Các giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và nồng độ khí methane sinh ra

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 30 - 37)

2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

3.3. Các giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và nồng độ khí methane sinh ra

khí methane sinh ra

Việc xác định giá trị năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và định lượng khí methane sinh ra có ý nghĩa xác định sự ảnh hưởng của hàm lượng tannin ở các mức khác nhau trong lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch.

Từ các phương trình sẵn có của Menke và Steingass (1979) tính toán giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn. Các phương trình cho kết quả ước tính ME có độ tin cậy cao.

Kết quả về giá trị năng lượng trao đổi (ME), tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (ODM), và nồng độ khí methane (CH4) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Các giá trị dinh dưỡng và nồng độ khí methane

KH Mẫu ME OMD CH4

Đơn vị: MJ Đơn vị : % Đơn vị: %

LS0 5,3a 46,1bc 40,15d LS20 5,8c 48,1d 39,64d LS40 6,2d 49,2de 37,60bc LS60 7,0g 53,2g 38,72cd LS80 7,4h 53,6gh 39,56d LS100 7,8k 54,1h 39,56d LL0 5,3a 46,1bc 39,18d LL 20 6,4e 52,5fg 37,13bc LL40 7,0g 55,8i 36,72bc LL60 8,0l 60,5l 35,84ab LL80 7,6i 56,3i 37,77cd LL100 8,1m 57,5k 37,96cd

a, b, c, d e ,f, g, h, i, k,l, m, n Các số trung bình trong cùng một cột có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P<0,05 ).

Việc giảm thiểu khí methane sinh ra rất có ý nghĩa vì quá trình sinh khí này gây lãng phí nguồn năng lượng thức ăn và lại gây tác động xấu cho môi trường.

Qua bảng 3.5 ta thấy sự sản sinh khí methane được giảm thiểu khi bổ sung thêm các mức thức ăn có hàm lượng tannin cao.

Ở lá sắn, lượng methane giảm từ 40,15% ở mức LS0 xuống 37,60% ở mức LS40 sau đó lại tăng lên 39,56% ở mức LS80 và LS100. Qua đó thấy rằng mức tannin ý nghĩa nhất ở tỷ lệ LS40 trong khẩu phần chứa thức ăn lá sắn.

Ở thân lá cây lạc sau thu hoạch cũng tương tự, lượng methane sinh ra giảm rõ rệt khi trộn tỷ lệ các mức tăng dần từ LL0 đến LL60 (39,18% xuống 35,84%) sau đó methane sinh ra lại tăng dần ở mức LL80 và LL100.

Hình 3.4: So sánh sự ảnh hưởng của tannin giữa lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch đến hàm lượng khí methane sinh ra

Hình 3.5: So sánh sự ảnh hưởng của các mức tannin đến hàm lượng khí methane sinh ra ở lá sắn và thân, lá cây lạc sau thu hoạch

Từ hình 3.4 và 3.5 ta thấy:

Cùng ở mức LS0 - LL0, LS20 – LL20, LS40 – LL40, LS60 – LL60, LS80 – LL80, LS100 – LL100 nhưng thân, lá cây lạc sau thu hoạch có tác dụng giảm methane sinh ra hơn lá sắn. Và ở cả hai loại thức ăn đều giảm methane tốt nhất ở LL40, LL60, LS40, LS60. Như vậy mức bổ sung tannin ở các công thức này phù hợp nhất và là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu methane thải ra môi trường.

Trong khi đó so sánh lượng methane sinh ra ở các mức thức ăn khác nhau của lá sắn và thân, lá cây lạc lại thấy được mức cụ thể đối với lá sắn khi sử dụng là LS40 có kết quả tốt nhất, nhưng với thân lá cây lạc sau thu hoạch thì mức bổ sung này phải lên tới LL60.

Ta thấy giá trị năng lượng trao đổi ở các mức khác nhau ở cùng 1 loại thức ăn là khác nhau và nó tăng lên khi mức bổ sung trong các công thức tăng. Cao nhất ở các mức 80%, 100% và thấp nhất là 0%. Điều này có nghĩa là khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần cũng góp phần làm tăng giá trị năng lượng trao đổi. Điều này đúng ở cả lá sắn và thân lá lạc sau thu hoạch.

Giá trị năng lượng được minh họa bằng đồ thị 3.6 và 3.7:

Hình 3.6: Giá trị năng lượng trao đổi ME ở các mức tannin khác nhau

Về tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ OMD của thức ăn: Đối với lá sắn, tỷ lệ tiêu hóa tăng dần từ 46,1% đến 54,1% khi tăng số lượng lá sắn (tăng tannin trong khẩu phần). Nhưng đối với thân, lá cây lạc sau thu hoạch thì lại có sự biến động. Tỷ lệ thân lá lạc tăng dần từ tỷ lệ trộn LL0 đến cao nhất ở mức LL60 (46,1% đến 60,5%), còn ở mức LL80 và LL100 thì tỷ lệ này lại giảm xuống 56,3% và 57,5%. Điều này có nghĩa là tannin ở mức LS100 vẫn cho tỷ lệ tiêu hóa cao nhưng với LL80 và LL100 thì có thể cấu tạo tannin hoặc hàm lượng các chất hữu cơ ở thân lá lạc có sự khác biệt ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa chất hữu cơ.

Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ được minh họa bằng đồ thị 3.7:

Như vậy có thể xác định được rằng, sự có mặt của tannin trong khẩu phần làm giảm thiểu tốt lượng khí methane sinh ra và làm tăng giá trị năng lượng trao đổi ME, tăng tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ OMD. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào cấu trúc tannin và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng khác của thức ăn. Nguyên nhân là do hàm lượng các chất hữu cơ trong lá sắn và thân lá lạc khác nhau, cấu trúc tannin cũng có thể khác nhau mà đề tài chưa xác định được.

Hình 3.7: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ OMD ở các mức tannin khác nhau

Qua đây cho thấy đối với khẩu phần ăn chỉ gồm chất nền (cám gạo + rơm) khi không bổ sung thêm loại thức ăn nào khác thì tỷ lệ tiêu hóa không cao mà lượng CH4 lại nhiều. Điều này không tốt cho môi trường xung quanh vì lượng khí methane sản sinh nhiều làm ô nhiễm môi trường gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của FAO (2007) , gia súc đóng góp 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sự sản sinh khí methan từ quá trình lên men dạ cỏ là nguồn chủ yếu của vấn đề này.

Đối LL60 giảm tới 8,52% tiếp đến là LS40 giảm 6,35%. Ta thấy khi bổ sung ở mức thích hợp thì không những giúp cho qúa trình tiêu hóa diễn ra tốt mà còn làm giảm một lượng khí methane thải ra môi trường.

Còn khi bổ sung quá nhiều ở mức 80% hoặc không cho gia súc nhai lại sử dụng chất nền (cám gạo + rơm) mà cho ăn hoàn toàn bằng các loại thức ăn (mức 100%): thân lá lạc, lá sắn thì làm cho lượng CH4 không giảm đi mà còn sản sinh quá nhiều. Điều này không tốt.

Do vậy để đảm bảo hiệu quả kinh tế, tốt cho quá trình tiêu hóa của con vật và sự trong lành của môi trường sống thì chúng ta nên bổ sung với một lượng vừa phải các loại thức ăn vào khẩu phần cơ sở của chúng. Tốt nhất là:

Lá sắn ở mức 40%

Chương 4

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

- Hàm lượng tannin trong khẩu phần thí nghiệm không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng do chưa vượt quá mức 5% (kể cả khẩu phần sử dụng 100% lá sắn và 100% thân lá cây lạc sau thu hoạch)

- Các mức thức ăn có hàm lượng bổ sung tannin cao như : LS60, LL40, LL60, có xu hướng sinh khí nhanh và thể tích khí tích lũy cao chứng tỏ khả năng tiêu hóa diễn ra mạnh nhất.

- Ở mức bổ sung: LS40, LL60 là tốt nhất vì nó cân đối giữa lượng khí methane sinh ra và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ trong thức ăn OMD (methane sản sinh là ít nhất và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ cao nhất).

4.2. Đề nghị

- Thử nghiệm khẩu phần thức ăn LS40 và LL60 trên cơ thể con vật - Cho nghiệm thu kết quả của đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Chí Cương và cộng sự, 2006. Ước tính tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của một số loài thức ăn dùng cho bò từ lượng khí sinh ra khi lên men trong điều

kiện in vitro, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi năm 2006.

2. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Bảo Duy, 2008. Tốc độ và động thái sinh khí in vitro, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, năng lượng trao đổi ước tính

của một số loại thức ăn tinh và giàu đạm cho gia súc nhai lại. Tạp chí khoa học

Viện chăn nuôi năm 2008.

3. Vũ Duy Giảng, 2001. Các chất kháng dinh dưỡng (antinutritional factors)

trong thức ăn của động vật nhai lại, Hội thảo về Dinh dưỡng Gia súc Nhai lại -

Chăn nuôi - Hội Chăn nuôi Việt Nam.

4. Dư Thanh Hằng, 2008. “Nghiên cứu sử dụng lá sắn như nguồn protein trong

khẩu phần lợn thịt”, Trường Đại học Nông Lâm, đại học Huế

5. Nguyễn Xuân Trạch, 2003. Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

6. Blummel và Orskov (1993), “Comparison of gas production and nylon bag

degradability of roughages in predicting feed intake in cattle”. Anim. Feed Sci.

Technol. 40, 109-119.

7. Chwalibog A, 1991. Husdyrenaring, bestemmelse af naring vardi or naring

faculty of Life Sciences University of Copenhagen. DSR forlag.180

8. Heggerty R, 2003. Greenhouse Gas Emission. from the Australian livestocksector

9. Khang, D.N., Wiktorsson, H., 2006. Performance of growing heifers fed urea treated fresh rice straw supplemented with fresh, ensiled or pelleted cassava

foliage. Livest. Sci. 102, 130-139.

10. Lassey, K.R., 2007. Livestock methane emission: from the individual

grazing animal through national inventories to the global methane cycle.

Agricultural and Forest Meteorology 142, 120-132.

11. Lovett, D.K., Stack, L.J., Lovell, S., Callan, J., Flynn, B., Hawkins, M., O’Mara, F.P., 2005. Manipulating enteric methane emissions and animal performance of late-lactation dairy cows through concentrate supplementation

at pasture. J. Dairy Sci. 88, 2836-2842

12. Makkar, H.P.S., Becker, K., 2008. " Effect of Sesbania sesban and Carduus pycnocephalus and Fenugreek (Trigonella foenum-graecum L.) seeds and their

extracts on partitioning of nutrients from roughage- and concentrate-based

feeds to methane". Anim. Feed Sci. Technol. 147, 72-89.

13. Mc Crabb, G.J., Hunter, R.A., 1999. " Prediction of methane emissions from

beef cattle in tropical production systems". Aust. J. Agric. Res. 50, 1335-1339.

14. Menke, K.H., Steingass, H., 1988. Estimation of the energetic feed value

from chemical analysis and in vitro gas production using rumen fluid. Anim.

Res. Dev. 28, 7-55

15. Menke, K.H., Raab L, Salewski A, Steingass H, Fritz D., Schneider, W., 1979. “The estimation of the digestibility and metabolizable energy content of ruminant feedingstuffs from the gas production when they are incubated with

rumen liquor in vitro”. J Agricult Sci, Camb 93, 217 – 222.

16. Moss, A.R., Jouany, J.P., Newbold, J., 2000. " Methane production by

ruminants: its contribution to global warming, edpsciences". org, pp. 231-253.

17. McLeod, M.N. (1974). “Plant tannins – Their role in forage quality”. Nutr. Abs. Rev., 44: 804-815

18. Mc Donal và Orskov, 1979. “The estimation of protein degradability in the

rumen from determining the digestibility of feeds in the rumen”. Journal

Agricultural Science, Cambridge 92:499-503.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w