2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Lượng khí sin hở các thời điểm khác nhau của các công thức lá sắn
Kết quả xác định lượng khí sinh ra tại các thời điểm khác nhau của các công thức lá sắn thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Lượng khí sinh ra của khẩu phần có bổ sung lá sắn (ml)
KH mẫu 3 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ LS0 3,4ab 8,1a 10,7a 12,1a 18,9a 25,0a 27,6a 29,7a LS20 4,1b 8,5b 12,3b 14,0b 20,0d 25,7a 28,8b 30,1a LS40 3,8ab 8,4b 11,3ab 13,4ab 20,1a 26,1a 29,1b 30,4a LS60 4,4b 10,3d 14,3c 17,3c 23,4b 29,5c 31,8c 32,4b LS80 3,5ab 9,8c 13,3c 16,4c 22,8b 28,1b 29,2b 30,3a LS100 3,1a 9,6c 13,1bc 15,9c 22,1b 27,9b 29,0b 29,7a
a, b, c, d Các số trung bình trong cùng một cột có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P<0,05 ).
Tốc độ sản sinh khí cao và mạnh thì điều đó cũng luôn đi kèm với tỷ lệ tiêu hóa và khả năng phân giải loại thức ăn đó trong môi trường dạ cỏ. Qua bảng 3.2 ta thấy lượng khí sản sinh vẫn tăng đều qua các thời điểm giờ khác nhau. Với mức LS0 và LS100 thì tốc độ sinh khí là thấp nhất (29,7 ml) điều này đồng nghĩa với việc phân giải thức ăn ở mức bổ sung này là không cao. Còn đối với LS60 thì lượng khí sinh ra tới thời điểm 96 giờ là cao nhất (32,4 ml), sau đó là LS40 với 30,4ml. Đây cũng chính là do sự cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần.
Do vậy đối với khẩu phần có bổ sung thêm ngọn lá sắn thì có thể bổ sung ở mức 40% và 60% để đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng và có hàm lượng tannin
hợp lý nhất, khả năng phân giải thức ăn đạt mức cao nhất. Điều này tốt cho quá trình tiêu hóa ở vật nuôi. Mô tả lượng khí sinh ra được thể hiện trên biểu đồ 3.1.
Hình 3.1: Đồ thị tốc độ sản sinh khí của khẩu phần có bổ sung lá sắn