Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất nước. Với vai trò quan trọng của thuế, mọi quốc gia đều rất coi trọng chính sách thuế và các biện pháp quản lý thuế. Quản lý thuế là hoạt động quản lý chuyên ngành, là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộp thuế. Trong hoạt động quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng trong xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế và thực hiện kiểm soát, điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm
Các số liệu và dữ kiện được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Đang
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế 4
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế 4
1.1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế 7
1.1.2 Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế 8
1.1.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 8
1.1.2.2 Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan 8
1.1.2.3 Nguyên tắc công khai, dân chủ 9
1.1.2.4 Nguyên tắc tiến hành thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng quy trình, theo kế hoạch, nội dung đề cương được duyệt 9
1.1.2.5 Nguyên tắc hiệu quả 10
1.1.2.6 Nguyên tắc bảo vệ bí mật: 10
1.1.3 Phân loại thanh tra, kiểm tra về thuế 10
1.1.3.1 Theo yếu tố thời gian 10
1.1.3.2 Theo yếu tố phạm vi 11
1.1.3.3 Theo địa điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra 12
1.1.4 Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra thuế 12
1.1.4.1 Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế 12
1.1.4.2 Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế 13
1.1.5 Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế 15
1.1.5.1 Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro 15
1.1.5.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh 16
1.1.5.3 Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết 17
1.1.5.4 Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc 17
Trang 31.1.5.5 Phương pháp kiểm tra bổ trợ 17
1.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18
1.2.1 Vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế trong hoạt động quản lý thuế 18
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thuế ở nước ta hiện nay 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA 23
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TÁC THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANGTHỜI GIAN QUA 23
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA 30
2.2.1 Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế và nhiệm vụ, chức năng của thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang 30
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế 30
2.2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng 33
2.2.2 Khái quát nội dung Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế 34
2.2.2.1 Quy trình kiểm tra thuế 34
2.2.2.2 Quy trình thanh tra thuế 37
2.2.3 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua 46
2.2.3.1 Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế 46
2.2.3.2 Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 47
2.2.3.3 Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 54
2.2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ 60
2.2.4 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua 60
2.2.4.1 Kết quả đạt được 60
2.2.4.2 Hạn chế tồn tại 63
Trang 4CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA,
KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 67
3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THUẾ VÀ NHIỆM VỤ PHẤN ĐẤU NGÀNH THUẾ THỜI GIAN TỚI 67
3.1.1 Một số dự án hiện đại hoá công tác quản lý thuế 67
3.1.1.1 Dự án hợp nhất Mã số thuế với Giấy phép đăng ký kinh doanh 67
3.1.1.2 Dự án nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet 68
3.1.1.3 Dự án Hiện đại hoá quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế -Kho bạc - Hải quan - Tài chính: 69
3.1.2 Nhiệm vụ trọng tâm ngành thuế trong thời gian tới 72
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 73
3.2.1 Tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế 73
3.2.2 Nhóm các giải pháp về công tác chuyên môn 77
3.2.2.1 Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra 77
3.2.2.2 Phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế 78
3.2.2.3 Thanh tra, kiểm tra về thuế theo một số lĩnh vực 82
3.2.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 86
3.2.3.2 Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế 86
3.2.3.3 Hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế 87
3.2.3.4 Hoàn thiện cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6Phân tích một số chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính năm 2011 và
2012 của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển kỹ thuật hạ
tầng Thành Nam
52
2.4 Số liệu kiểm tra tại trụ sở Công ty Đầu tư xây dựng và phát
2.5 Số thuế truy thu và phạt từ thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
2.1 Quy trình Kiểm tra thuế theo Quyết định số 528/QĐ-TCT 362.2 Quy trình Thanh tra thuế theo Quyết định số 460/QĐ-TCT 43
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và mục đích của đề tài nghiên cứu
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quantrọng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, từ
đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất nước.Với vai trò quan trọng của thuế, mọi quốc gia đều rất coi trọng chính sáchthuế và các biện pháp quản lý thuế Quản lý thuế là hoạt động quản lý chuyênngành, là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của người nộpthuế Trong hoạt động quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra là một nộidung quan trọng, ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượngtrong xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hoànthiện chính sách, pháp luật thuế và thực hiện kiểm soát, điều tiết các hoạtđộng kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội
Công tác quản lý thuế hiện hành ở Nước ta đã và đang dần được hoànthiện, hiện đại hoá theo các Chương trình cải cách hệ thống thuế qua các giaiđoạn như “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010”, “Chiếnlược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020”… Qua giai đoạn đầu tiênthực hiện Chiến lược cải cách hiện đại, ngành thuế Nước ta nói chung vàngành thuế tỉnh Hà Giang nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể Cụcthuế tỉnh Hà Giang luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thườngxuyên của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân tỉnh Hà Giang; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, cáccấp trong công tác thuế; đại đa số người nộp thuế luôn phấn đấu vượt qua khókhăn, thách thức để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành tốtpháp luật thuế Đặc biệt với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức,Cục thuế tỉnh Hà Giang đã đề ra và triển khai đồng bộ, có hiệu quả những
Trang 8nhiệm vụ trọng tâm, những biện pháp công tác, do vậy kết quả thu ngân sách
đã hoàn thành vượt mức dự toán được giao, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơnnăm trước Trong đó có đóng góp không nhỏ của công tác thanh tra, kiểm trathuế Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giangvẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt racho công tác quản lý thuế nói chung; công tác thanh tra, kiểm tra thuế nóiriêng Điều này đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh HàGiang cần có sự nghiên cứu, đánh giá, phân tích để có thể đề xuất các giảipháp quan trọng nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung công tác này, nâng caohiệu quả quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Hệ thống hóa và làm rõ cácvấn đề lý luận về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nghiên cứu, khảo sát thựctrạng và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữachất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Hà Giang và cóthể mở rộng ra trong hệ thống ngành thuế
3 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn củacông tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh tra, kiểm tra thuếđối với các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Hà Giang trực tiếp quản lý, thờigian nghiên cứu từ năm 2011 - 2013
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 9Về mặt lý thuyết: Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về hoạtđộng thanh tra, kiểm tra người nộp thuế;
Về mặt thực tiễn: Đề tài tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng công tácthanh tra, kiểm tra người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng thời đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đốivới người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thuế ở Nước ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn PGT.TS Nguyễn ĐìnhKiệm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học Do giới hạn về
mặt thời gian và trình độ nghiên cứu, đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang” còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý để đề tài luận văn cao học đượchoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH
TRA, KIỂM TRA TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra
thuế
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong công tácquản lý thuế nói chung và công tác đảm bảo tính tuân thủ của người nộp thuế.Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được hiểu đồng nhất trong quan điểm củamột số học giả trên thế giới: “Là hoạt động do cơ quan thuế tiến hành nhằmkiểm tra tài liệu của người nộp thuế để xác định sự tuân thủ pháp luật củangười nộp thuế”
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xác định tínhđầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế, từ đó đối chiếu vớichức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra nhằm đánh giá
sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Kiểm tra thuế được thựchiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế
Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạtđộng, giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, tình hình ápdụng, thực hiện các thủ tục hành chính thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế củangười nộp thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp
Trang 11luật, bảo đảm luật thuế được thi hành một cách nghiêm chỉnh trong đời sống
xã hội
Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế là việc chấp hành pháp luật thuế.Thông qua các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình thực tế của đốitượng thanh tra, kiểm tra, hoạt động thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện, ngănngừa, xử lý những vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cánhân hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Từ đó, công tác quản lýthuế được hoàn thiện, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi íchhợp pháp của công dân
Thanh tra là hoạt động kiểm tra, nên giữa kiểm tra và thanh tra có những điểm tương đồng sau:
Thanh tra và kiểm tra đều có cùng mục đích là ngăn ngừa, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm về thuế… Góp phần cho tổ chức, cá nhân hoànthành nhiệm vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước
Cả hai đều đánh giá dựa trên các hoạt động thực tế của đối tượng nộpthuế, để từ đó thu thập thông tin, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tìnhhình thực tế đối tượng nộp thuế một cách chính xác, khách quan, trung thực,làm rõ đúng sai, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, xử lýnhững sai phạm
Dù có những điểm tương đồng nhưng thanh tra, kiểm tra thuế có những điểm khác nhau cơ bản:
Nội dung của cuộc thanh tra thường là trên phương diện rộng, phức tạp,ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chứcphức tạp
Trang 12Hoạt động kiểm tra có phạm vi rộng hơn, diễn ra ở tất cả các hoạt độngkinh tế - xã hội và được thực hiện một cách thường xuyên liên tục Hoạt độngthanh tra có phạm vi nhỏ hơn vì hoạt động thanh tra là hoạt động kiểm tra ởgiai đoạn sau khi các hoạt động kinh tế - xã hội đã phát sinh.
Về thời gian: thanh tra thường được tổ chức theo từng cuộc nên thời gianthường kéo dài, theo quy định là không quá 30 ngày và có thể kéo dài thêmtrong trường hợp cần thiết, ngược lại kiểm tra thường thời gian ngắn hơn,theo quy định là không quá 05 ngày
Về hình thức tổ chức: Thanh tra khi tiến hành thường được lập thànhĐoàn và Đoàn thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định Ngược lại,kiểm tra có thể lập hoặc không, và có khi chỉ cần một người thực hiện việckiểm tra theo yêu cầu của cấp trên
Về biện pháp áp dụng: Thanh tra thường áp dụng các biện pháp mạnhhơn (tạm giữ tang vật, tài liệu, khám nơi cất tang vật…)
Chủ thể thanh tra thuế không đồng nhất với đối tượng thanh tra thuế.Chủ thể thanh tra thuế là tổ chức thanh tra chuyên trách của Nhà nước, cònđối tượng thanh tra thuế là đối tượng quản lý của Nhà nước Nhưng chủ thểkiểm tra thuế có thể không đồng nhất hoặc đồng nhất với đối tượng kiểm tra.Chủ thể kiểm tra thuế có thể là cơ quan nhà nước, có thể không phải là cơquan nhà nước
Tính chất của thanh tra là một hoạt động quyền lực của cơ quan quản lýnhà nước Kiểm tra là hoạt động trung tính, có thể là hoạt động quyền lựcquản lý nhà nước, có thể là hoạt động quản lý đơn thuần
Mục đích của thanh tra là phát hiện, ngăn chặn những hành vi trái phápluật Mục đích của kiểm tra là phát hiện những sai lệch của đối tượng kiểm tra
Trang 13để điều chỉnh và ngăn chặn những sai lệch ấy (sai lệch có thể là vi phạm phápluật, có thể chỉ là không đúng kế hoạch, không đúng yêu cầu…).
1.1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với nhữngđặc điểm cơ bản sau:
- Phạm vi hoạt động của thanh tra, kiểm tra thuế rộng, bởi đối tượngthanh tra, kiểm tra thuế là các tổ chức, cá nhân trong ngành thuế, bao gồmmọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế;
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế khá khó khăn, phức tạp vì ảnhhưởng tới lợi ích kinh tế của các đối tượng thanh tra, kiểm tra Các đối tượngnộp thuế thường xuyên tìm mọi biện pháp nhằm tránh, lách và trốn thuế, gâykhó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi cao về năng lực chuyênmôn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế Phạm vi điều chỉnh củathanh tra, kiểm tra thuế là khá rộng, đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế rất đadạng, trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế Điều đó đòi hỏi cán bộ thanh tra,kiểm tra thuế phải không những vững về chuyên môn nghiệp vụ thuế mà cònphải nắm bắt được bản chất của các hoạt động kinh tế khác Đồng thời, do đặcthù của thanh tra, kiểm tra thuế là tác động tới lợi ích kinh tế của người nộpthuế đòi hỏi phẩm chất đạo đức và bản lĩnh của cán bộ thanh tra, kiểm tra phảivững vàng
Xuất phát từ những đặc điểm trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuếphải đảm bảo các yêu cầu:
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo tính chính xác, khách quan,trung thực, xử lý đúng người, đúng tội Đảm bảo được yêu cầu này cũng làđảm bảo cho mục đích của thanh tra, kiểm tra là cán cân công lý trong việcthực hiện sự công bằng, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân
Trang 14- Thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thờitạo điều kiện tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia ý kiến Đảm bảo côngkhai, dân chủ là yêu cầu quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế vìthông qua đó phát huy được sức mạnh và vai trò quần chúng nhân dân trongcông tác giám sát tuân thủ pháp luật Yêu cầu kịp thời nhằm khắc phục yếukém, bất cập trong quản lý nhà nước, ngăn chặn hành vi tiêu cực, tránh tổnthất.
- Thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các luật thuế,ngăn ngừa, loại trừ các hành vi trốn, lậu thuế
1.1.2 Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế
Bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội hay hoạt động quản lý nhà nướcnào cũng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Trong đó, hoạt độngthanh tra, kiểm tra phải tuân theo những nguyên tắc sau:
1.1.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật do đó phảituân theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật Nguyên tắc tuân thủ pháp luật đề caotrách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tácthanh tra, kiểm tra thuế; ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hoáhoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
Các cơ quan, cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chứcnăng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định; xem xét sự đúng sai củađối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, không tuân theo ýkiến của bất cứ cơ quan nào
1.1.2.2 Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan
Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan đóng vai trò rất quantrọng trong công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đánh giá đúng thực trạngcủa đối tượng kiểm tra, xử lý các sự việc theo đúng pháp luật
Trang 15Nguyên tắc chính xác, khách quan đòi hỏi hoạt động thanh tra, kiểm traphải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng như nó vốn có và phải thựchiện một cách thận trọng.
Nguyên tắc trung thực đòi hỏi hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phảnánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; khi có đủ căn cứ mới được phépđưa ra quyết định Quyết định đưa ra không vì quyền lợi cá nhân; đồng thờiphải tỉ mỉ, cẩn thận và có kiến thức chuyên môn vững vàng
1.1.2.3 Nguyên tắc công khai, dân chủ
Tính công khai được thể hiện ở những vấn đề như: công khai quyếtđịnh thanh tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng có liên quan và công bốcông khai kết luận thanh tra, kiểm tra Trong tuỳ trường hợp cụ thể, việc xácđịnh phạm vi công khai và hình thức công khai cho phù hợp để đảm bảo giữgìn bí mật quốc gia, bí mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước vàcông dân, đảm bảo hiệu quả thanh tra, kiểm tra cao nhất
Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thể hiện sự tôn trọngkhách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc Điều đó đòi hỏi phải coitrọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điềukiện cho đối tượng thanh tra, kiểm tra được trình bày ý kiến của mình
1.1.2.4 Nguyên tắc tiến hành thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng quy
trình, theo kế hoạch, nội dung đề cương được duyệt
Quy trình của hoạt động thanh tra, kiểm tra là xây dựng và chuẩn hoánội dung, các bước công việc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, trách nhiệmcủa từng bộ phận, từng cán bộ tham gia quy trình
Thực hiện theo quy trình giúp công tác thanh tra, kiểm tra thuế đượcthuận lợi, công việc thực hiện theo chuyên môn, không thiếu sót trong quátrình thanh tra, kiểm tra Quy trình thanh tra, kiểm tra hợp lý sẽ tạo hiệu quảcao trong quá trình thanh tra, kiểm tra
Trang 161.1.2.5 Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc được đặt ra trong hầu hết các hoạtđộng quản lý Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, nguyên tắc hiệu quảphải được chú trọng, hiệu quả được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quảđạt được với nguồn lực chi phí đã bỏ ra hoặc được xem xét trên cơ sở tácđộng thực tế của hoạt động này đến các mục tiêu quản lý thuế
1.1.2.6 Nguyên tắc bảo vệ bí mật:
Những cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế thường xuyên tiếp cận với nhiềuvấn đề, nhiều tài liệu bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí mậtquốc gia Việc giữ bí mật thông tin được phản ánh trong hồ sơ khai thuế củangười nộp thuế trừ các trường hợp công khai thông tin vi phạm pháp luật vềthuế của người nộp thuế theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý thuế Nếunhững thông tin bí mật bị lộ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích tổ chức,quốc gia Các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chỉ được báo cáo cho nhữngngười có thẩm quyền biết, đảm bảo tính bí mật đối với những thông tin quantrọng trong quá trình thanh tra, kiểm tra
1.1.3 Phân loại thanh tra, kiểm tra về thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế cũng được phân chia thành nhiều loại khácnhau theo những tiêu thức khác nhau
1.1.3.1 Theo yếu tố thời gian
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đối với cùng một đối tượng, loại hìnhnày thường diễn ra ở kiểm tra thường xuyên, chủ yếu là tự kiểm tra trong cácđơn vị ngành thuế;
Thanh tra, kiểm tra bất thường: Là một trong những hình thức chủ yếucủa thanh tra trong lĩnh vực xét và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của côngdân; thường được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên, cơquan có chức năng thanh tra, kiểm tra hay do lãnh đạo đơn vị đặt ra
Trang 17+ Nhiều sắc thuế: Nghĩa là thanh tra, kiểm tra tổng hợp sắc thuế: thuếgiá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác theo pháp luật thuế.
+ Nhiều kỳ tính thuế: Đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời
kỳ thanh tra, kiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất, và chỉ khi nào phát hiện
có hành vi vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra thấy cần thiết mới mởrộng phạm vi thanh tra, kiểm tra Ngược lại, đối với tờ khai thuế tháng thì thời
kỳ thanh tra, kiểm tra thường là kỳ tính thuế gần nhất cộng với 2 kỳ tính thuếnữa
+ Phạm vi thanh tra, kiểm tra không hạn chế và thanh tra, kiểm tra trêndiện rộng, các cuộc thanh tra, kiểm tra thuộc dạng này thường dùng phươngpháp chọn mẫu thích hợp và quyết định mở rộng phạm vi kiểm tra, thanh trakhi phát hiện có rủi ro, hoặc để tìm chứng cứ xác minh
+ Nhóm đối tượng trọng điểm: Đối tượng thanh tra, kiểm tra thường làđối tượng nộp thuế lớn
Trang 18+ Địa điểm tiến hành: Thường ở trụ sở của người nộp thuế chứ khôngphải ở cơ quan thuế.
+ Thời gian: Thời gian thanh tra, kiểm tra toàn phần một đối tượng nộpthuế lớn thường là 60 ngày, đối tượng nộp thuế vừa thường là 30 ngày
1.1.3.3 Theo địa điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Công tác kiểm tra các hồ
sơ liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của cơ sở kinh doanh được thựchiện tại cơ quan thuế;
Thanh tra, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh: Công việc thanh tra, kiểm trađược thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế; cho phép cán bộ thanh tra, kiểmtra tiếp cận với tình hình thực tế, tài liệu cụ thể của cơ sở kinh doanh như các
sổ sách, chứng từ kế toán, quỹ tiền mặt thực tế, sản phẩm tồn kho thực tế…
1.1.4 Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra thuế
1.1.4.1 Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế
Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế bao gồm các nội dung sau:
* Thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế:
Nội dung thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế là xem xét trên từng địa bàn,trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạtđộng sản xuất kinh doanh; số lượng đơn vị đã đăng ký và chưa đăng ký thuế
Với mỗi cơ sở kinh doanh, khi thanh tra, kiểm tra cần đi sâu xem xéttính pháp lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu
kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm ngànhnghề kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch, nhằm pháthiện, xử lý gian lận trong đăng ký thuế
* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ:
Trang 19Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành sổ sách, kế toán, chế độ hoáđơn có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế Nội dung công tác nàybao gồm:
+ Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của các cơ
sở kinh doanh: Kiểm tra việc mở sổ sách kế toán, việc quản lý và sử dụng cácloại chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán; chế độ ghichép cập nhật sổ sách
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng
từ, hoá đơn, bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việchạch toán sai để trốn lậu thuế
* Thanh tra, kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế:
+ Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuếphải nộp, số thuế đã nộp, số thuế miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của
cơ sở kinh doanh
+ Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của cơ sở kinh doanh làxác định xem cơ sở có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuếkhông, có chậm nộp tiền thuế để chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước để làmvốn kinh doanh không, có nợ đọng tiền thuế không
1.1.4.2 Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế
Thanh tra, kiểm tra việc hướng dẫn thi hành pháp luật thuế: Kiểm tra cácquy trình chuẩn của việc soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hànhluật, thẩm tra tính đúng đắn, tính nhất quán, tính liên kết, tính liên tục, tínhhiệu lực pháp lý của các văn bản do ngành Thuế ban hành
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theoquy định của Nhà nước Nội dung công tác thanh tra này bao gồm:
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành công tác tuyên truyền, giải thích,hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh thuế;
Trang 20+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lýthuế như quy trình đăng ký thuế, công tác tính thuế, công tác miễn, giảm,hoàn thuế, đôn đốc thu nộp thuế,
+ Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức xây dựng dự toán, phân bổ dự toán,
tổ chức thực hiện dự toán thu thuế của cơ quan thuế các cấp;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thuế, gồm: Kếtoán thu nộp tiền thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng tạm giữ và tịch thu;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thu nộp tiền thuếcủa cơ quan thuế, gồm: Kiểm tra việc chấp hành những quy định về sử dụngbiên lai, ấn chỉ thuế, tổ chức đối chiếu giữa cơ quan thuế và Kho bạc;
+ Thanh tra, kiểm tra việc cấp phát sử dụng, thanh toán, quyết toán,bảo quản ấn chỉ và việc in ấn các loại ấn chỉ thuế (nếu có), ;
+ Kiểm tra việc xử lý các vi phạm về thuế, về hàng hoá tạm giữ, tịchthu, gồm: Kiểm tra về phạm vi, thẩm quyền xử lý; căn cứ xử phạt, thủ tục xử
lý theo quy định; kiểm tra việc bán đấu giá và tiêu huỷ hàng hoá, tang vật tịchthu theo quy định; kiểm tra việc tổ chức cưỡng chế thuế
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, quản lý thu chitài chính:
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, bao gồm:Kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ kế toán, kiểm tra việc chấp hành quychế quản lý luân chuyển nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán,kiểm tra việc mở và ghi chép sổ kế toán, khóa sổ kế toán, bảo quản và lưu trữ
sổ kế toán;
+ Thanh tra, kiểm tra việc lập dự toán kinh phí, sử dụng kinh phí doNhà nước cấp phát;
Trang 21+ Thanh tra, kiểm tra việc trích lập, sử dụng quỹ của Ngành, căn cứtrích quỹ, tỷ lệ trích, số tiền được trích quỹ, số đã tạm trích, việc phân phối sửdụng quỹ,
Thanh tra, kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tổ chức tiếp dân, tiếp nhận cáckhiếu nại, tố cáo của công dân: Địa điểm tiếp dân, nội dung tiếp dân, phâncông cán bộ tiếp dân, mở sổ sách theo dõi đơn, thư khiếu nại;
+ Thanh tra, kiểm tra việc xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo:Kiểm tra việc chấp hành thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra chất lượng, hiệu quả giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc tuân thủ các quy định xử lý của các đối tượng
có liên quan sau khi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết
1.1.5 Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế
Phương pháp thanh tra, kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việcphát huy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra Những phương pháp được
sử dụng trong công tác thanh tra, kiểm tra bao gồm:
1.1.5.1 Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro
Xét riêng trong lĩnh vực quản lý thuế, rủi ro được hiểu là những tổnthất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuếtrong một môi trường, hoàn cảnh cụ thể
Quản lý rủi ro là một quá trình nhận diện, đánh giá, phân tích để cóphương án giải quyết một cách có hệ thống nhằm tối đa hoá khả năng xảy rakhi có hệ quả tích cực và tối thiểu hoá khả năng xảy ra khi có hệ quả tiêu cực.Quản lý rủi ro có thể được hiểu là quá trình lựa chọn và thực hiện các giảipháp trong bối cảnh nguồn lực có hạn để giảm thiểu nguy cơ xấu đe doạ đến
sự thành công của một tổ chức Quản lý rủi ro cũng là một quá trình đo lườnghay đánh giá về quy mô và tính chất nghiêm trọng của một sự việc, một hiện
Trang 22tượng, một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lược quản lý rủi ro Như vậy, điềuquan trọng trong quản lý rủi ro là dành ưu tiên mọi nguồn lực vào quản lýnhững rủi ro có thể gây ra tổn thất lớn nhất và những rủi ro có nhiều khả năngxảy ra nhất, tiếp đến là quản lý những rủi ro có tổn thất thấp hơn và ít có khảnăng xảy ra hơn.
Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế thựcchất là việc phân loại, đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêuthức rủi ro về thuế nhằm xác định những người nộp thuế có mức độ tuân thủthấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểmtra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để thanh tra, kiểm tra những người nộpthuế có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năngxảy ra nhất
Vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế phảituân theo những nguyên tắc nhất định và phải theo một quy trình cụ thể Quytrình được xây dựng trong công tác quản lý rủi ro bao gồm 7 bước Bao gồm:
Bước 1: Xác định hoàn cảnh có thể xảy ra rủi ro;
Bước 2: Nhận diện rủi ro, bao gồm bản thân rủi ro và nguyên nhân của rủi ro; Bước 3: Đánh giá rủi ro;
Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm ẩn (Loại bỏ rủi ro, Giảm thiểu rủi ro, Chia sẻ rủi ro,
Chấp nhận rủi ro);
Bước 5: Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro, nhằm đối phó hoặc kiểm soát phù
hợp để xử lý từng rủi ro;
Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro;
Bước 7: Rà soát, đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro.
1.1.5.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh
Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp nghiệp vụ được sửdụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế
Trang 23Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần tiến hành đối chiếu, so sánh các nộidung cần thanh tra, kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thựccủa nội dung cuộc kiểm tra: Đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểmtra với các đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổtổng hợp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa số liệu báo cáo và thực tế,giữa nội dung tài liệu, báo cáo sổ sách, chứng từ với chuẩn mực…
1.1.5.3.Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết
Phương pháp này gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều, khi kiểmtra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết tới tổng hợp như trình tựhạch toán kế toán Kiểm tra từ tổng hợp tới chi tiết giúp cán bộ phát hiệnnhững mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thường để tiến hành thanhtra, kiểm tra, tránh dàn trải không trọng tâm
Kiểm tra số liệu tổng hợp được tiến hành với các số liệu đã được tổnghợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp (Bảng tổnghợp tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh…), rút ra nhận xét tổng quát và vấn
đề cần đi sâu kiểm tra
Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tếphát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết
1.1.5.4 Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc
Bao gồm: Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh; Kiểm tratheo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chi tiền mặt; chứng từ nhập, xuất vậttư…; Kiểm tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của mộtloại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung
1.1.5.5 Phương pháp kiểm tra bổ trợ
Phương pháp kiểm tra bổ trợ bao gồm: Phương pháp quan sát; Phươngpháp phỏng vấn; Phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần; Phương pháptoán học như số học, toán kinh tế…
Trang 241.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TRONG QUẢN LÝ THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.2.1 Vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế trong hoạt động quản lý thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lýthuế; cụ thể được thể hiện ở các vai trò sau:
Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế góp phần hoàn thiện cơ chế, chínhsách pháp luật về thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế Cơ chế, chính sáchpháp luật về thuế bao gồm cơ chế, chính sách pháp luật của nhiều sắc thuếkhác nhau và thay đổi theo tình hình kinh tế - xã hội và theo các chính sáchthuế quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Về cơ bản, mỗi chínhsách thuế khi ban hành đều phải được nghiên cứu kỹ và căn cứ trên tình hìnhthực tế Tuy nhiên, do chính sách thuế còn nhiều hạn chế nên trong quá trìnhthực thi vẫn còn gặp nhiều khó khăn Công tác thanh tra, kiểm tra thuế chính
là công cụ cung cấp các căn cứ, bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chânthực, chính xác các diễn biến về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của ngườinộp thuế Thông qua đó, chính sách thuế sẽ được bổ sung, hoàn thiện cho phùhợp với tình hình thực tế
Thanh tra, kiểm tra thuế là phương tiện ngăn ngừa, răn đe các hành vi viphạm pháp luật thuế Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tíchthông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành phápluật thuế của người nộp thuế, thu thập và xác minh các chứng cứ để xác địnhhành vi vi phạm pháp luật thuế Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế vừaphòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, vừa sử dụng các biện phápchế tài, các quyết định hành chính nhằm xử lý và răn đe hành vi vi phạm phápluật thuế
Trang 25Thanh tra, kiểm tra thuế góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế giúp phát hiện các trường hợptrốn, tránh, lách thuế của người nộp thuế, góp phần tăng thu rất lớn cho ngânsách nhà nước.
Như vậy, thanh tra, kiểm tra giúp hoàn thiện công tác triển khai thựchiện pháp luật thuế, đồng thời với việc triển khai thực hiện các thủ tục hànhchính thuế Thông qua hoạt động thanh tra, kỉểm tra thuế phát hiện nhữnghành vi vi phạm pháp luật thuế để kịp thời chấn chỉnh, góp phần tăng thungân sách nhà nước
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong
quản lý thuế ở nước ta hiện nay
Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát huy tối đa vai trò củacông tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý thuế Môi trường kinh tế,
xã hội thay đổi thì chính sách thuế cũng phải thay đổi và hoàn thiện cho phùhợp Với điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thìchính sách thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải luôn hoàn thiện, làmmới các phương pháp, chính sách quản lý, kiểm tra nhằm đạt được các mụctiêu đề ra của hệ thống thuế trong giai đoạn này, cụ thể trước mắt đó là
“Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2020” Do đó, hoàn thiện côngtác thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết trong quản lý thuế ở Nước ta hiện nay,xuất phát từ các yêu cầu cụ thể sau:
* Xuât phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo tính hiệu quả trong công tác quản lý thuế:
Yêu cầu rất quan trọng của một sự đổi mới của bất kỳ một hệ thốngquản lý nào đó là hệ thống xây dựng sau đổi mới phải đạt được tính hiệu quảhơn hệ thống cũ Yêu cầu hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra thuếphải được nâng cao dựa trên hai yếu tố là yếu tố hiệu quả về phía hệ thống
Trang 26thuế và yếu tố hiệu quả đối với người nộp thuế Yếu tố hiệu quả của hệ thốngthuế thể hiện ở việc sử dụng các phương pháp quản lý thuế sao cho số thu vàongân sách Nhà nước là cao nhất nhưng chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất.Hiệu quả đối với người nộp thuế thể hiện ở sự thuận lợi trong việc thực hiệnnghĩa vụ thuế đối với Nhà nước: thủ tục, quy trình quản lý thuế đơn giản,thuận tiện cho việc nộp thuế, không bị gây phiền hà, chất lượng các hồ sơthuế của người nộp thuế cao, thể hiện trình độ chuyên môn của người nộpthuế đối với lĩnh vực thuế đã được nâng cao… Trong điều kiện hiện nay, khitính hiệu quả của hệ thống thuế, công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa cao, đểđảm bảo yêu cầu này được thực hiện thì việc hoàn thiện công tác thanh tra,kiểm tra thuế là cần thiết.
* Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính tuân thủ chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế
Tăng cường hoạt động quản lý đối với người nộp thuế nhằm đảm bảohoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật Một trong những điểm hiện đại trongquản lý thuế thể hiện ở tự khai tự nộp thuế, tôn trọng tính tự giác của ngườinộp thuế Sự quản lý của cơ quan thuế được chuyển sang theo hướng tậptrung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp vớiquy định của pháp luật Điều đó đòi hỏi tính tuân thủ của người nộp thuế phảicao đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước; đồng thời hệ thốngcác văn bản pháp luật thuế phải đầy đủ, rõ ràng, phù hợp, chế tài phải đủmạnh để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế Với tình hình hiện nay,trình độ chuyên môn, ý thức tự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuếcòn hạn chế, luôn tìm cách tránh, trốn và lách thuế đòi hỏi công tác thanh tra,kiểm tra phải luôn hoàn thiện để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạmluôn thay đổi, xử phạt nghiêm minh, có tác dụng răn đe Khi đó, sự tuân thủpháp luật thuế của người nộp thuế mới được nâng cao
Trang 27* Xuất phát từ yêu cầu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
Chính sách thuế phải được xây dựng sao cho phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội, phù hợp với chính sách thuế quốc tế; đồng thời phải đảm bảo cho
số thu vào ngân sách nhà nước là nhiều nhất Thông qua thanh tra, kiểm tragiúp phát hiện sai phạm về thuế, truy thu thuế, giúp tăng nguồn thu Công tácthanh tra, kiểm tra thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung phải thực hiện thuđúng, thu đủ; kiểm soát được tất cả các đối tượng chịu thuế Để đảm bảo cácmục tiêu hệ thống thuế đề ra trong từng giai đoạn kinh tế - xã hội, công tácthanh tra, kiểm tra cũng phải luôn hoàn thiện, sao cho đảm bảo được về mặtchuyên môn, đồng thời phương pháp thanh tra, kiểm tra được thiết lập saocho thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất, tăng nguồn thu lớn cho ngânsách nhà nước, đảm bảo được mục tiêu dự toán đề ra theo từng giai đoạn
Một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế chính là phảiđảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộpthuế Phạm vi điều tiết của thuế là rất rộng, bao gồm toàn bộ các đối tượng, cánhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Việc thực hiện nghĩa vụ thuếluôn luôn phải được đảm bảo về mặt công bằng xã hội Trong bối cảnh hệthống thuế đang dần hoàn thiện, thì việc điều tiết thuế đối với từng đối tượng
sẽ thay đổi cho phù hợp nhưng tính công bằng luôn phải được đảm bảo
* Xuất phát từ thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay ở Nước ta nói chung và Cục thuế tỉnh Hà Giang nói riêng:
Công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay ở Nước ta nói chung và Cục thuếtỉnh Hà Giang vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi trong thời gian tới cầnphải được hoàn thiện hơn nữa, cụ thể:
Trang 28+ Tình trạng gian lận về thuế còn khá phổ biến ở một số các khoản thu,sắc thuế nhưng chưa được phát hiện, gây giảm nguồn thu ngân sách nhà nước
+ Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế còn áp dụng trên tất cả các cơ
sở kinh doanh, không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gianlận của người nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra đúngđối tượng, gây phiền hà cho doanh nghiệp khi không có hành vi gian lậnnhưng vẫn kiểm tra, lãng phí nguồn nhân lực và chi phí cho cơ quan thuế
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra,kiểm tra còn hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp, do hạn chế từ cán bộ thuế,
do đó các cuộc thanh tra, kiểm tra kéo dài, làm giảm hiệu quả của cuộc thanhtra, kiểm tra
+ Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với khối lượngcông việc, do đó mà thanh tra, kiểm tra chưa phát huy hết được vai trò thực sựtrong công tác quản lý thuế
+ Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra dù đã được cải thiện nhiều, tuynhiên còn yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; nghiệp vụ kinh tế -tài chính để tiến hành phân tích hồ sơ thuế để phát hiện sai phạm, còn tồn tạicác trường hợp vụ lợi cá nhân trong công việc
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế cònthấp, chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với chiến lược hiện đại hoángành thuế
Xuất phát từ các yêu cầu cấp thiết và từ các hạn chế còn tồn tại trongcông tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng,đòi hỏi phải hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyênnghiệp, hiện đại, toàn diện, sâu sắc; hoàn thiện về phương pháp, bộ máy tổchức, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhằm nângcao hiệu quả, phát huy cao nhất vai trò công tác thanh tra, kiểm tra thuế tronghoạt động quản lý thuế
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CÔNG TÁC THUẾ TẠI CỤC
THUẾ TỈNH HÀ GIANGTHỜI GIAN QUA
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Hà Giang nói riêngtrong giai đoạn 2011 - 2013 có nhiều biến động: thiên tai, dịch bệnh, ảnhhưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới những năm 2007 - 2009 Cũngtrong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách thuếmới như Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân… và sửa đổi, bổ sungLuật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thực hiện các ưu đãi giảm, gia hạn nộp thuế nhằm ngăn chặnsuy giảm kinh tế (Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ, Thông tư52/2011/TT-BTC, Nghị định 60/2012/NĐ - CP) đã tác động không nhỏ đếnnguồn thu ngân sách trên địa bàn
Trong những năm qua, Cục thuế tỉnh Hà Giang luôn được sự quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế,của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang; sự phốihợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, các cấp trong công tác thuế Đại
đa số người nộp thuế luôn phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để duy trì,phát triển sản xuất kinh doanh và chấp hành tốt pháp luật thuế Đặc biệt với
sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, ngành thuế Hà Giang đã đề
ra và triển khai đồng bộ, có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, những biệnpháp công tác Do vậy kết quả thu ngân sách những năm gần đây: 2011 -
Trang 302013 của Cục thuế tỉnh Hà Giang luôn hoàn thành vượt mức dự toán đượcgiao, đạt tốc độ tăng trưởng và số thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
Năm 1991 là năm mới chia tách tỉnh, nguồn thu còn nhỏ bé chỉ thu vẻnvẹn được 1 tỷ 970 triệu đồng, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các bộngành Trung ương đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan, Ban ngành của tỉnhnên nguồn thu về xây dựng cơ bản tăng lên đáng kể, đến năm 1995 số thu nộpngân sách đã tăng lên 24 tỷ 508 triệu đồng, ngoài nguồn thu lớn về xây dựng
cơ bản thì các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh Công thương nghiệp Ngoàiquốc doanh cũng tăng khá, nhiều doanh nghiệp được thành lập và đăng kýkinh doanh ở nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, các hộ kinh doanh cáthể ra kinh doanh ở các huyện, thị xã cũng tăng lên cả về số lượng và quy môkinh doanh, đáp ứng nhu cầu về hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân, là cở sở kinh tế quan trọng để tăng thu ngân sách dovậy đến năm 2000 số thu nộp ngân sách đã tăng lên 39 tỷ 200 triệu đồng, tốc
độ thu nộp ngân sách các năm sau đều có tỷ lệ tăng cao so với năm trước, đếnnăm 2005 số thu đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000 Hết năm 2010 số thunộp ngân sách đạt 445,185 tỷ đồng (đây là năm đầu tiên ngành Thuế HàGiang vượt kế hoạch cao nhất từ trước đến nay và được Tổng Cục Thuế xếpthứ 11 toàn quốc về vượt kế hoạch thu NSNN năm 2010) đạt 163% dự toánTrung ương, 155% dự toán tỉnh
Năm 2011 UBND tỉnh giao nhiệm vụ thu thuế và phí: 484 tỷ đồng tăng6% so với dự toán Trung ương và tăng 68% so dự toán năm 2010 Kết quảnăm 2011 thu từ thuế và phí thực hiện được: 565, 581 tỷ đồng đạt 123% dựtoán Trung ương, 117% dự toán Tỉnh và tăng 27% so cùng kỳ Ghi nhận vàbiểu dương thành tích kết quả của Cục thuế tỉnh Hà Giang năm 2011, Nhànước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ngành Thuế HàGiang và Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể phòng và nhiều Bằng
Trang 31khen, Giấy khen của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cho tập thể, cánhân Chi cục và các phòng có thành tích xuất sắc.
Kết quả thu từ thuế và phí năm 2012 là: 729,628 tỷ đồng đạt 120,5 %
dự toán Trung ương; 117,6 % dự toán tỉnh, 112,2 % dự toán phấn đấu và tăng29% so cùng kỳ Nối tiếp thành tích đó, năm 2013, Cục thuế tỉnh Hà Giangtiếp tục vượt 17% so với dự toán Trung Ương và đạt 868,257 tỷ đồng
Từ ngày 01/07/2007 khi Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệulực thi hành cũng là lúc Cục thuế tỉnh Hà Giang hoàn tất bộ máy quản lý theo
mô hình chức năng Mô hình mới này đã chuyển từ cơ chế chuyên quản sang
cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
về kết quả kê khai, xác định số thuế của mình Cơ quan thuế thực hiện giámsát và tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ; Công tác thanh tra, kiểm trathực hiện theo hướng quản lý rủi ro, kiểm tra những đơn vị có nghi vấn, có sốthuế xin hoàn lớn, có doanh thu bất thường Việc chuyển đổi công tác quản
lý thuế và tổ chức bộ máy của Cục thuế tỉnh Hà Giang theo mô hình chứcnăng chính là để thực hiện có hiệu quả Luật Quản lý thuế trên địa bàn tỉnhngay từ những ngày đầu Luật có hiệu lực và đáp ứng yêu cầu của công tácquản lý thuế trong bối cảnh nước ta đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế,góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế do chuyên môn hóa, chuyên sâu,chuyên nghiệp theo từng chức năng Mặt khác còn tạo điều kiện cho ngườinộp thuế tăng cường tính tự giác, giảm chi phí tuân thủ luật thuế của ngườinộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế, hạn chế những hiện tượng tiêucực, tham nhũng trong quản lý thuế, do mỗi bộ phận thực hiện một chứcnăng, các bộ phận có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau…Việc thực thi tốt Luậtquản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp đã đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồnthu, chống thất thu, giảm nợ đọng, tăng thu cho ngân sách nhà nước
Trang 32Để công cuộc cải cách vận hành đồng bộ, đạt hiệu quả cao nhất, Cụcthuế tỉnh Hà Giang đã xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, có trọngtâm trọng điểm, sát hợp với yêu cầu của từng đơn vị Tập trung hiện đại hoácác trang thiết bị, phương tiện thông tin để đưa ứng dụng tin học vào các khâucủa quy trình quản lý thuế Trên cơ sở đó xây dựng mạng diện rộng, tăngcường trao đổi thông tin với các ngành có liên quan, giữa các bộ phận để nắmbắt thông tin kịp thời phục vụ cho quản lý thu thuế hiệu quả hơn
Đặc biệt, những năm gần đây, Hà Giang với tốc độ tăng trưởng doanhnghiệp khoảng 20 - 30 %/năm Trong khi đó, nguồn nhân lực ngành thuế cònhạn chế, trụ sở chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý thuế thì việc áp dụng triệt đểcông nghệ thông tin hiện đại vào quản lý là đòi hỏi bức thiết hướng tới lợi íchdoanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người nộp thuế và tăngcường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Chính vì vậy, năm 2009 Cục thuế
đã triển khai thành công nhiều dự án hiện đại hoá mang lại hiệu quả thiếtthực
Năm 2009, Cục thuế tỉnh Hà Giang bắt đầu thực hiện cơ chế “mộtcửa” tại cơ quan thuế các cấp và đến năm 2013 thực hiện cơ chế “một cửa liênthông” giữa Sở Kế hoạch Đầu tư, Công an và Cục thuế tỉnh, Thành phố HàGiang, huyện Bắc Quang trong việc cấp đăng ký kinh doanh, mẫu dấu và mã
số thuế cho doanh nghiệp Theo đó, các thủ tục hành chính đã được đơn giảnhơn, nhanh chóng, kịp thời đúng pháp luật, không gây phiền hà, giảm chi phí,tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế
Cũng trong năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việctriển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào công tác quản lýthuế, Cục thuế tỉnh Hà Giang đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 lần đầu tiên Đây là chủ trươngcủa ngành thuế trong việc cải cách thủ tục thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho
Trang 33người nộp thuế trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính thuế, rút ngắnthời gian và chi phí đi lại cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế củamình đối với ngân sách Nhà nước, giúp người nộp thuế có thể giám sát đượcviệc thực thi pháp luật của cơ quan thuế, tác động tích cực đến quá trình thunộp ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh mặt khác thông qua việc áp dụng hệthống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 sẽ giúp cán bộ công chứcngành thuế nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ, tiếp nhận các ýkiến phản hồi của người nộp thuế; kiểm soát thái độ ứng xử của cán bộ côngchức đối với người nộp thuế trong quá trình giải quyết, xử lý các hồ sơ, thựchiện tốt Tuyên ngôn của ngành Thuế “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêmchính - Đổi mới” Xác định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2008 sẽ làm giảm các thủ tục hành chính thuế và mang lại nhiều tiện íchnhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế một cách khoa học, hợp lý nhưxác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng công chức đó là: rõ việc, rõngười (ai làm, trách nhiệm, quyền hạn), rõ việc (việc gì); Tạo ra một hệ thốngquy trình giải quyết cụ thể cho mỗi nhiệm vụ; Hệ thống tài liệu, hồ sơ đượcsắp xếp, kiểm soát chặt chẽ; khắc phục được những sai sót trong quá trình giảiquyết công việc một cách triệt để, ngăn ngừa sự tái diễn; không ngừng đổimới phương pháp làm việc; đồng thời giúp lãnh đạo Cục thuế tỉnh Hà Giangkiểm soát được quá trình giải quyết công việc của các Phòng chức năng vàChi cục Thuế các huyện, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộpthuế, công khai minh bạch khi giải quyết các thủ tục hành chính thuế đối vớingười nộp thuế, tránh được những sai sót trong quản lý thuế
Chính vì vậy, đầu năm 2013 Ban lãnh đạo Cục quyết định triển khaixây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO9001:2008 lần 2 đối với Cục thuế tỉnh Hà Giang và lần 01 đối với các Chi cụcThuế trực thuộc vào công tác quản lý thuế Ngày 31/12/2013 Tổng cục Tiêu
Trang 34chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam đã Quyết định cấp Giấy chứng nhận hệthống quản lý chất lượng trong hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhànước và giải quyết thủ tục hành chính về thuế cho Cục thuế tỉnh Hà Giang và
07 Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh Hà Giang phù hợp tiêu chuẩn quốcgia TCVN ISO 9001: 2008
Trong 2 năm 2011 và 2012, Cục đã xây dựng và triển khai hai Đề án đó
là : “Tăng cường phòng ngừa ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũngnhiễu, thông đồng của cán bộ công chức thuế đối với người nộp thuế” và “Đề
án đổi mới công tác tiếp dân theo quy định” Tháng 1 năm 2012 thực hiện quychế luân phiên, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác đối với lãnh đạoCục và một số Phòng thuộc Cục
Dự án “Nộp hồ sơ khai thuế qua mạng” ( iHTKK ) sau hơn 1 năm triểnkhai, Hà Giang đã thành công với 334 doanh nghiệp đã thực hiện Việc nộp
hồ sơ khai thuế qua mạng được thao tác đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đảmbảo số liệu kê khai của các doanh nghiệp được cập nhật chính xác, vừa giúpdoanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí, vừa giảm áp lực công việccho cán bộ thuế, hạn chế lượng hồ sơ lưu trữ tại cơ quan thuế
Tháng 5 năm 2014, Cục thuế triển khai chuyển đổi mô hình ứng dụngquản lý thuế hiện hành của Chi cục sang mô hình ứng dụng quản lý thuế mới(hệ thống ứng dụng quản lý thuế mô hình Cục – MHC) Do hệ thống ứngdụng đang sử dụng của Chi cục được triển khai phân tán, cơ sở dữ liệu củatừng ứng dụng chưa tự động đồng bộ hoá với nhau Ứng dụng Quản lý thuếcấp Chi cục là ứng dụng cốt lõi của hệ thống được lập trình bởi ngôn ngữFoxpro for Windows không còn là hệ quản trị cơ sơ dữ liệu tiên tiến, khôngcòn phù hợp với việc quản lý số lượng lớn người nộp thuế cho cả doanhnghiệp và hộ cá thể và đặc biệt không tương thích được với cơ sơ dữ liệu củaứng dụng khai thuế điện tử tập trung của ngành Thuế Quản lý thuế mô hình
Trang 35Cục thuế cung cấp công cụ quản lý tiên tiến với hệ quản trị cơ sở dữ liệuOracle, đáp ứng yêu cầu của các Chi cục trong việc quản lý số luợng lớn NNT
và số thu lớn từ các doanh nghiệp Tạo được một cơ sở dữ liệu quản lý thuếđầy đủ có tính an toàn và bảo mật cao Phục vụ cung cấp số liệu cho lãnh đạothông tin về người nộp thuế chính xác, kịp thời Nâng cao khả năng ứng dụngtin học và quản trị hệ thống tin học trong công tác nghiệp vụ của cán bộ Chicục Thuế Nâng cao khả năng phục vụ và hỗ trợ người nộp thuế trong việcthực hiện nghĩa vụ và quyền lợi nộp thuế
Ngoài công tác chuyên môn, Cục thuế còn quan tâm tới các hoạt độngđoàn thể, các phong trào thi đua, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng,làm tốt công tác từ thiện Trong nhiều năm qua hưởng ứng các đợt phát độngcủa tỉnh Ngành thuế đều tổ chức quyên góp ủng hộ các tỉnh Nam bộ,Trung bộ
bị bão lụt, ngày vì người nghèo, ủng hộ tiền và vật chất cho nhân dân huyệnYên Minh, Bắc Mê bị thiên tai lũ quét,Trung tâm dạy nghề - Hội Phụ nữtỉnh…
Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ, Ngành thuế được phân công giúp
đỡ xã Nậm Khoà huyện Hoàng Su Phì, xã Sính Lủng, xã Thài Phìn Tủng huyện Đồng Văn, cùng với cấp uỷ, chính quyền huyện, xã triển khai công tácxoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, chống truyền đạo trái phép, xây dựng pháttriển kinh tế và văn hoá xã hội, từ năm 1999 đến năm 2007 ngành đã cử 03cán bộ có trình độ đại học trực tiếp ở xã cùng cấp uỷ, chính quyền địa phươnglãnh chỉ đạo toàn diện các mặt công tác tại xã, sau các đợt tăng cường đượccấp uỷ chính quyền huyện đánh giá là xã có chuyển biến tích cực trong sảnxuất, ổn định, đổi mới và phát triển, các đồng chí cán bộ tăng cường đều hoànthành tốt nhiệm vụ được giao được cấp trên khen thưởng
Lần lượt các năm 1999, 2004, 2010 Chủ tịch nước đã tặng thưởngHuân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất cho Cục; 8 tập thể và
Trang 3605 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba; 01 cá nhânđược tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, 16 tập thể và 16 cá nhânđược Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Bằng khen của Bộ Tàichính, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA
2.2.1 Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế và nhiệm vụ, chức năng
của thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang
2.2.1.1 Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế
Cục thuế tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số336/TCT/TCCB ngày 31/08/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chia tách địa giới hành chính cáchuyện trong tỉnh, qua nhiều lần thay đổi về tổ chức bộ máy, đến nay cơ cấu tổchức bộ máy hoạt động của ngành sau khi thực hiện Quyết định số 115/2010/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức bộ máy Cục gồm
11 Chi Cục Thuế các huyện, Thành phố với 58 tổ, đội thuế và Văn phòng Cụcvới 11 phòng Nghiệp vụ- chức năng thực hiện chức năng tham mưu giúp việccho Ban Lãnh đạo Cục trong việc tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt độngcủa toàn ngành và thực hiện các chức năng quản lý thuế theo quy định củaLuật Quản lý thuế
Thi hành Luật quản lý thuế, Cục thuế tỉnh Hà Giang đã thay đổi cơ cấu
tổ chức bộ máy từ chế độ quản lý đối tượng sang cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý theo chức năng là chủ yếu bao gồm bốn chức năng: Tuyên truyền hỗ trợngười nộp thuế, Kê khai kế toán thuế, Thanh tra - Kiểm tra thuế, Quản lý nợ vàcưỡng chế nợ thuế Cục thuế tỉnh Hà Giang cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ
Trang 37của từng bộ phận trong cơ quan thuế, phân rõ đầu mối triển khai thực hiện vàtrách nhiệm phối hợp giữa các bộ phận Trong năm 2010, Cục thuế đã kiệntoàn tổ chức bộ máy các Chi cục Thuế theo mô hình mới Bộ máy thanh tra,kiểm tra thuế ngoài những công tác chuyên môn cũng đều phải chấp hành sựchỉ đạo của lãnh đạo Cục thuế; về công tác chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật; côngtác quy hoạch cán bộ; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân phiên, luânchuyển; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế Tính đến hết 2010 toàn ngành
đã có 370 cán bộ, công chức, trình độ chuyên môn và Lý luận chính trị đượctăng lên cả về số lượng và chất lượng cụ thể như sau: Sau Đại học 03 người,Đại học 188 người, Cao đẳng 43 người, Trung cấp 136 người ; Trình độ lý luậnchính trị: Cử nhân 3 người, Cao cấp 26 người, Trung cấp 10 người
Trong 3 năm qua, Cục thuế đã tổ chức đào tạo 28 lớp tập huấn cho2.233 lượt cán bộ công chức các phường và Chi Cục Thuế các huyện, thànhphố trực thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ Đồng thời Cục thuế cũng đã cử1.128 lượt cán bộ tham gia tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế
tổ chức
Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thốngdọc, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu của cơ quan thuế cáccấp, bao gồm: Phòng thanh tra thuế, phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế; Độithanh tra thuế và đội kiểm tra thuế thuộc các Chi cục Thuế; cụ thể:
- Phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng phòng thanh tra, cácPhó phòng thanh tra, cùng chuyên viên chính hoặc kiểm soát viên chính; hoặcchuyên viên, kiểm soát viên thuộc biên chế của phòng thanh tra thuế Phầnlớn lực lượng cán bộ tại phòng thanh tra thuế là chuyên viên chính hoặc kiểmsoát viên chính, thanh tra viên thuế
Trang 38- Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng phòng kiểm tra, Phóphòng kiểm tra, chuyên viên chính, kiểm soát viên chính, chuyên viên hoặckiểm soát viên thuộc biên chế của Phòng kiểm tra thuế
- Đội kiểm tra thuế thuộc các Chi Cục Thuế có Đội trưởng, Phó Độitrưởng và cán bộ kiểm tra thuế thuộc biên chế Chi cục Thuế
Trong năm 2013, tổng số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tạiCục thuế tỉnh Hà Giang là 58 cán bộ; trong đó số cán bộ kiểm tra là 47 cán
(đơn vị)
Tăng, giảm
(%)
Số lượng
(cán bộ)
Tăng, giảm
(%)
Số lượng
(đơn vị /cán bộ)
Tăng, giảm
2011 là 20% Số lượng cán bộ kiểm tra, thanh tra cũng tăng qua các năm Do
đó, số lượng người nộp thuế quản lý bình quân một cán bộ tăng lên, năm 2013tăng 1,13 lần so với năm 2011 Qua đây, ta thấy khối lượng công việc của cáccán bộ thanh tra, kiểm tra ngày càng nhiều, đòi hỏi cao về chuyên môn và kỹnăng nghiệp vụ; đồng thời thấy được sự cần thiết của việc tăng số lượng cán
Trang 39bộ thanh tra, kiểm tra nhằm giảm bớt gánh nặng công việc, đảm bảo tốt đượcvai trò và nhiệm vụ từng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
- Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trựctiếp của Cục trưởng Cục thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ kiểm tracủa Ban thanh tra Tổng cục Thuế Phòng kiểm tra thuộc Cục thuế có nhiệm
vụ giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu tráchnhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lýtrực tiếp của Cục thuế;
- Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục Thuế thuộc hệ thống tổ chức kiểmtra, thanh tra thuế, là đơn vị trực thuộc Chi cục Thuế, thực hiện giám sát,kiểm tra kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịutrách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục Thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp củaChi cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của PhòngKiểm tra Cục thuế;
- Đội thanh tra thuế thuộc Chi cục Thuế thuộc hệ thống tổ chức kiểmtra, thanh tra thuế, là đơn vị trực thuộc Chi cục Thuế; thực hiện công tácthanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tốcáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộcphạm vi Chi cục Thuế quản lý Đội thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo
Trang 40trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểmtra của Phòng Kiểm tra Cục thuế
2.2.2 Khái quát nội dung Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế
2.2.2.1 Quy trình kiểm tra thuế
Quy trình kiểm tra thuế hiện được thực hiện theo Quyết định số528/QĐ-TCT ngày 29/05/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế; gồmquy trình kiểm tra tại cơ quan thuế, quy trình kiểm tra tại trụ sở người nộpthuế
• Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế
- Bước 1: Thu thập, khai thác, phân tích thông tin để kiểm tra hồ sơkhai thuế từ hệ thống sở dữ liệu của ngành; thông tin từ các cơ quan khác nhưKho bạc, Ngân hàng, Kiểm toán, thanh tra, công an, tài nguyên môi trường
- Bước 2: Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơkhai thuế: Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế; lựa chọn cơ sởkinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn; lựa chọn một
số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế hoặc theo chỉđạo của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên
- Bước 3: Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế
- Bước 4: Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế Kiểm tra việc ghi chép phảnánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế: kiểm tra các căn cứ tính thuế để xácđịnh số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quanThuế căn cứ vào nội dung nhận xét hồ sơ
• Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế
- Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra
Người nộp thuế sẽ được xem xét để chấp nhận hay không chấp nhậnhoãn thời gian kiểm tra trước thời điểm tiến hành kiểm tra tại trụ sở người