Quy trình thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 50)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA

2.2.2.2. Quy trình thanh tra thuế

Trước đây, quy trình thanh tra thuế hiện hành được thực hiện theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, được tuân theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Lập kế hoạch thanh tra năm:

* Thu thập thông tin, dữ liệu người nộp thuế:

- Bộ phận thanh tra Cơ quan thuế tập hợp cơ sở dữ liệu về DN từ các nguồn thông tin: Báo cáo tài chính doanh nghiệp, tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm được qua công tác quản lý (tình hình số liệu kê khai, nộp tờ khai, nộp thuế, các vi phạm pháp luật về thuế phát hiện qua thanh tra,tố cáo, …), thông tin của các ngành, các đơn vị tại địa phương có liên quan đến công tác quản lý thuế như kết quả thanh tra của các ngành chức năng khác và kết quả kiểm toán (nội bộ, độc lập Nhà nước).

* Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng thanh tra:

- Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế và cơ sở dữ liệu về DN đã tập hợp, Bộ phận thanh tra thuộc cơ quan Cục thuế hoặc Chi cục Thuế tiến hành phân tích đánh giá rủi ro về số thu và mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các DN, kết hợp với các thông tin nắm được qua công tác quản lý thuế trên địa bàn và nguồn nhân lực cân đối cho công tác thanh tra DN thực hiện lập kế hoạch thanh tra năm.

- Phân loại doanh nghiệp: Bộ phận thanh tra Chi cục Thuế phân tích thông tin kê khai về doanh số, số thuế nộp, đối chiếu với các tài liệu liên quan như bảng kê hóa đơn, báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quả phân loại doanh nghiệp hoàn thuế…đồng thời tra cứu so sánh với doanh thu, thuế kê khai cùng kỳ năm trước để phát hiện, phân tích lập danh sách các DN có dấu hiệu bất thường, cố tình khai man, trốn thuế (số thuế kê khai quá thấp so quy mô kinh doanh và bình quân từng ngành nghề; DN không có đầu tư xây dựng mới, không có doanh thu kinh doanh xuất khẩu nhưng thuế GTGT âm liên tục

nhiều tháng; kê khai tồn kho hàng mua vào lớn không phù hợp với thực tế kho hàng và tình hình luân chuyển thị trường hàng cùng loại…).

* Trình, duyệt kế hoạch thanh tra năm:

+ Căn cứ danh sách các DN nghi vấn có dấu hiệu vi phạm nêu trên kết hợp với tình hình nắm được qua công tác quản lý và dự tính nguồn nhân lực dành cho công tác thanh tra, Bộ phận thanh tra thuộc Chi cục Thuế lập kế hoạch thanh tra DN năm báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế xét trình Cục thuế.

+ Để đảm bảo tránh chồng chéo trong công tác thanh tra khi lập kế hoạch thanh tra năm phải tính trừ các DN thuộc kế hoạch thanh tra của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và thanh tra của các Bộ, Ngành. Riêng đối với các DN địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Cục Hải quan địa phương.

* Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra năm. * Tổng hợp báo cáo kế hoạch thanh tra năm.

Bước 2: Tổ chức thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế:

* Công việc chuẩn bị thanh tra: Bộ phận thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tổ chức các nhóm để tập hợp, phân tích các thông tin chuyên sâu về các DN đã dự kiến thanh tra theo kế hoạch tháng. Mỗi nhóm gồm một nhóm trưởng và một số thành viên, thực hiện các bước công việc này gồm các nội dung sau:

- Tập hợp, phân tích thông tin chuyên sâu về DN: Mức độ, phạm vi tài liệu và nội dung thông tin cần phân tích mà mỗi nhóm phân tích phải thực hiện tùy theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc thanh tra.

- Trường hợp thanh tra để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu kỹ đơn, thư, hồ sơ kèm theo đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc liên hệ với người trực tiếp khiếu nại, tố cáo yêu cầu trình bày rõ sự việc để từ đó xác định rõ nội dung cần thanh tra.

- Thanh tra tại cơ quan thuế: Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với DN mà nhóm phân tích thực hiện trong quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông

tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về DN, đề xuất kiến nghị và giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ (yêu cầu DN thực hiện điều chỉnh theo quy định của các Luật thuế).

* Công bố quyết định thanh tra thuế;

* Phân công công việc, lập nhật ký thanh tra: Nhật ký thanh tra được lập riêng cho từng cuộc thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của từng cuộc thanh tra từ khi thực hiện thủ tục thanh tra đến khi kết thúc. Trưởng đoàn và từng đoàn viên đoàn thanh tra phải ký nhận và chịu trách nhiệm về tính xác thực đối với các nội dung đã ghi trong nhật ký thanh tra; thực kiện lưu nhật ký cùng hồ sơ thanh tra.

* Thực hiện thanh tra băng việc xem xét số liệu và xác lập hồ sơ chứng lý: - Thanh tra, đối chiếu số liệu tổng hợp: Việc thanh tra, đối chiếu số liệu tổng hợp được thực hiện tùy theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra theo quyết định thanh tra ban hành có gắn với yêu cầu của từng cuộc thanh tra đó. Các nội dung thanh tra, đối chiếu số liệu tổng hợp gồm:

+ Thanh tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình đăng ký sử dụng hóa đơn…

+ Thanh tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của DN: báo cáo quyết toán tài chính quý, năm; tờ khai thuế giá trị gia tăng, bản xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý, tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tự quyết toán năm và các tờ khai quyết toán thuế khác liên quan đến nội dung ghi tại quyết định thanh tra.

+ Thanh tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, các sổ theo dõi chi tiết theo các chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổ chi tiết với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản.

+ Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể cần thanh tra xem xét các tài liệu, hồ sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ

quan thuế, cơ quan Kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến hoàn thuế, miễn giảm thuế…

- Thanh tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý:

+ Căn cứ nhiệm vụ được phân công, từng thành viên đoàn thanh tra thực hiện kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung thanh tra theo đúng nội dung đã ghi tại quyết định thanh tra.

+ Khi yêu cầu cung cấp tài liệu thì phải lập danh sách ghi rõ tên các loại tài liệu và thời hạn cung cấp; khi nhận tài liệu phải kiểm tra lại tình trạng thực tế của các tài liệu đó (Bản sao hay bản gốc? Có sửa chữa, ghi chép gì không?). Nếu có nghi vấn thì thành viên đoàn thanh tra phải ghi vào sổ tay riêng mà không được đánh dấu hoặc ghi ký hiệu gì vào tài liệu đó; phải bảo quản chu đáo, cẩn thận tài liệu; khi nhận và hoàn trả tài liệu phải có biên bản giao nhận hoặc hoàn trả.

+ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: đối chiếu số liệu hạch toán, số liệu tính, kê khai, thu nộp thuế và hạch toán thực tế của doanh nghiệp với các chuẩn mực nhà nước quy định (quy định luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; các cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán Nhà nước ban hành…).

+ Thực hiện lập hồ sơ chứng lý thanh tra, hồ sơ chứng lý được coi là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra gồm: Các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; các bản sao chụp các tài liệu có liên quan kể cả các bức ảnh, đoạn băng ghi lại những việc làm sai của DN (phân tán kho quỹ, cất giấu chứng từ, tài liệu…); biên bản kiểm kê kho quỹ và kết quả làm việc của thành viên đoàn thanh tra với các đối tượng có liên quan của DN; các tài liệu, báo cáo của DN lập the yêu cầu của đoàn thanh tra hoặc các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với đơn vị được thanh tra.

+ Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữ tài liệu ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giám định. Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng quy định về giám

định: Lập yêu cầu giám định; công bố kết quả giám đinh; hoàn trả lại tài liệu hoặc tiếp tục tạm giữ để xử lý.

+ Trong trường hợp thay đổi nội dung đã ghi trong Quyết định thanh tra hoặc trong quá trình thực hiện Quyết định kiểm tra thấy vụ việc cần phải tiến hành thanh tra thì trưởng đoàn phải lập báo cáo nêu rõ lý do, kèm theo Quyết định thanh tra đã ban hành trình Cục thuế (hoặc Chi cục Thuế).

+ Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phải kiến nghị Lãnh đạo Cục thuế, Chi cục Thuế chuyển hồ sơ DN hoặc thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

* Điều chỉnh nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra * Lập biên bản thanh tra thuế

- Nội dung biên bản thanh tra: Đoàn thanh tra phải lập kết luận thanh tra khi kết thúc cuộc thanh tra. Kết luận thanh tra phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc thanh tra gồm 4 phần sau:

+ Phần 1: Nêu tóm tắt về căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, thành phần đoàn thanh tra, thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra; các thông tin định danh về DN được thanh tra. Trường hợp đoàn thanh tra có sử dụng tài liệu thanh tra của các đoàn thanh tra khác hoặc báo cáo của cơ quan liên quan để kết luận hoặc làm chứng lý thì phải ghi cụ thể trong Báo cáo thanh tra.

+ Phần 2: Mô tả thực trạng diễn biến của sự việc theo nội dung đã thanhh tra; nêu rõ các căn cứ của vụ việc mà đoàn đã kiểm tra, xác minh; phản ánh đầy đủ tình tiết của sự việc về hiện tượng cũng như bản chất theo các chứng lý đã kiểm tra, xác minh; nêu cụ thể số liệu kết quả của đoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của DN; giải thích lý do, nguyên nhân (kèm theo các hồ sơ chứng lý đã kiểm tra, xác minh, các biểu phụ lục đính kèm biên bản thanh tra).

+ Phần 3: Trình bày những kết luận rút ra từ sự phân tích, tổng hợp các số liệu, các chứng cứ đã xác minh. Trong từng nội dung kết luận phải khẳng định đúng sai theo các văn bản pháp quy nào? Mức độ, phạm vi của từng vụ việc đúng sai đó.

+ Phần 4: Kiến nghị của đoàn thanh tra về giải pháp xử lý. * Công bố công khai biên bản thanh tra.

Bước 3: Xử lý kết quả sau thanh tra:

- Báo cáo kết quả thanh tra;

- Ký kết luận thanhh tra, các quyết định xử lý kết quả thanh tra;

- Ban hành kết luận thanh tra và các quyết định xử lý kết quả thanh tra; - Nhập dữ liệu kết quả thanh tra vào hệ thống dữ liệu Ngành.

Bước 4 : Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế:

- Báo cáo kết quả thanh tra tháng; - Báo cáo kết quả thanh tra quý; - Báo cáo kết quả thanh tra năm;

- Lưu giữ hồ sơ thanh tra: Bộ phận thanh tra tổng hơpj toàn bộ hồ sơ liên quan đến mỗi cuộc thanh tra: Biên bản, quyết định xử lý, bảng phân tích trước khi thanh tra…

Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh tra thuế theo Quyết định số 460/QĐ-TCT

Bước 1: Lập kế hoạch thanh tra

năm

Thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu người nộp thuế

Tổng hợp báo cáo kế hoạch thanh tra năm Đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng thanh tra

Trình, duyệt kế hoạch thanh tra năm Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra năm

Chuẩn bị thanh tra

Phân công công việc, lập nhật ký thanh tra Công bố quyết định thanh tra thuế

Thực hiện thanh tra

Điều chỉnh nội dung thanh tra hoặc gia hạn thanh tra Lập biên bản thanh tra

Công bố công khai biên bản thanh tra Bước 2: Tổ

chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế

Báo cáo kết quả thanh tra

Ký kết luận thanh tra, các quyết định xử lý kết quả thanh tra

Ban hành kết luận thanh tra và các quyết định xử lý kết quả thanh tra

Nhập dữ liệu kết quả thanh tra vào hệ thống dữ liệu Ngành

Báo cáo kết quả thanh tra tháng Báo cáo kết quả thanh tra quý Báo cáo kết quả thanh tra năm Bước 3: Xử

lý kết quả sau thanh tra

Bước 4: Tổng hợp báo cáo và lưu giữ kết quả sau thanh tra

Ngày 27/1/2014, Tổng cục thuế ban hành Quyết định 74/QĐ-TCT về qui trình thanh tra thuế mới như sau:

Trình tự và các bước thực hiện đối với công tác kiểm tra thuế và thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:

1. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm (đối với kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế không quy định về việc công khai kế hoạch hàng năm):

- Kế hoạch thanh tra hàng năm phải được thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra.

- Hình thức công bố công khai kế hoạch thanh tra năm 2014: Các Phòng thanh tra thuế thực hiện gửi Thông báo các DN thuộc kế hoạch thanh tra năm 2014 tới 100% các DN thuộc kế hoạch thanh tra năm 2014 (trước ngày 15/03/2014).

- Trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra, hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra do trùng với kế hoạch cấp trên thì thông báo lại cho người nộp thuế. Trường hợp ngay khi nhận được công bố công khai người nộp thuế thuộc kế hoạch thanh tra thì người nộp thuế có ngay văn bản xin không tiến hành thanh tra. Điều này chưa được quy định rõ trong quy trình thanh tra tuy nhiên trong thực tế trường hợp này, cán bộ thanh tra, kiểm tra cũng xem xét các lý do và nguyên nhân. Nếu lùi kế hoạch thanh tra trong năm 2014 thì sắp xếp chương trình công tác năm phù hợp, nếu trường hợp có rủi ro cao về thuế và các lý do không chính đáng thì tiếp tục thực hiện các bước ban hành Quyết định thanh tra.

2. Báo cáo tiến độ thanh tra

Trong thời gian thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định; lập biên bản xác nhận tình hình và số liệu qua thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thừi kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Trong thời gian tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kịp thời, đầy đủ tiến độ kiểm tra, báo cáo các nội dung hành vi vi phạm lớn và các nội dung vướng mắc trng quá trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế với Lãnh đạo Bộ phận kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w