Thanh tra, kiểm tra về thuế theo một số lĩnh vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 90)

III- Các loại thuế khác

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra về thuế theo một số lĩnh vực

3.2.2.3.1. Doanh nghiệp xây dựng lắp đặt

Doanh nghiệp xây dựng lắp đặt tồn tại một số đặc điểm như: thanh toán chậm, chứng từ đầu vào phát sinh tại nhiều địa phương, căn cứ vào công trình thi công… Lĩnh vực này phát sinh nhiều hành vi vi phạm. Trong đó có thể kể đến các hành vi cơ bản sau:

- Chủ đầu tư đã có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, đã thanh toán tiền nhưng bên thi công lại không đưa vào doanh thu xác định kết quả kinh doanh trong kỳ mà treo trên công nợ ứng trước.

- Các công trình thực hiện trong thời gian dài, không tiến hành nghiệm thu từng phần mà thực hiện tạm ứng, treo trong nhiều năm;

- Kê khai hạch toán khống, chi phí máy xây dựng, chi phí thuê ngoài, chi phí nhân công thời vụ không theo từng công trình, gây khó khăn trong thanh tra, kiểm tra.

Trước những hành vi vi phạm rất khó khăn và phức tạp của lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra phải vững trong chuyên môn

nghiệp vụ, đồng thời phải vững trong nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ khác. Một số phương pháp kiểm tra, thanh tra có thế sử dụng:

- Yêu cầu cung cấp hợp đồng thực hiện;

- Kiểm tra đối chiếu hợp đồng xây lắp ký với chủ đầu tư; so sánh với các sổ sách kế toán. Đối chiếu với từng hạng mục hoàn thành theo thời gian với việc ghi chép trên sổ sách kế toán;

- Đối chiếu với việc thanh toán với các hạng mục hoàn thành;

- Đối chiếu chi phí tập hợp quyết toán với chi phí phát sinh theo từng lần nghiệm thu hoàn thành theo công trình; đối chiếu số liệu dự toán so với quyết toán;

- Kiểm tra xác định các công trình hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu, công trình đã hoàn thành nhưng Chủ đầu tư chưa thanh toán, các công trình ghi giảm doanh thu của năm trước, ghi giảm của năm báo cáo;

- Xác định số tiền người mua ứng trước theo trình tự thời gian để xác định doanh thu tính trước;

- Xác định cụ thể các công trình, hạng mục chịu thuế và không chịu thuế Giá trị gia tăng.

3.2.2.3.2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Hoạt động kinh doanh bất động sản hiện đang là lĩnh vực có số thu đóng góp cho Ngân sách Nhà nước khá lớn. Năm 2008, khoản thu về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt khoảng 15 tỷ đồng; năm 2009 là 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực này còn nhiều điểm chưa phù hợp. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra cần không chỉ tăng cường về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hoàn thiện về cơ chế chính sách để phát huy tối đa công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng số thu Ngân sách Nhà nước.

* Các hành vi vi phạm thuế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thường gặp:

- Vi phạm về kê khai doanh thu chịu thuế:

+ Đặc điểm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản đó là thời gian hoàn thành dài, thường là từ 3 - 4 năm kể từ khi được cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, ngay từ khi được cấp giấy phép, Chủ đầu tư thực hiện kêu gọi vốn bằng các hợp đồng góp vốn mua nhà hoặc bằng các hợp đồng kinh tế nhưng lại chưa đầu tư xong hạng mục móng và hạ tầng.

+ Xác định doanh thu không đúng thời điểm bàn giao bất động sản đưa vào sử dụng;

+ Đã bàn giao nhà nhưng không xuất hoá đơn và không kê khai thuế, không phát sinh thuế đầu ra; đến khi hoàn thành toàn bộ dự án mới xuất hoá đơn và hạch toán kế toán.

- Vi phạm về khai man, trồn thuế, lách Luật kinh doanh bất động sản và lách Luật thuế:

+ Dưới hình thức liên danh với chủ đầu tư để được uỷ quyền bán bất động sản (nhà, đất…). Người được uỷ quyền chỉ là khâu trung gian, giá bán bất động sản ghi trên hoá đơn thấp hơn nhiều so với thị trường, số tiền chênh lệch do khâu trung gian thu theo thoả thuận không được phản ánh trên sổ sách làm sai kết quả kinh doanh, làm giảm số thuế phải nộp;

+ Thu trước tiền mua của người mua nhưng hạch toán dưới hình thức vay vốn có điều kiện hoặc góp vốn có điều kiện. Một số dự án tồn tại ở hình thức hợp đồng vay vốn hay góp vốn đầu tư để chuyển nhượng đất khi chưa có cơ sở hạ tầng hay chưa hoàn thành phần móng nên không kê khai doanh thu tính thuế, làm giảm số phải nộp;

+ Bán hàng giá cao, nhưng ghi giá trị hoá đơn thấp hơn nhiều. Việc này được sự chấp thuận của nhiều người mua;

+ Thường phần lớn doanh thu bán hàng được thu bằng tiền mặt; là nguyên nhân khá lớn gây thất thoát doanh thu đầu ra tính thuế;

+ Sự thay đổi giá cả theo giá thị trường là luôn biến động, đặc biệt đối với thị trường bất động sản. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra lại thường đi sau và tốn nhiều thời gian để thực hiện, do đó không theo sát được sự biến động của giá cả thanh tra bất động sản;

+ Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh, gồm cả hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, trong kỳ chưa phát sinh doanh thu nhưng đơn vị hạch toán gộp vào chi phí chung của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm thu nhập chịu thuế; thường là số lỗ lớn do chi phí của hoạt động bất động sản nhiều và lớn.

+ Doanh nghiệp được phép thuê đất của Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê lại. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chỉ san lấp mặt bằng hoặc đầu tư một phần cơ sở hạ tầng sau đó cho cơ sở khác kinh doanh lại.

- Vi phạm khi xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh bất động sản thường cao hơn so với quy định, dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Đối với các dự án dài có ưu đãi về thuế thì việc phân bổ chi phí cho các năm chưa phù hợp với doanh thu phát sinh, dẫn đến thu nhập được hưởng ưu đãi thuế không chính xác.

3.2.2.3.3. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch khách sạn

Do hình thức thanh toán của Việt Nam vẫn còn chủ yếu là bằng tiền mặt nên công tác kế toán của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khách sạn có thể dễ dàng không kê khai doanh thu, thu nhập của những khoản thanh toán cho các cá nhân không cần hoá đơn.

Đối với hoạt động dịch vụ: chủ yếu thanh tra, kiểm tra qua tài khoản công nợ nhằm phát hiện các trường hợp không kê khai doanh thu.

Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn: công tác kiểm tra, thanh tra cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra lượng người đi, đến trong một khách sạn. Xét với hoạt động cho thuê phòng, cần kiểm tra hợp đồng kinh tế của các tổ chức có đặt thuê phòng, kiểm tra báo giá cho thuê phòng của khách sạn, đối chiếu với giá trên thị trường và giá của các khách sạn liền kề hoặc khách sạn cùng quy mô.

Đối với hoạt động ăn uống giải khát: Kiểm tra sổ theo dõi bán hàng trong ngày, kiểm tra khâu bàn giao ca giữa ngày với ca tiếp sau. Kiểm tra số hàng hóa để xác định sổ hàng hóa, xác định số hàng hóa nhập, xuất, tồn trong ngày, đối chiếu với sổ kho và báo cáo hàng hóa của doanh nghiệp. So sánh giữa phiếu thanh toán và hoá đơn bán hàng để xem xét việc kê khai doanh thu bán hàng có đúng hay không.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn mang yếu tố nước ngoài khá nhiều, đặc biệt vào những dịp du lịch lớn, có nhiều chương trình khuyến mãi. Giá thực hiện dịch vụ thuộc lĩnh vực này chủ yếu được thanh toán bằng ngoại tệ. Do đó, khi kiểm tra sổ sách phải chú ý tới tài khoản liên quan đến ngoại tệ: tài khoản 1112, tài khoản 1122, chênh lệch tỷ giá hối đoái,…

3.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w