Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 51)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG THỜI GIAN QUA

2.2.3.1.Về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Hàng năm, Cục thuế tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế giao cho các Phòng Thanh tra, Kiểm tra thuế triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình, thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về người nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các Phòng Kiểm tra và các Chi cục Thuế), tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên nhiều địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế, thông qua công tác kiểm tra tại cơ quan thuế, từ đó lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời cũng là một biện pháp nhằm răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm của người nộp thuế.

Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.

Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế hiện nay vẫn chưa hoàn toàn áp dụng được theo kỹ thuật rủi ro do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan là do việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa đi sâu phân tích những thanh tra, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đồng thời là sự giới hạn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về kỹ năng đánh giá rủi ro. Yếu tố khách quan là do hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế không được thu thập một cách đầy đủ hoặc thu thập không chính xác. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn chưa thông suốt dẫn tới hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra. Những yếu tố đó làm cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế không được chính xác, dẫn tới việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra cũng bị ảnh hưởng.

Việc lập kế hoạch kiểm tra hàng năm tại các Chi cục Thuế còn chậm, nhiều Chi cục Thuế bị nhắc nhở từ cán bộ Văn phòng Cục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Giang (Trang 50 - 51)