Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả thì cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản (RRTK) là một trong những thách thức lớn nhất, nguy hiểm nhất của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Một khi rủi ro thanh khoản xuất hiện thì không chỉ nó ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế xã hội. Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn cho ngành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
Trang 1ĐỖ TUYẾT NHUNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ HỒNG PHONG
HÀ NỘI, 2012
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1 Khái niệm và đặc trưng trong hoạt động của NHTM 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đặc trưng trong hoạt động của NHTM 2
1.2 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản NHTM 4
1.2.1 Thanh khoản của NHTM 4
1.2.2 Rủi ro thanh khoản NHTM 6
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản NHTM 10
1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM 10
1.3.2 Bản chất của công tác quản trị rủi ro thanh khoản NHTM 11
1.3.3 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản 11
1.3.4 Các tín hiệu thị trường để nhận biết rủi ro thanh khoản 13
1.3.5 Đo lường rủi ro thanh khoản 15
1.3.6 Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 24
2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 24
2.1.3 Thị phần và mạng lưới 27
2.1.4 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 27 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34
Trang 32.2.2 Đánh giá RRTK của NHĐT & PTVN trong giai đoạn 2009-2011 47
2.3 Đánh giá về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 55
2.3.1 Những mặt đã làm được 55
2.3.2 Các hạn chế 59
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 64
3.1 Định hướng quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015 64
3.1.1.Nhóm giải pháp về tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản 64
3.1.2 Nhóm giải pháp về đo lường rủi ro thanh khoản 66
3.1.3 Nhóm giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủi thanh khoản 66
3.1.4 Nhóm các giải pháp khác 69
3.2 Một số kiến nghị 73
3.2.1 Về phía chính phủ 73
3.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước 73
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 4ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamDTBB Dự trữ bắt buộc
NHTM Ngân hàng thương mại
RRTK Rủi ro thanh khoản
Trang 5Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu 30
Bảng 2.2: Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ 32
Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế, ROA, ROE của BIDV giai đoạn 2009-2011 33
Bảng 2.4: Trạng thái thanh khoản ròng thời điểm cuối năm từ 2008 đến 2011 51
Bảng 2.5: Tỉ số trạng thái ngân quỹ
Bảng 2.6: Tỉ số chứng khoán thanh khoản 53
Bảng 2.7: Tỉ số tín dụng/Tiền gửi 54
Bảng 2.8: Tỉ số cấu trúc tiền gửi 54
ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Tổng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2009-2011 28
Đồ thị 2.2: Tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2009 -2011 29
Đồ thị 2.3: Doanh số đầu tư giai đoạn 2009-2011 31
Đồ thị 2.4: Vốn huy động và sử dụng vốn giai đoạn 2008-2011 47
Đồ thị 2.5: Vốn tiền gửi và cho vay khách hàng giai đoạn 2008-30/06/2011 48
Đồ thị 2.6: Cấu trúc vồn huy động giai đoạn 2007-2011 49
Đồ thị 2.7: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2008-2011 50
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránhkhỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dâychuyền, lây lan Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn vàhiệu quả thì cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản trịrủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, rủi ro thanh khoản (RRTK)
là một trong những thách thức lớn nhất, nguy hiểm nhất của ngân hàng Một ngânhàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phảiđáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanhtoán đột xuất Một khi rủi ro thanh khoản xuất hiện thì không chỉ nó ảnh hưởng đếnbản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế - xã hội Chính vì ảnhhưởng lớn, vừa mang tính cục bộ vừa mang tính toàn cầu của loại rủi ro này, quảntrị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống còn chongành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế
Thực tế trong vài năm gần đây, với sự phát triển của thị trường tài chính cũngnhư sự bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã khiến nguy cơ phá sản của cácNHTM do mất an toàn thanh khoản trở nên thường trực hơn bao giờ hết Khủnghoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nước trên thế giớivới sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn trong vài năm gần đây đã dóng lênhồi chuông báo động cho cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản còn bị xem nhẹ
Tại Việt Nam, chưa bao giờ vấn đề an toàn thanh khoản lại được Ngân hàng nhànước (NHNN) và các Tổ chức tín dụng (TCTD) đặc biệt quan tâm như hiện nay, với sự
ra đời của hàng loạt các chính sách, các quy chuẩn mới được ban hành nhằm đổi mới
và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng
Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong nhữngngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và cũng là một trong những ngân hàng có định
Trang 7hướng triển khai quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế sớm nhất Trong xu thế chungcủa thế giới và của Việt Nam, với định hướng của mình, đánh giá và củng cố lạicông tác quản trị rủi ro thanh khoản là một việc nên làm và cần làm đối với BIDVhiện nay.
Với mong muốn tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện và đánh giá đúng thựctrạng quản trị RRTK để tìm ra những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra các giảipháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị RRTK
đối với ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị RRTK tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản trị RRTK tại ngân hàng thương mại
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTK tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về RRTK,quản trị RRTK tại ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu những vấn đề về hiệu quả quản lý RRTK tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2011
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTK tại Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt nam đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tếnhư phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, suy luận logic, phân tích và sosánh tổng hợp
Để nghiên cứu về RRTK và quản trị RRTK, các phương pháp phân tích tàichính bao gồm phương pháp thống kê, so sánh
Trang 85 Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn này đã được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Kết luận
Trang 9CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG
sự gặp gỡ giữa cung - cầu tiền tệ thông qua huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức trong xã hội, tiến hành cho vay lại với các cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy mạnh tốc độ vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Tại Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem là một ngân hàng.
Tại Việt Nam, theo quy định luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2004): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán, và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
Trang 10Như vậy, NHTM có thể được hiểu là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong những lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là doanh nghiệp tiến hành thường xuyên các nghiệp vụ huy động vốn và làm công tác tín dụng, cung cấp các phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và các nghiệp vụ tài chính khác.
1.1.2 Đặc trưng trong hoạt động của NHTM
Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, so với hoạt động của ngân hàng Trung ương hoặc các doanh nghiệp hoặc thương mại khác, hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc trưng cơ bản sau:
a) Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của NHTM là kinh doanh tiền tệ
Trên thị trường tài chính, NHTM là các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất chuyển tải những khoản vốn huy động được trong xã hội đến những người có nhu cầu chi tiêu và đầu tư Với chức năng ban đầu là nhận tiền gửi của xã hội, sau đó NHTM đã trở thành các chủ thể chuyên mua bán quyền sử dụng vốn Tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội cũng như công nghệ ngân hàng mà cơ cấu và chủng loại các sản phẩm khác nhau Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các sản phẩm mới đã ra đời như ATM, Homebanking, Phonebanking, Internet Banking Cũng xuất phát từ nhu cầu của khách hàng,
có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ra đời và phát triển Song người
ta vẫn phân biệt NHTM với các tổ chức tín dụng (TCTD) khác ở chỗ NHTM
là ngân hàng kinh doanh tiền gửi và các dịch vụ thanh toán
b) Thứ hai, hoạt động kinh doanh của NHTM có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên niềm tin, vì vậy tính nhạy cảm trong kinh doanh rất cao, chỉ cần có một biến động nhỏ cũng có thể gây tác động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trang 11Nếu ngân hàng hoạt động tốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển bền vững Ngược lại, khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người gửi tiền, ngoài ra sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, lây lan rất lớn và tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, cho nên việc giám sát các hoạt động ngân hàng phải thật chặt chẽ thường xuyên bằng luật định Những quy chế giám sát phổ biến là: Quy chế về phân phối tín dụng; Quy chế
về thành lập và cấp giấy phép kinh doanh cho các NHTM; Quy chế về an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; Quy chế về bảo vệ nhà đầu tư Trong các quy định của Luật Đầu tư thì đầu tư thành lập các NHTM được xếp vào loại đầu tư có điều kiện.
c) Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ của NHTM mang tính tương đồng, dễ bắt chước và gắn chặt với yếu tố thời gian
NHTM cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú đa dạng cho khách hàng, nền kinh tế Tuy nhiên, các sản phẩm của các NHTM thường tương đồng hoặc giống nhau, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống như: các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm cho vay, sản phẩm thanh toán Nếu một NHTM vừa triển khai một sản phẩm, dịch vụ nào đó hiệu quả thì ngay lập tức
có thể bị các ngân hàng khác thực hiện theo, hay gọi là “ bắt chước” Khái niệm sản phẩm, dịch vụ mới của NHTM phải được hiểu là sản phẩm, dịch vụ
mà trên thị trường chưa có hoặc đưa ra thị trường trước các đối thủ cạnh tranh Thời gian cũng là yếu tố quan trọng việc thực hiện giá trị của sản phẩm, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết định giá cả của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Để tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM phải xây dựng những sản phẩm, dịch vụ mang tính khác biệt
d) Thứ tư, khách hàng của NHTM rất đa dạng
Khách hàng của NHTM đông đảo và đa dạng, có ở mọi đối tượng và
Trang 12tầng lớp của xã hội Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán, tư vấn… mà các tổ chức xã hội có nhu cầu rất lớn về dịch
vụ ngân hàng: thanh toán, gửi tiền, bảo lãnh…Cá nhân, hộ gia đình người làm kinh doanh, bà nội trợ, sinh viên đều cần nhu cầu sản phẩm ngân hàng Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ khách hàng cũng rất khác nhau Vì vậy mỗi ngân hàng cần phải nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp, phải xác định khách hàng là trung tâm, hướng tới phục vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
e) Thứ năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với yếu tố rủi ro
Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào Tuy nhiên rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng có những điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ trong nội tại của ngành, mà còn ảnh hưởng đến tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, mức độ ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trong phạm
vi nhiều quốc gia khác Những rủi ro thường gặp của NHTM bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động Trong đó rủi ro thanh khoản được xếp vào loại rủi ro có tính nguy hiểm nhất trong các loại rủi ro của ngân hàng RRTK là loại rủi ro mang tính hệ quả bởi lẽngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, RRTK còn có thể bắt nguồn và chuyểnbiến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác tronghoạt động của ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…)
1.2 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản NHTM
1.2.1 Thanh khoản của NHTM
1.2.1.1 Khái niệm thanh khoản của NHTM
Trong tài chính, thuật ngữ “thanh khoản” được sử dụng trong nhiều phạm vikhác nhau:
Trang 13Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền
mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí hợp lí Một tài sản được xem là
thanh khoản khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn số lượng để mua hoặc bán, có sẵnthị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao dịch, giá cả hợp lý
Dưới góc độ doanh nghiệp nói chung: thanh khoản là lượng tiền và tương
đương tiền mà doanh nghiệp sở hữu
Dưới góc độ quản trị ngân hàng: thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng
đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giaodịch như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chínhkhác trong thời kì cụ thể
1.2.1.2 Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng
Thanh khoản tại thời điểm xác định có thể được đánh giá qua chỉ tiêu về trạng tháithanh khoản ròng (NLP) hay khe hở thanh khoản, dựa trên cơ sở đầu vào (tổng cungthanh khoản) và đầu ra (tổng cầu thanh khoản) của các luồng tiền tại thời điểm đó
Cung thanh khoản: là khả năng cung ứng tiền của ngân hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm các tài sản thanh khoản hiện tại, việcbán tài sản thanh khoản, khả năng huy động vốn mới và thu hồi các khoản phải thuđến hạn (cho vay, đầu tư tiền gửi, đầu tư giấy tờ có giá đến hạn, và các khoản phảithu khác)
Trong các nguồn cung thanh khoản trên, luồng tiền thu về từ huy động vốntiền gửi chiếm khối lượng lớn và là nguồn cung thanh khoản mới chủ yếu của ngânhàng
Cầu thanh khoản: là nhu cầu thanh toán hợp lệ của khách hàng mà ngân hàng
có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm yêu cầu chi trả từ tài khoản tiền gửi, cam kết giảingân vốn vay và các nghĩa vụ thanh toán khác (trả lãi, mua lại cổ phiếu, chi phícung ứng dịch vụ và chi phí lãi, thanh toán cổ tức cho cổ đông…)
Trong các nhu cầu thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt trên, lượng tiềncần để giải ngân cho các hợp đồng tín dụng chiếm số lượng lớn
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP): là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu
Trang 14thanh khoản tại một thời điểm Tại thời điểm đó, nếu NLP lớn hơn 0, tức là cungthanh khoản dư thừa để đáp ứng cầu thanh khoản, ngân hàng thặng dư thanh khoản,ngược lại nếu NLP nhỏ hơn 0, tức là cầu thanh khoản vượt quá mức cung thanhkhoản, có nghĩa ngân hàng thâm hụt thanh khoản hay thiếu hụt tiền mặt để chi trả.Trường hợp NLP bằng 0 thì ngân hàng có được trạng thái thanh khoản cân bằng,đây là trạng thái hoàn hảo nhưng rất khó đạt được trong thực tế hoạt động của ngânhàng.
1.2.2 Rủi ro thanh khoản NHTM
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản NHTM
Theo tác giả cuốn sách Commercial banking – the management of risk, BentonE.Gup thì: Rủi ro thanh khoản là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụttiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền, hay nói cách khác rủi ro thanh khoản làrủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng thu xếp được nguồn tài trợvới mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản với mức giá hợp lý nhằmtrang trải một nghĩa vụ đã được dự định hoặc bất định
Theo tác giả cuốn sách Quản trị NHTM, Phan Thị Cúc thì: “Đây là loại rủi roxuất hiện trong trường hợp các ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổikịp các loại tài sản ra tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầucủa các hợp đồng thanh toán”
Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về rủi ro thanh khoản, có thể hiểu rủi rothanh khoản dưới góc độ NHTM theo khái niệm truyền thống như sau: Rủi ro thanhkhoản là rủi ro phát sinh từ trạng thái mà NHTM không có được đủ vốn khả dụng –cung thanh khoản vào thời điểm mà NHTM cần để đáp ứng cầu thanh khoản, trạngthái này tác động xấu tới uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng củaNHTM
1.2.2.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản NHTM và các nhân tố làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
a) Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản:
Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguyên vốn: Khi tiến hành huy
Trang 15động vốn, không phải lúc nào NHTM cũng huy động được nguồn vốn có kỳ hạndài Thực tế cho thấy, các nguồn vốn huy động được thường có kỳ hạn ngắn, tuầnhoàn chúng để sử dụng cho vay và đầu tư có kỳ hạn dài hơn Điều này làm mất cânxứng giữa ngày đáo hạn của các tài sản và nguồn vốn nên dòng tiền vào bên tài sảnthường không trùng khít để trang trải dòng tiền ra bên nguồn vốn Thực tế là ngânhàng luôn có một tỷ lệ đáng kể tài sản có có đặc điểm là phải hoàn trả tức thời nếungười gửi tiền có nhu cầu như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thể rúttrước hạn…Vậy nên, NHTM luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng
dư thanh khoản
Sự nhạy cảm của tài sản đối với sự biến động lãi suất: là do các tài sản tài
chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất Lãi suất thay đổi ảnh hưởnglớn tới tâm lý của người gửi tiền, họ ưa thích lãi suất cao, và đồng thời tác động đếnquyết định của những con nợ, những người muốn lãi suất thấp Trường hợp lãi suấttăng, khách hàng sẽ có nhu cầu rút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn còn cáccon nợ sẽ rút hết hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận và giảm tối đaviệc vay mới để tránh trả lãi nhiều hơn Khi lãi suất giảm thì phản ứng ngược lại.Trong cả hai trường hợp, biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả dòng tiền gửi lẫn chovay, cuối cùng đến thanh khoản NH Ngoài ra, việc lãi suất tăng cũng làm tăng thịgiá của tài sản tài chính đem bán và tăng chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ
Tính chất đặc biệt của ngành kinh doanh tiền tệ đòi hỏi NHTM phải luôn sẵn sàng đáp ứng cầu thanh khoản: Bất kỳ một sự trục trặc nào về thanh khoản đều
có thể gây tâm lý lo lắng trong công chúng và nếu NHTM không giải quyết ngaykhó khăn này, khách hàng gửi tiền có thể đồng loạt kéo đến ngân hàng để rút tiền,trạng thái thanh khoản sẽ trở nên trầm trọng và NHTM có thể bị phá sản Mặt khác,trên bảng cân đối kế toán của NHTM, bên TSN luôn có một tỷ lệ nhất định cáckhoản tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn nhưng có có thể rút trước hạn.Đây là những TSN mà NHTM có thể nghĩa vụ phải trả ngay lập tức nếu khách hàng
có nhu cầu rút, vì thế NHTM luôn luôn phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản
Nguyên nhân bên tài sản nợ: rñi ro thanh kho¶n cã thÓ ph¸t sinh bÊt cø lóc
Trang 16nào khi những ngời gửi tiền thực hiện rút tền ngay lập tức Khi những ngời gửi rúttiền đột ngột, buộc ngân hàng phải đi vay bổ sung hoặc bán bớt tài sản thanh khoản
để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Trong tất cả các nhóm tài sản có, thì tiền mặt làphơng tiện đầu tiên và trực tiếp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Nhng tiền mặt làtài sản không đem lại thu nhập lãi suất cho Ngân hàng, do đó các Ngân hàng có xuhớng giảm thiểu tài sản có ở dạng tiền mặt Ngân hàng thường đầu t tiền vào các tàisản ít thanh khoản hơn hoặc những tài sản có thể chuyển hoá thành tiền Chi phí đểchuyển hoá thành tiền ngay lập tức với các tài sản khác nhau thì rất khác nhau Khiphải bán một tài sản ngay lập tức thì giá của nó có thể thấp hơn rất nhiều so với tr-ờng hợp có thời gian để tìm kiếm ngời mua và thơng lợng về giá Ngoài thanh lý tàisản Ngân hàng có thể tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung thông qua việc vay trên thịtrờng tiền tệ v cà c ú thể phải chịu chi phớ cao hơn bỡnh thường
Nguyờn nhõn bờn tài sản cú: Rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến
các cam kết tín dụng Một cam kết tín dụng đợc ngời vay tiền có quyền hành rút tiềnbất cứ lúc nào trong thời hạn của nó Khi một cam kết tín dụng đợc ngời vay thựchiện, thì ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay tức thời để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, nếu không Ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản Tơng tự nhbên tài sản nợ, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bên tài sản có, Ngân hàng có thểgiảm số d tiền mặt, chuyển hoá các tài sản có khác thành tiền mặt, hoặc đi vay cácnguồn vốn bổ xung trên thị trờng tiền mặt
b) Những nhõn tố làm gia tăng rủi ro thanh khoản
Nhõn tố khỏch quan:
Chu kỳ kinh doanh là một tỏc nhõn quan trọng Theo thời vụ ở những thỏngcuối năm phỏt sinh nhu cầu nguồn tiền lớn để cỏc doanh nghiệp đẩy mạnh hoạtđộng kinh doanh, quyết toỏn cụng nợ cho những doanh nghiệp khỏc, chi trả lươngthưởng cho cỏn bộ nhõn viờn, thực hiện cam kết giải ngõn cho cỏc đối tỏc, giảiquyết hàng tồn kho, nhập khẩu hàng húa tạo nờn một chu kỳ căng thẳng nguồnvốn vào những thỏng cuối năm Điều này làm cho dũng tiền quay trở lại ngõn hàngkhụng cao mặc dự lói suất cú thể tiếp tục tăng núng
Chớnh sỏch tiền tệ của NHNN: NHNN sử dụng ba cụng cụ bao gồm nghiệp
vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, và ỏp dụng lói suất chiết khấu và tỏichiết khấu cỏc giấy tờ cú giỏ của NHTM
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của NHTM mua hoặc bỏn cho NHTM
Trang 17trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu của chính NHNN Khimuốn tăng cung tiền, NHNN mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHNN trảcho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanhkhoản cho NHTM Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHNN bán trái phiếu chocác NHTM, số tiền mà NHNN thu về làm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồngthời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM.
Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHNN bắt buộccác NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHNN Nếu tỷ lệ bắtbuộc quy định cao, có nghĩa lượng tiền cho dự trữ sẽ gia tăng, theo đó cầu thanhkhoản của NHTM tăng và ngược lại
Áp dụng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất mà NHTM áp dụng khiNHNN chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá từ NHTM Nếu lãi suất nàythấp, tức chi phí vay tiền từ NHNN rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM cóthể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản
Ngoài ra, những sự cố khách quan khác cũng có thể là yếu tố làm gia tăngRRTK cho NHTM Điều này đã từng xảy ra đối với Ngân hàng thương mại Á Châunăm 2003 Vào tháng 8, năm 2003, khi có tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn,khách hàng đã ồ ạt kéo đến các điểm giao dịch của ACB để rút tiền Mặc dù đây làtin đồn thất thiệt nhưng việc rút tiền đồng loạt của khách hàng đã gây khó khăn trầmtrọng cho ACB NHNN đã phải hỗ trợ khẩn cấp nhiều trăm tỷ đồng để ACB có đùnguồn chi trả cho khách hàng rút tiền Mất một thời gian đáng kể, sự cố mới đượcgiải quyết
Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng làm gia tăng RRTK:
Cơ cấu huy động và cho vay tập trung lớn vào một hoặc một nhóm kháchhàng (rủi ro tập trung): Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớnhoặc tỷ trọng tín dụng cho một ngành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trongtổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đếnkhi họ rút một cách bất ngờ thì dẫn đến rủi ro thanh khoản
Rủi ro từ khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản không ổn định: Một
Trang 18NHTM có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của ngânhàng này giảm sút, ngân hàng này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dựkiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giaodịch hoặc cho vay đối với ngân hàng đó, đồng thời cũng đối mặt với RRTK nếu thịtrường hoạt động của ngân hàng này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản RRTKthường đi kèm với nhiều rủi ro khác Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy
cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toánkhoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này Nếu ngân hàng không có khả nănghuy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũngphải đối mặt với rủi ro vỡ nợ Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tín dụng
RRTK là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặcbiệt là đối với các tổ chức tài chính Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, một tổchức kinh tế có tài sản rất nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tốRRTK này khi “tính lỏng” của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trongthời điểm đó Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạtđộng kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản NHTM
1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM
1.3.1.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Định nghĩa chung về quản trị rủi ro: là việc xác định, đo lường, giám sát vàkiểm soát, xử lý rủi ro nhằm đảm bảo rủi ro của tổ chức nằm trong giới hạn chophép, các quyết định có liên quan tới rủi ro phải tương xứng với mục tiêu và chiếnlược kinh doanh do Hội đồng Quản trị đề ra và có đủ nguồn lực để bù đắp được cácloại rủi ro dự kiến sẽ xảy ra
1.3.1.2 Khái niệm Quản trị RRTK
QTRRTK là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và xử lý những nguy cơrủi ro về việc ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh
khoản cho khách hàng
Quản trị rủi ro không có nghĩa là né tránh mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn
Trang 19mức giới hạn rủi ro có thể chấp nhận được nhằm tăng tối đa khả năng sinh lợi chongân hàng.
1.3.2 Bản chất của công tác quản trị rủi ro thanh khoản NHTM
Các dòng tiền vào và ra liên tục và không bao giờ hoàn toàn cân bằng nhaunên NH luôn luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.Theo đó quản trị RRTK là đảm bảo sự cân đối của các dòng tiền
Luôn tồn tại sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời Điều nàynghĩa là khi NH chọn mục tiêu thanh khoản bằng cách duy trì trạng thái thanhkhoản thặng dư tức là có một lượng vốn không được đưa vào đầu tư sinh lời, lượngvốn này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng giảm Ngược lại nếu NH chọn mụctiêu lợi nhuận cao bằng cách sử dụng tối đa các nguồn vốn có được vào đầu tư kiếmlời có thể sẽ đẩy NH vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản gây bất lợi cho hoạt động
NH
Tóm lại, thanh khoản của ngân hàng liên quan trực tiếp đến an toàn và sinh lợi.Duy trì an toàn thanh khoản - tức khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản làmục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng Để duy trì nó, ngânhàng phải chấp nhận một khoản chi phí nhất định Ngân hàng luôn phải cân nhắc sựđánh đổi giữa mức độ an toàn của thanh khoản và khả năng sinh lời Để gia tăng antoàn thanh khoản, chi phí cũng gia tăng Do vậy, mục đích của QTRRTK khôngphải là nhằm né tránh rủi ro mà là đối diện với nó, phòng ngừa, kiểm soát và hạnchế được RRTK đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng với mức chi phí thấp nhất
có thể Từ đó, đề ra các chiến lược kinh doanh, phát huy lợi thế cạnh tranh, đolường vốn tối thiểu và khả năng thanh toán, giúp lãnh đạo ra quyết định, giúp cácphòng ban liên quan định giá lại các khoản mục kinh doanh, báo cáo và kiểm soátrủi ro, quản lý danh mục đầu tư
1.3.3 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản
Tổ chức quản trị RRTK phản ánh việc ngân hàng tổ chức, sắp xếp các nguồnlực của ngân hàng nhằm quản lý RRTK bao gồm:
Phân định rõ trách nhiệm tham gia của các cấp, các cá nhân của ngân hàng từ
Trang 20cấp quản lý cao nhất là Hội đồng quản trị đến các cấp quản lý điều hành (ban tổnggiám đốc và các cấp quản lý trung gian) và các bộ phận thực thi trực tiếp đối vớihoạt động quản trị RRTK.
Quy định cụ thể trình tự các bước phải tiến hành, thẩm quyền và trách nhiệmcủa từng bộ phận, cá nhân trong quản trị RRTK
Quản trị rủi ro thanh khoản nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản trị rủi
ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản – nguồn vốn(ALM) tại NHTM Thông thường, theo mô hình quản trị các ngân hàng hiện đại,QTRRTK cần được thực hiện bởi các bộ phận sau:
- Hội đồng quản lý rủi ro (RMC) trực thuộc hội đồng quản trị thực hiên giámsát và đưa ra các chính sách tổng thể, các hạn mức về toàn bộ rủi ro của ngân hàng,trong đó phải bao gồm RRTK Hội đồng này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ HĐQTtrong việc xác định khẩu vị rủi ro cho toàn ngân hàng
- Hệ thống quản trị tài sản – nguồn vốn có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảngcân đối để đạt được lợi nhuận lớn nhất mà vẫn dảm bảo tuân thủ định hướng chung
về rủi ro của ngân hàng, từ đó có vai trò chính trong việc QTRRTK của ngân hàng.Các bộ phận liên quan trong hệ thống này bao gồm:
+ Hội đồng quản lý tài sản-nợ (ALCO) là cơ quan có trách nhiệm chính trongviệc điều hành bộ máy ALM, có thể bao gồm ALCO ở cấp lãnh đạo (Board ALCO)
và ALCO ở cấp quản lý (Management ALCO) Các ngân hàng vừa và nhỏ hoặc chỉhoạt động tại một quốc gia có thể chỉ xây dựng một ALCO ở cấp quản lý
+ Bộ phận ALM (ALM unit/desk) là nơi ứng dụng và phát triển chương trìnhquản trị rủi ro; nhận biết, đo lường và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng nhưnguy cơ rủi ro thanh khoản (và rủi ro lãi suất) từ hoạt động của ngân hàng; kiểmđịnh tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản hàngnăm cũng như đưa ra các đề xuất về hạn mức rủi ro thanh khoản ALM cũng là bộphận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống ALM
có thể nằm trong khối tài chính, khối quản trị rủi ro hoặc khối nguồn vốn của ngânhàng, tuy nhiên lí tưởng nhất vẫn là thuộc khối tài chính hoặc khối nguồn vốn
Trang 21+ Khối Nguồn vốn dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhưngkhông giới hạn) các phòng kinh doanh (kinh doanh trên thị trường vốn, thị trườngngoại hối, thị trường tiền tệ) và bộ phận ALM Các phòng kinh doanh là nơi chịutrách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của ngân hàng, qua đó cung cấp sốliệu thường xuyên cho bộ phận ALM.
+ Bộ phận quản lý rủi ro: thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của cácchính sách, khung QLRR; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình QLRR và chấtlượng, nội dung các phương pháp đo lường
1.3.4 Các tín hiệu thị trường để nhận biết rủi ro thanh khoản
Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro Nhậndạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng, bao gồm: Việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động
và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả
dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biệnpháp kiểm soát, tài trợ cho từng rủi ro phù hợp
Không một ngân hàng nào có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng dự trữthanh khoản của họ là hợp lý và đủ để không bị rơi vào tình trạng RRTK nếu chưavượt qua những thử thách của thị trường Những thử thách này được biểu hiện quanhững dấu hiệu nhận dạng sau:
- Lòng tin của công chúng: Sự tin tưởng của công chúng là một trong những
dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng tốt hayxấu Nếu công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng yếu kém, không duy trì đủlượng tiền mặt hoặc không có khả năng hoàn trả các khoản tiền mà khách hàng yêucầu ngay lập tức thì điều này sẽ xói mòn lòng tin của công chúng vào ngân hàng.Một khi uy tín sụt giảm, ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng là người gửi tiền,khả năng khách hàng rút tiền với số lượng lớn là rất cao, dễ đẩy NH vào tình trạngRRTK cao Ngược lại, nếu một ngân hàng có được sự tin tưởng của người gửi tiềnthì điều này có nghĩa rằng khách hàng đã đặt niềm tin vào khả năng hoàn trả cả gốc
và lãi của ngân hàng hay đồng thời với việc ngân hàng đó thừa nhận là có khả năng
Trang 22thanh khoản cao Do đó NH cần nắm được các thông tin về mức độ tin cậy của các
cá nhân và tổ chức, đặc biệt là khách gửi tiền, đánh giá mức độ này có giảm sút do
họ mất lòng tin vào khả năng thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn của NH hoặcnghi ngờ NH đang thiếu tiền mặt hay không
- Sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng: Vì tâm lý nhà đầu tư trước mỗi
biến động của thị trường đều được phản ánh qua thị giá cổ phiếu Khi giá cổ phiếucủa ngân hàng có xu hướng giảm, chứng tỏ tính hấp dẫn của chúng đối với nhà đầu
tư đã giảm đi, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người gửi tiền Người dân có xu hướngrút tiền khỏi ngân hàng để gửi tiền sang ngân hàng khác hoặc đầu tư vào nhữngkênh có lợi nhuận cao hơn, trong khi đó các khoản cho vay đến hạn thanh toánkhông được thanh toán hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản, dẫn đến cầuthanh khoản lớn hơn cung thanh khoản khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạngRRTK Ngược lại, giá cổ phiếu hoặc tăng hoặc giữ nguyên được thì sẽ củng cố lòngtin và tâm lý nơi công chúng vào khả năng thanh toán của ngân hàng Do đó cầnphải tìm hiểu xem liệu có phải họ lo ngại về tình hình hoạt động không khả quancủa NH và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trong tương lai hay không
- Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: là các mức lãi suất
ngân hàng đang sử dụng Nếu mức lãi suất huy động ngân hàng áp dụng hoặcmức lãi suất đi vay ngân hàng chấp nhận cao hơn mức lãi suất chung của thịtrường một cách bất thường thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đangthiếu vốn và phải huy động với chi phí cao Nếu xảy ra tình trạng như vậy thìchứng tỏ một dấu hiệu là ngân hàng đang gặp khó khăn thanh khoản trong hoạtđộng kinh doanh của mình
- Giá tài sản ngân hàng bán ra: Việc ngân hàng phải chấp nhận bán tài sản vội
vàng và với giá thấp mặc dù phải chịu lỗ lớn để có thể bù đắp vào cung thanh khoản
là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản Bán tài sản có nghĩa làngân hàng sẽ phải chấp nhận mất đi những khoản thu nhập tạo ra từ tài sản trongtương lai cũng như các chi phí giao dịch trả cho người môi giới liên quan đến việcbán tài sản Dựa vào tần suất bán tài sản theo phương thức này suy đoán tính trầm
Trang 23trọng của tình hình thanh khoản.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Cho vay là một trong
những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng vì hoạt động này tạo nhiều lợinhuận nhất và kéo theo các nghiệp vụ khác phát triển NH cần nắm rõ tình hình cấptín dụng để kịp thời phát hiện những trường hợp không thể giải quyết cấp tín dụnghoặc giải ngân cho khách hàng mặc dù đáp ứng đủ các điều kiện và có hệ số tínnhiệm cao Điều này xảy ra có thể là do NH đang phải chịu áp lực về thanh khoản
- Vay vốn từ ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW giữ vai trò là người cho
vay cuối cùng đối với các NHTM Cho nên, khi một ngân hàng có dấu hiệu buộcphải đi vay NHTW với khối lượng lớn và thường xuyên thì ngân hàng đó cần phảixem xét lại chính sách quản lý thanh khoản của mình để lấy lại niềm tin của côngchúng
Nếu như xuất hiện bất cứ một dấu hiệu thị trường nào nêu trên đây mà không
có các biện pháp củng cố khả năng thanh khoản kịp thời thì nguy cơ ngân hàng đórơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản là không nhỏ Các nhà quản trị ngânhàng cần phải tập trung xem xét lại một cách các chính sách và thực tiến công tácquản lý thanh khoản của ngân hàng để giải quyết xem những thay đổi gì cần phảithực hiện để cải thiện khả năng thanh khoản và lấy lại niềm tin nơi công chúng
1.3.5 Đo lường rủi ro thanh khoản
Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử thách lớn vớicác nhà quản trị Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà quản trị có thểước lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm nhất định bằng nhiều công cụkhác nhau Trong số đó, ngân hàng có thể lựa chọn một hoặc một nhóm cácphương pháp sau :
a Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn bắt đầu từ hai thực tế đơngiản: (i) khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm, (ii) khả năngthanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng Theo đó, phương pháp nàyhướng tới xác định NLP bằng cách đo lường chênh lệch giữa nguồn cung thanh
Trang 24khoản (chủ yếu từ tiền gửi) và sử dụng thanh khoản (phần lớn để giải ngân các
khoản tín dụng), trong đó có tính đến các yếu tố thay đổi dự tính Thực chất phương
pháp này là việc đo lường các thay đổi dự tính được của tổng lượng tiền gửi và cho vay từ đó xác định NLP kì kế hoạch dựa vào chênh lệch.
Phương pháp này có thể được gói gọn lại trong ba bước chính:
Ước lượng nhu cầu vay vốn và gửi tiền trong kì kế hoạch thông qua phươngpháp xây dựng các mô hình dự báo hoặc xây dựng đường xu hướng
+ Việc xây dựng các mô hình dự báo được thực hiện qua việc áp dụng các
mô hình kinh tế lượng Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và gửi tiền củakhách hàng được xác định, từ đó lập ra hàm tổng cho vay và hàm tổng tiền gửi.+ Việc xây dựng đường xu hướng được thực hiện qua việc đánh giá sự tăngtrưởng của tiền gửi và cho vay thành 3 bộ phận chính là:
Phần xu hướng: mức tăng theo tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, được tính
bằng việc thu thập số liệu thực tế trong nhiều năm và chạy mô hình kinh tế lượng để
có được hàm tăng trưởng bình quân hàng năm
Phần mùa vụ : mức tăng trưởng khác so với xu hướng do tác động của các
yếu tố mùa vụ tại những thời điểm nhất định, được tính bằng việc thu thập số liệutrong quá khứ và giả định tốc độ tăng kì kế hoạch bằng tốc độ tăng kì trước đó
Phần chu kì: mức chênh lệch giữa thực tế và dự báo, được tính bằng chênh
lệch giữa dự tính bằng xu hướng và mùa vụ của kì trước với thực tế tiền gửi, chovay của kì đó
+ Tổng TG, CV dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch) bằng tổng TG, CVthực tế tháng trước (kì trước) cộng với phần xu hướng cộng với phần mùa vụ cộngvới phần chu kì
- Tính toán các thay đổi dự tính trong kì kế hoạch theo phương pháp đường
xu hướng: Δ(TG, CV) = Tổng TG, CV dự tính trong tháng (hoặc kì kế Tổng TG, CV trong tháng trước (hoặc kì trước)
hoạch) Xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong kì kế hoạch : Khe hở thanh khoản = Nguồn cung TK - Nhu cầu TK = Δ(tiền gửi) - Δ(cho vay)
Trang 25Khe hở thanh khoản lớn hơn 0, ngân hàng thăng dư thanh khoản Khe hởthanh khoản nhỏ hơn 0, ngân hàng thâm hụt thanh khoản Khe hở thanh khoản bằng
0, ngân hàng có trạng thái thanh khoản lí tưởng, tuy nhiên đây là trường hợp hiếmkhi xảy ra trên thực tế
b Phương pháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn
Đối với phương pháp này, các nhà quản lý không quan tâm đến các nguồncung thanh khoản mà chỉ quan tâm đến nhu cầu thanh khoản, tức là thực thiện ướclượng dự trữ thanh khoản kì kế hoạch cho hai nhu cầu chính là hoàn trả các khoảntiền gửi, tiền vay và giải ngân cho các khoản tín dụng Trong đó, nguồn vốn đượcchia thành các nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng với mức dự trữthanh khoản được tính cho từng nhóm theo tỉ lệ dự trữ khác nhau Có thể chia thành
3 nhóm:
- Nhóm nguồn vốn nóng gồm các khoản tiền gửi, tiền vay rất nhạy cảm với
lãi suất hoặc được dự tính chắc chắn sẽ bị rút khỏi NH trong kỳ kế hoạch
- Nhóm nguồn vốn kém ổn định gồm các khoản tiền gửi, tiền vay của NH mà
một phần đáng kể (25%-30%) được dự tính sẽ bị rút trong kì kế hoạch
- Nhóm nguồn vốn ổn định gồm các khoản tiền gửi, tiền vay của NH được tin
tưởng chắc chắn, ngoài một bộ phận không đáng kể, sẽ ít có khả năng bị rút ra trongkì
Tương ứng với từng nhóm nguồn vốn cần xác định mức dự trữ phù hợp Yêucầu dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn được tính dựa vào tỉ lệ dự trữ thanhkhoản của từng nhóm Tỉ lệ dữ trữ này được xác định tỉ lệ nghịch với mức độ ổnđịnh của nguồn vốn, thường ở mức 90%-95% nguồn vốn nóng còn lại sau khi tríchDTBB, 30% nguồn vốn kém ổn định sau khi trích DTBB và 15% nguồn vốn ổnđịnh sau khi trích DTBB
Cầu thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng và tiền vay của ngân hàngđược tính bằng tổng yêu cầu thanh khoản của các nhóm nguồn vốn trên Dự trữthanh khoản cho tiền gửi, tiền vay = 95% (vốn nóng- DTBB)+ 30% (vốn kém ổnđịnh - DTBB)+ 15% (vốn ổn định - DTBB)
Trang 26Ngoài đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và thanh toán tiền vay, còn phải đảm bảoluôn có đủ thanh khoản để có thể mở rộng hoạt động tín dụng một cách tối đa đốivới các khoản vay có đủ chất lượng Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụngchất lượng = 100% (quy mô cho vay tối đa – tổng dư nợ hiện tại)
Tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng là tổng của dự trữ thanh khoản cầncho tiền gửi, tiền vay và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng cao.Tổng dữ trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay + Dự trữ thanhkhoản cho các khoản tín dụng chất lượng
Từ đó, ngân hàng lập kế hoạch tìm kiếm và phân bổ hợp lý các nguồn cungthanh khoản để đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản được dự tính trong kì kế hoạch
c Phương pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản
Ngân hàng có thể đánh giá trạng thái thanh khoản của mình thông qua việctính toán các chỉ số thanh khoản và so sánh với các tỉ số bình quân của ngành hoặcvới các chỉ số thanh khoản an toàn được quy định Moody’s Analytics khuyên cácngân hàng nên kết hợp so sánh các chỉ số này với các chỉ số chuẩn, với các chỉ sốcủa ngành và với các chỉ số của các ngân hàng khác cùng quy mô để có được kếtquả tốt nhất
Các chỉ số thanh khoản có thể được sử dụng bao gồm:
• Chỉ số về trạng thái tiền mặt = Ngân quỹ/tổng tài sản
Trong bảng cân đối của NH, ngân quỹ bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW
và tiền gửi tại các TCTD khác Đây là phần tài sản có tính thanh khoản cao nhằmđáp ứng hoàn hảo nhu cầu thanh khoản của NH Tỉ lệ ngân quỹ trong TTS phản ánhmức độ sẵn sàng chi trả, tỉ số này càng cao, NH càng ít có nguy cơ gặp RRTK
• Chỉ số về chứng khoán thanh khoản = Chứng khoán chính phủ
tổng tài sản
Chứng khoán chính phủ có tính thanh khoản cao, đặc biệt là các trái phiếuchính phủ được coi là không nhạy cảm với lãi suất thị trường, dễ dàng bán hoặcđem đi chiết khấu để thu tiền về đảm bảo nhu cầu chi trả, giải ngân trong tình huốngxấu Do đó, tỉ lệ tài sản này trên TTS càng cao càng có lợi cho thanh khoản của
Trang 27• Chỉ số cam kết tín dụng/Tổng tài sản = Tổng các cam kết tín dụng
Tổng tài sản
Do cam kết tín dụng là các khoản tín dụng ngân hàng phải thực hiện trongtương lai nên tỉ số này càng cao có nghĩa là nhu cầu tiền mặt để giải ngân cho cáckhoản này sẽ tăng cao khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn
• Chỉ số tín dụng/tiền gửi =Tổng dư nợ cho vay và cho thuê tài chính
Tổng tiền gửi huy động được
Tỉ số này càng cao hàm ý ngân hàng dựa vào vốn ngắn hạn để cấp tín dụngnhiều hơn là vốn dài hạn do đó tính thanh khoản ngày càng kém
• Chỉ số tiền nóng = Tài sản trên thị trường tiền tệ
Vốn trên thị trường tiền tệ
Tiền nóng là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, bên tài sản có bao gồm tiềnmặt, chứng khoán chính phủ ngăn hạn,cho vay LNH và các hợp đồng mua lại(Repos), còn bên tài sản nợ là các chứng chỉ tiền gửi lớn, vay LNH, các hợp đồngmua lại…Tỉ lệ này thể hiện trạng thái tương quan giữa tài sản và vốn của NH trênTTTT, tỉ số cao chứng tỏ NH có đủ tài sản để bán được nhanh chóng đáp ứng nhucầu rút vốn từ TTTT
• Chỉ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm = Đầu tư ngắn hạn
Vốn nhạy cảm
Đầu tư ngắn hạn bao gồm tền gửi ngắn hạn tại các TCTD khác, các khoản chovay LNH, chứng khoán ngắn hạn Vốn nhạy cảm bao gồm những khoản mục vốn
Trang 28rất nhạy cảm với lãi suất và rất dễ bị chuyển sang ngân hàng khác Tỉ số này càngcao gợi ý khả năng thanh khoản của ngân hàng được củng cố
• Chỉ số về cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi không kì hạn rất nhạy cảm với các biến động và có bản chất không ổnđịnh, có thể bị rút ra khỏi NH với khối lượng và thời gian không thể kiểm soátđược Ngược lại, tiền gửi có kì hạn lại rất ổn định do kì hạn rút tiền đã được địnhtrước, việc rút tiền trước hạn có thể xảy ra nhưng với xác suất nhỏ Do đó, khi cấutrúc tiền gửi thiên về phía tiền gửi không kì hạn hay chỉ số cấu trúc tiền gửi lớn và
có xu hướng tăng thì NH kém chủ động về thanh khoản hơn nên yêu cầu về thanhkhoản của NH sẽ tăng
• Chỉ số tiền gửi cơ sở = Tiền gửi thường xuyên
Tổng tiền gửi
Tiền gửi cơ sở (core deposits) thường là loại tiền gửi trong các tài khoản cóquy mô nhỏ của khách hàng và ít bị rút vốn bất thường, nhu cầu thanh khoản khôngcao do đó đây là loại tiền gửi chủ yếu mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện cấp tíndụng Tỉ lệ loại tiền gửi này càng lớn trong tổng tiền gửi giúp ngân hàng có thanhkhoản tốt
• Chỉ số thanh khoản (Liquidity index)
Chỉ số này được nghiên cứu và phát triển bởi Jim Pierce để đo lường các tổnthất tiềm ẩn từ việc phải bán tài sản một cách đột ngột để có thể đảm bảo đáp ứngyêu cầu thanh khoản dựa vào việc so sánh giá bán tài sản ngay lập tức với giá trị thịtrường hợp lý mà ngân hàng có thể bán tài sản trong điều kiện bình thường.Chỉ sốnày được diễn giải qua công thức tính:
Trang 29khoản hoàn hảo của ngân hàng Như vậy,chỉ số thanh khoản càng gần 1 thì tổnthất từ việc giảm giá tài sản để có thể bán ngay lập tức càng ít, rủi ro thanhkhoản do đó cũng càng thấp.
d Phương pháp sử dụng thang đáo hạn
Trong quá trình nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, BIS đã xây dựng và giớithiệu phương pháp “thang đáo hạn” để đo lường và theo dõi thanh khoản NH Thựcchất, phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗingày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng(nhu cầu tài trợ) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản ròng tích lũy cho một thời kì
Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, ngân hàng cần sắp xếp các luồng tiềnvào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các tài sản Có và các luồng tiền ra theothứ tự đến hạn của các tài sản Nợ Từ đó có thể tính toán được mức chênh lệchluồng tiền vào và luồng tiền ra của ngân hàng trong mỗi thời kì, mức chênh lệch nàyphản ánh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời kì đó Các kì hạn được sửdụng có thể là mốc 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…
Ngoài ra, phương pháp này còn có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanhkhỏan cho các kịch bản kinh tế khác nhau như điều kiện bình thường, điều kiệnngân hàng gặp khó khăn và điều kiện cả nền kinh tế gặp khó khăn (các ngân hàngkhác trong nền kinh tế đều gặp khó khăn trong huy động vốn và chất lượng tín dụngtoàn hệ thống giảm sút ) Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hìnhkinh tế tổng thể giúp NH xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tìnhhuống
1.3.6 Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Sau khi đã theo dõi nhận biết dấu hiệu rủi ro, thực hiện đo lường RRTK tạingân hàng, các ngân hàng có trách nhiệm lựa chọn thực hiện các biện pháp đối đầuphù hợp với RRTK Các ngân hàng được gợi ý sử dụng các biện pháp chính sau:
a Quản trị thanh khoản tài sản có
Để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển hóa một bộ
Trang 30phận tài sản Có thành tiền mặt, do đó biện pháp quản trị tài sản có chú trọng vàoviệc nắm giữ một lượng hợp lý các tài sản Có có tính thanh khoản cao để có thểthực hiện chuyển hóa ngay khi cần thiết với tổn thất tối thiểu về giá tài sản
Các tài sản có tính thanh khoản cao phải đáp ứng được các tính chất như : (1)
Có thể nhanh chóng chuyển hóa thành tiền mặt ; (2) Phí chuyển nhượng thấp ; (3)Giá cả thị trường hợp lý và (4) Được giao dịch trên thị trường hoàn hảo Dựa vàocác tính chất trên, các tài sản thanh khoản thường được ngân hàng nắm giữ bao gồmtiền mặt và các chứng khoán dễ bán như trái phiếu kho bạc
Với phương pháp quản lý này, ngân hàng nhận được một số lợi thế như:
- Giải quyết nhanh chóng kịp thời các yêu cầu thanh khoản
- Vì các tài sản thanh khoản luôn ở trạng thái sẵn sàng do đó ngân hàng có thểchủ động trong việc đối phó với vấn đề thanh khoản
- Thanh khoản được đảm bảo dưới dạng tài sản lỏng nên RRTK là tương đối thấp.Tuy vậy, phương pháp này cũng ẩn chứa một số hạn chế nhất định:
- Phương pháp này đánh đổi khả năng sinh lời của tài sản để đạt được an toàn
về thanh khoản, do đó gây sức ép lên các quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời
- Khi cần bán gấp tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng chắcchắn sẽ chịu tổn thất, nhiều hay ít tùy thuộc vào các yếu tố thị trường, mức độ rủi ro
và trình độ quản lý của ngân hàng
b Quản trị thanh khoản nguồn vốn
Ngoài việc dự trữ các tài sản thanh khoản để có thể chuyển đổi khi cần thiết thìcác ngân hàng có thể sử dụng phương pháp quản trị nguồn vốn nói cách khác là đivay trên thị trường Ngân hàng có thể tiếp cận thị trường liên ngân hàng để vay nợngắn hạn, hoặc vay vốn trực tiếp hoặc dưới hình thức tái chiết khấu với NHNNhoặc sử dụng hợp đồng mua lại Ngoài ra, ngân hàng có thể phát hành các loạichứng khoán như kì phiếu ngắn hạn hoặc trái phiếu dài hạn để huy động vốn từ thịtrường
Với phương pháp quản trị tài sản nợ, các ngân hàng có được một số thuận lợisau:
Trang 31- Việc giải quyết các vấn đề thanh khoản trở nên linh hoạt hơn vì thị trườngtiền tệ khá dồi dào và thời gian thực hiện cũng tương đôi nhanh chóng
- Các quyết định đầu tư tài sản trở nên linh hoạt hơn, các tài sản thanh khoản
có thể được sử dụng để kinh doanh sinh lời, không còn phải nằm bất động ở quỹ.Tuy vây, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế lớn như:
- Do không có sẵn tài sản có tính lỏng cao nên khả năng ngân hàng gặp phảirủi ro thanh khoản là cao hơn
- Chi phí của việc vay vốn trên thị trường tiền tệ thường phụ thuộc vào lãi suất
do các ngân hàng cho vay đề ra và tình hình thị trường do đó ngân hàng gặp khókhăn trong việc xác định trước một cách chính xác các chi phí cần bỏ ra
- Bên cạnh đó, việc vay vốn và phát hành chứng khoán của ngân hàng phụthuộc hoàn toàn vào thị trường tiền tệ, khối lượng vốn và thời gian để có đượckhoản vốn này là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng
c Quản trị thanh khoản hỗn hợp tài sản – nguồn vốn
Lựa chọn thứ ba cho ngân hàng là sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi
ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt.Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phầnnhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trườngtiền tệ hoặc phát hành kì phiều ngắn hạn, trái phiếu dài hạn Bằng cách kết hợp haiphương pháp trên làm giảm bớt các hạn chế vốn có của mỗi phương pháp, đem đếncác lợi ích sau:
- Tăng thu nhập do ngân hàng có thể giảm thấp lượng dữ trữ thanh khoản vốnkhông sinh lời để chuyển hướng đầu tư tăng các tài sản sinh lời
- Chi phí thanh khoản được giảm xuống mức hợp lý do có nhiều lựa chọn hơn
và phần nào giúp ngân hàng có thể ước lượng tương đối về chi phí phải bỏ ra
- Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng cácnguồn cung thanh khoản phù hợp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trang 322.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 287/QĐ - NH5 củaThống đốc NHNN Việt Nam (“NHNN”)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng giữ vai trò xung kíchtrong lĩnh vực đầu tư và phát triển; có chức năng huy động vốn ngắn, trung và dàihạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh tổng hợp về tiền tệ, tíndụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục
vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế-tàichính-tín dụng, các tổ chức xã hội-đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước
Trong suốt 51 năm hoạt động và trưởng thành, BIDV luôn hoàn thành nhiệm
vụ được giao, giữ vai trò là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam Trong thời kỳ đổimới, BIDV đã có những nỗ lực vượt bậc, đạt nhiều thành tích rất đáng khích lệ Cácchỉ tiêu cơ bản của BIDV về tổng tài sản, tổng vốn huy động, và dư nợ tín dụng đềuđạt mức tăng trưởng bình quân cao, đặc biệt trong thời kỳ từ 2001 trở lại đây luônđược đảm bảo tăng trưởng và kiểm soát chất lượng
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Từ tháng 9.2008, BIDV thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 1 theo
đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010 Theo đó mô hình tổ chức
đã tách bạch 3 chức năng Kinh doanh (Front Office), Quản lý rủi ro (Middle Office)
và Tác nghiệp (Back Office), quản lý rủi ro tập trung và có sự gắn kết giữa các bộ
Trang 33phận, nâng cao vai trò Hội sở chính.
a) Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có 5 thành viên, chưa có thành viên
HĐQT độc lập Các Hội đồng/Ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có: Ban Kiểm
soát (Hội đồng Kiểm toán); Hội đồng Quản lý Rủi ro; Hội đồng Xử lý Rủi ro
b) Ban Tổng giám đốc và các Hội đồng trực thuộc Ban TGĐ:
Ban Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày củangân hàng, Ban Tổng giám đốc có Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc phụtrách các Khối
Các Hội đồng trực thuộc Ban Tổng giám đốc: Hội đồng Quản lý Tài sản có &
Tài sản nợ (ALCO), Hội đồng Tín dụng, Hội đồng công nghệ thông tin.
c) Các khối tại Hội sở chính
Bộ máy tham mưu, giúp việc tại Hội sở chính theo Đề án chuyển đổi mô hình
tổ chức giai đoạn 2007-2010 đã được Hội đồng quản trị phê duyệt tại Nghị quyết số182/NQ - HĐQT ngày 11/5/2007, được cụ thể gồm 7 khối chức năng: Khối Ngân hàngbán buôn, Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới, Khối Vốn và Kinh doanh vốn,Khối Quản lý Rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Tài chính - Kế toán và Khối Hỗ trợ,trong đó:
Như vậy, đối với hoạt động quản lý nói chung và quản lý RRTK nói riêng, môhình tổ chức cho phép tách bạch các chức năng kinh doanh (kinh doanh, đầu tưvốn), tác nghiệp (cho vay), và quản trị rủi ro
Trang 34Ban Vốn & Kinh doanh vốn
Ban QLRRTD Ban QLRR thị trường và tác nghiệp
Trang 35(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Khối tác nghiệp Khối Tài chính-Kế toán Khối Hỗ trợ
Trung tâm Thanh toán
Hỗ trợ ALCO
Văn phòng Ban TCCB Ban KHPT Ban Pháp chế
Ban Kiểm tra nội bộ Ban QLTS nội ngành Quản lý công trình
Công nghệ
VP Công đoàn
VP Đảng ủy Thương hiệu & QH công chúng VPĐD tại TP Hồ Chí Minh VPĐD tại Đà Nẵng
QLDA Cổ phẩn hóa
Trang 362.1.3 Thị phần và mạng lưới
Về thị phần: theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà Nước tính đến31/12/2011, BIDV chiếm 12,7% thị phần huy động vốn và 10.9% thị phần tín dụngtoàn ngành
Về hệ thống mạng lưới ngân hàng đến 31/12/2011, BIDV bao gồm 1 Hội sởchính, 03 Sở giao dịch, 115 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch Mạng lưới phingân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tàichính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…Hiện nay, mạng lưới của BIDV đang không ngừng mở rộng cả trong và ngoàinước BIDV đã thiết lập được các chi nhánh tại một số quốc gia như: Lào,Campuchia, Myanmar, Nga, Séc Các liên doanh với nước ngoài bao gồm Ngânhàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt(với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công tyLiên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - ViệtNam Partners (đối tác Mỹ)…
Sự phát triển của hệ thống mạng lưới rộng khắp đã giúp cho BIDV thâm nhậpsâu vào thị trường, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, khẳng định được vai trò,
vị thế của một ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam
2.1.4 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.4.1 Công tác huy động vốn
Trong những năm vừa qua, mặc dù trên thị trường vốn diễn ra sự đua tranhquyết liệt giữa các NHTM thông qua lãi suất, dịch vụ chăm sóc khách hàng…nhằmthu hút nhiều tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân, hoạt động huy động vốncủa BIDV vẫn không ngừng phát triển
Trang 37Đơn vị :tỷ đồng
Đồ thị 2.1: Tổng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2009-2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Giai đoạn 2009 - 2011, có thể coi là giai đoạn khá khó khăn cho hệ thống cácNHTM nói chung khi tiến hành huy động vốn Tuy nhiên, BIDV vẫn duy trì được tốc
độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tốt
Năm 2011, trước sức ép về cạnh tranh HĐV và áp lực đảm bảo các chỉ tiêu antoàn tại TT 13, 19, BIDV đã điều hành lãi suất huy động một cách linh hoạt, thậntrọng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN vàbám sát diễn biến của thị trường đảm bảo tính cạnh tranh, kịp thời nhằm giữ vữngnền vốn, hạn chế tối đa dòng tiền ra khỏi hệ thống Đến 31/12, HĐV đạt 285.581 tỷ,tăng trưởng 6,8% so với năm 2010, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2006 HĐV dân cư
có sự tăng trưởng mạnh (35%) trong năm 2011, góp phần nâng tỷ trọng nhómkhách hàng này lên 37,4% trên tổng HĐV, dần thu hẹp khoảng cách với tỷ trọnghuy động từ khối khách hàng doanh nghiệp (41%) Các kết quả trong công tác huyđộng vốn năm 2011 đã thể hiện nỗ lực lớn của BIDV Tuy nhiên, HĐV bình quânđạt 229.670 tỷ, tăng thấp so với 2010 (11,4%); tốc độ tăng trưởng huy động vốn củaBIDV năm 2011 vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống
Trang 38ngân hàng (khoảng 27,2%)
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư
a Hoạt động tín dụng
Trong 3 năm vừa qua, hoạt động tín dụng tại BIDV không ngừng tăng trưởng
và tạo được sự phát triển ổn định, bền vững Để đạt được thành công đó, BIDV đãtích cực nghiên cứu sản phẩm để tạo tính đa dạng, phù hợp với nhu cầu của kháchhàng, tìm kiếm đối tượng khách hàng mới có tính chuyên biệt, đồng thời chú trọngđến vấn đề quản trị rủi ro nhằm quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ
Các sản phẩm cho vay của BIDV:
Đối với khách hàng cá nhân: cho vay mua xe trả góp, cho vay du học, chovay mua nhà, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố giấy tờ cógiá, thấu chi tín chấp
Đối với khách hàng doanh nghiệp: cho vay thấu chi doanh nghiệp, chiếtkhấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay theo món, hạn mức, tài trợ dự án, cho vay dựatrên hàng tồn kho và các khoản phải thu, cho vay doanh nghiệp xây lắp, cho vaykhách hàng đặc thù, và các dịch vụ bảo lãnh
Đơn vị : tỷ VNĐ
Đồ thị 2.2: Tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2009 -2011
Trang 39(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng của BIDV đạt 274.304 tỷ, tăng trưởng 15,7%,được kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng nhưđịnh hướng điều hành của NHNN (tăng trưởng tín dụng bình quân dưới 20%) Thịphần tín dụng của BIDV chiếm khoảng 10,9% trên tổng dư nợ của hệ thống ngânhàng, giảm nhẹ so với năm 2010 Thông qua hoạt động tín dụng, trong năm 2011,BIDV đã cung ứng cho nền kinh tế hơn 400.000 tỷ đồng, tạo ra hàng triệu tỷ đồngdoanh thu đối với các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV, góp phần xác lập cânđối vĩ mô, dẫn dắt thị trường, ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp BIDV tiếp tụccho vay hỗ trợ lãi suất (dư nợ hiện trên 10.800 tỷ), hỗ trợ thu mua lúa gạo (dư nợkhoảng 1.800 tỷ) Cùng với đó, BIDV đã thực hiện vai trò đầu mối thu xếp, tài trợvốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia trên cơ sở được Chính phủ tin tưởng giaonhiệm vụ: dự án thủy điện Sơn La (3.000 tỷ); dự án thủy điện A Vương (1.085 tỷ)
Dư nợ vay bằng nguồn ADB (4.025 tỷ)
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam )
Các chỉ tiêu cơ cấu và chất lượng tín dụng năm 2011 chuyển dịch theo đúngđịnh hướng, chỉ đạo của HĐQT
Về tỷ lệ nợ xấu: mặc dù tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng vẫn được khống chế
dưới 3%, và ở mức thấp so với toàn ngành đặc biệt trong điều kiện kinh tế nhiềukhó khăn Trong năm 2011, BIDV đã thực hiện 04 đợt xử lý rủi ro tín dụng bằngquỹ dự phòng với dư nợ xấu được xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng 744 tỷ đồng.Bắt đầu từ năm 2006, BIDV đã xây dựng thành công và áp dụng Hệ thống xếp hạng
Trang 40tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế góp phần kiểm soát và lường trước rủi rotrong hoạt động tín dụng Giai đoạn 2006-2011, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của BIDVgiảm dần theo từng năm; riêng giai đoạn năm 2009-2011 phải chịu tác động từ cuộckhủng hoảng kinh tế nhưng BIDV vẫn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%
Về cơ cấu tín dụng: được kiểm soát theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo.
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm so với năm 2010, chiếm 39% tổng dư nợ và đượckiểm soát dưới mức giới hạn giao năm 2010 (< 43%) Đây là tỷ lệ cơ cấu tín dụngtrung dài hạn thấp nhất từ năm 2006 đến nay Tỷ trọng dư nợ nợ quá hạn/ tổng dư nợcũng tăng dần qua từng năm trong giai đoạn 2006-2011 do BIDV đã chuyển dịchhướng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng cho vay doanhnghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo/ tổng dư nợđược giữ ổn định quanh mức 70%/năm
Về thu nợ hạch toán ngoại bảng: BIDV đã sử dụng linh hoạt các biện pháp để
đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ như xử lý tài sản bảo đảm, nhận gán nợ bằng tài sản,khởi kiện bên vay ra toà, bán nợ, miễn giảm lãi treo tồn đọng để khuyến khíchkhách hàng trả nợ, xây dựng cơ chế khuyến khích thu nợ ngoại bảng Năm 2011,thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 398 tỷ, hoàn thành 108% kế hoạch năm
b Hoạt động đầu tư
Đơn vị : tỷ đồng
Đồ thị 2.3: Doanh số đầu tư giai đoạn 2009-2011