7. Cấu trúc luận văn
3.4.1. Mô tả cách thức khảo sát
Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra qua phiếu trưng cầu ý kiến.
Tác giả đã phát và thu về phiếu hỏi của 14 chuyên gia (gồm Ban giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình (4), 10 chuyên viên phòng giáo dục trung học và phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD&ĐT Thái Bình). Tác giả cũng đã trưng cầu xin ý kiến của 100 giáo viên và 28 đồng chí là cán bộ quản lý của 4 trường. Tổng số người được hỏi: 142 người, số phiếu thu được là 136.
Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá của các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
TT Nội dung các biện pháp
Tính cần thiết (số lượng và %) Tính khả thi (số lượng và %) Rất cần Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi BP1
Nâng cao một bước về năng lực, trình độ quản lý của người Hiệu trưởng
63 46,32 51 37,50 22 16,18 85 62,50 51 37,5 0 0,00 BP2 Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn 88 64,71 48 35,29 0 0,00 97 71,32 39 28,68 0 0,00 BP3
Quản lý tốt việc thực hiện nội dung - chương trình, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu của từng năm học và phù hợp với đối tượng học sinh 79 58,09 54 39,70 3 2,21 76 55,88 55 40,44 5 3,68 BP4
Quản lý tốt hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung - chương trình SGK hiện nay 103 75,74 31 22,79 2 1,47 117 86,03 16 11,76 3 2,21 BP5 Quản lý tốt nền nếp học tập và động cơ, thái độ học tập, đổi mới phương pháp học tập của học sinh 88 64,71 48 35,29 0 0,00 84 61,76 47 34,56 5 3,68 BP6
Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học
94 69,12 42 30,88 0 0,00 91 66,91 45 33,09 0 0,00 BP7
Tạo động lực phát triển cho người dạy, người học và các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học 101 74,26 31 22,79 4 2,95 94 69,12 36 26,47 6 4,41
3.4.2. Kết quả và phân tích
3.4.2.1. Về tính cần thiết
Trong tổng số 136 người trả lời, thì:
+ 100% ý kiến đánh giá là “rất cần thiết và cần thiết” các biện pháp sau:
BP2: Tổ chức, quản lý tốt các hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH cho đội ngũ tổ trưởng và giáo viên bộ môn
BP5: Quản lý tốt nền nếp học tập và động cơ, thái độ học tập, đổi mới phương pháp học tập của học sinh
BP6: Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học
Đây là những biện pháp rất cần phải thực hiện ngay, phải được ưu tiên thực hiện trước trong giai đoạn hiện nay tại các trường THPT công lập huyện Vũ Thư.
+ Trong các biện pháp trên, "Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá HĐDH" và "Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay" là hai biện pháp được chọn (tỷ lệ 100% tổng số 136 người được hỏi ý kiến) là
biện pháp then chốt nhất trong quản lý HĐDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3.4.2.2. Về tính khả thi
Qua kết quả bảng 3.1, các biện pháp đều có tính khả thi cao. Đại đa số ý kiến cho rằng các biện pháp có thể thực hiện được trong giai đoạn 2011 - 2015.
Biều đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 75 80 85 90 95 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Tính cần thiết Tính khả thi Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng biện pháp quản lý HĐDH và thực trạng về chất lượng dạy học của 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư, tác giả đã đưa ra 7 biện pháp để quản lý HĐDH nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, trong đó các biện pháp và cách thức thực hiện khác nhau, tất cả các biện pháp đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước.
Các biện pháp đều được cán bộ quản lý, các chuyên gia, giáo viên đánh giá là cần thiết phải thực hiện và có tính khả thi. Để các biện pháp được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi mỗi mối cán bộ quản lý, mỗi giáo viên phải tăng cường tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tất cả vì thế hệ tương lai của đất nước.
Trong số biện pháp đó, "Đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá HĐDH" và "Quản lý tốt hoạt động đổi mới PPGD đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung - chương trình sách giáo khoa hiện nay" là hai biện pháp được chọn là biện pháp then chốt nhất trong quản lý HĐDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bên cạnh các nội dung mang tính lâu dài, trong mỗi biện pháp, đều có chứa đựng một số nội dung mang tính đột phá. Các biện pháp không phải là bất biến, trong quá trình thực hiện ở mỗi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng trường về điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cụ thể … thì tính đột phá của mỗi biện pháp có thể sẽ thể hiện khác nhau, iệu trưởng cần linh hoạt ưu tiên chọn giải pháp quản lý phù hợp và có tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nội dung – chương trình sách giáo khoa THPT thay đổi, cải cách từ năm 2006 đến nay được 5 năm. Nhiều nội dung thay đổi để phù hợp với sự phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, đạt mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu môn học trong nhà trường THPT nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục THPT huyện Vũ Thư, đòi hỏi người quản lý nhà trường phải có tầm nhìn, xác định đúng thực trạng, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có tính khả thi và hiệu quả cho từng giai đoạn.
Luận văn đã nghiên cứu một hệ thống lý luận về quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT. Từ việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống giúp cho bản thân tác giả có cơ sở khoa học nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình, xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước.
Luận văn đã thu thập số liệu và đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học ở bốn trường THPT công lập huyện Vũ Thư, tỉnh Thái bình. Đối tượng mà tác giả trưng cầu ý kiến là cán bộ quản lý (tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng), giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh của bốn trường THPT công lập huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình và xin ý kiến của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT Thái Bình. Đồng thời tác giả dựa vào thực tiễn công tác quản lý của bản thân để đưa ra những nhận định, đánh giá đúng thực tiễn và tổng hợp biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả. Qua thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở bốn trường THPT công lập huyện Vũ Thư và chất lượng giáo dục văn hoá của các trường trong những năm qua, tác giả nhận thấy rằng có những biện pháp quản lý mà hiệu trưởng ở
trường này làm tốt có hiệu quả nhưng ở trường khác thì chưa đạt hiệu quả, tác giả đã tổng hợp các biện pháp đã được thực hiện có hiệu quả và đề xuất thêm một số biện pháp thành 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau, làm tiền đề, làm cơ sở nền tảng cho nhau, có biện pháp là then chốt quyết định chính đến chất lượng giáo dục văn hoá của nhà trường, các biện pháp tạo nên một hệ thống các biện pháp quản lý có tính cần thiết và tính thực thi cao trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Khuyến nghị.
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT:
- Tiếp tục lấy ý kiến của lực lượng giảng dạy trực tiếp có kinh nghiệm ở các vùng miền về nội dung, chương trình sách giáo khoa THPT hiện nay, từ đó có những điều chỉnh hợp lý vừa phù hợp với thực tiễn học sinh Việt Nam, vừa theo kịp xu hướng phát triển chung trên thế giới.
- Bộ GD&ĐT tiếp tục cung ứng thiết bị dạy học theo yêu cầu nội dung chương trình sách giáo khoa hằng năm cho các trường THPT.
- Tiếp tục cải tiến cách ra đề thi, cải tiến cách tổ chức các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc. Thực tế cho thấy khi tổ chức thi theo cụm trường tính trách nhiệm của người quản lý trực tiếp (Hiệu trưởng) chưa cao.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Thái Bình.
- Hằng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn về chuyên môn cho giáo viên và tập huấn về công tác quản lý cho đội ngũ lãnh đạo (tổ trưởng, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng). Thường xuyên tổ chức Hội thảo, Hội nghị, Hội giảng về đổi mới PPDH và xây dựng “Mô hình nhà trường đổi mới PPDH” để cán bộ quản lý, giáo viên được trao đổi, thảo luận những biện pháp quản lý hoạt động dạy học hiệu quả, trao đổi những PPDH hay phát huy tính tích cực của học
sinh. Sở GD&ĐT Thái Bình nên có kế hoạch cử cán bộ quản lý đi học cao học quản lý và tạo điều kiện cho cán bộ quản lý đi thực tế công tác quản lý ở những trường đạt “mô hình nhà trường đổi mới PPDH”, những nước có mô hình quản lý chất lượng dạy học cao.
- Tạo điều kiện cho các trường có đủ phòng học bộ môn và thiết bị dạy học.
2.3. Đối với chính quyền địa phương có học sinh đang học tại trường:
- Huyện Vũ Thư: Chỉ đạo tốt công tác khuyến học hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế và những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt để động viên học sinh học tập.
- Xã nơi có học sinh đang theo học tại trường: An ninh xã có cơ chế phối hợp với nhà trường đảm bảo an ninh trật tự học đường xây dựng nề nếp học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các hoạt động dạy học (đặc biệt là hoạt động dạy học ngoại khoá), cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động chung như hoạt động bảo vệ môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và hoạt động giáo dục lịch sử địa phương, truyền thống văn hoá địa phương nhằm bồi dưỡng đạo đức và các kỹ năng sống cho học sinh,….
2.4. Đối với 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình:
- Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách linh hoạt, phù hợp, sâu sát, có sự tham gia đồng bộ của tập thể sư phạm nhà trường.
- Phát huy nội lực và huy động ngoại lực, tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo điều kiện tổ chức các hoạt động dạy và học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo. Vấn đề quản lý và quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD trường đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
2. Đặng Quốc Bảo - Đặng Bá Lãm - Nguyễn Lộc - Phạm Quang Sáng – Bùi Đức Thiệp. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Nxb giáo dục Việt Nam, 2010
3. Bộ GD&ĐT Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Nxb giáo dục, 2001.
4. Bộ GD&ĐT Việt Nam. Luật giáo dục Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, 2006.
5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại. Đại học quốc gia Hà Nội, khoa sư phạm. Hà Nội 2001.
6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.
7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục. Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. Hà Nội, 1994/2004.
8. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. Hà Nội, 2011.
9. Nguyễn Đức Chính. Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Hà Nội, 2011.
10. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2007
11.Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011.
12.Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2007.
13. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1986.
14.Harldd - Koontz. Những vấn đề cốt yếu về quản lý. Nxb Khoa học kỹ thuật, 1992.
15. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Trường ĐHGD – ĐHQGHN, 2009.
16. Học viện quản lý giáo dục. Tài liệu tập huấn giảng viên nguồn (Bản dịch). Dự án Srem.
17. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). Giáo dục học. T1, T2. NXB ĐHSP.2007
18. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.
Trường cán bộ quản lý GD-ĐT Trung ương I. Hà Nội, 1989.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về QLGD học. Nxb Đại học giáo dục, 2003.
20. Sở GD& ĐT Thái Bình. Báo cáo tổng kết 5 năm học từ năm 2006 đến năm 2011
21. Trần Anh Tuấn (chủ biên). Giáo dục học đại cương. NXB ĐHQG Hà Nội. H. 2010.
22. Tập thể tác giả. Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo(chương trình dùng cho CBQL trường THPT). Trường CBQL giáo dục và đào tạo. Hà Nội 2003.
23. Tập thể tác giả. Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singaore. Hà Nội 2009.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN
1 - Thực trạng về việc thực hiện nội dung – chương trình của giáo viên các trường THPT công lập huyện Vũ Thư
- Mức độ cần thiết và mức độ đã thực hiện về việc lập kế hoạch giảng dạy của GV
Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ đã thực hiện Rất cần Cần thiết Không cần Tốt T.B Chưa tốt GV lập kế hoạch giảng dạy cá
nhân ngay từ đầu năm học
- Việc thực hiện kế hoạch nội dung – chương trình dạy học
TT Mức độ Lựa chọn
1 Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy xây dựng từ đầu năm học 2 Linh hoạt điều chỉnh nội dung – chương trình theo tổ, nhóm
chuyên môn.
3 Linh hoạt điều chỉnh nội dung – chương trình tuỳ theo đối tượng HS không cần phải thông qua tổ, nhóm chuyên môn (Không bỏ bài) 4 Có thể bỏ bớt một số bài khó đối với những môn không thi tốt