Bước sang thời kì mới, thời kì của tri thức, thời kì của công nghiệp hóa hiện đạihóa, để có thể đáp ứng những yêu cầu về đầu tư phát triển, về hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước thì v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
Trang 2NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiên :
Tên đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định.
Tính chất của đề tài:
I Nội dung nhận xét 1 Tình hình thực hiện:
2 Nội dung đề tài:
Cơ sở lý thuyết:
Cơ sở số liệu:
Phương pháp giải quyết các vấn đề:
3 Hình thức của đề tài:
Hình thức trình bày:
Kết cấu của đề tài:
4 Những nhận xét khác:
II Đánh giá cho điểm Tiến trình làm đề tài:
Nội dung đề tài:
Hình thức đề tài:
Tổng cộng:
Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn
NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 3Họ và tên sinh viên thực hiên :
Tên đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định.
Tính chất của đề tài:
I Nội dung nhận xét:
II Hình thức của đề tài:
Hình thức trình bày:
Kết cấu của đề tài:
III Những nhận xét khác:
IV Đánh giá cho điểm:
Nội dung đề tài:
Hình thức đề tài
Tổng cộng
Ngày tháng năm Giáo viên phản biện MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 9
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 12
1.1 Một số khái niệm cơ bản về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản 12
1.1.1 Đầu tư 12
1.1.2 Đầu tư phát triển 16
1.1.3 Xây dựng cơ bản và Đầu tư xây dựng cơ bản 16
1.1.4 Vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản 17
1.2 Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản 18
1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản 19
1.3.1 Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần cải biến cơ cấu nền kinh tế và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý: 19
1.3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 20
1.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước 21
1.3.4 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động 21
1.3.5 Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh Bình Định nói riêng 22
1.3.6 Đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 22
1.4 Nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản 22
1.4.1 Đầu tư cho xây dựng và lắp đặt 22
1.4.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 22
1.4.3 Đầu tư kiến thiết cơ bản 23
1.5 Các nguồn hình thành nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản 23
1.5.1 Nguồn trong nước 23
1.5.2 Nguồn vốn nước ngoài 24
1.6 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản 25
1.6.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư xây dựng cơ bản 25
1.6.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản 26
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản 28
1.7.1 Điều kiện tự nhiên 28
Trang 51.7.2 Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản 28
1.7.3.Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản 29
1.7.4 Công tác kế hoạch hoá và chủ trương của dự án 29
1.7.5 Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ 2009 - 2013 31
2.1 Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 31
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên 31
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
2.2 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bình Định 35
2.3 Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua 36
2.3.1.Tình hình quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định 36
2.3.2 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Bình Định 37
2.3.3 Cơ cấu vốn trong nước trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Bình Định 42
2.3.4 Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua 54
2.4 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bình Định 57
2.4.1 Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm vừa qua 57
2.4.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Định 69
2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 75
3.1 Phương hướng phát triển đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bình Định đến năm 2020 75
3.2 Định hướng đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật 77
3.3 Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định trong thời gian sắp tới 79
Trang 63.3.1 Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả 79
3.3.2 Giải pháp về các biện pháp hành chính 81
3.3.3 Giải pháp về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng 81
3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản 82
3.3.5 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng 83
3.3.6 Qui hoạch đầu tư theo từng ngành, địa phương nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7Chữ viết tắt Diễn giải
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư tại Bình Định từ năm 2009 - 2013 37Bảng 2.2: Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước ở tỉnhBình Định từ năm 2009 - 2013 38
Sơ đồ 2.1: Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước ở tỉnhBình Định 39Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước trên địa bàn tỉnhBình Định từ năm 2009 - 2013 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 42
Trang 8Bảng 2.4: Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại Bình
Định 46
Bảng 2.5: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các lĩnh vực tại tỉnh Bình Định từ năm 2009 - 2013 47
Bảng 2.6: Vốn đầu tư XDCB cho ngành giao thông 49
Bảng 2.7: Vốn đầu tư XDCB cho ngành điện 51
Bảng 2.8: Vốn đầu tư XDCB cho các công trình công cộng 52
Bảng 2.9 Hệ số ICOR của tỉnh Bình Định từ 2009 - 2013 65
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tại Bình Định 65
Bảng 2.11: Tỷ trọng các ngành trong GDP của tỉnh Bình Định(đơn vị: %) 66
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đối với một xã hội ngày càng tiến bộ, một thế giới đang từng ngày thay đổi, hoàn thiện hơn, đứng trước tình hình đó Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã không ngừng nghĩ từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ổn định
Xu hướng toàn cầu hóa đã mang lại cho cả nước có nhiều cơ hội để phát triển,
để có thể mở rộng ngoại giao, hợp tác phát triển nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài
Trang 9nước để xây dựng và phát triển kinh tế Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam luônphải đối mặt với những khó khăn, những rào cản mà thế giới mang lại
Bước sang thời kì mới, thời kì của tri thức, thời kì của công nghiệp hóa hiện đạihóa, để có thể đáp ứng những yêu cầu về đầu tư phát triển, về hội nhập kinh tế quốc
tế của đất nước thì vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản đang được chú trọng trong cảnước
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động của đầu tư phát triểnquan trọng nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng kĩ thuật, vật chất phục vụ cho sự nghiệp pháttriển kinh tế, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnhvực của nền kinh tế xã hội Đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho mục tiêuphát triển kinh tế luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra của cả nước nói chung
và tỉnh Bình Định nói riệng
Nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, sự thu hút đầu tư của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước thì điều quan trọng đầu tiên là phải đầu tư pháttriển mà quan trọng hơn là phải chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản Nhận thức đượctầm quan trọng này, trong những năm qua tỉnh Bình Định đã nỗ lực tập trung mọinguồn lực cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
đã đạt được các thành tựu quan trọng, tạo ra cơ sở hạ tầng kĩ thuật vững chắc, tạođộng lực cho phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, vấn đề huy động và sử dụng vốntrong nước để đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, thiếu sót, tình trạng thất
thoát lãng phí, đầu tư dàn trải Đó cũng là lí do em chọn đề tài: " Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định".
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thựctiễn liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để đề ra các giải pháp cho hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định
Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản, về vốn đầu
tư từ nguồn trong nước
Trang 10 Xem xét tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồnvốn trong nước tại tỉnh Bình Định.
Đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện đầu
tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định
Sau khi tìm hiểu thực trạng, tiến hành đề ra các giải pháp cho công tác thựchiện đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bình Định.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu trên mạng Internet, Niên giám thống kê, cục thống kê
Các báo cáo qua các năm của phòng tổng hợp kế hoạch tại Sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Bình Định
Phương pháp phân tích:
Phương pháp 1: Phương pháp thống kê mô tả thực trạng đầu tư xây dựng cơ
bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định trong những năm gần đây
Phương pháp 2: Phương pháp thống kê so sánh, tính toán các số liệu qua các
năm để dánh giá, nhận xét
5 Những đóng góp của đề tài.
Hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản
Làm rõ thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại BìnhĐịnh
Đề xuất một số giải pháp cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồnvốn trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
6 Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản
Chương 2: Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước
tại tỉnh Bình Định trong những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn
Trang 11vốn trong nước tại tỉnh Bình Định trong thời gian sắp tới.
Với những kiến thức, thời gian cũng như sự tìm hiểu có hạn nên chuyên đề tốtnghiệp này không thể không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế nhất định
Em hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như những lời nhận xét chânthành từ cô và các cô chú tại Sở kế hoạch và đầu tử tỉnh Bình Định để em có thểhoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản.
1.1.1 Đầu tư.
1.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng.
Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (tiền, của cải, công nghệ,đội ngũ lao động, trí tuệ, bí quyết công nghệ, …), để tiến hành một hoạt động nào
đó ở hiện tại, nhằm đạt kết quả lớn hơn trong tương lai
Đặc trưng cơ bản của đầu tư:
Trang 12 Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đầu tư Không thể coi là đầu tư, nếu
việc sử dụng tiền vốn không nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớnhơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu
Kéo dài thời gian: Thường từ 2 năm tới 70 năm hoặc có thể lâu hơn nữa.
Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường trong vòng một năm không gọi là đầu tư.Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh
1.1.1.2 Phân loại đầu tư.
Để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư cần phảitiến hành phân loại các hoạt động cũng như hình thức đầu tư Để phân loại các hoạtđộng đầu tư người ta căn cứ vào một số tiêu thức:
* Phân loại theo lĩnh vực đầu tư: gồm 2 loại:
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất : Đó là hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp,
cơ sở kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm đầu tư xây dựngmới, cải tiến công nghệ, đầu tư mở rộng
- Đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất: Lĩnh vực không sản xuất ra sản phẩm hànghoá trực tiếp: văn hoá, giáo dục, ANQP, quản lý Nhà nước, cơ sở hạ tầng
* Phân loại theo thời gian thực hiện đầu tư: gồm 3 loại:
- Đầu tư ngắn hạn: Là đầu tư có thời gian tích luỹ dưới 1 năm
- Đầu tư trung hạn: Là đầu tư có thời gian từ 1-5 năm
- Đầu tư dài hạn: Là đầu tư có thời gian trên 5 năm
* Phân loại theo quan hệ sở hữu của Chủ đầu tư với hoạt động đầu tư.
Gồm 2 loại :
- Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư bằng cách mua các chứng chỉ có giá
như : Cổ phiếu, trái phiếu với số lượng giới hạn Với hình thức đầu tư này người bỏvốn không trực tiếp tham gia công việc quản trị kinh doanh
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người trực
tiếp tham gia quản lý giá trị kinh doanh
Đầu tư trực tiếp được phân ra làm 2 loại: Đầu tư chuyển dịch và đầu tư pháttriển
+ Đầu tư chuyển dịch : Về hình thức đầu tư chuyển dịch cơ bản giống như đầu
Trang 13tư gián tiếp hay đầu tư tài chính tức là cũng thông qua việc mua các cổ phiếu nhưng
ở đây là mua lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chứ không phải mua lần đầu
và để có thể thực hiện được hình thức này nhà đầu tư phải mua lại hay nắm giữ mộtkhối lượng cổ phiếu đủ lớn để có thể tham gia được (Có chân) trong Hội đồng quảntrị
+ Đầu tư phát triển: Là hình thức đầu tư mà thông qua việc xây dựng mới, mở
rộng quy mô công suất, đổi mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật để thay đổi về mặtchất hoặc mặt lượng các tài sản cố định và năng lực sản xuất nói chung Từ đó màtiến hành ổn định phát triển kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận hoặc nhằm đạtđược lợi ích kinh tế xã hội Chỉ có đầu tư phát triển mới là hình thức đầu tư trực tiếptạo ra các năng lực sản xuất mới, tạo ra nhiều việc làm và là nguồn động lực thúcđẩy kinh tế xã hội phát triển
* Phân loại theo tính chất bao gồm :
- Các hoạt động đầu tư hữu hình vào tài sản có hình thái vật chất cụ thể ( máymóc, nhà xưởng, dụng cụ, nhà cửa vv )
- Các hoạt động đầu tư vô hình (bằng phát minh sáng chế, Chi tiêu về nghiêncứu phát triển, về đào tạo )
- Các hoạt động đầu tư về tài chính ( Tham gia góp vốn )
* Phân loại theo mục đích đầu tư bao gồm :
- Đầu tư mới: là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một công trìnhmới hoàn toàn
- Đầu tư mở rộng: là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ hoặc tăngthêm mặt hàng, tăng khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụban đầu
- Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: đầu tư này gắn liền với việc trang bịlại và tổ chức lại toàn bộ hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, được thựchiện theo một thiết kế duy nhất, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộngcác bộ phận sản xuất chính đang hoạt động hoặc có thể xây dựng mới hoặc mở rộngcác công trình phục vụ hay phụ trợ
- Đầu tư hiện đại hóa công trình đang sử dụng: gồm các đầu tư nhằm thay đổi,
Trang 14cải tiến các thiết bị công nghệ và các thiết bị khác đã bị hao mòn (hữu hình và vôhình) trên cơ sơ kỹ thuật mới và nhằm nâng cao các thông số kỹ thuật của các thiết
bị đó
1.1.1.3 Đặc điểm hoạt động đầu tư.
Thứ nhất: Đầu tư được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản cho sự phát triển và sinh
lợi Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng và sinh lợi, trong đó có yếu tốđầu tư Nhưng để bắt đầu một quá trình sản xuất, tái sản xuất mở rộng, trước hếtphải có vốn đầu tư
Nhờ sự chuyển hoá vốn đầu tư thành vốn kinh doanh kết hợp các yếu tố khác,các tổ chức kinh doanh tiến hành hoạt động, từ đó tạo ra tăng trưởng và sinh lợi,vốn đầu tư được coi là một trong những yếu tố cơ bản nhất Đặc điểm này khôngchỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế mà cònchỉ ra động lực quan trọng kích thích các nhà đầu tư nhằm mục đích sinh lời
Thứ hai: Đầu tư đòi hỏi một khối lượng vốn lớn Khối lượng vốn đầu tư lớn là
yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảmbảo cho yếu tố tăng trưởng và phát triển như: Xây dựng một hệ thống kết cấu hạtầng, xây dựng các cơ sở khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp, chếbiến Đầu tư cho các lĩnh vực đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư bỏ rất lớn, vì vậy nếukhông sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế -
xã hội
Thứ ba: Quá trình đầu tư xây dựng phải được trải qua một thời gian lao động
rất dài mới có thể đưa vào khai thác, sử dụng được, do thời gian hoàn vốn kéo dài vìsản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất khôngtheo một dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình, mỗi dự án có kiểu cách, tínhchất khác nhau cụ thể như sau:
- Sản phẩm của xây dựng thường cố định, đó là công trình gắn liền với đất
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp có tính chất tổng hợp vềkinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật Thời gian để hoàn thành một quá trình xâydựng thường dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất của sản phẩm
- Quá trình thi công xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên: Nắng,
Trang 15mưa, bão, gió Vì vậy điều kiện sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luônbiến động và thường bị gián đoạn Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức thicông xây dựng phải có kế hoạch tổ chức, phân công hợp lý nhằm tận dụng triệt đểmáy móc thiết bị, vật tư lao động hạn chế tối đa những thay đổi không hợp lý, cóbiện pháp tổ chức lao động một cách khoa học.
- Cơ cấu quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp Trong quá trình thi công xâydựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây dựng, mặt bằng thi công chật hẹp, yêucầu thi công đòi hỏi rất nghiêm ngặt về trình độ kỹ thuật Quá trình đầu tư thườngbao gồm 3 giai đoạn: Xây dựng dự án, thực hiện dự án, và khai thác dự án Giaiđoạn xây dựng dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn tất yếu của quátrình đầu tư, thời gian kéo dài mà không tạo ra sản phẩm
- Sản phẩm xây dựng được tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể: Để xây dựngđược một công trình phải dựa vào các hợp đồng kinh tế đã ký giữa các bên liênquan
Khi xét hiệu quả đầu tư cần quan tâm xem xét toàn bộ ba giai đoạn của quátrình đầu tư, tránh tình trạng thiên lệch chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án
mà không chú ý vào thời gian khai thác dự án
Do chu kỳ sản xuất xây dựng kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tưđặc biệt quan tâm, đó là phải lựa chọn trình tự bỏ vốn thích hợp để giảm đến mứctối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang Việc coi trọng hiệu quả kinh tế
do đầu tư mang lại là rất cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu, đảm bảotrình tự xây dựng cơ bản Thời gian hoàn vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng trongviệc đo lường, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Thứ tư: Đầu tư là một lĩnh vực có rủi ro lớn.
Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gâynên những thất thoát lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư khônglường được hết khi lập dự án Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tànphá các công trình được đầu tư Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như:Thay đổi chính sách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầutiêu thụ sản phẩm cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư Tuy nhiên,
Trang 16những nhà đầu tư dám mạnh dạn đầu tư thì họ cũng phải lựa chọn những biện phápnhằm tránh hoặc hạn chế được rủi ro, khi đó họ sẽ thu được những món lời lớn, vàđây là niềm hi vọng kích thích các nhà đầu tư.
1.1.2 Đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư mà thông qua việc xây dựng mới, mở rộngquy mô công suất, đổi mới ứng dụng công nghệ kỹ thuật để thay đổi về mặt chấthoặc mặt lượng các tài sản cố định và năng lực sản xuất nói chung Từ đó mà tiếnhành ổn định phát triển kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận hoặc nhằm đạt đượclợi ích kinh tế xã hội Chỉ có đầu tư phát triển mới là hình thức đầu tư trực tiếp tạo
ra các năng lực sản xuất mới, tạo ra nhiều việc làm và là nguồn động lực thúc đẩykinh tế xã hội phát triển
1.1.3 Xây dựng cơ bản và Đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năngtạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mởrộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định
Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tưphát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơbản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trongnền kinh tế Do vậy đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinhdoanh nói riêng
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định ( khảo sát, thiết
kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản
là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạtđộng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khácnhau Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiềuhình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cốđịnh cho nền kinh tế
1.1.4 Vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Trang 17 Vốn đầu tư có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là: Vốn được biểu hiện bằng giá trị của nguồn tài sản Có nghĩa là vốn phải
đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và tài sản vô hình
Hai là: Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định Do vậy, nếu ở đâu không
xác định đúng chủ sở hữu vốn, thì ở đó việc sử dụng vốn sẽ lãng phí kém hiệu quả
Ba là: Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là hàng hoá đặc biệt Vốn là
hàng hoá vì: cũng giống như các hàng hoá khác, nó có giá trị và giá trị sử dụng Cóchủ sở hữu và là một giá trị đầu vào của quả trình sản xuất Nó là hàng hoá đặc biệt
vì : Thứ nhất, nó có thể tách rời quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Thứ hai,
vốn là yếu tố đầu vào phải tính chi phí như các hàng hoá khác; nhưng bản thân nó
lại được cấu thành trong đầu ra của nền kinh tế Thứ ba, chí phí vốn phải được quan
niệm như chi phí khác (vật liệu, nhân công, máy ) kể cả trong trường hợp vốn tự
có bỏ ra
Bốn là: Vốn có giá trị về mặt thời gian Ở tại các thời điểm khác nhau thì giá trị
của đồng vốn cũng khác nhau Đồng tiền càng dàn trải theo thời gian, thì nó càng bịmất giá, độ rủi ro càng lớn Bởi vậy khi thẩm định (hay xác định) hiệu quả của một
dự án đầu tư người ta phải đưa các khoản thu và chi về cùng một thời điểm để đánhgiá và so sánh
Năm là: Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để
đầu tư cho một dự án kinh doanh
Sáu là: Vốn phải vận động trong đầu tư kinh doanh và sinh lãi Vốn được biểu
hiện bằng tiền, nhưng chưa hẳn tiền là vốn Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, đểtiền trở thành vốn, thì đồng tiền đó phải vận động trong môi trường của hoạt độngđầu tư, kinh doanh và sinh lãi
1.1.4.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Trang 18Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí bằng tiền để xây dựngmới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục lại năng lực sản xuất của tài sản cố địnhtrong nền kinh tế quốc dân Bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng,mua sắm, lắp đặt các máy móc thiết bị và các khoảng chi phí khác được ghi trongtổng dự toán
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn trong nước là một bộ phận quan trọngcủa vốn đầu tư, là một nguồn tài chính quan trọng
1.2 Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản.
Đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài.
Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tưlớn Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư Vì vậy trong quátrình đầu tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cáchhợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảmbảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực
Đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian dài với nhiều biến động.
Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó pháthuy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra
Đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu dài.
Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu dài,
có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổitiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, Kim Tự Tháp cổ
Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma,Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, thápAngcovat ở Campuchia, …
Đầu tư xây dựng cơ bản luôn cố định.
Các thành quả của hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là các công trình xâydựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý,địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huykết quả đầu tư Vì vậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêucầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi cóđiều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải
Trang 19đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ
Đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến nhiều ngành.
Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địaphương với nhau Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặtchẽ giữa các ngành, các cấp, các ban lãnh đạo trong quản lý quá trình đầu tư, bêncạnh đó phải qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuynhiên vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầutư
1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhìn một cách tổng quát: Đầu tư xây dựng cơ bản trước hết là hoạt động đầu tưnên cũng có những vai trò chung của hoạt động đầu tư như : tác động đến tổng cung
và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cườngkhả năng khoa học và công nghệ của đất nước
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng, là một khâu trong quá trìnhthực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lượcphát triển kinh tế từng thời kỳ, góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chínhsách kinh tế của nhà nước
1.3.1 Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần cải biến cơ cấu nền kinh tế và tạo
ra cơ cấu kinh tế hợp lý:
- Cơ cấu kinh tế là sự phân chia các ngành nghề, các lĩnh vực trong nền kinh tế
về mặt tỷ trọng Trong từng thời kỳ căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của đấtnước, căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào khả năng tích luỹ vốn cho đầu tư nhànước sẽ đặt ra chiến lược đầu tư cụ thể cho các ngành, các địa phương các lĩnh vực
cụ thể là ngành nào, lĩnh vực nào, địa phương nào sẽ được đầu tư bao nhiêu, sẽ ưutiên cho dự án nào, cắt giảm dự án nào Việc làm này sẽ làm cho số lượng, chấtlượng tài sản cố định của ngành đó ưu tiên tăng lên trong khi đó ngành khác bị cắtgiảm thì xu hướng sản xuất sẽ giảm đi
Thông qua công cụ đầu tư làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Như vậy đầu tư đã trực tiếp điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên bình diện quốc gia và
Trang 20ở từng địa phương
- Cơ cấu kinh tế hợp lý: là cơ cấu được bảo đảm sự phân chia trong các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế sao cho phát huy tốt nhất, khai thác triệt để nhất mọitiềm năng về tài nguyên, về vốn, về lao động cũng như các thế mạnh của các ngành
Cơ cấu kinh tế hợp lý còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh
tế trong giai đoạn tiếp theo
Thông qua nhiều công cụ khác như công cụ về tài chính (thuế suất) tiền tệ (lãisuất) và công cụ về đầu tư nhà nước trong từng thời kỳ có thể ưu tiên dành vốn đầu
tư cho những ngành quan trọng, những ngành mà Nhà nước có thế mạnh có khảnăng đóng góp lớn vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, từ đó từng bước tạo rađược cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ
1.3.2 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ phát triển kinh tế ởmức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 % đến 20 % so với GDP tuỳ thuộc vào
hệ số ICOR của mỗi nước
Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phục thuộc vào vốn đầu tư.ICOR phản ánh hiệu quả đầu tư Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cơcấu kinh tế, các chính sách kinh tế - xã hội Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn(5-7) do thừa vốn thiếu lao động, do sử dụng công nghệ có giá trị cao Còn ở cácnước chậm phát triển, ICOR thấp( 2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, để thay thế chovốn sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ
1.3.3 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước.
Có hai con đường để phát triển khoa học công nghệ, đó là tự nghiên cứu phátminh ra công nghệ, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ, muốn làm được điềunày, chúng ta phải có một khối lượng vốn đầu tư mới có thể phát triển khoa họccông nghệ Với xu hướng quốc tế hoá đời sống như hiện nay, chúng ta nên tranh thủhợp tác phát triển khoa học công nghệ với nước ngoài để tăng tiềm lực khoa họccông nghệ của đất nước thông qua nhiều hình thức như hợp tác nghiên cứu, khuyến
Trang 21khích đầu tư chuyển giao công nghệ Đồng thời tăng cường khả năng sáng tạo trongviệc cải thiện công nghệ hiện có phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung vàcủa tỉnh Bình Định nói riêng.
1.3.4 Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do ảnh hưởng của tổngcung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng haygiảm cùng một lúc, vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nềnkinh tế, thí dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên quan tăng, tăng sản xuấtcủa các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống Mặt khác, đầu tư tăngcầu của các yếu tố đầu vào tăng, khi tăng đến một chừng mực nhất định sẽ gây ratình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ra tình trạng sản xuất trì trệ, thunhập của người lao động thấp đi, thâm hụt ngân sách tăng, kinh tế phát triển chậmlại Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước phải đưa ra những chính sách đểkhắc phục những nhược điểm trên
Đầu tư xây dựng cơ bản có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc làm, nângcao trình độ đội ngũ lao động Như chúng ta đã biết, trong khâu thực hiện đầu tư, thì
số lao động phục vụ cần rất nhiều đối với những dự án sản xuất kinh doanh thì saukhi đầu tư dự án đưa vào vận hành phải cần không ít công nhân, cán bộ cho vậnhành khi đó tay nghề của người lao động nâng cao, đồng thời những cán bộ học hỏiđược những kinh nghiệm trong quản lý, đặc biệt khi có các dự án đầu tư nướcngoài
1.3.5 Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh Bình Định nói riêng.
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân khôngngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, giao thôngvận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lực sản xuất củacác đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao Sự tác động này có tính dây chuyềncủa những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.6 Đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc
Trang 22Ở các nước khác nhau có tài nguyên có tiềm lực về lao động phong phú, nhưngkhông tự khai thác được do thiếu vốn Ngược lại có những nước không có tàinguyên nhưng có vốn lớn, có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, trình độ khoa học kỹthuật tiên tiến, dẫn đến tìm miền đất mới để đầu tư, nhằm tìm kiếm lợi nhuận, haibên cùng hợp tác và cùng có lợi
Đầu tư là nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia trên thế giới về các lĩnh vực tàinguyên, lao động, khoa học công nghê, hợp tác liên danh với nhau để cùng nhauthúc đẩy nền kinh tế mỗi nước phát triển mở rộng sự hợp tác đầu tư quốc tế Xuhướng kết hợp hợp tác đầu tư quốc tế có tính chất toàn cầu
1.4 Nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản.
1.4.1 Đầu tư cho xây dựng và lắp đặt.
Đầu tư cho hoạt động chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị mặt bằng
Đầu tư cho những chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, nhàxưởng, văn phòng làm việc, nhà kho, bến bãi,…
Đầu tư cho công tác lắp đặt máy móc, trang thiết bị vào công trình và hạngmục công trình
Đầu tư để hoàn thiện công trình
1.4.2 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
Đó là toàn bộ các khoảng đầu tư cho công tác mua sắm và vận chuyển bốc dỡmáy móc thiết bị được lắp vào công trình Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị baogồm: giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản bốc dỡ, gia công, kiểmtra trước khi giao lắp các công cụ, dụng cụ
1.4.3 Đầu tư kiến thiết cơ bản.
Chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị công trình như chi phí cho tưvấn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm, dự phòng, thẩm định, …
Các chi phí kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi phí cho muasắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định hoặcchi phí cho đào tạo
Những chi phí kiến thiết cơ bản khác được nhà nước cho phép không tính
Trang 23vào giá trị công trình(do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên nhân bất khảkháng).
1.5 Các nguồn hình thành nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
1.5.1 Nguồn trong nước.
Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước,nguồn này chiếm tỷ trọng lớn, nó bao gồm từ các nguồn sau :
Vốn ngân sách nhà nước.
Gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, được hình thành từ sự tíchluỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn khác dành cho đầu tư xâydựng cơ bản Đây là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư Là một nguồnvốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng, hỗ trợ cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư vàolĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự ánquy hoạch tổng thể các dự án kinh tế - xã hội, vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng
và phát triển nông thôn
Vốn tín dụng đầu tư (do ngân hàng đầu tư phát triển và quĩ hỗ trợ phát
triển quản lý ) gồm: Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vịkinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ chứctài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài Cùng với quá trình pháttriển của đất nước, tín dụng đầu tư của Nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong chiến lượt phát triển kinh tế - xã hội Vốn tín dụng đầu tư có tác dụng tích cựctrong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước Với cơ chế tíndụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay.Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệmhơn Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước còn phục vụ công tác quản
lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, Nhà nướckhuyết khích phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướngchiến lược của mình Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, nguồnvốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn cả mục tiêu phát
Trang 24triển xã hội Việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khíchphát triển vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề như xoá đói giảm nghèo
Và trên hết nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cựctrong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước.
Được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanhnghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn Nhà nước khá lớn Mặt dù vẫncòn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế Nhànước với sự tham gia của các doanh nghiệp vẫn đóng vai trò lớn trong nền kinh tếnhiều thành phần như hiện nay Lượng vốn mà các doanh nghiệp nắm giữ để đưavào đầu tư thường cho hiệu quả cao, góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩyphát triển kinh tế -xã hội
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tíchluỹ của các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã Cùng với sự phát triển kinh tế củađất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng kinh tế cao, có mộtlượng vốn khá lớn do nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích luỹ truyền thống Nhìntổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, lượng vốn này tồntại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt
1.5.2 Nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư Xây dựng cơ bản
và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Nguồn này bao gồm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sởhữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành từ lâu, chủ yếu là sự di chuyển vốngiữa các nước phát triển, ngày nay các nước đang phát triển cũng tiếp nhận nguồnvốn đầu tư này cho quá trình phát triển kinh tế của mình Đây là nguồn vốn quantrọng của các nước đang phát triển
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA).
Trang 25ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tíndụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệthống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang pháttriển, các nước chậm phát triển.
ODA cùng với các nguồn vốn khác như tín dụng thương mại từ các ngân hàng,đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ(NGO), tín dụng tư nhân chủ yếu chảy vào các nước đang và chậm phát triển Cácdòng vốn quốc tế này có những mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau
1.6 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản 1.6.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư xây dựng cơ bản.
1.6.1.1 Khái niệm kết quả đầu tư xây dựng cơ bản.
Kết quả đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thựchiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh, dịch
vụ tăng thêm
1.6.1.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư xây dựng cơ bản.
Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện.
Đó là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư baogồm: Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ tầng, muasắm thiết bị máy móc để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí kháctheo qui định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt
Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện.
Đối với công tác đầu tư qui mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì số vốn đầu tưđược tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trìnhthực hiện đầu tư kết thúc
Đối với công cụôc đầu tư quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì vốn đầu tưđược tính cho từng giai đoạn, từng hoạt động của một công cuộc đầu tư đã hoànthành
Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xâydựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá, hoặc tiến
Trang 26hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quátrình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vàohoạt động được ngay.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuấtphục vụ của các tài sản cố định đã được huy động để sản xuất sản phẩm hoặc tiếnhành các hoạt động dịch vụ khác được ghi trong dự án đầu tư
Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục xây dựng
có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được áp dụng hình thức huy động bộphận sau khi từng đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, lắpđặt
Còn đối với công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụnghình thức huy động toàn bộ khi tất cả đối tượng, hạng mục công trình đã kết thúcquá trình xây dựng mua sắm và lắp đặt
Các tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm làsản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản, được thể hiện qua haihình thái giá trị và hiện vật
1.6.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.
1.6.2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánhgiữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được với các chi phí đầu tư bỏ ra để đạt đượckết quả đó trong một thời kì nhất định
Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản dưới góc độ vĩ mô được hiểu như sau : Hiệuquả đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là tỷ lệ giữa thu nhập quốcdân so với mức vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất hoặc mức vốn đáp ứngđược nhiệm vụ kinh tế - xã hội, chính trị
1.6.2.2 Một số chỉ tiêu đo hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiệu quả kinh tế:
Hệ số huy động tài sản cố định.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng trong kìnghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện
Trang 27trong kì nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthực hiện( gồm thực hiện ở kì trước chưa huy động và thực hiện trong kì) Chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ các công trình được thi công dứt điểm, nhanh chóng đưa vàohoạt động, giảm được tình trạng ứ đọng vốn.
Hệ số huy động tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định huy động / Vốn đầu tư
Hệ số ICOR:
Hệ số ICOR ( tỷ suất vốn đầu tư) cho biết muốn tăng được 1% giá trị tổng sảnphẩm trong nước( GDP) thì cần phải đầu tư thêm bao nhiêu % vốn đầu tư Chỉ tiêunày chỉ có tính tương đối, bởi vì hiệu quả đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưchính sách phát triển kinh tế của đất nước và độ trễ thời gian của đầu tư Chỉ tiêunày thường đánh giá hiệu quả đầu tư ở phạm vi rộng như tỉnh, thành phố, quốc gia
Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại
ICOR = ∆K / ∆GDP
Trong đó:
∆K: mức gia tăng vốn đầu tư
∆GDP: mức gia tăng GDP
Hiệu quả xã hội.
Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế
xã hội thu được so với đóng góp mà nền kinh tế - xã hội phải bỏ ra khi thực hiệnđầu tư
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thựchiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế
Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiênnhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng cáccông việc khác trong tương lai
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội.
- Chỉ tiêu lao động,việc làm
- Mức đóng góp cho ngân sách
- Số lao động có việc làm do đầu tư và số lao động có việc làm tính trên mộtđơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu
Trang 28- Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án.
- Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiệnmôi trường, văn hóa giáo dục, y tế
1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản.
1.7.1 Điều kiện tự nhiên.
Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởngcủa điều kiện thời tiết, khí hậu Với mỗi vùng, mỗi lãnh thổ sẽ có điều kiện tự nhiênkhác nhau, từ đó mà nó cho phép khai thác các kiến trúc với điều kiện của mỗi vùngphù hợp cho loại hình nào
1.7.2 Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
- Khi xây dựng các dự án phải đúng các chủ trương đầu tư thì mới quyết địnhđầu tư
- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nóichung và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
- Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Trong khâu này cần có tổ chức chuyênmôn có đủ tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nướcban hành Thực tế có rất nhiều công trình xấu kém chất lượng, do lỗi của nhà thiết
kế Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư xâydựng cơ bản
- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhàthầy đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhàthầu Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng đượccác yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất
1.7.3.Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác xây dựng cơ bản, hoạt động đầu
tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực Vìvậy cán bộ, công nhân lao động trong xây dựng cơ bản cần phải có khả năng, đàotạo kỹ, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao
Ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, con người vẫn là trung tâm của mọi sự
Trang 29phát triển, nhất là thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việcchăm lo đầy đủ cho con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnhvượng Công nghiệp hóa, hiện đại hoá và cách mạng con người là hai mặt của quátrình thống nhất Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trongviệc tạo đà phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, theo chủtrương chính sách của Đảng, của nhà nước Thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng
cơ bản sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất cho sự phát triển
1.7.4 Công tác kế hoạch hoá và chủ trương của dự án.
Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu
tư Trong nền kinh tế thị trường, công tác kế hoạch hoá có vai trò rất quan trọng.Nếu buông lỏng công tác kế hoạch hoá thì thị thường sẽ phát triển tự do, thiếu địnhhướng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
Kế hoạch hoá phải quán triệt những nguyên tắc :
- Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế
- Kế hoạch hoá đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đấtnước, phù hợp với các quy định của pháp luật
- Kế hoạch hoá phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoàinước
- Kế hoạch hoá phải có mục tiêu rõ rệt
- Kế hoạch hoá phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ
- Kế hoạch hoá phải có tính linh hoạt kịp thời
- Kế hoạch phải có tính linh hoạt gối đầu
- Kế hoạch hoá phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn
- Kế hoạch hoá phải có độ tin cậy và tính tối ưu
- Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên
- Kế hoạch định hướng của nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu
1.7.5 Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả.
Vốn là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng.Nguồn vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt được tốc độ tăng
Trang 30trưởng GDP theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn vàcác yếu tố khác Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá "đặc biệt", mà
đã là hàng hoá thì tất yếu phải vận động theo một quy luật chung đó là lượng cầuvốn thường lớn hơn lượng cung về vốn
Do đó, muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn để thoả mãn nhu cầu vềvốn trong nền kinh tế thì phải huy động được nhưng cần xây dựng các phương án sửdụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN
VỐN TRONG NƯỚC TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ 2009 - 2013.
2.1 Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên.
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam Lãnh thổ của tỉnh trải dài
110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnhhải: 36.000 km²
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc,
Trang 31108°55'4 Đông Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10Bắc, 108°54'00 Đông Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27'Bắc, 108°27' Đông Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cựcĐông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ:13°36'33 Bắc, 109°21' Đông
Bình Ðịnh là tỉnh có hệ thống giao thông khá đồng bộ Trên địa bàn tỉnh cóquốc lộ 1 A và tuyến đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có quốc lộ
19 chạy theo hướng Ðông - Tây, có sân bay Phù Cát (một trong bốn sân bay lớn ởphía Nam, cách thành phố Quy Nhơn 30 km, hiện nay ngày nào cũng có chuyến bayQuy Nhơn - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại), có cảng biển Quy Nhơn (mộttrong 10 cảng biển lớn của cả nước với vùng neo đậu kín gió, có cầu cảng vàphương tiện đón tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn) Với hệ thống giao thôngnhư vậy, Bình Ðịnh nối liền và dễ dàng thông thương với các tỉnh Tây Nguyên,Ðông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.
2.1.2.1 Về dân số và lao động.
Dân số:
Dân số trung bình tỉnh Bình Định năm 2013 ước tính có 1.506.652 người; trong
đó, nam có 734.466 người, chiếm 48,7%, nữ có 772.186 người, chiếm 51,3% trongtổng dân số
Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao đã đưa tỷ trọng dân số khu vực thành thị ngàylớn hơn Năm 2013 tỷ trọng dân số khu vực thành thị của tỉnh Bình Định chiếm30,8%, quy mô dân số thành thị có 464.750 người, tăng 0,4% so với năm trước Dân
số khu vực nông thôn chiếm 69,2%, quy mô dân số khu vực nông thôn có 1.041.902người, tăng 0,3% so với năm 2012
Lao động, việc làm
Đồng hành với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh đã có xuhướng giảm tỷ trọng lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷtrọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm
Trang 322013 là 888.977 người, tăng 2,1% so với năm trước Trong đó, lao động làm việckhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 482.052 người, giảm 0,2%; khu vực côngnghiệp và xây dựng 181.725 người, tăng 3,6%; khu vực dịch vụ 225.200 người,tăng 6,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 là 2,9%, giảm 0,2% so với năm trước Trong đó,thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,8%, giảm 0,3%; thất nghiệp ở khu vực nôngthôn là 2,6%, giảm 0,2% so với năm trước
2.1.2.2 Đặc điểm về kinh tế -xã hội.
Tiềm năng kinh tế:
Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnhbiển hài hoà, hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Đảo Yến, QuyHoà, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh, là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
để phát triển du lịch Về vị trí địa lý, có thể hình dung Bình Định như một tâm điểmnối với các vùng du lịch của cả miền như Nha Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng,Huế, đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 – ngã ba ĐôngDương , đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với
du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế
Kinh tế biển là một trong những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, hệ sinh thái biểnthích hợp cho nhiều loại hải sản giá trị cao được thị trường trong và ngoài nước ưachuộng, cùng với chính sách triển khai đánh bắt xa bờ tạo nên nguồn thủy sản dồidào và tránh tình trạng nguồn tài nguyên gần bờ cạn kiệt
Đối với ngành dịch vụ, tỉnh đã chủ trương đa dạng hóa các loại hình dịch vụnhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh Phát huy lợi thế cảng biển
và vị trí tỉnh nằm trên hành lang Đông Tây dọc theo quốc lộ 19 nối với TâyNguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia Tiếp tục xây dựng Bình Định trở thànhmột trung tâm thương mại của khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, góp phần đónggóp tỷ trong GDP cho cả nước
Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng, đáng chú ý nhất là đá granít
có trữ lượng khoảng 500 triệu m3, với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng… là vật liệu xâydựng cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; sa khoáng titan tập
Trang 33trung ở mỏ Đề Gi (Phù Cát) trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; cát trắng ở Hoài Nhơn,trữ lượng khoảng 90.000 m3 Nhiều nguồn nước khoáng được đánh giá có chấtlượng cao đã và đang được đưa vào khai thác sản xuất nước giải khát, chữa bệnh
Tình hình kinh tế - xã hội:
Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, kinh tế Bình Định đứng trướcnhiều khó khăn và thách thức với một nền kinh tế nửa công nghiệp Nông nghiệpvẫn là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển, đời sống nhân dân gặpnhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thấp Sau một thời gian thực hiện kinh
tế thị trường Bình Định đã thích nghi được và dần dần ổn định nền kinh tế và đờisống nhân dân được ổn định hơn Điều này được thể hiện trong những năm gần đây,tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Định tương đối ổn định, tình hình kinh tế xãhội ngày càng phát triển, góp phần nâng cao mức sống và đóng góp cho cả nướctrong tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp hiện đại Cụ thể như sau:
Giá trị sản xuất của các ngành
Nông - lâm - ngư nghiệp:
Năm 2010: sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục phát triển tương đối toàn diện
và duy trì mức tăng trưởng khá, giá trị 2010( giá cố định 1994) ước đạt 4.912 tỷđồng, tăng 7,47% so với năm 2009 và vượt kế hoạch 1,17% Trong đó, nông nghiệp
là 3.288 tỷ đồng tăng 7,01%; lâm nghiệp là 191,7 tỷ đồng tăng 7,18% và thủy sản1.432 tỷ đồng tăng 8,59% so với năm 2009
Năm 2011: tiếp tục tăng trưởng toàn diện, có hiệu quả, giá trị sản xuất 2011
ước đạt 5.164 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2010, thấp hơn mức kế hoạch đã đưa
ra là 67 tỷ đồng khoảng 1,3% Trong đó, nông nghiệp là 3.403 tỷ đồng, tăng 3,6%;lâm nghiệp 207,9 tỷ đồng, tăng 6,6%; thủy sản 1.553 tỷ đồng, tăng 6,7% so với2010
Năm 2012: giá trị sản xuất ước đạt 5.531,5 tỷ đồng, tăng 5,41% so với 2011,
vượt kế hoạch đề ra là 135,1 tỷ đồng chiếm khoảng 2,5% Trong đó, nông nghiệpchiếm 3.590,1 tỷ đồng, tăng 4,02%; lâm nghiệp 267 tỷ đồng, tăng 14,2% và thủysản chiếm 1.674,4 tỷ đồng, tăng 7,165 so với 2011
Trang 34Công nghiệp- xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt được 6596.6 tỷ đồng vượt kế hạchkhoảng 73.6 tỷ đồng chiếm khoảng 1.1% Năm 2011 giá trị sản xuất ước đạt được
7466 tỷ thấp hơn kế hoạch khoảng 225.6 tỷ chiếm khoảng 3% Năm 2012 ước tínhkhoảng 8056.2 tỷ không đạt được kế hoạch đạt ra khoảng 611.8 tỷ đồng chiếmkhoảng 7%
Nhìn chung, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mặc dù không đạtđược kế hoạch đặt ra, điều này đã thể hiện sự cố gắng của các cấp lãnh đạo đối vớicác doanh nghiệp trong tinh hình thế giới và trong nước có nhiều biến động
Dịch vụ- thương mại- tài chính.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2010 ước đạt 22670 tỷđồng( giá thực tế), tăng 20,7% so với 2009, vượt kế hoạch khoảng 1844 tỷ đồngchiếm khoảng 8,9%; chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tính đến 11/2010 tăng 11,28% Kimngạch xuất khẩu ước đạt 429,9 triệu USD vượt 22,8% kế hoạch với 429.9 triệuUSD, tăng 24,2% so với năm 2009 Kim ngạch nhập khẩu ước tính 130,8 triệuUSD, đạt được 87,3% kế hoạch và giẩm 16% so với 2009
Bước sang năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hôi ước khoảng27.977 tỷ đồng tăng 24,2% so với 2010, vượt kế hoạch khoảng 2473,3 tỷ chiếmkhoảng 9,7% Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tăng 16,54% so với 2010 Kim ngạch xuấtkhẩu ước đạt 440,1 triệu USD, thấp hơn mức kế hoạch đặt ra( 460 triệu USD) chỉbằng 95,7% kế hoạch nhưng tăng 3% so với 2010
Đến năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội ước đạt 33.258,5 tỷđồng, tăng 18,3% so với 2011, thấp hơn so với kế hoạch là 710,3 tỷ đồng chiếmkhoảng 2,1% Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tăng 11,18% so với cung kì năm 2011 Kimngạch xuất khẩu là 521,6 triệu USD hơn kế hoạch 480 triệu USD, vượt mức kếhoạch 8.7% và tăng 6.9% so với 2011 Kim ngạch nhập khẩu đạt 181 triệu USD vàtăng 17,2% so với 2011
Thực hiện kế hoạch đầu tư, tổng chi, thu ngân sách qua các năm 2012.
2010-Tổng vốn ĐTPT tăng giảm không đều như năm 2010 đạt 10200 tỷ đồng thấp
Trang 35hơn kế hoạch đặt ra la 300 tỷ đồng chiếm 2.86%, năm 2011 tăng với 13849 tỷ đồngtăng 3649 tỷ so với 2010 Năm 2012 không đạt được kế hoạch đặt ra, thấp hơn kếhoạch khoảng 7.4% nhưng số vốn vẫn tăng khoảng 14730 tỷ tăng 881 tỷ đồng sovới 2011.
Sang 2013, Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ướcđạt 20.760 tỷ đồng, chiếm 40% GDP (kế hoạch 17.335 tỷ đồng, chiếm 35,8%GDP); Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước đạt 9.050 tỷ đồng, vượt18,5% so với dự toán năm, tăng 3,9% so với cùng kỳ Trong đó, thu bổ sung ngânsách từ Trung ương ước đạt 3.852 tỷ đồng, vượt 25,5% so với dự toán năm, tăng12,2% so với cùng kỳ
2.2 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Bình Định.
Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giớithì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng thể hiện được tầm quan trọng Hiệnnay ở bất kì một quốc gia nào trên thế giới đều chú trọng đến đầu tư xây dựng cơbản, bởi vì nó là chìa khóa, là nền tảng để phát triển kinh tế của đất nước
Xuất phát từ vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơbản là hoạt động đầu tư phát triển quan trọng nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng kĩ thuật, vậtchất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nếu một nước nào có cơ sở hạ tầng tốt, giaothông thuận lợi Thì nước đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoàinước, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Bình Định là một tỉnh đang trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng tuy đã có nhữngvẫn còn thiếu và chất lượng không cao Với nguồn lực giới hạn trong đầu tư xâydựng mới cũng như trong công tác duy tu, bảo dưỡng nên chất lượng công trìnhgiao thông nội bộ các KCN thường suy giảm nhanh dưới tác động của môi trường
tự nhiên và cường độ giao thông lớn Hệ thống giao thông hiện nay vẫn còn nhiềutuyến đường nhỏ, bị hư hỏng nặng, một số nơi ở nông thôn, miền núi chưa có cácđường bê tông chính điều này đã ảnh hưởng đến các phương tiện đi lại, nhu cầu củangười dân Đối với các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, cấp thoát nước là nhữnglĩnh vực phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng hiện nay cơ sở hạ tầng ở
Trang 36các lĩnh vực đó vẫn chưa cao, có nhưng chất lượng thấp và thiếu.
Để có thể phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dânthì cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản mà đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng cho tỉnh Bình Định nói riêng và của cả nước nói chung
2.3 Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua.
2.3.1.Tình hình quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đánh giá việc triển khai quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng các chương trình
dự án đầu tư, để cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những nămqua tương đối tốt Sau quy hoạch phát triển KT-XH nhiều quy hoạch ngành, lĩnhvực, chương trình dự án đã được xây dựng và thực hiện đạt kết quả tốt với quyhoạch về nông nghiệp, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, giáo dục đào tạo, ytế được cụ thể hóa như sau:
Đầu tư về thủy lợi: Bình Định là một tỉnh có đường bờ biển dài nên việc đầu tư
vào thủy lợi là vấn đề quan trọng và được quan tâm với việc đầu tư các công trìnhnhư dự án đê biển Bình Định, dự án Kè chống xói lỡ bờ Nam sông Hà Thanh
Đầu tư về giao thông: có những công trình chuyển tiếp và xây dựng mới như:
xây dựng đường giao thông trên Đảo Cù Lao Xanh, xã Nhơn Châu Hạng mụctuyến đường ven bờ cảng cá với 272,58m Hạng mục nâng cấp cải tạo và mở rộngtuyến đường bê tông xi măng hiện trạng đã xây dựng phía đông Dự án nâng cấp bêtông nhựa với các tuyến đường Cần Vương( Tây Sơn - Lý Thái Tổ), Trương Định( Nguyễn Thị Định - Cần Vương) Đường vào bệnh viện tâm thần đến bệnh viện laophổi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2011
Đầu tư về giáo dục:Đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự nghiệp
giáo dục, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và chất lượng họcsinh sinh viên, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng như: Dự án TrườngTHCS Trần Hưng Đạo và trường TH Trần Quốc Toản đã hoàn thành và nghiệp thubàn giao đưa vào sử dụng trong năm học 2011 - 2012 Ngoài ra còn có các côngtrình khởi công mới đã triển khai thi công đạt tiến độ và giải ngân vốn đạt kế hoạch
Trang 37giao như Trường TH Đống Đa, trường THCS Nhơn Bình, TH số 2 Nhơn Bình, dự
án trường THCS Gềnh Ráng
Đầu tư về cụm Công nghiệp: Dự án cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân đã được
UBND Tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mội trường tại quyết định số2560/QĐ-CTUBND ngày 10/11/2011, đang tổ chức thi công gói thầu số 1" san nềnmặt bằng và hệ thống thoát nước mưa" Hiện đơn vị đã hoàn thành thiết kế bản vẽthi công và dự toán hạng mục đường giao thông nội bộ và kè chắn đất suối hiệntrạng, mương nắn dòng và sẽ tiếp tục triển khai thiết kế các hạng mục khác còn lạicủa dự án
Đầu tư về hạ tầng kỹ thuật khu dân cư: dự án HTKT khu dân cư quanh chợ
Dinh Nhơn Bình, dự án HTKT khu dân cư Tây Võ Thị Sáu
Đầu tư về các công trình công cộng: xây dựng trụ sở UBND xã Nhơn Hội Dự
án tường rào khu sinh hoạt KV4 thuộc phường Quang Trung Dự án xây dựng chợtạm xã Nhơn Hội do UBND xã Nhơn Hội làm chủ đầu tư Dự án xây dựng mới trụ
sở làm việc khu hành chính tỉnh Bình Định
Và một số các công trình khác: đã tổ chức nghiệm thu và bàn giao đưa vào sửdụng 01 xe sàng cát, ủi cát của công ty TNHH môi trường đô thị Bình Định, tiểu dự
án Gia cố áp mái BTXD đê sông Hà Thanh KV9 phường Trần Quang Diệu, tiểu dự
án hàn gắn toanf tuyến đê sông áp mái và BTXD mặt đê từ cầu Phú Hòa đến cừÔng Sửu thuộc phường Nhơn Phú
2.3.2 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Bình Định
2.3.2.1 Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh.
Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư tại Bình Định từ năm 2009 - 2013.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 9315 10511 13849 14730 20760
Vốn đầu tư XDCB 7248 9992 11610 13212 14081
Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ
dùng cho sản xuất không qua 0 190 963 771 2765
Trang 38Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)
Theo bảng thống kê theo khoản mục đầu tư, ta thấy nhìn chung tất cả các nguồnvốn đều tăng qua các năm, đặc biệt là vốn dùng để đầu tư xây dựng cơ bản là nhiềunhất và được chú trọng nhất Với 7248 tỷ đồng vào năm 2009 trong khi đó số vốndùng cho các khoản đầu tư khác là 2067 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là không
có Bước sang 2010 vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên khoảng 9992 tỷ đồng tăngkhoảng 2744 tỷ đồng so với 2009 và vốn dùng cho mua sắm TSCĐ là 190 tỷ đồng,cho nâng cấp sữa chữa là 119 tỷ, cho đầu tư bổ sung là 60 tỷ Đến 2013 tổng vốnđầu tư là 20760 tỷ trong đó số vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản là 14081 tỷchiếm khoảng 67,8% so với tổng vốn, còn 6679 tỷ là số vốn cho các khoản mụckhác Giai đoạn có vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhiều nhất là 2010-2011 với 1618 tỷđồng Như vậy với các chính sách của tỉnh mà trong những năm qua với vốn đầu tưxây dựng cơ bản liên tục tăng, chứng tỏ tình hình kinh tế xã hội của Bình Định đangphát triển, đời sống nhân dân ngày càng đầy đủ, nhu cầu cao
2.3.2.2 Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnh.
Bảng 2.2: Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước ở
tỉnh Bình Định từ năm 2009 - 2013.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 7248 9992 11610 13212 14081 Vốn khu vực nhà nước 3883 2944 3086 3108 3658
Vốn ngân sách nhà nước 2011 2237 1864 1966 2381
Trang 39Vốn tự có của doanh nghiệp
(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)
Sơ đồ 2.1: Quy mô vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước ở
tỉnh Bình Định.
(Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Bình Định)
Theo số liệu thống kê qua các năm từ 2009 - 2013 ta thấy tổng vốn đầu tư xâydựng cơ bản tại Bình Định nhìn chung ổn định và có sự chuyển biến theo chiềuhướng tích cực Cụ thể như sau:
Xét về Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước tại tỉnhBình Định qua các năm đều tăng như năm 2009 là 7248 tỷ đồng đến năm 2010 tổngvốn tăng lên là 9992 tỷ đồng tăng 2744 tỷ đồng chiếm khoảng 37,8% so với năm
2009 Con số đó lại tiếp tục tăng nhanh đến năm 2012 đạt được 13212 tỷ đồng tăng
1602 tỷ đồng chiếm khoảng 13% so với năm 2011 Đến 2013 tổng vốn dùng chođầu tư xây dựng cơ bản là 14081 tỷ tăng khoảng 869 tỷ đồng so với năm 2012 Nhưvậy với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn trong nước ngày càngtăng, nhiều công trình hạng mục được thi công, điều này chứng tỏ nhu cầu đời sống
Trang 40của người dân tăng nên đòi hỏi phải xây dựng các hạng mục công trình và chínhđiều đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Định.
Vốn khu vực nhà nước dùng trong đầu tư xây dựng cơ bản: trong tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc đầu tư xây dựng cơ bản đã được các cấplãnh đạo coi trọng hàng đầu Trong các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trongkhu vực nhà nước thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là quan trọng hàng đầu, nógóp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành kếtcấu hạ tầng vì vậy nó chiếm phần lớn trong khu vực nhà nước như: năm 2009 là
2011 tỷ đồng bước sang năm 2010 vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tăng
2237 tỷ đồng Đến 2011 số vốn từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm mặc dùvẫn cao hơn các nguồn khác thuộc khu vực nhà nước, đạt được 1864 tỷ đồng giảm
373 tỷ đồng chiếm khoảng 16,7% so với 2010 Nhưng đến 2012 số vốn này lại tăngtrở lại với 1966 tỷ đồng vào năm 2012 và 2381 tỷ đồng vào năm 2013 tăng 415 tỷtăng 144 tỷ đồng so với 2010 Ngoài ra, còn có các nguồn vốn khác cũng chiếm vịtrí quan trọng trong việc hình thành nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong khu vựcnhà nước Nguồn vốn vay có xu hướng giảm mạnh, số vốn này đạt được 1366 tỷđồng vào năm 2009 đến năm 2010 giảm còn 457 tỷ đồng, đến năm 2012 mặc dù cótăng trở lại nhưng vẫn không cao 738 tỷ đồng giảm 628 tỷ đồng chiếm khoảng 46%
so với năm 2009 Vốn tự có của các doạnh nghiệp nhà nước, mặc dù không caonhưng vẫn quan trọng không kém, năm 2009 đạt được 200 tỷ đồng đến 2010 là 249
tỷ đồng tăng 49 tỷ đồng chiếm khoảng 24,5%, đến 2011 con số này lại tăng 336 tỷđồng, năm 2012 đạt được 356 tỷ đồng tăng 20 tỷ đồng chiếm khoảng 6% so với
2011 Như vậy, nhìn chung nguồn vốn dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản trong khuvực nhà nước chiếm vị trí quan trọng đặc biệt là nguồn ngân sách nhà nước, bêncạnh đó không phủ nhận sự đóng góp của các nguồn khác, góp phần đáng kể chocông tác xây dựng cơ bản từ đó định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Vốn khu vực ngoài nhà nước: Để phát triển kinh tế của tỉnh, việc huy động từ
nguồn trong nước không đủ để đầu tư xây dựng cơ bản nên phải huy động từ nguồnvốn từ bên ngoài nhà nước và hiện nay Tỉnh Bình Định đang chú trọng huy động từnguồn vốn này để đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vốn của các tổ chức