III- Các loại thuế khác
TRONG THỜI GIAN TỚ
1.1. Tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế
hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của bất kỳ hoạt động quản lý nào. Do đó, kỹ năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của các cán bộ thanh tra, kiểm tra, các cán bộ thuế nói chung cần được phát triển và nâng cao, góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách hệ thống thuế đặc biệt là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
Công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành thuế Hà Giang nói chung và tại các phòng thanh tra, kiểm tra của Cục thuế tỉnh Hà Giang và các đội thanh tra, kiểm tra tại các Chi cục Thuế nói riêng trong những năm gần đây luôn được coi trọng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong thời gian tới, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua một số giải pháp sau:
- Tổ chức sắp xếp bố trí lại các cán bộ thanh tra, kiểm tra nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hiện đại hoá hệ thống thuế. Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế là trình độ chuyên môn tối thiểu phải đại học chính quy trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng, có thâm niên công tác trong ngành thuế và các ngành kinh tế khác ít nhất từ 2-3 năm trở lên; có kiến thức về kế toán, kinh tế, tài chính và các lĩnh vực khác, tuỳ theo địa bàn quản lý. Ngoài ra, cán bộ còn phải đáp ứng được các yêu cầu thực tế về trình độ tin học, trình độ tiếng anh, ít nhất là từ trình độ B trở lên. Trong đó, việc bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ làm việc tại các Phòng thanh tra, kiểm tra trên Văn phòng Cục và tại các Chi cục Thuế là rất cần thiết. Do đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng được về trình độ chuyên môn ngày càng
cao, kỹ năng về tin học, trình độ ngoại ngữ, năng động và khả năng tiếp thu, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, bảo đảm tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các phòng thanh tra, kiểm tra trên Văn phòng Cục và tại các đội kiểm tra tại các Chi cục; các cá nhân: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua tiêu chí này để đánh giá hiệu quả làm việc của từng cán bộ và sẽ ảnh hưởng tới chính thu nhập của cán bộ, qua đó cũng thúc đẩy cho các cán bộ phấn đấu trong công việc, có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý.
- Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cá nhân trong xử lý công việc, tạo ra tính chuyên môn hoá. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng phải quy định trách nhiệm của các cán bộ trong việc phối hợp, hỗ trợ giải quyết các công việc liên quan lẫn nhau, tránh tình trạng công việc bị trì hoãn, ảnh hưởng tới lợi ích người nộp thuế.
- Hàng tuần, hàng tháng các đơn vị phải có chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, có phương pháp tự đào tạo cho cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính kỷ luật trong công tác và tính tuân thủ pháp luật.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tính tuân thủ pháp luật của cán bộ thuế, từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn. Phòng Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm xây dựng đề án đào tạo và đào
tạo cán bộ nguồn, có kế hoạch chi tiết cách thức triển khai, thực hiện công khai minh bạch. Có thể thực hiện thông qua một số giải pháp cơ bản:
+ Thường xuyên triển khai nhiều đợt tập huấn tại Cục thuế, các Chi cục Thuế với các nội dung về chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế; phương pháp và quy trình quản lý theo cơ chế tự khai tự nộp thuế; các kiến thức và kỹ năng quản lý theo từng chức năng và lĩnh vực quản lý thuế; các chương trình tin học ứng dụng phục vụ cho quản lý thuế hiện đại; phương pháp giao tiếp ứng xử với người nộp thuế và đạo đức cán bộ thuế; các kiến thức chuyên môn khác...theo nhiều phương pháp và hình thức đào tạo khác nhau. Đối với mỗi lớp tập huấn, nội dung cần được ghi hình lại và được cập nhật trên trang web nội bộ ngành thuế. Về giáo viên giảng dạy, có thể kết hợp với các giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn và thực tế trong Trường đào tạo nghiệp vụ cán bộ thuế hoặc mời các chuyên gia nước ngoài để đào tạo chuyên sâu kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro.
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho lực lượng lãnh đạo về kỹ năng quản lý, tổ chức điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách khoa học, hiệu quả tại đơn vị.
+ Cử cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tham gia các lớp đào tạo chuyên viên chính, kiểm soát viên chính, các lớp quản lý nhà nước, thanh tra viên chính nhằm nâng cao trình độ chuyên môn lý luận chính trị.
+ Cử hoặc tuyển chọn cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế giỏi đi học tập; tham gia các khoá đào tạo chuyên môn ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng thanh tra, kiểm tra ở nước ngoài.
+ Đẩy mạnh công tác xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu bồi dưỡng cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; các giáo trình chuyên sâu về các sắc thuế nhằm đào tạo đội ngũ công chức thuế có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu chính sách thuế và tinh thông nghiệp vụ.
+ Xây dựng, ban hành các qui định, qui chế: Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ công chức; Quy chế bắt buộc và chế độ khuyến khích đào tạo đối với công chức; Qui chế phân cấp đào tạo, bồi dưỡng; Quy chế đối với giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm; Các qui định về quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; Qui chế tổ chức, quản lý các khóa bồi dưỡng, đánh giá kết quả học tập của học viên.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế.
- Quy hoạch các cán bộ tại các phòng chức năng khác có thể sẽ được điều chuyển lên phòng, đội thanh tra, kiểm tra. Căn cứ vào trình độ năng lực của các cán bộ tại các phòng chức năng khác và căn cứ vào nhu cầu cá nhân, nhu cầu công việc tại phòng thanh tra, kiểm tra hay các đội kiểm tra để xem xét, quy hoạch vào đội ngũ thanh tra, kiểm tra. Tổ chức các cán bộ trong quy hoạch này tham gia vào các lớp tập huấn về kỹ năng thanh tra, kiểm tra. Dựa vào quy hoạch đó, khi sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra hiện tại có thể thay thế được kịp thời các cán bộ, sàng lọc lại các cán bộ không còn đáp ứng được yêu cầu đặt ra theo yêu cầu hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế hiện tại.
- Phòng tổ chức cán bộ, lãnh đạo các Phòng thanh tra, kiểm tra, các Chi cục Thuế phải thường xuyên chấn chỉnh cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra về lề lối, tác phong, thái độ, cách hành xử trong công tác thanh, kiểm tra để ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong từng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Đào tạo được nguồn nhân lực giỏi, chất lượng trong hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế là rất khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ lớn từ ngành thuế, nhưng quan trọng nhất là các cán bộ thuế cần tự rèn luyện chính mình để ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngành thuế.