công ty xây dựng 47
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều thành phầnkinh tế tham gia, lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề mới nảy sinh cần đượcnghiên cứu giải quyết Theo cơ chế quản lý cũ, trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản
lý bằng phương pháp giao thầu, nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việcthất thoát hàng ngàn tỷ đồng và chất lượng công trình cũng không được đảmbảo.Trong bối cảnh đó việc đổi mới phương thức quản lý đầu tư và xây dựng là điềurất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một tất yếu Đấu thầu là một phương thức kinhdoanh dựa vào tính chất cạnh tranh trên thị trường Kinh nghiệm cho thấy đấu thầunếu được thực hiện đúng, có thể tiết kiệm hay làm lợi đáng kể một số kinh phí sovới các phương pháp đã thực hiện trước đây
Đấu thầu có mặt tích cực là tạo cho các nhà thầu một sân chơi có tính cạnh tranhcao, minh bạch và công bằng, giúp các nhà đầu tư lựa chọn được những nhà thầu có
đủ năng lực để thực hiện những nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện những góithầu đáp ứng được những yêu cầu về giá cả, chất lượng và tiến độ thi công
Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xâydựng thủy điện, thủy lợi, khách sạn, nhà trung tâm …Trong suốt thời gian hoạtđộng Công ty đã phần nào khẳng định đươc vịtrí của mình trong ngành Xây dựng.Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, phát triển và mở cửa thị trường hiện nay đã đặt
ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Công
ty nên vấn đề làm sao để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp là bài toán mà Công tyđang phải đối mặt và cần phải giải đáp
Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để biết rõ hơn tầm quan trọng của năng lực
đấu thầu đối với Công ty, em đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần Xây dựng 47” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 2Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu, phân tích thực trạng côngtác đấu thầu của Công ty, rút ra nhận xét về những kết quả đạt được và những mặtcòn hạn chế cùng với nguyên nhân chủ yếu của nó Từ đó, đưa ra một số biện pháp
và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tácđấu thầu của Công ty, đóng góp vào hiệu quảchung trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tạo cơ sở vữngchắc cho việc đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn đã đề ra
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu công tác đấu thầu củaCông ty trong các năm qua
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khâu tham gia dự thầu xây lắp của Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Định trong những năm qua
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lý thuyết hệthống, điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, …
5 Những đóng góp dự kiến của đề tài
- Vận dụng những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu để làm rõ được công táctham gia dự thầu của Công ty
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đấu thầu của Công ty đã thực hiện trongnhững năm qua nhằm phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu của Công ty
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác đấu thầu
Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty Cổ phần Xây dựng 47
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu cho Công ty Cổ phần Xây dựng
47
Để thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp này em đã được sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa giáo viên hướng dẫn là Thạc sỹ Sử Thị Thu Hằngvà sự giúp đỡ rất nhiều củacác cán bộ, nhân viên của Công ty
Trang 3rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các cán bộ Công ty để hoàn thiệnbáo cáo này hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại đấu thầu
1.1.1 Khái niệm đấu thầu, đấu thầu xây lắp
Khái niệm về đấu thầu
Sau khi dự án được phê duyệt, công việc tiếp theo là triển khai thực hiện dự án
Để triển khai thực hiện dự án có rất nhiều công việc phải làm như tư vấn, thiết kế kỹthuật, thi công, mua sắm thiết bị, lắp đặt… Có hai cách để thực hiện công việc này:chủ dự án tự mình làm tất các công việc hặc thuê các đối tác bên ngoài Khi ngườichủ dự án quyết định sử dụng đối tác bên ngoài mà có nhiều đối tác thõa mãn yêucầu của chủ dự án thì chủ dự án phải lựa chọn một bên đối tác phù hợp nhất theohình thức đấu thầu
Trên thực tế đấu thầu là hình thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệptạo ra hiệu quả cao Vậy đấu thầu là gì? chúng ta phải có sự hiểu biết thấu đáo vềvấn đề này
Đấu thầu có thể được hiểu là:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu trên
cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu(Luật đầu thầu 61/2005/QH-11 ban hành kèmtheo Nghị định số 85/2009/ NĐ- CP)
Trong đó:
"Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Trongtrường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân Nhà thầu là nhàxây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá;
là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựachọn đối tác đầu tư Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân ViệtNam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
"Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp củachủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu
Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu:
Trang 5xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt
ra cho việc xây dựng công trình
- Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh màthông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máymóc thiết bị và xây lắp công trình
Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là phương thức mà bên mời thầu (chủ đầu tư) sử dụng để tổchức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây lắp (nhà thầu) nhằm lựa chọn đơn vị có khảnăng thực hiện tốt nhất những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bịcác công trình, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu, nhiệm vụ của chủ đầu tư
Thực chất của đấu thầu trong xây lắp là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quảkinh tế trong việc lựa chọn tổ chức thi công xây dựng Đây cũng là một biện phápquản lý kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng, và là một phương pháp áp dụng phổ biếnnhất để tranh giành hợp đồng xây dựng giữa các nhà thầu muốn xây dựng côngtrình
Thông qua việc tổ chức đấu thầu thúc đẩy các chủ đầu tư và các nhà thầu phảitính toán hiệu quả kinh tế nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật,
mỹ thuật và thời gian xây dựng công trình, nhanh chóng đưa vào sử dụng
Vì vậy phải có một cách nhìn nhận đúng đắn về đấu thầu trong xây lắp Nókhông phải là một thủ tục thuần tuý, trên thực tế đây là một công nghệ hiện đại, một
hệ thống các giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữacác chủ thể trực tiếp liên quan đến các quá trình xây dựng, cung ứng thiết bị và mụcđích là đảm bảo cho quá trình này thực hiện với kết quả tối ưu xét theo quan điểmtổng thể: tối ưu về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ, về tài chính, đồng thời hạn chếtối đa những diễn biến căng thẳng về quan hệ và phương hại uy tín của các bên hữuquan
1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu
+ Tổ chức ở một địa điểm nhất định và có 1 thời gian xác định trước
+ Đối tượng mua bán là hàng hoá chưa có sẵn, việc mua bán dựa vào các tiêuchuẩn kỹ thuật
Trang 6+ Việc mua bán diễn ra trong tình thế một người mua và nhiều người muốn bán+ Các điều kiện giao dịch, trình tự giao dịch và thể thức giao dịch đều được quyđịnh sẵn trong bảng thể lệ đấu thầu
1.1.3 Phân loại đấu thầu
* Căn cứ theo quy mô, đấu thầu gồm 2 loại:
- Đấu thầu toàn bộ dự án
- Đấu thầu từng phần dự án
* Căn cứ theo tính chất công việc, đấu thầu gồm 4 loại:
- Đấu thầu tuyển chọn nhà tư vấn
- Đấu thua mua sắm hàng hoá, dịch vụ khác
- Đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư (đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án)
- Đấu thầu xây lắp
* Căn cứ theo phạm vi, đấu thầu gồm 2 loại:
- Đấu thầu trong nước
- Đấu thầu quốc tế
1.2 Nguyên tắc của đấu thầu
Để lựa chọn được nhà đấu thầu phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất của dự án thìcông tác đấu thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1.2.1 Nguyên tắc hiệu quả
Công tác đấu thầu khi thực hiện phải đảm bảo hiệu quả cả về tài chính cũng nhưthời gian Chi phí thực hiện đấu thầu không được quá cao, thời gian kéo dài sẽ ảnhhưởng đến tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả của dự án
1.2.4 Nguyên tắc minh bạch
Trang 7khác.Tuy nhiên, đây là một nguyên tắc khó kiểm soát.
1.2.5 Nguyên tắc pháp lý
Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ nghiêm những quy định củaNhà nước và nội dung và trình tự đấu thầu, cũng như những cam kết được ghi nhậntrong hợp đồng giao nhận thầu Nếu ai sai phạm sẻ bị xử lí nghiêm minh theo đúngpháp luật
1.3 Vai trò của đấu thầu
1.3.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động đấu thầu sẽ đem lại cho nền kinh tế những sản phẩm có chất lượngcao, đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nềnkinh tế quốc gia.Tạo động lực cho sự phát triển của cho sự phát triển của các ngànhsản xuất trong nước.Tạo nên một mặt bằng mới về công nghệ máy móc thiết bị tạođiều kiện cho việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Mặt tích cực nhất mà phía nhà nước thu được thông qua đấu thầu là tích lũy vàhọc hỏi được kinh nghiệm về biện pháp quản lý nhà nước đối với các dự án đặc biệt
là quản lý tài chính, tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác
1.3.2 Đối với chủđầu tư.
Chọn lựa được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹ thuật,chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công đồng thời giá thành hợp lý.Khắc phục tìnhtrạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu.Khắc phục tình trạng độc quyền về giá
cả của các nhà thầu Mang lại hiệu quả của dựán đầu tư cao nhất
1.3.3 Đối với nhà thầu
Đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xửgiữa các nhà thầu Kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng côngnghệ và các giải pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn cócủamình
Học hỏi nhiều kinh nghiệm qua thực tế, có cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực
về quản lý và khoa học công nghệ trình độ chuyên môn cho cán bộcông nhân viên Nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thương trường trong nước và quốc tế
1.4 Hình thức đấu thầu
Trang 8Trong đấu thầu xây dựng có 4 loại đấu thầu chủ yếu sau:
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: đây là loại đấu thầu nhằm lựa chọn các cá nhân tổchức tư vấn có thể đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu để tư vấn về một vấn đềnào đó của chủ đầu tư
- Đấu thầu mua sắm hàng hoá: là loại đấu thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu mà
họ có thể cung cấp vật tư thiết bị cho bên mời thầu với giá, thời gian cung cấp hợp
lý, đảm bảo các yêu cầu đặt ra của bên mời thầu
- Đấu thầu để lựa chọn đối tác thực hiện dự án: đây là loại đấu thầu để lựa chọnnhà thầu thực hiện từng phần hay toàn bộ dự án đầu tư
- Đấu thầu xây lắp: là loại đấu thầu trong đó chủ đầu tư (bên mời thầu) tổ chức sựcạnh tranh giữa các nhà thầu (doanh nghiệp xây dựng) với nhau, nhằm lựa chọn nhàthầu có khả năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng vàlắp đặt các thiết bị công trình, hạng mục công trình thoả mãn tốt nhất các yêu cầucủa chủ đầu tư
1.5 Hình thức lựa chọn nhà thầu
1.5.1 Đầu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi: là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu thamgia Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trêncác phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mờithầu.Đấu thầu rộng rãi là hình thức chú ý áp dụng trong đấu thầu
1.5.2 Đầu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu(tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải đượcngười có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận Hình thức này chỉ đượcxem xét áp dụng khi có những điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
1.5.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu
để thương thảo hợp đồng
Trang 9- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, được phép chỉ định ngay đơn
vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời, sau đó phải báo cáo thủ tướngchính phủ về nội dung chỉ định thầu để xem xét phê duyệt
- Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh,
bí mật quốc phòng do thủ tướng chính phủ quyết định
- Gói thầu đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩmđịnh của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các
cơ quan liên quan
Trong báo cáo đề nghị chỉ định thầu phải xác định rõ ba nội dung sau:
có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu
1.5.5 Tự thực hiện
Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ nănglực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng,(ngoài phạm vi quy định tại điều 63 của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng)
1.5.6 Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trịdưới 2 tỷ đồng.Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhautrên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.Việc gửi chào hàng có thể được thực
Trang 10hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phươngtiện khác.
1.5.7 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không cónhững quy định riêng thì không thể đấu thầu được Cơ quan quản lý ngành phải xâydựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của quy chế đấu thầu và có ý kiếnthoả thuận của bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướng chính phủ quyết định
1.6 Phương thức đấu thầu
1.6.1 Đấu thầu một túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ Phương thứcnày được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp
1.6.2 Đấu thầu 2 túi hồ sơ
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từngtúi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xéttrước để đánh giá.Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếptúi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấuthầu tuyển chọn tư vấn
1.6.3 Đấu thầu 2 giai đoạn
+ Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ, thiết bị toàn
bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp
- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹthuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụthể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhàthầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình
- Giai đoạn hai: bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhấtnộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên
Trang 11tiến độ thực hiện điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
1.7 Quy trình của đấu thầu
1.7.1 Lập kế hoạch đấu thầu
Khi thực hiện một công việc gì thì lập kế hoạch là công việc đầu tiên cần thiếtphải làm, có kế hoạch tốt thì công việc mới thực hiện có hiệu quả và đấu thầu cũngvậy, cần phải có kế hoạch tốt thì đấu thầu mới thành công như mong muốn Để tổchức tốt công tác đấu thầu ta phải có kế hoạch cụ thể về:
- Lập kế hoạch phân chia dự án thành các gói thầu; khi phân chia dự án thành cácgói thầu, chủ đầu tư phải xem xét tới sự phù hợp dựa trên các chỉ tiêu khác nhau, để
từ đó có sự phân chia gói thầu một cách hợp lý về quy mô, thời gian thực hiện
- Lập kế hoạch thời gian thực hiện từng gói thầu: chủ đầu tư phải dựa vào tiến độthực hiện chung của dự án, quy mô, mức độ của từng gói thầu để có kế hoạch thựchiện cho từng gói thầu đúng tiến độ
- Lập kế hoạch nhân sự: gồm những người có thẩm quyền quyết định đầu tư củabên mời thầu (chủ đầu tư hoặc đại diện) và chỉ định tổ chuyên gia giúp việc
- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết để lập hồ sơ mờithầu
- Lập kế hoạch về giá và nguồn tài chính: chủ đầu tư phải xác định giá gói thầu
dự kiến không vượt quá giá dự toán được duyệt
- Lập kế hoạch các tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá:
Các tiêu chuẩn đánh như:
+ Năng lực kỹ thuật công nghệ
+ Năng lực tài chính
+ Kinh nghiệm
+ Tiến độ thi công
Ngoài ra chủ đầu tư còn cần phải lập kế hoạch về nhiều nhân tố khác nữa để từ
kế hoạch đó chúng ta thực hiện công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao
1.7.2 Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)
Hình thức sơ tuyển chỉ áp dụng cho những dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, đềphòng những rủi ro có thể gặp trong quá trình đấu thầu và thực hiện nhiệm vụ đầu
Trang 12tư Chủ đầu tư có thể tổ chức sơ tuyển.Việc sơ tuyển nhằm lựa chọn những nhà thầu
có đủ năng lực về trình độ công nhân, máy móc thiết bị, lĩnh vực sở trường của nhàthầu Giai đoạn này gồm:
- Lập hồ sơ sơ tuyển
- Thông báo mời sơ tuyển
- Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
- Trình duyệt kết quả sơ tuyển
- Thông báo kết quả sơ tuyển
1.7.3 Lập hồ sơ mời thầu
Lập hồ sơ mời thầu là công việc hết sức quan trọng bao gồm:
- Thư mời thầu
- Mẫu đơn dự thầu
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu
- Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
- Các loại thuế theo quy định của pháp luật
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiền lượng và chỉ dẫn kỹ thuật
- Tiến độ thi công
- Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùngmặt bằng để xác định giá đánh giá)
- Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh dự thầu
- Mẫu thoả thuận hợp đồng
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Trang 13+ Mô tả tóm tắt dự án, địa chỉ và thời gian xây dựng.
+ Chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu
+ Thời hạn, địa chỉ nhận hồ sơ dự thầu
- Gửi thư mời thầu: hình thức này được áp dụng trong thể loại đấu thầu hạn chếbên mời thầu phải gửi thư mời thầu trực tiếp đến từng nhà thầu trong danh sách đãđược duyệt
Sau khi mời thầu thì các nhà thầu hoàn tất hồ sơ dự thầu nộp cho bên mời thầu ởtrong tình trạng niêm phong trước thời hạn quy định, bên mời thầu có trách nhiệmbảo quản các hồ sơ dự thầu theo hình thức bảo mật cho đến thời điểm mở thầu
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu xây lắp gồm:
- Các nội dung về hành chính pháp lý:
+ Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền)
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
+ Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ(nếu có)
+ Văn bản thoả thuận liên danh (trường hợp liên danh dự thầu)
+ Bảo lãnh dự thầu
- Các nội dung về kỹ thuật:
+ Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu
+ Tiến độ thực hiện hợp đồng
+ Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng
+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng
- Các nội dung về thương mại, tài chính:
+ Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết
+ Điều kiện tài chính (nếu có)
+ Điều kiện thanh toán
1.7.5 Mở thầu
Sau khi nộp hồ sơ dự thầu, những hồ sơ dự thầu nào đúng kế hoạch và đáp ứngđầy đủ yêu cầu của bên mời thầu sẽ được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý trongđiều kiện đảm bảo bí mật Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai theo ngày giờ,
Trang 14địa chỉ đã ghi trong hồ sơ mời thầu Đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu sẽtham gia mở thầu và ký vào biên bản mở thầu.
1.7.6 Đánh giá xếp hạng nhà thầu
Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau:
a) Đánh giá sơ bộ: bên mời thầu xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Nhằm loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, bao gồm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
+ Kiểm tra giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề
+ Kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận hồ sơ dự thầu
- Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu: xem xétnăng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của nhà thầu với yêu cầu của hồ sơ mờithầu
- Làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần): trong quá trình đánh giá sơ bộ, bên mời thầuthấy có vấn đề gì cần làm rõ thì yêu cầu nhà thầu giải trình bằng văn bản (nhưngkhông được làm thay đổi nội dung hồ sơ dự thầu)
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu:
- Đánh giá về mặt tài chính, thương mại: tiến hành đánh giá tài chính, thương mạicác nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giáđược phê duyệt
Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm:+ Sửa lỗi
+ Hiệu chỉnh các sai lệch
+ Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung
+ Đưa về một mặt bằng so sánh
+ Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu
c) Đánh giá tổng hợp, xếp hàng nhà thầu theo giá đánh giá và kiến nghị nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng:
Dựa vào kết quả đánh giá chi tiết và căn cứ vào thang điểm đã lập bên mời thầu
sẽ có đánh giá tổng hợp và cho điểm các hồ sơ dự thầu từ đó xếp hạng nhà thầu để
có căn cứ trình người có thẩm quyền quyết định đầy đủ và phê duyệt nhà thầu trúngthầu
Trang 15+ Tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Tiêu chuẩn kinh nghiệm
+ Tiêu chuẩn tiến độ thi công
+ Tiêu chuẩn tài chính
+ Tiêu chuẩn giá dự thầu
1.7.7 Trình duyệt kết quả đấu thầu
Chủ đầu tư sau khi căn cứ vào kết quả chấm thầu và các quy định của nhà nước,người quản lý công việc đấu thầu lập bản tường trình chi tiết và đầy đủ tới chủ đầu
tư và các cơ quan nhà nước có liên quan để thẩm định và xét duyệt lần cuối cùng.Thông thường các gói thầu trúng thầu là các gói thầu có số điểm cao nhất, phù hợpvới các tiêu chuẩn của quy chế đấu thầu
1.7.8 Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiên hợp đồng
Sau khi lựa chọn được nhà thầu (được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vàphê duyệt) chủ đầu tư tiến hành công bố trúng thầu và thương thảo hợp đồng.Saukhi thương thảo hợp đồng xong, chủ đầu tư tiến hành trình duyệt nội dung hợp đồng
và ký kết hợp đồng
- Khi công bố kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng đảm bảo nguyên tắc chung:bên mời thầu chỉ được công bố kết quả đấu thầu tiến hành đàm phán ký kết hợpđồng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu
Trước khi tiến hành thông báo trúng thầu và ký kết hợp đồng chính thức, bên mờithầu cần cập nhật những thay đổi về năng lực nhà thầu cũng như những thay đổikhác liên quan đến nhà thầu, nếu phát hiện những thay đổi liên quan đến việc thựchiện hợp đồng (năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ phá sản ) bên mời thầu phảikịp thời thông báo cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét Huỷ bỏ kếtquả đấu thầu, tổ chức đấu thầu lại khi phát sinh các vấn đề:
+ Dự án phải thay đổi mục tiêu khác với dự kiến ban đầu trong thư mời thầu.+ Không có nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu
+ Có chứng cớ chứng minh có sự tiêu cực trong quá trình đấu thầu
- Thông báo trúng thầu:
Trang 16Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bênmời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản kèm theo dự thảo hợp đồng cólưu ý những điều kiện cần thiết phải bổ sung (nếu có) để đáp ứng yêu cầu của bênmời thầu Đồng thời bên mời thầu phải gửi kèm lịch biểu nêu rõ thời gian, địa điểmthương thảo ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Thương thảo ký kết hợp đồng:
Khi nhận được thông báo trúng thầu nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấpnhận hoặc từ chối thương thảo trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thôngbáo, nếu không nhận được thư chấp nhận hoặc từ chối của nhà thầu, bên mời thầukhông hoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Sau khi đã thống nhất về thời gian, địa điểm, hai bên sẽ tiến hành thương thảo,hoàn thiện hợp đồng và tiến tới ký kết hợp đồng chính thức
1.8 Những nội dung khi tham gia dự thầu
Nhà thầu khi tham gia vào thị trường xây dựng thông qua đấu thầu với cương vị
là người bán Vì vậy khi muốn tham gia vào thị trường xây dựng, các nhà nhà thầucần phải tìm kiếm, cập nhật thông tin về các dự án đầu tư để tham gia những côngtrình mà công ty có đủ năng lực phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư Để ký kếtđược hợp đồng với chủ đầu tư nhà thầu cần phải tiến hành những công việc khácnhau và phải theo quy trình nhất định
1.8.1 Tìm kiếm thông tin về các dự án đầu tư
Việc tìm kiếm thông tin trên thị trường xây dựng thường thông qua các hìnhthức:
- Từ thông báo mời thầu của chủ đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Từ thư mời thầu do bên mời thầu gửi tới: do uý tín của nhà thầu trên thị trườngxây dựng, tính chất của công việc xây dựng, hay vì lý do cấp bách mà bên mời thầutrực tiếp mời dự thầu thông qua thư mời thầu trong trường hợp công trình được tổchức theo hình thức đấu thầu hạn chế
- Thông qua giới thiệu của đối tác trung gian theo hình thức này nhà thầu phải trảmột khoản phí nhất định cho nhà môi giới để biết thông tin mời thầu
1.8.2 Tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu
Trang 17năng của mình có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư không để từ đó lập hồ
sơ tham gia dự thầu Nhà thầu khi đã có thông tin mời thầu thường phân tích đánhgiá sơ bộ thông tin về công trình Nhà thầu phải nắm bắt các thông tin cần thiết vềcông trình dự thầu, từ đó có sự phân tích cụ thể để đưa ra quyết định có hoặc khôngtham ra dự thầu Hoặc sau khi phân tích hồ sơ mời thầu mà khả năng của công tykhông đáp ứng được yêu cầu thì có thể đề ra hướng chiến lược là tham gia đấu thầubằng liên danh, liên kết, liên doanh (tuy nhiên nếu nhà thầu muốn liên doanh trongđấu thầu và muốn giao thầu lại phải được sự đồng ý của chủ đầu tư)
1.8.3 Tham gia sơ tuyển (nếu có)
Để tham gia sơ tuyển nhà thầu phải nộp một ngân phiếu bảo đảm cho việc thamgia dự thầu (có thể lên 20% chi phí đấu thầu).Nếu nhà thầu không trúng thì khoảntiền này được chủ đầu tư trả lại
Thông thường với những dự án có vốn đầu tư lớn (từ 300 tỷ VNĐ trở lên) thì chủđầu tư mới tổ chức sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng
Khi tham gia sơ tuyển nhà thầu nộp tài liệu sơ tuyển:
+ Tổ chức và cơ cấu của nhà thầu, quyết định thành lập, giấy phép hành nghề xâydựng
+ Các công trình đã tham gia và kinh nghiệm trong 2-5 năm qua: khối lượng thựchiện giá trị hợp đồng, chất lượng thực hiện
+ Các công trình đang thi công, khối lượng thời gian hoàn thành, kinh phí
+ Khả năng về nguồn nhân lực
+ Thực trạng tài chính
+ Khả năng máy móc thiết bị, công nghệ
1.8.4 Chuẩn bị, lập hồ sơ dự thầu
Sau khi qua vòng sơ tuyển, nhà thầu đạt tiêu chuẩn sẽ dựa vào hồ sơ mời thầu để
có sự chuẩn bị tài liệu lập hồ sơ mời thầu
Khi có yêu cầu trước khi lập hồ sơ dự thầu chủ đầu tư phải tiến hành khảo sátthực địa, dựa vào kết quả khảo sát, năng lực của công ty và hồ sơ mời thầu để từ đólập hồ sơ dự thầu Nội dung bộ hồ sơ dự thầu gồm:
Trang 18- Thư trả lời đã nhận được thư mời thầu: sau khi nhận được thông báo mời thầu
và tài liệu đấu thầu thì nhà thầu phải đệ trình cho phía mời thầu một lá thư ngắngọn, rõ ràng thông báo cho chủ đầu tư là công ty đã nhận được thư mời thầu
- Đơn dự thầu: đây là phần việc quan trọng nhất và nó quyết định khả năng thắngthầu của doanh nghiệp Đơn dự thầu thực chất là điền vào mẫu của chủ đầu tư cungcấp có trong hồ sơ dự thầu:
+ Thời hạn khởi công kể từ khi có thông báo của chủ đầu tư trong vòng 5-10ngày kể từ ngày có lệnh, nhà thầu cần huy động đủ lực lượng xe máy, con người,thiết bị để khởi công
+ Thời gian xây dựng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc thời gian nhàthầu đề xuất được chủ đầu tư chấp nhận
+ Mức phạt do công trình chậm trễ theo quy định
+ Thời gian bảo hành công trình
+ Thời hạn phải thanh toán cho nhà thầu sau khi nhận được phiếu thanh toán của
kỹ sư tư vấn giám sát
+ Lãi suất đối với phần chậm trả khối lượng hoàn thành để bảo vệ quyền lợi chonhà thầu
+ Khoản tiền, hoặc phần trăm trên giá trị hợp đồng chủ đầu tư sẽ tạm ứng chonhà thầu sau khi khởi công công trình để nhà thầu triển khai máy móc, vật tư, thiếtbị
+ Các loại tiền dùng thanh toán
+ Thời hạn có hiệu lực của đơn thầu
+ Giấy bảo lãnh dự thầu
+ Quy cách của đơn dự thầu và chữ ký
- Một số yêu cầu giải thích thêm: các nhà thầu sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ mờithầu có thể yêu cầu chủ đầu tư giải thích thêm về: vật tư thiết bị, giá cả, chỉ dẫn kỹthuật, tiến độ thi công
- Thư uỷ quyền: đấy là văn bản pháp lý được cấp có thẩm quyền lập uỷ quyềncho người có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết trong quyền hạn cho phép
- Lập chương trình thiết bị ngày công theo quá trình tiến hành công việc
Trang 19theo mẫu của chủ đầu tư Điền vào bản giá thầu bao gồm tất cả các chi phí có liênquan đến xây dựng công trình như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thuế, lãi mứcgiá mà nhà thầu lập phản ánh trình độ tổ chức thi công của nhà thầu và nó phải đượctính toán hợp lý để mức giá đó có khả năng thắng thầu cao nhất.
- Lập vật tư thiết bị chủ yếu cho thi công nhà thầu phải lập biểu vật tư chủ yếu có
sự phân loại và hạch toán cụ thể để xem xét, xuất kho cho thi công
- Lập biểu tổ chức lao động: nhà thầu phải lập biểu liệt kê số lượng lao động sửdụng cho thi công công trình và có sự phân công trong tổ chức thực hiện công việc
- Bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công nhà thầu phải nghiên cứu kỹ thiết kế kỹthuật để đưa ra biện pháp thi công hợp lý
- Lập biểu tiến độ thi công: biểu này phải chỉ rõ được chương trình, kế hoạchthực hiện của nhà thầu trong từng giai đoạn và cả quá trình
- Những giải thích thêm của nhà thầu do yêu cầu của chủ đầu tư nhà thầu có thểgiải trình thêm một số vấn đề về kỹ thuật, tiến độ thi công
1.8.5 Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Sau khi hoàn thành xong hồ sơ dự thầu (thường với dự án nhỏ thời gian chuẩn bị30-40 ngày, dự án lớn thời gian chuẩn bị 2-3 tháng) Nhà thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầucho bên mời thầu trong thời hạn quy định.Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quảncác hồ sơ dự thầu trong điều kiện bảo mật
Việc mở thầu được thực hiện công khai với sự có mặt của bên mời thầu, đại diệncủa cơ quan quản lý cấp trên các nhà thầu hoặc đại diện được uỷ quyền của nhàthầu và các hãng thông tấn báo chí địa phương
Công tác mở thầu sẽ tiến hành mở từng hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư sẽ ghi tên cácứng thầu hợp lệ và ứng thầu không hợp lệ Sau khi mở thầu, chủ đầu tư đánh giáxếp hạng các nhà thầu theo những tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật,giá bỏ thầu để chọn ra nhà thầu phù hợp nhất Kết quả đấu thầu sẽ được công bốchính thức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Những nhà thầu không trúngthầu cũng được thông báo và trả lại bảo lãnh dự thầu
1.8.6 Đàm phán và ký kết hợp đồng
Trang 20Sau khi mở thầu sẽ chọn được nhà thầu hợp lý nhất và 2 bên tiến hành đàm pháncác điều khoản để ký hợp đồng xây dựng Khi đàm phán không phải lúc nào hai bêncũng nhất trí một vấn đề mà có thể 2 bên mới nhất trí một phần hay có quan điểmchưa thống nhất Vì vậy trong đàm phán phải xem xét, tìm hiểu rõ ý định của đốitác và mục tiêu đặt ra của mình để đề ra được sách lược linh hoạt trong đàm phán.Một kinh nghiệm cho thấy để đàm phán thành công thì không bao giờ có mộtphương án lựa chọn mà phải có các phương án lựa chọn khác nhau Khi đàm phánphải xác định rõ mục tiêu đặt ra của mình và giới hạn có thể nhượng bộ được đếnđâu.Trong đàm phán hợp đồng xây dựng thường đàm phán về lĩnh vực kỹ thuật,thương mại, pháp lý.
Khi cuộc đàm phán đã đi vào kết thúc nhà thầu được chọn sẽ phải cùng chủ đầu
tư soạn thảo và hoàn chỉnh hợp đồng theo mẫu về hợp đồng xây dựng đã được nêutrong hồ sơ đấu thầu Nhưng không được trái với hồ sơ dự thầu và phải dựa vàonhững điều được bổ sung khi đàm phán Sau khi ký kết hợp đồng nhà thầu sẽ lậpmột ban điều hành dự án theo những tiêu chuẩn đã ký kết trong hợp đồng Giải trìnhlên chủ đầu tư tiến độ thi công công trình:
+ Tiến độ cung cấp dịch vụ tư vấn
+ Tiến độ thi công chi tiết
+ Tiến độ cung cấp nhân lực
+ Tiến độ cung cấp xe máy, thiết bị
+ Tiến độ cung cấp vật liệu
+ Tiến độ giải ngân
1.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của Nhà thầu
1.9.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thểhiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năngthu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quantrọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, thi công các côngtrình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài Do đó nếu nhà thầu nàoyếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ khôngđảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho công
Trang 21cho phép mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngàycàng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp
1.9.2 Nhân sự
Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức phục vụ công trình: Trình độ của đội ngũcán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năngthắng thầu của doanh nghiệp Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, taynghề vững tạo ra hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpgiúp doanh nghiệp tăng uy tín trên thương trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh
1.9.3 Giá dự thầu
Quy định lập giá dự thầu: Phần giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu của doanh
nghiệp tối thiểu phải có các nội dung sau:
+ Thuyết minh cơ sở tính toán xây dựng giá dự thầu: Trên cơ sở các nội dungcông việc và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, kết hợp với biện pháp thi công dự kiếncủa mình doanh nghiệp sẽ tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí cần thiết để thực hiệncông việc của mình Các chi phí và đơn giá đưa ra cần có thuyết minh cụ thể cơ sở
áp dụng và có bản tính chi tiết cho từng phần công việc, các tính toán này đòi hỏiphải thống nhất với nhau và rõ ràng
Doanh nghiệp sẽ phải xem xét, nghiên cúu đầy đủ tài liệu (các bản vẽ thiết kế,thuyết minh, tài liệu kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật) tìm hiểu thực tế hiện trạngmặt bằng xây dựng, dự tính và lường trước các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá vàtổng giá công trình để không xảy ra khiếu nại và khiếu kiện sau này
+ Bảng giá dự thầu: Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ Bảng, Biểu giá dự thầu trong
đó cần thể hiện rõ tên hạng mục, giá trị…
Việc các doanh nghiệp không thực hiện các yêu cầu trên hoặc thực hiện khôngđầy đủ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp và có thể dẫnđến loại bỏ hồ sơ dự thầu
Giá dự thầu: là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần
giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu”.(Điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 14) Giá dự thầu sẽ là cố định chọn gói để thực
Trang 22hiện toàn bộ khối lượng công việc xây dựng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Giá
dự thầu bao gồm các nội dung sau:
+ Tổng giá: Bao gồm tổng giá các hạng mục công trình
+ Giá các hạng mục: Gồm chi phí cho các công việc cần thực hiện để hoàn thànhtoàn bộ hạng mục Chi phí cho một công việc được xác định trên cơsở các yếu tốchi phí và khối lượng công việc cần thực hiện.Các vấn đề liên quan đến khối lượngcông việc được xác định trong hồ sơ mời thầu
+ Giá công việc (đơn giá): Gồm toàn bộ các yếu tố chi phí cần thiết như vật liệu,nhân công, máy móc thiết bị, bảo hiểm, chi phí chung thu nhập chịu thuế tính trước
và thuế để hoàn thành một đơn vị công tác riêng biệt gắn với đơn vị thi công và đặctính kỹ thuật cụ thể của công việc phù hợp với các quy định hiện hành của Nhànước, Bộ Xây Dựng, các cơ quan quản lý Cơ sở để tính các yếu tố chi phí phảiđược nêu đầy đủ, rõ ràng, có giải thích cụ thể lý do áp dụng
Giá dự thầu là một nhân tố chính quyết định khả năng thắng thầu của doanhnghiệp.Để đạt mục tiêu thắng thầu doanh nghiệp phải xác định được một mức giá
dự thầu hợp lý.Tuy nhiên, mức giá dự thầu này phải thấp hơn dự toán của chủ đầu
tư nếu không doanh nghiệp sẽ bị loại mà không cần xét tới các chỉ tiêu khác.Giá dựthầu cũng không được thấp hơn dưới mức đảm bảo chất lượng công trình.Vì vậy,việc đưa ra một dự đoán chính xác về giá dự thầu sẽ làm cho khả năng thắng thầucủa doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt.Ngược lại, nguy cơ trượt thầu vì giá dự thầukhông hợp lý là một vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu hơnnữa
1.9.4 Năng lực về kỹ thuật
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu, nhất là trong đấu thầu xây lắp Khả năngđáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượngcác công trình, thể hiện rõ nét năng lực của nhà thầu xây lắp Khả năng đáp ứngcác yêu cầu kỹ thuật có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp thi công
Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công : Số lượng, chất lượng, chủng loại,tiến độ huy động và hình thức sở hữu
Trang 23 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình:
+ Có đủ các phương tiện đáp ứng cho việc kiểm tra
+ Có các biện pháp cụ thể để kiểm tra
Giải pháp kỹ thuật cũng có thể nói là yêu cầu quan trọng nhất đối với các nhàthầu vì khi xét thầu, nhà thầu nào đạt 70% điểm kỹ thuật trở lên mới được coi là đạt
và mới được xem xét đến các điều kiện khác Trong xây dựng có nhiều chỉ tiêu đểđánh giá về mặt kỹ thuật của công trình như các chỉ tiêu đặc trưng cho khả năngchịu áp lực, khả năng chịu độrung, độ bền, tuổi thọ,…của công trình Ngoài rachất lượng của công trình là yếu tố quan trọng trong các yếu tố mà chủ đầu tư dùng
để xét thầu Chất lượng công trình cao của các doanh nghiệp sẽ có khả năng thắngthầu cao hơn và ngược lại Nhà thầu nào có khả năng đáp ứng được yêu cầu kỹthuật bằng các giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất sẽ bảo đảm được chất lượng côngtrình cao nhât Nhà thầu cần đảm bảo được tính khả thi, hợp lý và hiệu quả củacác giải pháp thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, mức độ đáp ứng của cácthiết bị thi công đã được trình bày trong hồ sơ dự thầu
1.9.5 Uy tín Nhà thầu
Uy tín Nhà thầu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đối với một cuộc đấuthầu Uy tín nhà thầu được đánh giá ở các mặt như: Kinh nghiệm nhà thầu, thươnghiệu của Nhà thầu hoặc số dự án mà nhà thầu thực hiện.Uy tín nhà thầu được xâydựng bằng cả một quá trình hình thành và phát triển của Công ty, sự nổ lực của toànthể nhân viên trong công ty.Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng xấu đến uytín của công ty
1.10 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác đấu thầu của Nhà thầu 1.10.1 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu
Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình hạng mụccông trình mà doanh nghiệp đã tham gia đấu thầu và đã trúng thầu kể cả các góithầu phụ, gói thầu do liên danh, liên kết, liên doanh
Chỉ tiêu số công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu góp phần giúp doanhnghiệp đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu
Trang 241.10.2 Xác suất trúng thầu
Chỉ tiêu này tính theo 2 góc độ cơ bản:
- Theo số công trình tham gia đấu thầu và trúng thầu
Xác suất trúng thầu = s ố c ô ng tr ì nh tham gia d ự th ầ u S ố c ô ng tr ình tr ú ng th ầu x 100%
- Theo giá trị công trình:
Xác suất trúng thầu = ∑¿t2
∑GTtg x 100%
åGTt2: là tổng giá trị của các công trình trúng thầu
åGTtg: tổng giá trị của các công trình tham gia đấu thầu
Chỉ tiêu này được tính cho từng thời kỳ nhất định tuỳ vào mục đích của doanhnghiệp trong việc sử dụng chỉ tiêu
1.10.3 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp
Chỉ tiêu này có thể được đo bằng thị phần tuyệt đối hoặc tương đối
- Thị phần tuyệt đối:
Thị phần tuyệt đối = GTSLXL DN
GTSLXLt2 x 100%
Trong đó:
GTSLXLDN: là giá trị sản lượng xây lắp do doanh nghiệp hoàn thành
GTSLXLt2: giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành trên thị trường
- Thị phần tương đối được xác định trên cơ sở so sánh thị phần thị trường tuyệtđối của doanh nghiệp với thị phần thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnhnhất
Từ 2 chỉ tiêu thị phần ta có thể tính toán tốc độ tăng trưởng của thị phần so vớithời kỳ trước để nhận biết xu hướng biến đổi vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
1.10.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nó
là chỉ tiêu hết sức quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp dựa vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường xây dựng
Khi tính toán chỉ tiêu này cần tính toán cho hàng năm và có sự so sánh giữa cácnăm để thấy được tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm Ngoài ra còn phải
Trang 25để có thể đánh giá chính xác giúp cho việc ra quyết định được hợp lý hơn.
Tuy nhiên tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà vai trò của chỉ tiêu lợi nhuận khácnhau.Vì vậy không nên coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất khi đánh giá hiệu quả kinhdoanh
Trang 261.10.5 Chỉ tiêu về uy tín của doanh nghiệp
Uy tín là chỉ tiêu mang tính vô hình, rất khó định lượng, chỉ tiêu này mang tínhchất bao trùm, nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác.Uy tín
là chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng trong đấu thầu và giành thắng lợi của doanhnghiệp.Chính uy tín giúp cho doanh nghiệp giành được lòng tin của chủ đầu tư vàtạo lợi thế trong tham gia đấu thầu.Vì vậy mà trong từng thời kỳ doanh nghiệp phảichú trọng đến việc nâng cao uy tín trên thị trường tạo cơ hội giành được lợi thế cạnhtranh trong đấu thầu
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 47
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Xây dựng 47
2.1.1 Tên và địa chỉ
Tên Công ty: Công ty cổ phần Xây Dựng 47
Tên tiếng Anh: Construction Joint Stock Company 47
Trụ sở: Số 8, Đường Biên Cương, Tp Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng 47
Tiền thân là Công ty Xây dựng thủy lợi 7 được thành lập theo Quyết định 888QĐ/TCCB ngày 08/09/1975 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
Đổi tên thành Công ty Xây dựng 47 theo quyết định số 119 NN-TCCB/QĐ ngày03/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn
Công ty cổ phần Xây dựng 47 là Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá từ Công tyxây dựng 47 thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn theo quyết định số
4411 QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Pháttriển Nông thôn
Công ty cổ phần Xây dựng 47 chính thức hoạt động từ 01/07/2005 theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000064 do Sở Kế hoạch và Đầu tư BìnhĐịnh cấp ngày 27/06/2005
Đến nay, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 4100258747 lần thứ 12 ngày 01/08/2012 với số vốnđiều lệ là 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng)
Quy mô của công ty:
01 Tổng giám đốc
Trang 28 06 Phó Tổng giám đốc
08 Phòng chức năng
01 Phòng thí nghiệm hợp chuẩn
01 Phòng Dịch vụ xuất khẩu lao động
21 Xí nghiệp xây dựng trực thuộc
01 Xưởng sửa chữa xe máy, thiết bị và gia công cơ khí
01 Khách sạn Hải Âu170 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao
Tổng số CBCNV: 2.022
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chức năng của công ty
- Công ty chuyên về các lĩnh vực thi công các công trình thủy lợi, thủy điện.
-Công ty còn tham gia vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác như : kinhdoanh nhà hàng, khách sạn ( Khách sạn Hải Âu) ,đại tu xe máy thi công, sản xuấtcác sản phẩm cơ khí công trình, thì nghiệm kiểm tra độ bền cơ học bê tông kết cấu,khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng…
Nhiệm vụ của công ty
-Xây dựng có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
-Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ côngtrình
-Đầu tư nhân lực và công nghệ một cách hiệu quả
-Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm bù đắp chi phí để có lãi và thực hiệnnghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước
-Thực hiện nguyên tắc theo đúng công lao động đóng góp, điều phối giữa các cánhân đơn vị sao cho đảm bảo công bằng hợp lý
-Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ chính trị, an ninh, quốc phòng
2.1.4 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây dựng 47
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Xây dựng 47
Trang 29Nguồn: Văn phòng Công ty
Trang 30 Đại Hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công
ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Đại hội đồng cổ đông là cơ quanthông qua chính sách đầu tư phát triển của Công ty,quyết định cơ cấu vốn, thôngqua phương án sản xuất kinh doanh, quyết định bộ máy tổ chức quản lý và điềuhành sản xuất kinh doanh của Công ty
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, cótoàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacông ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị cóthể họp định kỳ hoặc bất thường, Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính củacông ty hoặc ở nơi khác, Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệutập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.Hội đồng quản trị có 05 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch Mỗithành viên Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và có thể được bầu lại tạiĐại hội đồng cổ đông tiếp theo
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty vàchịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụđược giao Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm
Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diệnpháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch Tổng Giám Đốc là người điều hànhmọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị
và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý điều hành Công ty.Tổng Giám Đốc làđại diện cho Công ty trước pháp luật
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Trang 31và Tổng giám đốc công ty quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, quản trị vàđời sống; Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật thông tin liên lạc cho mọi hoạtđộng của công ty.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần Xây dựng
47, giúp Tổng Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trongcác lĩnh vực : Xây dựng chiến lược, Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Hợp đồng kinh
tế và Tư vấn đấu thầu
Phòng Kế toán - Tài vụ:là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần Xây dựng 47
giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong lĩnhvực: Tài chính, hạch toán kế toán, Kế toán quản trị và Thống kê tổng hợp
Phòng Quản lý xe máy - vật tư:là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần Xây
dựng 47 giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệptrong các lĩnh vực: Xe máy, thiết bị; Vật tư; Vận tải
Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương: là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ
phần xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanhnghiệp trong các lĩnh vực tổ chức bộ máy, cán bộ; lao động; tiền lương; giải quyếtchế độ chính sách với người lao động; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân; thanhtra thủ trưởng; bảo vệ cơ quan xí nghiệp
Phòng Kỹ thuật:là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 giúp
Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnhvực: Khoa học kỹ thuật, công nghệ chất lượng công trình; Quản lý chất lượng côngtrình; Tư vấn đấu thầu (phần Hồ sơ kỹ thuật công trình)
Phòng Đầu tư - Quản lý dự án:là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần Xây
dựng 47 giúp Tổng giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệptrong các lĩnh vực: Nghiên cứu thị trường; Lập các dự án đầu tư mới và Quản lý các
dự án đầu tư; Đầu tư chứng khoán
Phòng đầu tư tài chính:là cơ quan tham mưu của Công ty Cổ phần xây dựng 47
giúp Tổng Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong lĩnhvực:
Quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn;
Trang 32Đầu tư tài chính;
Thẩm định các dự án đầu tư;
Chứng khoán và quản lý cổ đông;
Các lĩnh vực khác theo quyết định của Tổng Giám đốc
Phòng Thí nghiệm:là đơn vị trực thuộc Công ty, có chức năng thực hiện các phép
thử trong danh mục theo quyết định công nhận khả năng thực hiện các phép thử của
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Phòng Thí Nghiệm là đơn vị hoạt độngđộc lập trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành, hạch toán phụ thuộc và
có con dấu riêng trong giao dịch công tác
Phòng Dịch vụ Xuất khẩu Lao động:Phòng Quản lý dịch vụ đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài là cơ quan tham mưu của Công ty giúp Tổng Giám đốcthực hiện chức năng quản lý trong các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy, các bộ phận thịtrường – Đào tạo nghề – Quản lý lao động, ký kết các hợp đồng liên quan đến việcngười lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuyển chọn lao động, thực hiện hợp đồngđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Dạy nghề, ngoại ngữ cho người laođộng, tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làmviệc ở nước ngoài và các hoạt động khác của Công ty có liên quan đến người laođộng đi làm việc ở nước ngoài
Các đơn vị trực thuộc:
- 21 Xí nghiệp xây lắp: là các Xí nghiệp Xây dựng từ số 1 đến số 21, nhiệm vụ
chính là thi công các công trình xây lắp theo hợp đồng ký kết giữa Công ty với cácchủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Tuỳ theo từng dự án Công ty sẽ điều động các Xínghiệp đến địa điểm xây dựng công trình triển khai thực hiện dự án Trụ sở chínhtại 08 Biên Cương, Quy Nhơn, Bình Định
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 4/7 Đường số 3, Khu phố 5, Hiệp
Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.Nội dung hoạt động của chinhánh: Kinh doanh các ngành nghề kinh doanh công ty đã đăng ký
-Xưởng Sửa chữa và Gia công cơ khí:thực hiện nhiệm vụ Đại tu xe, máy thi
công; sản xuất phục hồi phụ kiện cơ khí; sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình.Chủ yếu phục vụ nội bộ
Trang 33bia, thuốc lá; Dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác; Vận tải hànhkhách bằng ô tô
- Công ty con: Công ty cổ phần du lịch Hầm Hô, kinh doanh du lịch sinh thái &
vui chơi giải trí
2.1.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 trong mối quan hệ của hoạt động đấu thầu.
Tiền thân là Công ty Xây dựng thủy lợi 7, Công ty cổ phần Xây dựng 47 làDoanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá từ Công ty xây dựng 47 thuộc Bộ NôngNghiệp & Phát triển Nông thôn Nên hoạt động chính của công ty là xây dựng thủylợi Mà các công trình thủy điện, thủy lợi thường là các dự án cấp Nhà nước, nênthường tổ chức đấu thầu Do đó, Công ty tham gia đấu các gói thầu xây dựng thủylợi với tư cách là Nhà thầu
Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trênnhiều lĩnh vực Cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 : Cơ cấu vốn cổ phần của công ty ( cuối năm 2013)
Tổng công ty Đầu tư và Kinh
Nguyễn Lương Am Chủ tịch Hội
Khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng
Dịch vụ thí nghiệm kiểm tra độ bền cơ học bê tông kết cấụ
Đại tu xe, máy thi công
Sản xuất, phục hồi phụ kiện cơ khí
Sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, rượu, thuốc lá, dịch vụ Massage
Trang 34 Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; các dịch vụ du lịch khác.
Đại lý rượu bia, nước giải khát
Đại lý dich vụ Internet
Đại lý thu đổi ngoại tệ
Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ
Tổ chức hội nghị, hội thảo; Dịch vụ quảng cáo
Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa
Tư vấn du học
Kinh doanh vận chuyển khách bằng ô tô theo hợp đồng
Cho thuê xe ô ô
Kinh doanh dịch vụ thể thao, giải trí, trò chơi thể thao trên biển
Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàị
Hoạt động dạy nghề
Kinh doanh và cho thuê bất động sản
Thi công khoan phụt vữa xử lý nền và thân công trình
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hằng năm đã mang lại một nguồn lợinhuận lớn cho công ty, tạo thu nhập cho nhân viên và còn đóng góp cho ngân sáchnhà nước, tạo đà tăng trưởng và phát triển cho công ty, đảm bảo nguồn lực tài chínhmạnh Nó là một chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu của công ty, góp phần nângcao năng lực đấu thầu, tăng khả năng trúng thầu cho Công ty
Bảng 2.2 :Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
(ĐVT : Triệu đồng)
Tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh 808.180 1.577.600 1.295.508 995.717 1.426.467 Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần 808.102 1.577.558 1.295.434 995.658 1.426.360 Giá vốn hàng bán 731.138 1.437.637 1.098.543 818.813 1.262.623 Lợi nhuận gộp 76.964 139.921 196.891 176.845 163.737 Doanh thu hoạt động
Chi phí tài chính 27.421 76.015 138.548 123.223 104.306
Trang 35lãi vay
Chi phí quản lý
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 26.748 36.970 30.818 21.240 27.563
Lợi nhuận hoặc lỗ
Tổng lợi nhuận kế
-Chi phí thuế TNDN
Nguồn:Phòng Kế toán –Tài vụ
Qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy doanh thu của công ty quacác năm rất cao, tuy nhiên gía vốn hàng bán lại chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổngdoanh thu đó, trên 90% doanh thu Điều này đã thể hiện được đúng bảng chất củacác công ty xây dựng, chi phí vốn để xây dựng hoàn thành các công trình rất lớn Vìvậy đòi hỏi năng lực tài chính của Công ty phải mạnh để có đủ khả năng đấu thầu
và thực hiên hợp đồng Lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự biến động qua cácnăm, lợi nhuận năm 2010 tăng mạnh so với 2009 là 4,826 tỷ đồng là do yếu tốkhách quan, trận lụt lịch sử tại Bình Định và các tỉnh miềm trung đã làm cho hệthống thủy lợi hư hại nhiều, nên nhu cầu sữa chữa và xây dựng lại hệ thống thủy lợităng, điều này làm tăng lợi nhuận cho công ty Đến năm 2011, mức lợi nhuận quaytrở lại với mức tương đương năm 2009 là 24,281 tỷ đồng Đến năm 2012, thị trườngxây dựng bước vào giai đoạn khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng hoạt động xây
Trang 36dựng của của Công ty, làm lợi nhuận giảm 2,794 tỷ đồng còn 21,487 tỷ đồng Bướcsang năm 2013, mức lợi nhuận tiếp tục duy trì ở mức 21,579 tỷ đồng.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn liền với công tácđấu thầu để tìm kiếm và thực hiện các Hợp đồng xây dựng nhằm đem lại lợi nhuậncho công ty
2.2 Thực trạng đấu thầu trong Công ty Cổ phần Xây dựng 47
2.2.1 Đặc điểm thị trường, sản phẩm và các gói thầu của Công ty
2.2.1.1 Thị trường
Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là một doanh nghiệp xây dựng nên sản phẩm của
nó là các công trình xây dựng, cụ thể hơn trong nội dung đề tài chúng ta đề cập ởđây là các công trình xây lắp Các công trình này do chủ đầu tư ký hợp đồng vớiCông ty ( cũng có thể nhà thầu ký hợp đồng với Công ty, khi Công ty là nhà thầuphụ cho nhà thầu đó ) và Công ty phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như hợp đồng đã
ký kết Vì vậy, Công ty phải lo đi tìm kiếm các công trình, tìm kiếm các chủ đầu tư
và tham gia đấu thầu, ký hợp đồng thi công các công trình Sau khi xây dựng xongCông ty tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán với chủ đầu tư hoặc nhà thầuchính
Như vậy, một đặc điểm khác của thị trường của Công ty là Công ty phải tự đi tìmlấy khách hàng rồi ký kết hợp đồng và cuối cùng là đi đến thực hiện sản phẩm củamình, vì Công ty đã hoạt động độc lập không còn trực thuộc Nhà nước Qua đóchúng ta có thể thấy vấn đề thông tin là rất quan trọng cho Công ty Càng có nhiềuthông tin về thị trường xây lắp thì Công ty càng có khả năng ký kết được với nhiềukhách hàng Vì thế, việc thu thập thông tin của thị trường cũng là một nhân tố rấtquan trọng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty
Với địa điểm Công ty đặt tại Bình Định, thị trường mà Công ty hướng đến trongthời gian qua là khu vực miền Trung và Tây nguyên, vì thị trường này gần Trụ sởchính, dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các gói thầu, chi phí vận chuyển máy móc thiết
bị rẻ hơn Bên cạnh đó, Công ty cũng có một thương hiệu nhất định trong khu vựcnày nên khả năng thắng thầu cao hơn Khu vực miền Nam cũng đang được Công tyhướng đến trong thời gian vừa qua Thị trường miền Bắc tuy có hệ thống sông ngòi
Trang 37phí vận chuyển xa nên chi phí cao, rất khó cạnh tranh.
2.2.1.2 Sản phẩm
Các sản phẩm xây lắp của Công ty có các đặc điểm sau :
Thứ nhất, cũng như sản phẩm xây lắp nó mang tính chất đơn chiếc, đặt tại một vịtrí cố định, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp, nông nghiệp như: nhà máy thủy điện,trạm phân phối, đập xả lũ, đường ống áp lực…
Thứ hai: sản phẩm có khối lượng vật chất lớn, tiền vốn tiêu hao nhiều, tiến độhoành thành công trình chậm, thời gian khai thác sử dụng lâu, số lao động tham giavào quá trình sản xuất lớn hơn so với những sản phẩm thuộc lĩnh vực khác Vì vậy,chất lượng công trình, trình độ tổ chức sản xuất, sử dụng vốn một cách có hiệu quả
là một trong những nhân tố quyết định đến sự hiệu quả trong hoạt động của Côngty
Thứ ba: Hầu hết những công trình những công trình này đều mang tầm chính trị
và kinh tế tương đối lớn ở các địa phương có công trình Do đó hình thức, chấtlượng cũng như giá cả, tiến độ thi công trình có tác động rất lớn đến uy tín và khảnăng cạnh tranh của Công ty trên lãnh thổ địa phương đó, cũng như địa phương lâncận
Thứ tư: Sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và địa phương được
cố định tại nơi sản xuất Vì thế, các điều kiện sản xuất khác như: máy móc thiết bị,nguồn nhân công… thường luôn phải di chuyển tuy theo từng công trình Đây chính
là tính chất đặc thù của hoạt động xây lắp, với việc di chuyển này sẽ phát sinh chiphí vận chuyển và bảo quản máy móc thiết bị khiến Công ty phải tính toán cân nhắc
và lựa chọn phương án sản xuất phù hợp Do vậy, nếu Công ty có phương án sảnxuất hợp lý thì sẽ giảm được sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến quá trình sảnxuất kinh doanh do đó sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm vàtất yếu điều đó sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường xâydựng
2.2.1.3 Đặc điểm các gói thầu
Với tiền thân là công ty xây dựng thủy lợi chuyên xây dựng các công trình thủylợi phục vụ nông nghiệp, với lợi thế đó nên công ty luôn tiên phong trong các gói
Trang 38thầu xây dựng chủ yếu là xây dựng thủy lợi, kèm với các hạng mục trạm, nhà máyphục vụ thủy lợi như : nhà máy thủy điện, trạm phân phối điện, đập, cửa lấy nước,kênh xả…Ngoài ra công ty còn tham gia các gói thầu xây dựng các công trìnhTrung tâm hội nghị ở phần xây dựng thô Các hợp đồng chủ yếu của đấu thầu là hợpđồng xây lắp Gía trị các gói thầu thường lớn
Các gói thầu công ty tham gia thường là hình thức đấu thầu rộng rãi Vì các dự
án thủy điện tuy lớn nhưng thường được chia thành nhiều gói thầu với các công việc
rõ ràng, các nhà thầu xét thấy đủ điều kiện tham gia thì mua hồ sơ mời thầu Hệthống thủy điện lại có mặt ở khắp nơi trên đất nước nên đấu thầu rộng rãi sẽ phùhợp Bên cạnh đó,với uy tín và kinh nghiệm thi công, công ty đã được Chính phủ,các Bộ ngành, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chủ đầu tư chỉ định thầu cáccông trình lớn như: thủy lợi Định Bình, Văn Phong, Tân Mỹ; thủy điện Sông Ba Hạ,Đồng Nai 4, Srêpok 4A, Sông Bung 4A vv
Các gói thầu có thời gian hoàn thành trung bình khoảng 2-3 năm ; không quá dài,
vì vậy công ty có thể tham gia các gói thầu khác trong điều kiện nguồn lực chophép
2.2.2 Năng lực đấu thầu
2.2.2.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhàthầu bởi đặc điểm của xây lắp , khi công trình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gianthi công dài Năng lực tài chính là một điểm mạnh của Công ty Cổ phần xây dựng
47 Sau đây là một số Báo cáo tài chính của Công ty
Bảng 2.3 : Bảng cân đối kế toán
(ĐVT: Triệu đồng)
-Tài sản ngắn hạn 577.800 835.865 913.391 1.118.761 1.346.326
+Tiền và các khoản
+Các khoản đầu tư tài
Trang 39Nguồn:Phòng Kế toán –Tài vụ
Qua kết quả bảng cân đối kế toán, ta nhận thấy, nguồn vốn chủ sỡ hữu của công
ty tăng qua các năm lớn Trong khoảng 5 năm từ 2009-2013, Nguồn vốn chủ sở hữu
đã tăng gần gấp đôi Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh thuận lợi, tích lũyđược vốn cho công ty Nó cho thấy được khả năng tự chủ của Công ty và điều nàygiúp Công ty có thể mạnh dạn nhận đấu thầu thêm nhiều hợp đồng, cũng như cácchủ đầu tư cũng tín nhiệm hơn khi giao các dự án cho Công ty thực hiện Tài sảndài hạn tăng dần qua các năm đặc biệt là tài sản cố định cho thấy Công ty chú trọngđầu tư đổi mới máy móc thiết bị thi công
Tuy nhiên Khoản phải thu năm 2013 tăng đến 256.503 triệu đồng cho thấy cáccông trình đã hoàn thành nhưng chưa được các chủ đầu tư thanh toán, khả năng thuhồi nợ chưa cao
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty như sau:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá tài chính
1 Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
Trang 402 Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,13 1,13 1,11 1,112.2 Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,07 1,06 1,04 1,26
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhận trước thuế/Doanh
Nguồn:Phòng Kế toán –Tài vụ
Qua báo cáo trên ta thấy, tuy tài sản dài hạn qua các năm đều tăng nhưng so vớitài sản ngắn hạn thì mức tăng chậm hơn, do đó nên cơ cấu tài sản dài hạn/tổng tàisản qua các năm lại giảm, điều này không có nghĩa là công ty giảm đầu tư, mà ởđây hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi, nên nhu cầu tiền và các tàisản ngắn hạn nhiều hơn Cơ cấu nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn ở mức cao là 90,48%,tuy nhiên đây là một mức hợp lý, còn thể hiện được khả năng sự dụng vốn hiệu quảcủa doanh nghiệp Và cơ cấu Vốn CSH/Tổng nguồn vốn giảm từ 11,8% -11,66% -9,7% - 9,52% cho thấy khả năng huy động nguồn vốn tốt, không quá lạm dụng vàonguồn vốn của công ty
Khả năng thanh toán của công ty đều lớn hơn 1, đạt mức an toàn, công ty có khảnăng trả nợ Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi của Công ty các năm gần đây lại giảm Như
tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH từ năm 2012-2013 có sự sụt giảm đáng kể, từ26,73% giảm xuống còn 13,48% mức giảm là 49,5% gần một nửa so với năm trước.Như vậy Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là một công ty có năng lực tài chínhmạnh, có khả năng hoàn thành các dự án được giao
2.2.2.2 Nhân sự