7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng cùng một lúc đội nhiều loại mũ khác nhau, vừa là nhà chuyên môn giỏi vừa là nhà quản lý giáo dục giỏi, vừa đóng vai trò là một "thủ trưởng" vừa đóng vai trò là một "thủ lĩnh". Vì thế hiệu quả quản lý HĐDH của hiệu trưởng trong một nhà trường phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý và nghệ thuật quản lý của người đứng đầu cơ quan.
- Biện pháp quản lý của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng giỏi là người biết chèo lái con thuyền nhà trường đi đúng hướng và đi bằng con đường ngắn nhất. Hiệu trưởng giỏi trong quản lý và nghệ thuật quản lý linh hoạt sẽ biết đề ra các biện pháp quản lý hiệu quả, giúp cho các tác động quản lý phát huy được các nguồn lực giáo dục và đảm bảo các HĐDH đạt được mục tiêu.
Biện pháp quản lý chính là yếu tố then chốt quyết định đến hướng đi và hiệu quả dạy học của nhà trường. Bởi một nhà trường dù có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chuyên môn, đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhưng hiệu quả giáo dục vẫn có thể không cao nếu như biện pháp quản lý của người hiệu trưởng không phù hợp, không đúng hướng, không thực tế và đặc biệt là không kích thích được động lực làm việc, cống hiến của người giáo viên trong công tác giáo dục học sinh.
--- Tiểu kết Chƣơng 1
Trong quản lý nhà trường thì quản lý HĐDH là quản lý cơ bản nhất có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục của một nhà trường.
Nắm vững lý luận về quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng sẽ giúp người hiệu trưởng có cái nhìn tổng quan, đánh giá thực trạng trường mình một cách khách quan chính xác. Để làm tốt công tác quản lý HĐDH đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững cơ sở lý luận, bám sát vào thực tiễn lập được kế hoạch hợp lý nhất, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý để tổ chức và
chỉ đạo các HĐDH có hiệu quả, chỉ đạo quản lý công tác kiểm tra - đánh giá thường xuyên tạo động lực nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong quản lý HĐDH ở trường THPT có những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dạy học, người hiệu trưởng cần vận dụng để quản lý phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới thay đổi về chất mà vẫn giữ được sự ổn định trong nhà trường.
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG H ỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN VŨ THƢ TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Một số định hƣớng đổi mới quản lý hoạt động dạy học (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT)
2.1.1. Một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thái Bình
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục THPT, bắt đầu từ lớp 10, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đến năm học 2008-2009 Bộ GD&ĐT các trường THPT thực hiện đổi mới chương trình giáo dục cả 3 khối lớp 10,11,12.
- Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ GD&ĐT triển khai từ 2007.
- Công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2011-2012: tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, đặc biệt là có biện pháp quản lý hoạt động điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các đơn vị, tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông tạo ra sự chuyển biến tích cực về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2011 – 2012, BGDĐT-GD chỉ đạo triển khai mô hình “Nhà trường đổi mới PPDH”, đảm bảo
“Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong PPDH và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới PPDH…”
- Nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Sở GD&ĐT Thái Bình, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Thái Bình năm học 2011-2012: Tiếp tục triển khai sáng tạo, hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở phổ thông theo hướng giảm tải, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
2.1.2. Kế hoạch phát triển của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư
Căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015 của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư. Trong đó nổi bật một số điểm:
+ Số lượng lớp học sinh: Bắt đầu từ năm học 2012-2013 tất cả các trường THPT công lập tuyển theo sĩ số học sinh 45HS/lớp. Tổng số học sinh được thi tuyển vào trường không đổi, vì thế mỗi năm học thêm một lớp, đến năm học 2014-2015 các trường THPT công lập huyện Vũ Thư hầu như đều tăng thêm 3 lớp (so với năm học 2011-2012).
+ Đội ngũ giáo viên: số giáo viên được tính theo công thức: 2,25GV/lớp. Như vậy số lớp tăng dẫn đến số lượng giáo viên cũng phải tăng theo.
+ Cơ sở vật chất: Số lớp học tăng kéo theo số phòng học cũng tăng. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học thì số phòng học lý thuyết và phòng học bộ môn, TBDH cũng cần phải tăng phù hợp với quy mô phát triển về số lớp học sinh.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục của huyện Vũ Thƣ
2.2.1. Về kinh tế - xã hội
Huyện Vũ Thư nằm phía tây nam của tỉnh Thái Bình, nằm giữa 2 thành phố Thái Bình và Nam Định, có 29 xã và 1 thị trấn.
Tổng diện tích tự nhiên là 195,13 km2
. Dân số: 231.438 người, với gần 67.484 hộ. Mật độ dân số: 1184.8 người/ km2. Trong đó hơn 3.200 hộ với trên 14.000 là giáo dân, chiếm khoảng 6,05% dân số là đồng bào công giáo.
Vũ Thư cũng là huyện có nhiều đường giao thông thủy - bộ lớn qua huyện, nhiều cầu, bến phà, bến đò, nhiều xí nghiệp, trạm trại, cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn huyện. Đây cũng là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu, song cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trật tự an ninh của huyện, ảnh hưởng đến giáo dục học sinh.
Là huyện thuần nông, còn nghèo, nhưng mấy năm vừa qua Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vũ Thư đã có sự chỉ đạo quyết liệt với các Nghị quyết về chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu giống lúa, vật nuôi, cây trồng, về phát triển gia trại, trang trại, phát triển tiểu - thủ công nghiệp,... nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn chậm. Cơ sở vật chất hạ tầng của huyện được đầu tư, tăng cường, nhất là mạng lưới giao thông, thủy lợi, phong trào xây dựng nông thôn mới và các dịch vụ công đang phát triển. Đời sống dân sinh đang được cải thiện, nâng lên cả về vật chất văn hoá và tinh thần... việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh... đã được quan tâm và đang phát triển.
2.2.2. Về tình hình giáo dục
Cùng với các điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi trên, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục Vũ Thư đã có sự phát triển. Giáo dục của Vũ Thư được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân quan tâm, tin tưởng.
Được sự quan tâm của Đảng bộ, nhân dân trong huyện và ý thức phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp Giáo dục Vũ Thư những năm lại đây, có sự phát
triển và được Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đánh giá cao. Tuy nhiên về chất lượng giáo dục của khối THPT nằm trên địa bàn huyện Vũ Thư có phát triển nhưng chưa đồng đều và còn thấp hơn so với chất lượng giáo dục THPT ở các huyện khác trong tỉnh Thái Bình và còn có trường chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2.2.3. Về tình hình giáo dục của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư
- Đội ngũ giáo viên THPT huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Trên địa bàn huyện Vũ Thư có bốn trường THPT công lập. Các trường THPT trực thuộc sở GD&ĐT Thái Bình.
Bảng 2.1.Thống kê số liệu về học sinh và giáo viên (tháng 9 năm 2011)
STT Trƣờng THPT
Khu vực trƣờng đóng
Học sinh Giáo viên + CBQL
Số
lớp Số HS Hiện có Thiếu (-), Dư (+)
1 Nguyễn Trãi Thị trấn huyện 38 1891 78 - 11
2 Vũ Tiên Phía Nam huyện 33 1628 72 - 5
3 Lý Bôn Phía Bắc huyện 39 1867 77 - 14
4 Phạm Quang Thẩm Phía Nam huyện 18 823 33 - 11
(Nguồn các trường THPT công lập huyện Vũ Thư Thái Bình)
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của CBQL và GV
Năm học Tổng số
CBQL, GV
Trình độ chuyên môn, quản lý giáo dục, lý luận chính trị Chuyên môn QLGD Lý luận chính trị Trên chuẩn Chuẩn 2006-2007 229 0 229 1 thạc sỹ.8 CBQL có chứng chỉ về QLGD 10 Trung cấp 2007-2008 232 0 222 1 thạc sỹ.10 CBQL có chứng chỉ về QLGD 10 trung cấp 2008-2009 233 0 233 1 thạc sỹ.11 CBQL có chứng chỉ về QLGD 11 trung cấp 2009-2010 245 2 243 1 thạc sỹ.11 CBQL có chứng chỉ về QLGD. 11 trung cấp 2010-2011 260 6 254 1 thạc sỹ. 12 CBQL có chứng chỉ về QLGD. 11 trung cấp
Dựa vào 2 bảng thống kê, có thể nhận thấy:
- Số lượng giáo viên còn thiếu (đặc biệt là các môn Sử, địa, giáo dục công dân,...).
- Về trình độ: Đảm bảo đủ chuẩn song vẫn nhận thấy các trường chưa quan tâm nhiều đến công tác bồi dưỡng - đào tạo giáo viên.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư có 3/14 là nữ (độ tuổi 36 -> 40), trong đó có một hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng. Đội ngũ cán bộ quản lý đều trưởng thành từ chuyên môn, năng lực chuyên môn vững. Trong 14 cán bộ quản lý có 1 thạc sỹ quản lý giáo dục, 3 (trong đó có 2 hiệu trưởng) đang theo học khoá đào tạo thạc sỹ QLGD. Số còn lại đều đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý đều nhiệt tình, có ý thức tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Tuy vậy các cán bộ quản lý lúc bắt đầu nhận nhiệm vụ quản lý đều chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên khi thực hiện nhiệm vụ quản lý còn lúng túng, vừa học vừa làm.
- Về chất lượng giáo dục của khối THPT huyện Vũ Thư
Kết quả các mặt giáo dục của khối THPT huyện Vũ Thư có tăng song vẫn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh. Chất lượng giáo dục có tiến triển theo chiều hướng tăng lên (xét về mặt bằng chung) nhưng không bền vững, thể hiện ở sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên ở các trường THPT công lập trong toàn huyện là không đồng đều và chất lượng điểm thi cao còn hạn chế (thậm chí còn giảm đi).
Theo số liệu thống kê của phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Thái Bình các năm học từ năm học 2006 - 2007 đến hết năm học 2010 - 2011 kết quả dạy học của 4 trường thuộc khối THPT công lập huyện Vũ Thư, cụ thể như sau.
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại văn hoá của các trường THPT công lập huyện Vũ Thư và kết quả chung của khối THPT công lập tỉnh Thái Bình
Năm học
(Số lượng HS)
Kết quả xếp loại văn hoá (Số lượng và tỷ lệ %)
Giỏi Khá T.bình Yếu Kém 2006 – 2007 (5893) 318 5,40 % 3112 52,8 1% 2380 40,3 9% 78 1,32 % 5 0,08 % 2007 – 2008 (5886) 321 5,45 % 3099 52,6 5% 2413 41,0 0% 48 0,82 % 5 0,08 % 2008 – 2009 (6381) 387 6,06 % 3788 59,3 6% 2139 33,5 3% 63 0,99 % 4 0,06 % 2009 – 2010 (6180) 473 7,65 % 3875 62,7 0% 1744 28,2 2% 85 1,38 % 3 0,05 % 2010 – 2011 (6235) 507 8,13 % 3785 60,7 1% 1856 29,7 6% 84 1,35 % 3 0,05 %
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thái Bình) Về kết quả thi đại học:
+ Về số lượng học sinh thi đỗ vào đại học: năm học sau có tăng so với những năm học trước, tuy nhiên số lượng học sinh đỗ vào đại học nhiều chủ yếu tập trung ở trường THPT Nguyễn Trãi, tiếp đó là trường THPT Vũ Tiên. Trường THPT Lý Bôn và THPT Phạm Quang Thẩm thường xuyên xếp ở tốp cuối trong tỉnh Thái Bình.
+ Về chất lượng: Nhìn chung (tính trung bình) chất lượng học sinh đỗ vào đại học không tăng nhiều, đặc biệt là có sự khác xa nhau rất nhiều giữa các trường.
Bảng 2.4. Bảng xếp thứ tự kết quả thi đại học, cao đẳng của 4 trường THPT công lập huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình trong tỉnh và toàn quốc năm 2011. STT Trƣờng THPT Xếp thứ (Tỉnh Thái Bình) Xếp thứ (cả nước) Ghi chú
1 Nguyễn Trãi 12/50 183/ 2632 Giảm so với 2 năm học trước
2 Vũ Tiên 15/50 274/ 2632 Tăng nhanh
3 Lý Bôn 26/50 767/ 2632 Giảm chậm
4 Phạm Quang
Thẩm 38/50 2015/ 2632
Tăng chậm
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT)
Tỷ lệ học sinh thi khối C,D nhiều, nhưng kết quả đỗ đại học và cao đẳng chủ yếu là khối A. Số lượng học sinh đỗ đại học điểm cao (từ 28 điểm trở lên) rất hiếm (mỗi năm chỉ có khoảng 2 học sinh).
Kết quả đó chứng tỏ rằng, hoạt động đổi mới PPDH ở bộ môn xã hội còn yếu; Đối với môn tự nhiên, học sinh đỗ đại học ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể. Từ đó nhận thấy hoạt động đổi mới PPDH ở các môn tự nhiên có chuyển biến mạnh (đặc biệt là ở các trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Vũ Tiên), nhưng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng sáng tạo của học sinh. Xếp thứ tự các trường THPT Vũ Thư còn thấp so với trong tỉnh và toàn quốc (Bảng 2.4). Trong đó 2 trường Lý Bôn, Phạm Quang Thẩm thuộc tốp dưới mức trung bình chung.
Từ các kết quả trên đặt vấn đề cho người quản lý phải có những biện pháp quản lý phù hợp thúc đẩy các hoạt động dạy học có hiệu quả, vừa tăng số lượng vừa tăng chất lượng các mặt giáo dục, đáp ứng nhu cầu của học sinh và nhân dân huyện Vũ Thư, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THPT huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình các trƣờng THPT huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
2.3.1. Thực trạng về hoạt động dạy và học
2.3.1.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên
a- Thực trạng về việc thực hiện nội dung – chương trình của giáo viên các trường THPT công lập huyện Vũ Thư
Qua khảo sát 100 giáo viên các bộ môn của cả 4 trường THPT công lập