Động thái sinh khí invitro của các mẫu thức ăn

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 28 - 30)

2. Mục đích yêu cầu và ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Động thái sinh khí invitro của các mẫu thức ăn

Động thái sinh khí in vitro giúp phản ánh tiềm năng phân giải của loại thức ăn đó trong môi trường dạ cỏ. Động thái sinh khí của các loại thức ăn trong điều kiện in vitro được mô tả bởi thể tích khí tích luỹ ở các thời điểm khác nhau, tốc độ và tiềm năng sinh khí của chúng.

Đặc điểm sinh khí của các loại thức ăn trong thí nghiệm sinh khí in vitro đã được Mc Donal (1979) [18] mô tả thông qua các hệ số A, B, A+B, c, t của phương trình sau: Y = A + B(1 - e-ct).

A- thể tích khí sinh ra ở thời điểm ban đầu từ các chất dễ hoà tan (ml);

B - thể tích khí sinh ra trong suốt quá trình ủ mẫu thí nghiệm, từ các chất khó hoà tan hoặc không thể hoà ta nhưng có thể lên men sinh khí (ml);

c - tốc độ sinh khí của thức ăn thí nghiệm (ml/h);

t - thời gian vi sinh vật bắt đầu hoạt động lên men sinh khí thức ăn thí nghiệm hay còn gọi là pha dừng (h).

Kết quả tính toán thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Các thông số về động thái sinh khí của mẫu

KH mẫu A (ml) B (ml) A+B (ml) C(ml/h) T (h) LS0 1,10c 28,44ab 29,54ab 0,041bc 1,9ab LS20 1,49c 28,26ab 29,74ab 0,046cd 2,1abc LS40 0,92bc 29,35b 30,28b 0,045cd 2,2bc LS60 0,08bc 31,85c 32,05c 0,061e 2,4cd LS80 -1,51ab 31,08c 32,59cd 0,069f 2,5cd LS100 -1,64ab 30,88c 32,52cd 0,068f 2,5cd LL0 1,10c 28,44ab 29,54ab 0,041bc 1,9ab LL 20 3,72d 35,93e 39,65f 0,036ab 2,3bc LL40 2,96d 37,21f 40,18fg 0,041bc 2,5cd LL60 0,61bc 41,93g 42,70g 0,050d 2,7cd LL80 -2,46a 33,57d 36,03e 0,062ef 2,9de LL100 -1,85ab 34,29de 36,14e 0,055de 2,9de

a, b, c, d, ,e ,f, g Các số trung bình trong cùng một cột có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ( P<0,05 ).

Kết quả bảng 3.4 cho thấy toàn bộ thông số về khí sinh ra đều thấp nhất ở mẫu bổ sung ở mức thấp nhất. Kết quả này chứng tỏ rằng lượng khí sinh ra bị ảnh hưởng bởi chất bổ sung.

Chỉ số A âm ở thí nghiệm này, số liệu này nói lên đây là thời kỳ mà vi khuẩn không có sự hoạt động trong chất nền và nó sẽ xuất hiện sớm các hoạt động lên men trong thời gian ủ mẫu. Một số tác giả cũng công bố rằng giá trị âm của A với các loại chất nền khác nhau phản chiếu sự lên men của thức ăn.

Chỉ số A ở các mức bổ sung 20%, 40%, 60% của thân lá lạc và lá sắn tương đối cao (0,08 đến 3,72ml). Có nghĩa là các mức bổ sung của các loại thức ăn thí nghiệm này có khả năng lên men sinh khí tương đối nhanh ngay sau khi ủ mẫu, ở các mức khác nhau ( 80%, 100%) của các nhóm thức ăn khác chỉ số này thấp hơn. Thấp nhất ở lá lạc tại mức LL80 và LL100 là ( -2,46ml và -1,85ml). Và ở giai đoạn đầu các vi sinh vật trong dạ cỏ do mất nhiều thời gian ban đầu để

tấn công phá vỡ trong thức ăn khi ủ thí nghiệm nên các chất khó hòa tan chưa sản sinh ra khí, một phần cũng do thành phần dinh dưỡng không được cân đối.

Phần không tan nhưng có khả năng phân giải (B) cũng tăng lên khi hàm lượng bổ sung trong các công thức tăng lên. Công thức LL60 có giá trị B cao nhất 41,93 ml trong khi đó các công thức bổ sung ở mức thấp như LS0, LS20, LL0 có giá trị B rất thấp.

Để đánh giá tiềm năng sinh khí quq đó dự đoán khả năng lên men phân giải trong dạ cỏ của các loại thức ăn thí nghiệm dùng thông số A+B (ml). Tiềm năng sinh khí trung bình của thân, lá lạc cao hơn lá sắn (vì ở hầu hết các tỷ lệ đều cao hơn). Sở dĩ như vậy có thể là do ở mỗi loại thức ăn thí nghiệm có các thành phần dinh dưỡng có khả năng kích thích sự lên men, phân giải từ đó làm tăng tiềm năng sinh khí của các mẫu thức ăn đó.

Hệ số c (ml/h) biểu hiện tốc độ lên men sinh khí của các mẫu thức ăn trong thí nghiệm sinh khí in vitro. Trong thí nghiệm này, các mức bổ sung khác nhau của lá sắn có tốc độ sinh khí cao hơn (cao nhất LS80 với 0,069ml/h) thân lá lạc (cao nhất LL60 với 0,062ml/h). Điều này có thể giải thích là do loại thức ăn lá sắn có NDF và ADF thấp hơn nên quá trình lên men, sinh khí xảy ra nhanh hơn.

Để biết được thời gian vi sinh vật bắt đầu hoạt động lên men sinh khí thức ăn thí nghiệm (hay còn gọi là pha dừng) Mc Donal (1976)[24] đã đưa ra chỉ số t(h). Pha dừng (t) là thông số tiêu hóa rất quan trọng, giá trị (t) có mối tương quan âm chặt chẽ với hàm lượng carbonhydrate cấu trúc trong thức ăn. (t) càng thấp thì vi sinh vật bắt đầu tấn công vào mẫu thức ăn và sinh khí càng nhanh và ngược lại.

Pha dừng cao nhất là ở LL80 và LL100 (2,9h), như vậy 2 mẫu thức ăn này có quá trình lên men bắt đầu muộn nhất.

Như vậy, từ kết quả trên cho thấy tốc độ phân giải trong điều kiện in vitro của thân, lá cây lạc sau thu hoạch cao hơn lá sắn. Điều này có liên quan chặt chẽ với hàm lượng tannin có trong các mức trộn thức ăn khác nhau.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG TANNIN TRONG LÁ SẮN VÀ THÂN, LÁ CÂY LẠC SAU THU HOẠCH ĐẾN HÀM LƯỢNG METHANE (CH4) SẢN SINH Ở DẠ CỎ BẰNG KỸ THUẬT SINH KHÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (IN VITRO GASPRODUCTION) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w