7. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao một bước về năng lực, trình độ quản lý của người hiệu trưởng
trưởng
Mục tiêu
Thực hiện chủ trương "Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", trong quản lý hoạt động dạy học người hiệu trưởng phải vừa là "Thủ trưởng" (giám sát đôn đốc công việc) vừa là "Thủ lĩnh" (liên kết được các đa nhân cách), làm cho mọi người vừa khẩu phục, vừa tâm phục. Muốn vậy, người hiệu trưởng cần phải: Có năng lực "Tầm nhìn"; Có năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý HĐDH; Có nghệ thuật xử thế, giao tiếp có thể tạo ra sự đồng thuận trong hành động. Hiệu trưởng phải có phong cách quản lý hiêụ quả.
Nội dung và cách thức thực hiện
Việc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của hiệu trưởng đã được quy định trong Luật giáo dục 2005, điều lệ trường phổ thông, trong Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục.
a) Người hiệu trưởng tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý hoạt động dạy học, cụ thể như:
- Hiệu trưởng phải là tấm gương về chuyên môn, tự học và sáng tạo, đi đầu trong các hoạt động dạy học. Hiệu trưởng phải rèn luyện được các phong cách quản lý như: làm cho mọi người dưới quyền nhìn thấy rõ sự bao dung ân lượng hoà hiệp. Khi cần phải thể hiện sự quyết đoán quyền uy trong công việc. Xây dựng được công tác quản lý hoạt động dạy học có kỷ cương, kết hợp hài hoà giữa đức trị và pháp trị.
- Thường xuyên nghiên cứu các văn bản, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của các nhà quản lý giáo dục thế hệ đi trước....
- Lập được kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho bản thân.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục, hoạt động dạy học và lý luận chính trị (học trung cấp lý luận chính trị hay cao cấp lý luận chính trị, các lớp dự án bồi dưỡng hiệu trưởng do Bộ GD&ĐT tổ chức,....). Có kế hoạch dài hạn, đầu tư kinh phí, thời gian để học trên chuẩn về chuyên môn hoặc quản lý giáo dục, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực quản lý về mặt lý luận.
b) Hiệu trưởng phải biết vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn HĐDH, có kỹ năng chỉ đạo, điều hành HĐDH.
Hiệu trưởng “làm gương” trong các HĐDH, đặc biệt là hoạt động đổi mới PPDH. Hiệu trưởng trực tiếp giảng dạy một lớp theo chuyên môn, thông qua giảng dạy trực tiếp nắm vững hơn thực tế dạy - học của nhà trường và nắm vững thực tế học tập của học sinh, từ đó có kế hoạch HĐDH phù hợp thực tiễn.
Điều kiện để thực hiện
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần có những điều kiện sau:
Bản thân người hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh, vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của mình trong quản lý HĐDH. Có sự tạo điều
kiện về thời gian, kinh phí, các điều kiện học tập - nghiên cứu - tự bồi dưỡng của cơ quan cấp trên như Sở GD&ĐT,...
Có đội ngũ giúp việc nhiệt tình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi được hiệu trưởng uỷ quyền chỉ đạo, quản lý trong khi hiệu trưởng đi học tập nâng cao trình độ. Có đội ngũ cán bộ giáo viên đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình những sáng kiến trong quản lý nhà trường của hiệu trưởng.