Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 33)

- Mức độ thứ tư của sự khái quát: Là những biểu thị sự khái quát tố

5. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non

5.1. Tr dưới 3 tui

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ dưới 3 tuổi có thể thực hiện dưới các hình thức giờ học phát triển vốn từ hoặc trong giao tiếp tự do…

5.1.1. Giờ học phát triển vốn từ: Nhận biết - Tập nói

Mục đích:

Nhằm hướng dẫn trẻ xem xét sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ, giúp trẻ nhận biết được sự vật, những đặc điểm, cấu tạo của sự vật, hành động với sự vật... trên cơ sởđó cung cấp những từ tương ứng.

34

Yêu cầu:

- Phải có đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan phải phù hợp với việc phát triển vốn từ cho trẻ.

- Một biểu tượng được cung cấp phải gọi ra từ tương ứng.

- Tiết học phải được tiến hành từ dễđến khó, từđơn giản đến phức tạp...

Phương pháp hướng dẫn trẻ Nhận biết – Tập nói:

* Trẻ dưới 24 tháng tuổi:

Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi của trẻ để sử dụng các phương pháp theo mức độ tăng dần như sau:

- Dùng các loại đồ chơi sặc sỡ có phát ra âm thanh... để thu hút sự chú ý của trẻ kèm theo việc trò chuyện với trẻ.

- Cho trẻ cầm nắm các đồ chơi để phát triển xúc giác.

- Cho trẻ chơi các đồ chơi có màu sắc rực rỡ, phát ra âm thanh, cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự chú ý và phát triển các giác quan (lồng hộp, bỏ vào lấy ra, lăn bóng, ú oà...).

- Cho trẻ chơi với những đồ chơi nhỏ bằng cao su, nhựa. Trong khi trẻ chơi với các đồ chơi đó, cô phát âm chính xác, rõ ràng các từ biểu thị tên gọi các sự

vật đó rồi yêu cầu trẻ chỉ vào vật và bắt chước cách phát âm của cô.

- Cho trẻ tiếp xúc với vật thật sau đó cô hỏi trẻ và yêu cầu trẻ trả lời. Nếu trẻ không chú ý thì dùng thủ pháp dấu vật để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi dạy, cô cần dùng những câu ngắn gọn, dễ hiểu, cần kết hợp chặt chẽ

giữa lời nói và hành động với sự vật.

- Dạy trẻ biết sử dụng từ trong một câu trọn vẹn (câu có 4 - 6 từ). - Dạy trẻ nói theo 4 chủ đề: chủđề về hoa, chủđề về các loại quả, về

các con vật, đồ vật. Mỗi chủđề cho trẻ làm quen với 4 - 5 đối tượng. Trên 1 tiết học cho trẻ làm quen một đối tượng, biết tên gọi 4 - 5 chi tiết hoặc công dụng, hoạt động của nó.

- Cô cho trẻ quan sát đối tượng, giới thiệu tên gọi, các chi tiết, công dụng, hoạt động của nó đồng thời dạy trẻ nói bằng cách trả lời các câu hỏi của cô.

* Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi:

35

Loại 1: Dạy trẻ từng vật riêng lẻ, dạy trẻ tên gọi của vật, các chi tiết,

đặc điểm, cấu tạo, công dụng… của vật và hoạt động của chúng. Loại 2: Dạy trẻở mức độ khái quát theo từng thể loại...

Cấu trúc một tiết học Nhận biết - Tập nói cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi:

- Cô chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học: Chú ý không quá

đột ngột, gò bó, phải gây được hứng thú của trẻ. Tuỳ theo đặc điểm của trẻ

mà lựa chọn hình thức cho phù hợp.

- Cô giới thiệu vật cần dạy trẻ Nhận biết – Tập nói: cần ngắn gọn, hấp dẫn bằng các thủ thuật khác nhau (bắt chước tiếng kêu, dấu để trẻ tìm, đoán vật, cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật…).

Ví dụ: Cho trẻ nhận biết – tập nói về con gà trống, cô sẽ bắt chước tiếng gáy của gà trống, hỏi trẻ đó là tiếng gáy của con gì, sau đó đưa hình

ảnh gà trống giới thiệu cho trẻ…

- Cô hướng dẫn trẻ Nhận biết – Tập nói theo trình tự: Cô giới thiệu tên gọi của vật (hoặc hỏi trẻ nếu trẻđã biết vật đó), sau đó giới thiệu các chi tiết,

đặc điểm của vật. Cho trẻ nhận biết – tập nói bằng các câu hỏi khác nhau. Nếu trẻ không trả lời được, cô gợi ý cho trẻ. Cô hỏi đến đâu thì dừng lại cho trẻ tập nói những từ gọi tên đặc điểm của vật.

Ví dụ: Cô chỉ vào bức tranh có nhiều con vật và hỏi “Con gà đâu?”, hoặc chỉ vào hình ảnh con gà và hỏi “Con gì đây?”…

Lưu ý: Trong khi hướng dẫn cần cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với vật, vừa cho trẻ chơi vừa hỏi trẻ. Cần động viên khuyến khích trẻ ngay trong quá trình dạy. Phải phát huy tính tích cực của trẻ.

- Củng cố: Nhắc lại tên gọi của vật, của các chi tiết, đặc điểm của vật (cho trẻ nhắc lại hoặc cô nhắc lại nếu trẻ chưa nhớ).

- Kết thúc tiết học: Khen trẻ, khéo léo nhắc nhở những trẻ chưa chú ý.

5.1.2. Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do

Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi của trẻđể sử dụng các phương pháp theo mức độ tăng dần sau:

- Cô tăng cường nói chuyện với từng nhóm trẻ trong hoạt động chơi. Trong giờ chơi, cô nói chuyện, chơi với từng trẻ hoặc 2-3 trẻ.

36

Ví dụ: Chơi ú oà, tìm vật theo tên gọi, trốn cô…

- Trong giờ chơi, cô tập cho trẻ vỗ tay, bắt tay, vừa làm động tác vừa nói rõ ràng từ biểu thị hành động đó. Sau khi trẻ đã hiểu từ biểu thị hành

động, cô có thể yêu cầu trẻ làm hoặc cô làm cho trẻ bắt chước.

- Trong giờăn, giờđón trẻ, trả trẻ, cô thường xuyên nói với trẻ một số

từ và tập cho trẻ nói theo.

- Cô cùng chơi với trẻ, cho trẻ chơi với các đồ chơi, gọi tên 1-2 chi tiết của đồ chơi rồi hỏi trẻ.

- Khi nói chuyện với trẻ cô nên gọi tên trẻ, tên các bạn, tên cô trong lớp rồi hỏi trẻ.

- Khi ăn, mặc, vệ sinh, cô gọi tên các đồ dùng quen thuộc, gọi tên các hành

động mà cô, trẻ thực hiện (ăn cháo, uống nước...) để cho trẻ làm quen dần. - Trong khi chơi, cô có thể dạy trẻ biết tên gọi các bộ phận của cơ thể. Dạy trẻ làm theo một số yêu cầu của cô, thông qua đó dạy trẻ một số từ chỉ

hành động của sự vật (ăn, đứng, ngồi, đưa cho cô...).

- Cô tăng cường nói chuyện với trẻ trong giờ chơi tự do. Dạy trẻ nhận biết các đồ han đồ vật quen thuộc. Cô có thể sử dụng các loại câu hỏi để

hỏi trẻ. Chú ý dạy trẻ phát âm đúng. Trong khi chơi, có thểđưa han từ mới vào dạy trẻ han qua việc đưa han đồ chơi, động tác chơi.

Ví dụ: Con tết tóc cho em bé đi.

- Trong giờ giao tiếp tự do, chú ý không chỉ cung cấp danh từ mà còn cung cấp động từ, tính từ chỉ hành động, đặc điểm của sự vật

Ví dụ: Bông hoa đẹp, thơm phức, màu đỏ…

- Cô khuyến khích trẻ nói, sử dụng nhiều từ trong khi chơi với bạn. Chú ý sửa cho trẻ khi cháu dùng từ không chính xác.

- Trò chuyện với trẻ về trò chơi, hỏi trẻ vềđồ vật, đồ chơi ở nhà, về những người thân trong gia đình…, chú ý dạy trẻ những từ mới trong khi trẻ chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với từđơn giản.

5.2. Tr t 3-6 tui

Biện pháp phát triển vốn từ của trẻ từ 3 – 6 tuổi được thực hiện trên các giờ học và trong giao tiếp tự do.

37

5.2.1. Phát triển vốn từ trên các giờ học

- Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh:

- Giờ học này cung cấp một số lượng lớn các từ. Để những tiết học này có hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ, cô cần phải thực hiện tốt những yêu cầu chung về tổ chức giờ học nhưng cũng cần đầu tư

thích đáng cho nhiệm vụ phát triển vốn từ bằng việc xác định những từ ngữ

cần cung cấp, cho trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần những từ mới, từ khó...

- Giờ học Làm quen với tác phẩm văn học:

+ Cung cấp cho trẻ những từ có hình ảnh.

+ Cần giải thích các từ trong tác phẩm một cách rõ ràng, dễ hiểu, có thể dùng nhiều cách khác nhau để giải thích. Với những từ khó có thể

giải thích thì không nên cố gắng mà làm sai lệch đi nghĩa của từ.

- Giờ học Phát triển ngôn ngữ mạch lạc:

+ Cô khuyến khích, hướng dẫn trẻ sử dụng những từ hay.

+ Cô có thể kể một câu chuyện ngắn, trong đó có các từ không hay và đề nghị trẻ chọn từ khác thay thế.

Ngoài những giờ học trên còn có nhiều giờ học khác có thể góp phần phát triển vốn từ cho trẻ. Khi sử dụng các giờ học này cần phải sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hoá quá trình nhận thức và ngôn ngữ

của trẻ.

Ví dụ: Giờ học gọi tên những từ biểu thị khái niệm về loại (đồ chơi,

đồ gỗ...).

Ngoài ra, có thể tổ chức các tiết hướng dẫn trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng, giới thiệu tranh, quan sát đồ chơi, trò chơi học tập, trò chơi ngôn ngữ… để phát triển từ, làm chính xác hoá, tích cực hoá vốn từ cho trẻ.

5.2.2. Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do

* S dng trò chơi để phát trin vn t cho tr

- Trong khi trẻ chơi, bằng cách đưa thêm đồ chơi, nội dung chơi vào cho trẻđể đưa thêm từ mới cho trẻ làm quen, chú ý cách dùng từ và sửa sai cho trẻ.

38

Ví dụ: Trong trò chơi đóng vai theo chủđề Gia đình, cô giáo đưa thêm

đồ chơi như quần áo, bàn là (bàn ủi)… và gợi ý trẻ biết các thao tác giặt, vò. vắt, phơi, ủi…áo quần.

- Cô tăng cường tổ chức các trò chơi với từ, nội dung chơi phong phú hơn so với trẻ 2-3 tuổi...

Ví dụ: Trò chơi Hãy kể đủ 3 thứ (trẻ phải kể 3 thứ có tên gọi không trùng với bạn khác). Trò chơi Nói ngược (cô nói trắng tinh, trẻ nói đen …).

* S dng bin pháp dùng li để phát trin vn t cho tr

- Trong thời gian giao tiếp tự do, cô có thể trò chuyện với trẻ về những nội dung mà trẻ quan tâm, chú ý củng cố vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: Khi trò chuyện với trẻ về các loại hoa, có thể hướng dẫn trẻ

dùng các từthơm phức, thơm ngào ngạt…

- Trong giao tiếp tự do, cô tăng cường trò chuyện với trẻ, gợi cho trẻ

tự kể, khéo léo nhắc trẻ những từ trẻ chưa sử dụng được, khuyến khích trẻ

dùng những từ hay, những từ có hình ảnh. Khi trẻ nói chuyện, cô phải chú ý lắng nghe trẻ.

Ví dụ: Khi trẻ kể về bà của mình, khuyến khích trẻ dùng các từ như

mái tóc bà bạc phơ, bà nhai trầu bỏm bẻm, bà già rồi nên phải chống gậy đi lom khom

- Cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích hoặc sử dụng lời kể của cô giáo để phát triển vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: Khi quan sát bể cá, trẻ sẽ thấy và nói được các từcá quẫy đuôi, ngoi lên, lặn xuống, đớp mồi…

- Đối với trẻ 3 – 4 tuổi và trẻ 5 – 6 tuổi, trong giao tiếp tự do, cô có thể

sử dụng câu đố để củng cố, tích cực hoá vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa của từ. Cùng ở dạng đố, cô có thể tổ chức dưới dạng trò chơi. Ví dụ: Quả gì cong cong Xếp thành một nải Nải xếp thành buồng Khi chín vàng thơm

39

Ở câu đố này, trẻ sẽ học được các từ cong cong, nải, buồng, vàng thơm, ngon ngọt.

5.2.3. Hướng dẫn trẻ quan sát

* Cho trẻ quan sát vật thật, đồ chơi:

Dạy trẻ quan sát là dạy trẻ biết xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng quan sát, về các mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh. Trong quá trình quan sát, các giác quan

được huy động (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…). Quá trình hướng dẫn trẻ quan sát là quá trình có mục đích, có kế hoạch, thứ tựđi từ sự phân tích mặt này

đến sự phân tích mặt khác, vừa đưa ra từ mới, vừa củng cố từ cũ.

Dạy trẻ quan sát một vật thật hoặc đồ chơi được thực hiện theo các bước sau:

- Chuẩn bị quan sát:

+ Chọn đối tượng phù hợp (đề tài, độ tuổi...). + Chọn những kiến thức cần thiết.

+ Chọn các từ ngữ phù hợp.

+ Chọn bài thơ, bài hát... để tăng sự hấp dẫn của hoạt động. - Tổ chức quan sát:

+ Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (hát, đọc thơ...), giới thiệu đối tượng quan sát, yêu cầu cần quan sát...

+ Hoạt động 2: Cho trẻ tự do trao đổi, nhận xét… về đối tượng quan sát. Cô lắng nghe trẻ nói và chú ý đến vốn từ trẻ sử dụng. Cô hướng trẻ

quan sát theo mục đích đã đặt ra. Cô gợi ý cho trẻ dùng từ ngữ nói về những gì trẻđã tri giác.

+ Hoạt động 3: Đàm thoại với trẻ về những gì trẻđã quan sát được. Lưu ý cung cấp những từ ngữ thể hiện tính chất của sự vật.

+ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức, kết thúc hoạt động quan sát (có thể dùng các bài thơ, câu đố, bài hát…).

* Cho trẻ xem tranh:

Xem tranh là hoạt động mà trẻ rất thích. Những tranh đẹp, có nội dung phù hợp vừa giúp phát triển vốn từ, vừa giáo dục thẩm mĩ – nghệ thuật cho

40

trẻ. Khi miêu tả các bức tranh, trẻ vừa được tiếp thu thêm những từ mới

đồng thời huy động cả vốn từ cũ. Có thể sử dụng các tranh vẽ kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung bức tranh để cho trẻ hiểu được từ,

đặc biệt là các từ khái niệm…

Cô giáo có thể hướng dẫn trẻ xem tranh nhằm phát triển vốn từ theo trình tự sau:

+ Hướng dẫn trẻ quan sát toàn bộ bức tranh (vẽ ai, cái gì), sau đó mới đi vào chi tiết.

+ Cô miêu tả lại ngắn gọn về toàn bộ bức tranh.

+ Dùng các câu hỏi theo nội dung tranh để cho trẻ hiểu nội dung của tranh và hiểu được từ, đặc biệt là các từ khái niệm (ở giữa, bên phải, kế bên...).

+ Củng cố, kết thúc.

5.2.4. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ

Đây là biện pháp cô giáo sử dụng các loại đồ chơi khác nhau để phát triển vốn từ cho trẻ. Mỗi loại đồ chơi sẽ có tên gọi, đặc điểm, chất liệu, cấu tạo… khác nhau. Cô giáo yêu cầu trẻ gọi tên, nói đặc điểm, công dụng... của

đồ chơi, qua đó sẽ góp phần phát triển vốn từ… cho trẻ. Lưu ý:

- Lựa chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi. - Sử dụng nhiều đồ chơi khác nhau. - Cho trẻ hoạt động với đồ chơi.

Cách tổ chức hoạt động sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ cho trẻ: - Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện (nêu cụ thể nội dung trò chuyện, cách giới thiệu vào bài).

- Hoạt động 2: Giới thiệu các loại đồ chơi khác nhau (nếu là đồ chơi mới) hoặc hỏi trẻ về các loại đồ chơi (nếu là đồ chơi cũ).

- Hoạt động 3: Cho trẻ quan sát các loại đồ dùng đồ chơi và đặt câu hỏi để trẻ nói vềđặc điểm của các loại đồ chơi khác nhau (Lưu ý các từ ngữ

cần dạy trẻ…).

- Hoạt động 4: Củng cố, nhắc lại đặc điểm của đồ chơi… - Hoạt động 5: Kết thúc hoạt động, nhận xét, tuyên dương trẻ.

41

5.2.5. Sử dụng các trò chơi học tập

Cô giáo sử dụng các trò chơi học tập cho trẻ chơi. Trong khi chơi, trẻ

sẽđược phát triển khả năng khái quát hoá, giúp trẻ hiểu nghĩa khái quát của từ, biết sử dụng đúng những từ ngữđó... đồng thời phát triển tư duy cho trẻ.

Ví dụ: Trò chơi Cái gì biến mất (Dành cho trẻ 5-6 tuổi)

Cô giáo đặt một số loại quả trên bàn, cho trẻ quan sát kỹ các loại quả đó. Sau đó cô giáo yêu cầu trẻ nhắm mắt và cô sẽ cất 1(hoặc 2) quảđi. Khi

Một phần của tài liệu tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)