2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
3.1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn
Trong quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ, các yếu tố như: lượng chất khô, thành phần dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với lượng khí methane sản sinh ở dạ cỏ cũng như sự tiêu hóa các vật chất hữu cơ có thể dẫn đến khả năng làm giảm sản sinh methane. Do vậy xác định thành phần hóa học của các loại thức ăn là rất cần thiết. Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của các loại thức ăn
Tên mẫu DM
(%)
CP EE CF NDF ADF Ash tannin
(Tính theo % DM)
Lá sắn 21,6 21,48 5,19 19,37 38,77 26,02 9,90 4,32
Thân lá lạc 37,6 22,34 1,65 23,67 51,25 34,48 11,97 2,86
Rơm 91,5 4,45 0,95 34,46 69,87 42,41 13,09 1,08
Cám gạo 92,2 9,77 10,65 21,11 31,30 18,99 9,29 0,55
Kết quả cho thấy protein thô trong lá sắn, thân lá lạc, rơm và cám gạo lần lượt là: 21,48%, 22,34%, 4,45%, 9,77%. Kết quả cho thấy rằng đã cung cấp mức hợp lý đối với khẩu phần nuôi bò.
Đối với Lá sắn thì có tỷ lệ protein (21,48%) thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dư Thanh Hằng (2008) [4] đã nêu: Thành phần dinh dưỡng trong lá sắn chứa protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Có sự sai khác này có thể giải thích là do một phần điều kiện khí hậu và địa điểm địa lý của từng vùng là khác nhau. Vì lá sắn trong thí nghiệm này được lấy ở Lâm Thao – Phú Thọ còn lá sắn trong thí nghiệm của Dư Thanh Hằng lấy tại miền Nam – Việt Nam.
Thân lá lạc sau khi thu hoạch có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao 37,6% vật chất khô (VCK), 22,34% protein thô (CP), 23,67% xơ thô cao hơn so với hàm lượng dinh dưỡng thân lá lạc trong thí nghiệm của Nguyễn Xuân Trạch, (2010)[5]. Lý do gây nên sự sai khác này là do chất lượng của thân lá lạc sau khi thu hoạch được bảo quản, phơi khô hoặc tái, nó còn phụ thuộc vào vị trí lấy mẫu, điều kiện thời tiết ngày lấy mẫu.
Với thành phần tannin trong thức ăn như trên thì khẩu phần nào có mức lá sắn và thân lá lạc càng cao thì lượng tannin càng cao. Theo Mc. Leod (1974) [17] thì hàm lượng tannin trên 5% là yếu tố dinh dưỡng gây bất lợi trong khẩu
phần làm thức ăn cho động vật nhai lại. Nồng độ lý tưởng của tannin cô đặc trong cây họ đậu làm thức ăn gia súc là 2 - 4%.
Ở các nghiên cứu trước khi xác định ảnh hưởng của tannin từ lá sắn hoặc các cây thức ăn họ đậu người ta thường không quan tâm tannin trong các khẩu phần cơ sở nhưng trong thí nghiệm này với lá sắn và thân, lá cây lạc chúng tôi quan tâm đến hàm lượng tannin của chất nền (rơm khô và cám gạo). Do vậy ảnh hưởng của hàm lượng tannin tổng sổ trong khẩu phần được xác định chính xác hơn.