phát triển lời nói nào trong đó cũng có thểđưa vào nội dung rèn ngữ âm.

27

Ví dụ: Giờ kể chuyện yêu cầu trẻ kể diễn cảm, mạch lạc, phát âm rõ ràng… Giờ học phát triển vốn từ yêu cầu trẻ phát âm đúng từng từ…

6.3. Rèn luyn ng âm trong các tiết hc âm nhc

- Khi nói và hát, trẻ cùng sử dụng một bộ máy phát âm. Vì thế, dạy hát cho trẻ cũng là luyện âm thanh ngôn ngữ. Dạy trẻ hát tức là rèn luyện cho trẻ khả năng điều khiển bộ máy phát âm của mình.

- Các tiết học âm nhạc góp phần luyện tai nghe cho trẻ. Tai nghe âm nhạc giúp cho khả năng nghe tinh tế hơn, nhạy cảm hơn rất nhiều bởi bản chất của âm thanh âm nhạc. Nghe nhạc là nghe một cách toàn diện cả về cao

độ, cường độ, nhịp điệu, âm sắc…

- Khi hát các bài hát, trẻ phải làm chủviệc điều khiển bộ máy phát âm

để hát vừa đúng nhạc, vừa biểu cảm…

6.4. Rèn luyn ng âm trong các hot động khác

Ở mọi lúc mọi nơi, cô giáo đều có thể có cơ hội luyện phát âm cho trẻ: khi đón trẻ, tập thể dục, trả trẻ, dạo chơi, tham quan… Cô giáo phải nắm vững khả năng phát âm của trẻđể có cách vận dụng phù hợp trong từng thời

điểm với mỗi trẻ.

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 26)