ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION)

37 889 4
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG  LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM  (IN VITRO GASPRODUCTION)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH 4 ) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) Chủ nhiệm đề tài: KS Đỗ Thị Phương Thảo Cộng tác viên: ThS Nguyễn Thị Quyên Phú Thọ, 2012 DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt ADF ANOVA ABBH ATP Ash CP CF CH 4 CO 2 C 2 C 3 C 4 CTs DM GC 17A Shimazu HCN VCK NDF ODM EE GE ME NH3 TLTH GTNL SCFA VSV GHG IPCC LS LL Acid Detergent Fibre A denosin Triphotphat Crude Protein Crude Fibre Methane Condensed tannin Hydroly sable tannin Neutral Detergent Fibr Orgsnic dry Matte Ether Extract Gross Energy Metabolisable Energy Greenhouse gases - Xơ còn lại sau khi thủy phân bằng dung dịch axit. - Phương pháp phân tích phương sai - Axit béo bay hơi - Chất mang năng lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật - Khoáng tổng số - Protein thô - Xơ thô - Metan - Cacbonic - Axit axetic - Axit propionic - Axit butyric - Tannin cô đặc - Vật chất khô - Máy đo sắc phổ khí - Axit hidrocianua - Vật chất khô - Xơ còn lại sau khi thủy phân bằng môi trường trung tính - Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ - Chất béo - Năng lượng thô - Năng lượng trao đổi - Amoniac - Tỷ lệ tiêu hóa - Giá trị năng lượng - Axit béo mạch ngắn - Vi sinh vật - Hiệu ứng nhà kính - Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu - Lá Sắn - Thân lá cây lạc sau thu hoạch 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT 2 MỞ ĐẦU 4 1. Đặt vấn đề 4 2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài 5 Chương 1 7 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 1.1. Hiệu ứng nhà kính và mối quan hệ với chất thải trong chăn nuôi 7 1.1.1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính 7 1.1.2. Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính 7 1.1.3. Mối quan hệ giữa chất thải Methane từ gia súc và môi trường 8 1.2. Môi trường dạ cỏ và hệ vi sinh vật dạ cỏ 10 1.2.1. Môi trường dạ cỏ 10 1.2.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ 10 1.2.2.1. Vi khuẩn (Bacteria) 10 1.2.2.2. Động vật nguyên sinh (Protozoa) 11 1.2.2.3. Nấm (Fungi) 12 1.3. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong dạ cỏ 12 1.4. Đặc điểm sinh thái học của lá sắn và thân – lá cây lạc sau thu hoạch 14 1.4.1. Lá sắn 14 1.4.1.1. Đặc điểm sinh học 14 1.4.1.2. Hiện trạng sản xuất 14 1.4.1.3. Dinh dưỡng, độc tố 14 1.4.2. Thân, lá cây lạc sau thu hoạch 14 1.5. Tình hình nghiên cứu về tannin, methane và các biện pháp giảm thiểu 15 1.5.1. Methane 15 1.5.2. Tannin 16 1.5.2.1. Tannin trong các cây thức ăn cho gia súc nhai lại 16 1.5.2.2. Cơ chế tác động của tannin tới quá trình tiêu hóa 17 Chương 2 19 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.2. Phạm vi, địa điểm, thời gian nghiên cứu 19 2.3. Nội dung nghiên cứu 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu 19 2.4.1. Chuẩn bị cho thí nghiệm 20 2.4.2. Tiến hành thí nghiệm: 22 2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi và tính toán kết quả 22 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 24 CHƯƠNG 3 24 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 24 3.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn 25 3.2. Lượng khí sản sinh và Động thái sinh khí in vitro của các loại thức ăn 26 3.2.1. Lượng khí sinh ở các thời điểm khác nhau của các công thức lá sắn 26 3.2.2. Lượng khí sinh ở các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá lạc 27 3.2.3. Động thái sinh khí invitro của các mẫu thức ăn 28 3.3. Các giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và nồng độ khí methane sinh ra 30 Chương 4 35 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 35 4.1. Kết luận 35 4.2. Đề nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia súc nhai lại, việc tận dụng các nguồn phế - phụ phẩm nông nghiệp đang nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như người chăn nuôi nhằm mục đích tránh cạnh tranh lương thực và diện tích trồng trọt nông nghiệp đồng thời giảm bớt thời gian gieo trồng, thu cắt các cây thức ăn phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, các vấn đề về biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính đang được xã hội quan tâm hàng đầu bởi sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến cuộc sống con người. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khí thải như CO 2 (cacbondioxyl), CH 4 (methane), các nitơ oxit … có nguồn gốc từ hoạt động đốt nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, từ người và động vật trong đó có một phần đáng kể xuất phát từ chăn nuôi. Methane từ gia súc nhai lại chiếm khoảng 30-40% tổng lượng methane thải ra từ tiêu hóa động vật trên toàn cầu (Moss và cộng sự, 2000) [16], chiếm 25% nguyên nhân gây hiện tượng ấm dần lên của trái đất (Chwalibog, 1991) [7] do thải ra trên 100 triệu tấn/năm (Heggerty, 2003) [8]. Hầu hết khí CH 4 thải ra trong chăn nuôi là từ gia súc nhai lại thông qua quá trình lên men yếm khí ở dạ cỏ. Hơn 50% số lượng gia súc nhai lại của toàn thế giới tập trung ở vùng nhiệt đới và chúng được nuôi chủ yếu bằng các khẩu phần 4 có chất lượng thấp, khi đó 10-12% năng lượng thô của thức ăn sẽ bị mất đi do quá trình tiêu hóa thải methane (McCrabb và Hunter, 1999) [13]. Quá trình sản sinh CH 4 trong dạ cỏ không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng của gia súc nhai lại mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường khi góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Kết hợp hai vấn đề trên, đã có nhiều nghiên cứu trước đây nhằm giảm thải khí CH 4 từ chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Đa phần, các nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp dinh dưỡng và nghiên cứu tập trung đặc biệt cho những đối tượng bò chăn thả. Một số biện pháp có thể làm giảm CH 4 như: bổ sung thêm nhiều thức ăn tinh, mỡ, probiotic, prebiotic, axít hữu cơ, vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại để hạn chế lượng khí CH 4 thải từ dạ cỏ tuy nhiên lại có những hạn chế nhất định như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ức chế hệ VSV dạ cỏ… Một hướng đi mới hiện nay là bổ sung chất tiết của thực vật có tác dụng giảm CH 4 rõ rệt như tannin, kháng sinh thảo dược. Chúng vừa giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lại có thể tăng cường sức đề kháng, hiệu quả sử dụng các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng cho vật nuôi. Tannin có nhiều trong lá sắn, thân lá lạc sau thu hoạch. Đây là nguồn phụ phẩm của trồng trọt mà Phú Thọ lại rất dồi dào, có thể sử dụng tốt cho chăn nuôi. Nhằm mục đích chăn nuôi an toàn sinh học, thân thiện với môi trường giảm thiểu tối đa khí thải sinh học trong chăn nuôi và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò thịt chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của hàm lượng tannin trong lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch đến hàm lượng methane (CH 4 ) sản sinh ở dạ cỏ bằng kỹ thuật sinh khí trong phòng thí nghiệm (in vitro gasproduction)” 2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài a. Mục tiêu đề tài Xác định được mức bổ sung lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch với hàm lượng tannin thích hợp vào khẩu phần cơ sở thức ăn cho bò thịt bằng kỹ thuật sinh khí trong phòng thí nghiệm để khẩu phần có tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ cao nhất và lượng khí methane thải ra thấp nhất. b. Yêu cầu - Xác định được hoạt động tiêu hóa của các loại vi sinh vật trong dạ cỏ. - Xác định được nguyên lý sinh khí của phương pháp sinh khí in vitro. - Xác định thành phần hoá học của các loại thức ăn. 5 - Xác định tổng lượng khí sản sinh ra từ các loại thức ăn khác nhau với các tỷ lệ khác nhau. - Xác định hàm lượng khí methane có trong hỗn hợp khí sinh ra từ quá trình lên men dạ cỏ trong điều kiện in vitro gas production bằng máy đo sắc phổ khí GC 17A Shimazu. c. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học: - Bổ sung tư liệu nghiên cứu về chăn nuôi thân thiện với môi trường và góp phần cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi, giảm thiểu tác động có hại của hiệu ứng nhà kính do khí CH 4 trong chăn nuôi gây ra. * Ý nghĩa thực tiễn: - Nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả và hợp lý nguồn thức ăn có sẵn trên địa bàn Phú Thọ (lá sắn và thân – lá cây lạc). 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hiệu ứng nhà kính và mối quan hệ với chất thải trong chăn nuôi 1.1.1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính". Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. 1.1.2. Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO 2 , CH 4 , CFC, SO 2 , hơi nước Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO 2 => CFC => CH 4 => O 3 => NO 2 7 Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là CO 2 và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí CO 2 vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ trái đất của chúng ta chỉ vào khoảng - 15°C. Có thể hiểu một cách sơ lược như sau: ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO 2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2 dày và bị CO 2 , hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO 2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NO x , Methane, CFC. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chất thải Methane từ gia súc và môi trường. Bầu khí quyển tự nó vẫn được cung cấp các chất khí nhà kính (Greenhouse gases- GHG), chúng giữ nhiệt và giữ ấm cho bề mặt Trái đất. Các khí nhà kính trong tự nhiên giữ cho nhiệt độ lớp không khí sát bề mặt Trái đất trung bình khoảng 33°C (59°F). Các khí nhà kính chính như: hơi nước góp phần tạo ra khoảng 36 - 70% hiệu ứng nhà kính; (CO 2 ): 9 - 26%; methane (CH 4 ) 4 - 9% và ozon (O 3 ): 3 - 7%. Methane (CH 4 ): Methane là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH 4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH 4 . Hiện nay, hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x10 12 g CH 4 . Trước cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào giữa thế kỷ 18, GHG được thải vào bầu khí quyển đã đạt đến mức độ cân bằng. Sự phát thải tự nhiên của những chất khí hấp thụ nhiệt tương xứng với lượng mà chúng có thể bị hấp thu. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp, hoạt động của con người đã làm tăng 8 khối lượng các khí nhà kính, GHG được thải vào khí quyển vượt mức bình thường và tạo nên một cách biệt quá lớn so với khả năng của trái đất hấp thụ chúng. Nồng độ CO 2 và CH 4 hiện tại đã tăng tương ứng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thế kỷ 18. Những chất khí này có thể tồn tại trong khí quyển ít nhất là 50 năm và lâu hơn. Theo tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu thì methane là chất khí có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 20 lần so với CO 2 và N 2 O có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần so với CO 2 . Chúng là thủ phạm của sự nóng lên toàn cầu. Methane được sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Trong các nguồn CH 4 do con người tạo ra thì ngành nông nghiệp là lớn nhất. Nông nghiệp chiếm khoảng 7% tổng số GHG phát thải. Trong đó, CH 4 từ quá trình lên men trong ống tiêu hóa động vật chiếm khoảng 20%, từ phân gia súc chiếm khoảng 7% tổng CH 4 thải ra. Động vật nhai lại (bò thịt, bò sữa, dê, cừu) đóng góp chính vào việc tạo ra CH 4 vì chúng có dạ dày 4 túi, trong đó dạ cỏ có dung tích lớn nhất (khoảng 200 lít), tại đây xảy ra quá trình lên men vi sinh vật. Những chất khí tạo thành nằm ở phần trên của dạ cỏ gồm CO 2 , CH 4 chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ lệ các chất khí này phụ thuộc vào sinh thái dạ cỏ và sự cân bằng lên men. Bình thường thì tỷ lệ CO 2 gấp 2-3 lần CH 4 . Ước tính với một con bò trưởng thành, có 132 - 264 galons chất khí dạ cỏ được sản sinh ra từ sự lên men và được ợ ra mỗi ngày. Sự ợ hơi này rất quan trọng đối với con vật để tránh bệnh chướng hơi nhưng đó lại là cách để CH 4 được bài thải vào khí quyển. Ngoài ra CH 4 cũng được tạo ra do quá trình vi sinh vật phân hủy phân gia súc trong điều kiện yếm khí. Theo báo cáo của EPA, từ năm 1990 - 2004, trong tổng lượng phát thải bởi chăn nuôi, bò thịt giữ tỷ lệ phát thải CH 4 lớn nhất, ước tính khoảng 74%. Bò sữa ước tính khoảng 24%, phần còn lại là của ngựa cừu lợn và dê. Nói chung sự phát thải GHG đang tăng lên do tăng số đầu bò thịt, bò sữa và chất lượng thức ăn đã được cải tiến được sử dụng cho vỗ béo bò thịt. Một nghiên cứu của Markkar và cộng sự (2008) [12] cho biết trung bình methanol và Ethanol phát thải là 0,33 và 0,51 gam/bò/giờ tương ứng ở bò cạn sữa và phân bò cạn sữa, 0,7 và 1,27 gam/bò/giờ tương ứng ở bò vắt sữa và phân của chúng. Trung bình CH 4 phát thải có liên quan chính với sự lên men từ đường tiêu hóa của bò hơn là phân bò và giá trị này là 12,35 và 18,23 gam/bò/giờ tương ứng 9 đối với bò cạn sữa và bò vắt sữa. Bò vắt sữa phát thải khí GHG và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) nhiều hơn so với bò cạn sữa. Ở Mỹ, methane từ lên men đường tiêu hóa đã đạt đến 5,5 triệu tấn vào năm 2002, chủ yếu có nguồn gốc từ bò thịt bò sữa. Chiếm 71% tổng phát thải nông nghiệp và 19% tổng phát thải trên cả nước. 1.2. Môi trường dạ cỏ và hệ vi sinh vật dạ cỏ Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được trưng bởi hệ dạ dày kép gồm bốn túi phình lớn, tại đây có các điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật lên men carbohydrate và các chất hữu cơ khác. Sản phẩm chủ yếu của quá trình lên men tại đây là các axit béo bay hơi (ABBH), khí methane (CH 4 ), khí carbonic (CO 2 ) và các adenosin triphotphat (ATP) - chất mang năng lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển. 1.2.1. Môi trường dạ cỏ Dạ cỏ là túi lớn nhất chiếm 85 – 90% dung tích của dạ dày, 75% dung tích của đường tiêu hóa. Nó được ví như một thùng lên men lý tưởng, môi trường trong đó rất thuận lợi cho các vi sinh vật yếm khí phát triển: nhiệt độ trong dạ cỏ luôn được duy trì từ 38 – 42 0 C, pH 5,5 – 7,4 khá ổn định nhờ tác dụng đệm của muối bicarbonat và phốt phát trong nước bọt, môi trường yếm khí (nồng độ O 2 dưới 1%), trong thành phần của dịch dạ cỏ có khoảng 85 – 90% là nước thuận lợi cho quá trình lên men của vi sinh vật. Các sản phẩm của quá trình lên men luôn được trao đổi qua thành dạ cỏ vì thế chênh lệch nồng độ cơ chất luôn luôn thích hợp cho quá trình lên men. 1.2.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ Do điều kiện môi trường thuận lợi và khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại khá đa dạng, nên hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển mạnh cả về số lượng, đa dạng về chủng loại. Tính đến nay đã có khoảng hơn 200 loài vi sinh vật dạ cỏ. Tuy nhiên, hệ vi sinh vật dạ cỏ luôn luôn biến động và phụ thuộc vào cấu trúc khẩu phần ăn của gia súc nhai lại. Nhờ hệ vi sinh vật phong phú mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng được các nguồn thức ăn nhiều xơ và cả nguồn ni tơ phi protein. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm ba nhóm chính: vi khuẩn, nấm, protozoa. Ngoài ra còn có các loại virut, mycoplasma và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa chất xơ. 1.2.2.1. Vi khuẩn (Bacteria) Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ của loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Số lượng và thành 10 [...]... sự ảnh hưởng của tannin giữa lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch đến hàm lượng khí methane sinh ra Hình 3.5: So sánh sự ảnh hưởng của các mức tannin đến hàm lượng khí methane sinh ra ở lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch Từ hình 3.4 và 3.5 ta thấy: Cùng ở mức LS0 - LL0, LS20 – LL20, LS40 – LL40, LS60 – LL60, LS80 – LL80, LS100 – LL100 nhưng thân, lá cây lạc sau thu hoạch có tác dụng giảm methane. .. như thân, lá cây lạc sau thu hoạch và lá sắn được phối trộn vào khẩu phần ăn của gia súc như là nguồn thức ăn bổ sung protein đã cải thiện khả năng thu nhận thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa cũng như năng suất vật nuôi (Khang và Wiktorsson, 2006) [9] Hơn nữa, trong thân, lá cây lạc sau thu hoạch và lá sắn có khoảng 2 - 6% tannin trong chất khô Vì vậy, việc sử dụng thân, lá cây lạc sau thu hoạch và lá sắn trong. .. này với lá sắn và thân, lá cây lạc chúng tôi quan tâm đến hàm lượng tannin của chất nền (rơm khô và cám gạo) Do vậy ảnh hưởng của hàm lượng tannin tổng sổ trong khẩu phần được xác định chính xác hơn 3.2 Lượng khí sản sinh và Động thái sinh khí in vitro của các loại thức ăn Đối với mỗi tỷ lệ trộn giữa chất nền với lá sắn và thân lá cây lạc sau thu hoạch được tiến hành thí nghiệm với ba lần lặp lại (tức... thái sinh khí in vitro của các loại thức ăn và khẩu phần có chứa lá sắn * Nội dung 2: - Ảnh hưởng của các tỷ lệ phối trộn, hàm lượng tannin khác nhau trong khẩu phần chứa thân, lá cây lạc sau thu hoạch đến lượng Methane thải ra ở dạ cỏ của bò trong điều kiện in vitro với khẩu phần có 50% rơm khô 50% cám gạo (%DM) - Xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, giá trị năng lượng trao đổi và động thái sinh khí. .. phóng lượng khí sinh ra trong xylanh có thể tích lại gây áp lực làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ trong dung dịch ủ Lượng khí methane sinh ra từ quá trình tiêu hóa của dịch dạ cỏ trong xi lanh đo được bằng cách: Xả khí trong xylanh đem đi đo hàm lượng Methane trong hỗn hợp khí thu được bằng máy đo sắc phổ khí Gasmet™ DX4030 (Gasmet Technologies Inc., Findland) Hàm lượng methane. .. thân lá lạc Hình 3.3: Đồ thị so sánh tốc độ sản sinh khí của lá sắn và thân lá lạc 3.2.3 Động thái sinh khí invitro của các mẫu thức ăn Động thái sinh khí in vitro giúp phản ánh tiềm năng phân giải của loại thức ăn đó trong môi trường dạ cỏ Động thái sinh khí của các loại thức ăn trong điều kiện in vitro được mô tả bởi thể tích khí tích luỹ ở các thời điểm khác nhau, tốc độ và tiềm năng sinh khí của. .. quan chặt chẽ với hàm lượng tannin có trong các mức trộn thức ăn khác nhau 3.3 Các giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và nồng độ khí methane sinh ra Việc xác định giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và định lượng khí methane sinh ra có ý nghĩa xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng tannin ở các mức khác nhau trong lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch 30 Từ các... của khí methane Thể tích thực của hỗn hợp khí có trong xilanh Thể tích khí thực của methane, và thể tích thực của hỗn hợp khí tạo ra do vi sinh vật dạ cỏ lên men thức ăn có trong xi lanh được tính toán từ sự chênh lệch của xilanh thí nghiệm và mẫu trắng tương ứng Khả năng giảm thiểu sự sản sinh khí methane (MRP) của khẩu phần có bổ sung thân lá lạc sau thu hoạch và lá sắn được tính theo công thức sau: ... trình tiêu hóa ở vật nuôi Mô tả lượng khí sinh ra được thể hiện trên biểu đồ 3.1 Hình 3.1: Đồ thị tốc độ sản sinh khí của khẩu phần có bổ sung lá sắn 3.2.2 Lượng khí sinh ở các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá lạc Kết quả xác định lượng khí sinh ra tại các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá cây lạc sau thu hoạch thể hiện ở bảng 3.3: Bảng 3.3: Lượng khí sản sinh của khẩu phần... năng lượng trao đổi Điều này đúng ở cả lá sắn và thân lá lạc sau thu hoạch Giá trị năng lượng được minh họa bằng đồ thị 3.6 và 3.7: Hình 3.6: Giá trị năng lượng trao đổi ME ở các mức tannin khác nhau Về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ OMD của thức ăn: Đối với lá sắn, tỷ lệ tiêu hóa tăng dần từ 46,1% đến 54,1% khi tăng số lượng lá sắn (tăng tannin trong khẩu phần) Nhưng đối với thân, lá cây lạc sau thu hoạch . Trong thực vật có 2 loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy phân gọi là hydrolysable tannin (HTs) và một loại không có khả năng thủy hóa gọi là condensed tannin (CTs). Tannin đóng vai trò. vật (trong đó có tannin) vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại để hạn chế lượng khí CH 4 thải từ dạ cỏ. 1.5.2. Tannin 1.5.2.1. Tannin trong các cây thức ăn cho gia súc nhai lại Tannin là một hợp. ta gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có một loại tannin khác gọi là "ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit ellagic. Tannin là những hợp

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Đặt vấn đề

  • 2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. Hiệu ứng nhà kính và mối quan hệ với chất thải trong chăn nuôi

  • 1.1.1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

  • 1.1.2. Nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính

  • 1.1.3. Mối quan hệ giữa chất thải Methane từ gia súc và môi trường.

  • 1.2. Môi trường dạ cỏ và hệ vi sinh vật dạ cỏ

  • 1.2.1. Môi trường dạ cỏ

  • 1.2.2. Khu hệ vi sinh vật dạ cỏ

  • 1.2.2.1. Vi khuẩn (Bacteria)

  • 1.2.2.2. Động vật nguyên sinh (Protozoa)

  • 1.2.2.3. Nấm (Fungi)

  • 1.3. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong dạ cỏ

  • 1.4. Đặc điểm sinh thái học của lá sắn và thân – lá cây lạc sau thu hoạch

  • 1.4.1. Lá sắn

  • 1.4.1.1. Đặc điểm sinh học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan