Lượng khí sin hở các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá lạc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 27 - 28)

2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

3.2.2. Lượng khí sin hở các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá lạc

Kết quả xác định lượng khí sinh ra tại các thời điểm khác nhau của các công thức thân lá cây lạc sau thu hoạch thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Lượng khí sản sinh của khẩu phần có bổ sung thân lá lạc (ml)

KH Mẫu 3 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ LL0 3,4a 8,1a 10,7a 12,1a 18,9a 25,0a 27,6a 29,7a LL 20 6,6b 11,0b 14,5b 16,5c 24,4c 32,9d 36,8d 39,0c LL 40 6,6b 11,2b 15,3b 17,3c 26,4d 34,0e 38,1e 40,0c LL 60 5,9b 11,5b 16,7c 19,9d 30,0e 37,7f 41,4f 42,9d LL80 3,1a 8,2a 11,9a 15,3bc 23,5bc 29,2b 30,4b 31,5b LL100 3,1a 8,4a 11,4a 14,5b 23,1b 30,3c 31,8c 32,1b

a, b, c, d e ,f Các số trung bình trong cùng một cột có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau

có ý nghĩa thống kê ( P<0,05 ).

Kết quả bảng 3.3. cho thấy thân lá lạc có tốc độ sinh khí nhanh nhất trong nhóm thức ăn ở các thời điểm từ 3 – 24h có thể do hàm lượng protein của thân lá lạc cao. Kết hợp với bảng kết quả ở các công thức của lá sắn cho thấy các mẫu có ký hiệu LL0, LS0 (tương ứng với tỷ lệ trộn của thân lá lạc và lá sắn là 0) thì lượng gas sinh ra bởi thức ăn là thấp nhất. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh khí tùy thuộc vào số lượng của cả nitơ, carbonhydrate lên men như NDF, mức độ lên men NDF thường tăng khi mức NH3 và tannin trong khẩu phần tăng.

Tại các thời điểm giờ tiếp theo thì lượng khí vẫn tiếp tục sản sinh và cũng ở mức bổ sung LL0 và LL100 thì tốc độ sản sinh khí là không cao. Còn đối với các mức bổ sung khác như LL20, LL40, LL60 đều có tốc độ sản sinh khí cao

hơn và lượng khí lúc 96 giờ đạt lần lượt là: 39,0 ml, 40,0 ml, 42,9 ml. Như vậy có nghĩa là ở LL100 thì mức tannin trong khẩu phần quá cao nên sự phân giải thức ăn bị hạn chế. Điều này minh họa cụ thể trong biểu đồ 3.2 và so sánh ở một số thời điểm với lá sắn ở biểu đồ 3.3 thấy thân lá lạc có xu hướng sinh khí nhiều hơn lá sắn.

Hình 3.2: Đồ thị tốc độ sản sinh khí của khẩu phần có bổ sung thân lá lạc

Hình 3.3: Đồ thị so sánh tốc độ sản sinh khí của lá sắn và thân lá lạc

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w