III- Các loại thuế khác
TRONG THỜI GIAN TỚ
1.2.2. Phát triển và mở rộng các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế
3.2.2.2.1. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải dựa trên tiêu thức đánh giá rủi ro; sử dụng các loại hình thanh tra, kiểm tra khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế phải được phân loại người nộp thuế trong phạm vi quản lý trên cơ sở quy mô hoạt động (doanh thu, số thuế phải nộp), địa bàn (tỉnh, thành phố), theo ngành kinh tế, thoả mãn mục tiêu kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành thuế đặt ra trong năm.
Chương trình thanh tra, kiểm tra được xây dựng phải đảm bảo người nộp thuế không bị thanh tra, kiểm tra trùng lắp bởi các cấp khác nhau và người nộp thuế không bị thanh tra, kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung trong một năm trừ trường hợp người nộp thuế đề nghị hoàn thuế, hoặc bị truy thu số thuế lớn trong kỳ thanh tra, kiểm tra trước hoặc thanh tra, kiểm tra bất thường trong trường hợp có chứng cứ vi phạm pháp luật thuế.
Trong khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần sử dụng các tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn người nộp thuế cụ thể tương ứng với các loại hình thanh tra, kiểm tra khác nhau.
3.2.2.2.2. Xây dựng chương trình kiểm tra, thanh tra hàng năm:
Chương trình thanh tra, kiểm tra cần được xây dựng hàng năm để phân bổ hợp lý nguồn lực thanh tra, kiểm tra. Chương trình này được hỗ trợ bởi hệ thống báo cáo thanh tra, kiểm tra; dựa trên phạm vi rộng với các tiêu thức đánh giá rủi ro để lựa chọn người nộp thuế thanh tra, kiểm tra; sử dụng các loại hình thanh tra, kiểm tra khác nhau dựa trên các trường hợp cụ thể.
- Phân loại người nộp thuế theo nhóm ngành kinh tế: Người nộp thuế được phân vào các nhóm ngành kinh tế tương ứng theo mã ngành kinh tế theo ngành nghề kinh doanh chính của người nộp thuế;
- Phân loại người nộp thuế theo quy mô với nhiều tiêu thức khác nhau (theo nguồn vốn, theo doanh thu, theo số thuế phải nộp…) và sẽ chi tiết, cụ thể với người nộp thuế có quy mô lớn.
*. Lựa chọn người nộp thuế qua một số tỷ suất (tính điểm):
Tỷ suất trong chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm được xác định tự động để xác định, lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra. Việc phân tích tài chính của người nộp thuế trong chương trình bao gồm tập hợp, chọn lọc các báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế và các hồ sơ liên quan khác về người nộp thuế, từ đó phân tích tình hình tài chính của người nộp thuế.
Một số chỉ số nhận biết ban đầu để đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ thuế có độ rủi ro cao như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp so với thu nhập, chi phí và tài sản;
- Những thay đổi cơ cấu cơ bản trong tập đoàn; - Các khoản chi phí lãi tiền vay cao;
- Các khoản chi bất thường;
- Các giao dịch tài chính phức tạp: bán tài sản; thuê lại tài sản… - Có nhiều giao dịch với các bên liên kết, tiền bản quyền, phí quản lý, phí dịch vụ được trả ở nước ngoài;
- Chuyển đổi lại đặc tính lợi tức hoặc chuyển lợi tức sang các tổ chức không bị đánh thuế;
- Bán các tài sản và khoản đầu tư lớn;
- Các khoản chi trả tiền bản quyền ra nước ngoài lớn và nộp ít thuế thu nhập;
- Có điều chỉnh về thuế lớn so với các thông tin tài chính công bố ra ngoài, thuế thấp hoặc không có thuế;
- Lịch sử có hành vi vi phạm về thuế.
*. Lựa chọn qua kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
Kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật người nộp thuế.
Thông qua những thông tin thu thập được, cán bộ kiểm tra, thanh tra tiến hành phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, quy mô và phân tích thông tin hồ sơ, thông qua việc so sánh và chỉ tiêu phản ánh kết quả kê khai nộp thuế và phân tích tình hình biến động của người nộp thuế.
Cách thức này đã và đang được triển khai tại Cục thuế tỉnh Hà Giang, tuy nhiên còn chưa được thực hiện theo chiều sâu; chưa phân tích được một cách linh hoạt và chất lượng, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Việc phân tích thông tin cần được thực hiện chuyên nghiệp hơn nữa, trong đó có phân tích cả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp (tình hình sản xuất bên trong doanh nghiệp) và nhân tố bên ngoài (chính sách, chế độ, thị trường…).
Việc xác định mức độ linh hoạt của thông tin; sự liên kết thông tin, các nghĩa vụ thuế có liên quan có thể kể đến như sau:
- So sánh số liệu về doanh thu về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong năm với khai thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Doanh thu phát sinh tăng nhưng không tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sau kỳ miễn giảm; nếu doanh nghiệp tăng đầu tư thì xem xét chi phí được trừ hoặc giá bán ra, giá mua vào;
- Doanh thu chịu thuế Giá trị gia tăng so với cùng kỳ tăng nhưng thuế Giá trị gia tăng phải nộp giảm hoặc có điều chỉnh làm giảm thuế;
- Hàng hóa bán ra trong tháng cuối năm tăng đột biến; tháng đầu năm sau giảm mạnh; trong thời gian đó có thay đổi về thuế suất thì có thể xem xét hợp đồng kinh tế, thẻ kho nhập - xuất - tồn để kiểm soát việc lợi dụng chính sách…
Lấy ví dụ đối với các tiêu thức và phương pháp phân tích với tờ khai thuế Giá trị gia tăng và gán điểm qua các tiêu thức như sau:
- Tỷ suất thuế Giá trị gia tăng phát sinh trên Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra (A) (Tỷ suất hiệu quả về thuế Giá trị gia tăng): sử dụng để đánh giá sự biến động của tỷ suất thuế phát sinh so với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra kỳ này so với cùng kỳ năm trước (A)
A = Thuế Giá trị gia tăng phát sinh (A1) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra Trong đó:
A1 = Thuế Giá trị gia tăng đầu ra - Thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Tỷ suất A được tính toán trong tháng và được tính hiệu số giữa kỳ này so với tỷ suất cùng kỳ năm trước. Sau đó thực hiện gán điểm: nếu hiệu số nhỏ hơn 0 thì gán điểm 2; nếu lớn hơn 0 thì gán điểm là 0.
-Tỷ lệ Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế Giá trị gia tăng trên Tổng Doanh thu Hàng hóa, Dịch vụ bán ra trong kỳ (B):
B = Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế Giá trị gia tăng Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra
Tỷ suất này cũng được tính trong tháng và tính hiệu số giữa tỷ suất kỳ này so với tỷ suất cùng kỳ năm trước. Sau đó thực hiện gán điểm: gán điểm 1 nếu hiệu số lớn hơn 0 và gán điểm 0 nếu hiệu số nhỏ hơn 0.
- So sánh tốc độ biến động doanh thu và thuế Giá trị gia tăng phát sinh (C):
C =
Doanh thu hàng hóa,
dịch vụ kỳ này -
Thuế Giá trị gia tăng phát sinh kỳ này
Doanh thu hàng hóa, dịch vụ cùng kỳ năm trước
Thuế Giá trị gia tăng phát sinh cùng kỳ năm trước Tương tự, thực hiện gán điểm với C như sau: nếu C lớn hơn 0 thì gán điểm là 1; nếu C nhỏ hơn 0, gán điểm là 0.
- Sau khi đã tiến hành gán điểm các chỉ tiêu trên, tiến hành tính tổng cộng điểm số các tiêu thức và sắp xếp rủi ro từ cao xuống thấp: điểm càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại.